Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
17/5/13
460
15
18
<h2>Để có thể tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, người vay mua, thuê nhà ở phải có xác nhận của địa phương về tình trạng thu nhập thấp của mình. Đây là một thủ tục đang khiến quá trình giải ngân gói 30.000 tỷ đồng diễn ra chậm chập.</h2>5 ngân hàng thương mại (BIDV, VietinBank, Vietcombank, AgribankMHB) được chỉ định cho vay ưu đãi người thu nhập thấp mua, thuê, thuê mua nhà ở cho biết, các đơn vị này đã hoàn thiện xong các quy trình nội bộ để triển khai cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và giải ngân gói vốn này, họ đã gặp phải một số vướng mắc, mà chủ yếu đến từ khách hàng, nhất là trong việc xác định đối tượng thu nhập thấp, vướng ở khâu xác nhận của các quận, huyện, phường, xã...
Lãnh đạo BIDV cho biết, đến nay, Ngân hàng đã nhận được nhiều hồ sơ của khách hàng vay vốn, đặc biệt kể từ sau khi Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn về gói vốn 30.000 tỷ đồng. Thế nhưng, số hồ sơ được BIDV giải ngân cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tính đến nay, Ngân hàng mới giải ngân được cho 5 - 6 hồ sơ. Theo lãnh đạo BIDV, mức thu nhập chịu thuế khởi điểm 9 triệu đồng/tháng (giới hạn để xác định thu nhập thấp của Bộ Xây dựng) đến ngày 1/7 mới bắt đầu có hiệu lực, nên rất nhiều hồ sơ có thu nhập từ 5 - 9 triệu đồng trước đó được gác lại chờ giải quyết.
Sở dĩ tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng chậm, theo các ngân hàng, là do chưa có sự thống nhất trong cơ chế xác định người thu nhập thấp. Các văn bản thì cho rằng, thu nhập thấp là dưới 5% so với mức thu nhập trung bình của tỉnh, thành. Lãnh đạo Bộ Xây dựng lại nói thu nhập thấp là dưới 9 triệu đồng/tháng.
Lãnh đạo Vietcombank cho hay, chủ trương của Ngân hàng là tích cực triển khai gói tín dụng hỗ trợ khách hàng thu nhập thấp mua nhà, song đến thời điểm này, Ngân hàng vẫn chưa giải ngân được là bao, vì còn vướng khâu xác nhận thu nhập thấp của khách hàng tại chính quyền địa phương.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, ở Việt Nam, hiện chưa thể dễ dàng xác định được mức thu nhập thấp là bao nhiêu. Do đó, cái khó nhất trong việc triển khai gói vốn 30.000 tỷ đồng nằm ở khâu này. Theo TS. Lịch, Chính phủ nên mở rộng đối tượng khách hàng được hưởng mức lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở, thay vì chỉ giới hạn ở phân khúc nhà ở xã hội và dành cho người thu nhập thấp như hiện nay.
TS. Lịch nêu ví dụ cụ thể, với khu vực TP. HCM và Hà Nội, các khách hàng mua căn hộ có giá trị từ 1 tỷ đồng trở xuống cần được ngân hàng xem xét hỗ trợ lãi suất 6%/năm. Với các tỉnh, thành khác, ai vay mua căn hộ có giá từ 500 - 700 triệu đồng/căn để ở cũng nên được hưởng lãi suất ưu đãi, thay vì chỉ người thu nhập thấp như hiện nay.
Theo TS. Lịch, mặc dù đóng băng trong nhiều năm qua, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có đặc điểm là phân khúc nhà ở có giá trị trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn thu hút khách hàng. Nếu rót vốn ưu đãi vào phân khúc này thì có thể kích thích thị trường sôi động trở lại.
Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP. HCM thừa nhận, trong quá trình triển khai gói vốn hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà, phía ngân hàng không có gì khó khăn, nhưng với khách hàng, phải có xác nhận của địa phương nên mất nhiều thời gian.
Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm 2013 diễn ra tại TP. HCM mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo 5 NHTM tham gia cho vay mua nhà ở xã hội bám sát thông tư của NHNN và Bộ xây dựng để triển khai. Phía NHNN cam kết lo đủ 30.000 tỷ đồng, đồng thời sẽ tái cấp vốn cho các ngân hàng ngay khi có nhu cầu, thời hạn 10 năm, với lãi suất không đổi 6%/năm. Nếu lãi suất thị trường thấp hơn, NHNN cũng sẽ lấy mức thấp hơn. Theo Thống đốc Bình, làm thế nào để xác định người có thu nhập thấp và thu nhập bao nhiêu mới được gọi là thu nhập thấp… là việc của Bộ Xây dựng.


Nguồn: vietstock.vn
 
Status
Không mở trả lời sau này.