Tập Lái
30/8/21
3
0
1
23
Dinh dưỡng tác động đến hệ miễn dịch cơ thể như thế nào?

Để hiểu được dinh dưỡng và chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về cơ chế sinh học giúp “bật” và “tắt” gen của chúng ta.

Trong khi tất cả chúng ta đều giống nhau đến 99,9% về mặt di truyền, sự kết hợp các gen khác nhau được “bật” và “tắt” làm cho chúng ta trở nên khác biệt và duy nhất. Đây là lý do tại sao một số người trong chúng ta có tóc đỏ và những người khác lại có tóc màu đen, hoặc tại sao một số người có làn da tối hơn hoặc sáng hơn.

Chúng ta ăn gì, sống ở đâu, ngủ bao nhiêu, tập thể dục và thậm chí là sống với ai, tất cả đều gây ra các phản ứng hóa học có thể làm thay đổi tình trạng sức khỏe. Thêm vào đó là hệ vi sinh vật trong cơ thể người (microbiome), là các vi sinh vật giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh, chia nhỏ thức ăn để chuyển hóa thành dinh dưỡng, năng lượng, tổng hợp các vitamin quan trọng và tăng cường sức khỏe miễn dịch.

Hệ thống miễn dịch có vai trò gì ?​

Hệ miễn dịch là tập hợp các quá trình phức tạp hoạt động theo trình tự thống nhất bên trong cơ thể nhằm ngăn ngừa các tác nhân gây có hại, gây bệnh cho cơ thể

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò cốt lõi duy trì, bảo vệ sự hoạt động bình thường của cơ thể, dinh dưỡng có vai trò góp phần tăng cường miễn dịch, nhưng đôi khi sự thiếu hụt và sai lầm trong dinh dưỡng lại gây ra những hậu quả nặng nệ cho hệ miễn dịch. Hãy cùng Y Khoa Blog khám phá những khía cạnh trong vai trò của dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch con người.

Vai trò dinh dưỡng vitamin đối với hệ miễn dịch​

Vitamin A: Vitamin A được ví như là “vitamin chống nhiễm khuẩn” , có vai trò quan trọng đối với cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Theo thống kê, tỉ lệ tử vong ở những đứa trẻ bị khô mắt nặng do thiếu vitamin A là rất cao.

Vitamin C: Vitamin C nổi tiếng với vai trò giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, bổ sung đủ vitamin C góp phần làm tăng globulin miễn dịch IgM và IgA, tăng tính cơ động, hoạt hoá của các bạch cầu. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt vitamin C làm tăng sự nhảy cảm của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn.

>>> Xem thêm: Tác dụng và vai trò của Vitamin C

Vitamin B: Trong các nhóm vitamin B, folat và pyridoxin ( vitamin B6 )có vai trò đáng chú ý đối với hệ miễn dịch cơ thể. Thiếu folat làm chậm quá trình tổng hợp tế bào để cung cấp cho hệ thống miễn dịch, thiếu pyridonxin ( vitamin B6 ) làm chậm trễ các chức phận miễn dịch, kể cả dịch thể và trung gian tế bào

Khoáng chất đóng vai trò to lớn đối với hệ miễn dịch​

Sắt: Sắt là chất khoáng vi lượng, tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, sắt còn cấu tạo nên nhiều enzyme quan trọng của cơ thể, thiếu hụt chất dinh dưỡng này làm suy giảm đáng kể vai trò của hệ thống miễn dịch, làm tăng tính nhạy cảm đối với nhiễm khuẩn nặng. Sắt cần được kết hợp với các protein vận chuyển bên trong cơ thể để được hấp thu, do đó lưu ý bổ sung sắt từ ngày thứ 5 hoặc thứ 7 của quá trình phục hồi dinh dưỡng

Kẽm: là thành phần quan trọng của các hormone tuyến ức, thiếu kẽm làm tuyến ức nhỏ đi, giảm số lượng các lympho bào. Tình trạng thiếu hụt kẽm thường không xảy ra đơn thuần mà hay kết hợp với thiếu protein, sắt và các vitamin

Đồng: Đồng là coenzyme của cytochrome oxydase và superoxyt dismutase. Trẻ em thiếu đồng bẩm sinh ( bệnh menkes ) thường chết do nhiễm khuẩn, nhất là bệnh viêm phổi.

Selen: Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng Selen làm giảm giải phóng các gốc tự do, đặc biệt khi đi kèm với thiếu vitamin E sẽ làm giảm sản xuất kháng thể gây suy giảm đáng kể vai trò của hệ miễn dịch.


Vai trò dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch của con người là vô cùng lớn, cần được khám phá và nghiên cứu nhiều hơn. Do đó để tăng khả năng phục hồi cũng như phòng chống bệnh hiệu quả cần có một chiến lược dinh dưỡng – sức khoẻ toàn diện. Y Khoa Blog hi vọng qua bài viết này có thể cho bạn đọc thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hệ thống miễn dịch. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài !