Hạng C
10/5/12
857
502
93
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ ngành ô tô nhưng Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (Vama) vẫn “kêu cứu” tới Thủ tướng xin thêm nhiều ưu đãi, nhất giảm thuế và phí. Trả lời Vama, Bộ Tài chính cho biết sẽ không thể đáp ứng hết các kiến nghị này

VAMA đã đệ trình một bản kiến nghị giải cứu ngành ô tô dài 5 trang gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải. Đây cũng là lần thứ 2 kể từ tháng 5/2012, Hiệp hội này tiếp tục kêu cứu tới Chính phủ việc cần giảm thuế, phí cũng như loại bỏ bớt các thủ tục giấy tờ hành chính trong hải quan làm gia tăng chi phí đầu vào.

Vama đề nghị: “Trong thời gian trước mắt, lệ phí trước bạ cho các loại xe dưới 10 chỗ ngồi là 10% cho tất cả các tỉnh, thành phố”. Theo VAMA, nếu phí trước bạ có sự cao thấp khác nhau giữa các tỉnh, thành phố thì sẽ chỉ dẫn đến việc khách hàng sẽ ra ngoại tỉnh đăng ký biển số xe khi có nhu cầu mua.

Năm 2012, phí trước bạ tại Tp Hà Nội và Tp HCM đã tăng từ 1,5 lần đến 1,67 lần so với năm 2011, trong đó, Hà Nội tăng từ 12% lên kịch trần 20% và Tp HCM tăng từ 10% lên 15%. Theo VAMA, đây chính là một trong nhiều lý do khiến cho thị trường ô tô năm 2012 đóng băng. Doanh số bán lẻ sụt giảm chưa từng có, giảm tới 37% so với năm 2011, trong đó, xe con giảm tới 44%.




20130121160058_otoxemay-f13d1.jpg



Kế đến, VAMA kiến nghị cần giảm thấp thuế tiêu thụ đặc biệt xuống. Riêng phí hạn chế phương tiện cá nhân mà Bộ GTVT đề xuất hồi đầu năm thì phải loại bỏ hoặc chỉ áp dụng có lộ trình trong 7- 10 năm sau. Như đề xuất của bộ GTVT trước đây, phí này sẽ thu từ 20-50 triệu đồng/xe/năm tùy loại.

Cơ quan này phân tích, để sở hữu một chiếc xe, người dân Việt Nam đang phải gánh quá nhiều thuế phí như thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, phí đăng ký xe, phí cấp biển số, phí xăng dầu…

Trong văn bản hồi âm sau đó, Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã đồng ý sửa đổi mức phí trước bạ ô tô theo hướng giảm thấp xuống.

Cụ thể, 2013, mức phí thu cho xe dưới 10 chỗ đăng ký lần đầu “kịch trần” chỉ là 10%, nhưng các địa phương sẽ được điều chỉnh tăng không quá 50% mức thu chung. Đối với ô tô đăng ký lần 2, mức thu chung là 2% áp dụng toàn quốc. Tuy nhiên, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc giảm phí này muốn có hiệu lực sẽ phải chờ Bộ Tài chính xây dựng Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định 45/2011 về phí trước bạ.

Tương tự, thuế tiêu thụ đặc biệt muốn sửa đổi sẽ phải sửa ở Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do vậy, năm 2013 sẽ không thể có điều chỉnh sắc thuế này vì Luật trên không nằm chương trình sửa Luật của Quốc hội.

Loại phí khiến VAMA lo ngại là phí hạn chế phương tiện cá nhân cũng đã được Chính phủ khẳng định không áp dụng.

Bộ Tài chính cũng trấn an các nhà sản xuất ô tô rằng, việc tăng thêm các phí mới sẽ phải dẫn đến việc sửa Pháp lệnh phí và lệ phí. Trước mắt, Bộ sẽ không thu thêm loại phí mới nào đối với ô tô ngoài các sắc phí hiện hành.

Để chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất, VAMA còn kiến nghị phải công bố công khai lộ trình giảm thuế nhập khẩu tối huệ quốc MFN từ năm 2013-2018, thuế trong khu vực mậu dịch tự do theo các FTA từ năm 2014-2018 và sau 2018. Đây là một lo ngại đã được VAMA cảnh báo cách đây 3 năm. Vì trong ASEAN, năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ là 0-5%.

Ngoài việc giảm thuế xe nguyên chiếc theo các cam kết quốc tế, cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính cũng phải giảm cả thuế linh kiện ô tô để VAMA có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu sau này.

Về điểm này, Bộ Tài chính cho hay, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các FTA đã được công bố trong các năm từ 2012-2014. Lộ trình dài hơi hơn là thuế trong năm 2015 và các năm tiếp theo hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, Bộ sẽ có sớm có văn bản lấy ý kiến các bộ ngành cơ quan liên quan trình Chính phủ chỉ đạo công bố thông tin này.

Cũng lo ngại đến sức cạnh tranh bị ảnh hưởng, VAMA còn đề xuất phải giữ nguyên hiệu lực của Thông tư 20 của Bộ Công Thương- các nhà nhập khẩu phải là nhà phân phối chính hãng. Đồng thời, VAMA đề nghị Chính phủ bãi bỏ, không truy hồi việc xuất trình vận đơn chở suốt phát hành tại nước xuất khẩu đối với các lô hàng có giấy chứng nhận xuất xứ (C/0) mẫu D, bãi bỏ giấy chứng minh phải nguyên trạng khi hàng quá cảnh ở cảng dỡ hàng… Các loại phí hiện đang được tính vào giá trị nhập khẩu xe như phí xếp dở ở cảng Hải Phòng, phí chuyển giao công nghệ, phí bản quyền… cũng được Hiệp hội này kiến nghị phải tách riêng, không tính vào giá trị tính thuế.

Theo phản hồi của Bộ Tài chính, các kiến nghị này của VAMA chưa hợp lệ và yêu cầu, VAMA cần thực hiện đúng các hướng dẫn thủ tục đã được ban. Bộ Tài chính cũng sẽ chỉ đạo hải quan tăng cường kiểm tra việc kê khai thuế tại khâu thông quan, tránh tình trạnh phải truy thu, phát sinh thuế ở khâu kiểm tra sau thông quan, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN

nguôn :http://vietnamnet.vn/vn/k...iam-thue--phi-oto.html