Với lợi thế nằm kế cận TP HCM, sự hình thành Khu đô thị cảng quốc tế Long An và giao thông kết nối liên vùng được quan tâm đầu tư. Tỉnh Long An đang trở thành điểm ngắm mới của các các “đại gia” bất động sản như Vingroup, Vạn Thịnh Phát, Thaco Trường Hải...
759cao-toc-ben-luc-long-thanh.jpg

Năm 2018 hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Nhận thức tầm quan trọng của hạ tầng giao thông và thực trạng nhiều cầu đường còn yếu kém, thiếu kết nối nên tỉnh Long An đã ưu tiên đầu tư khoảng 46% nguồn vốn vào lĩnh vực này. Cùng với đó là kêu gọi nguồn vốn Trung ương và vốn đầu tư tư nhân vào các dự án trọng điểm.
Cụ thế, cuối năm 2014, tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, dự án trọng điểm quốc gia đi qua địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TPHCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai đã chính thức được khởi công.
759cao-toc-ben-luc-long-thanh.jpg

Quy hoạchtuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành,
Dự kiến sau khi hoàn thành vào cuối năm 2018, tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TPHCM, kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc – quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành, rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị lớn nhất nước là TP HCM. Ví dụ dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe nối thông với KCN Long Hậu; tuyến Metro số 4 nối quận 12 – Tân Bình – Phú Nhuận – Quận 1 – Quận 4 – Quận 7 – Khu đô thị Cảng Hiệp Phước; tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30m trong thời gian sắp tới để nối thông quận 7 và Cần Giuộc – Long An; nâng cấp và mở rộng tuyến Quốc lộ 22; nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 830... đi qua các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc.
3d0cang-long-an-1.jpg

Cảng quốc tế Long An
Về giao thương quốc tế, sau khi luồng tàu biển Soài Rạp nạo vét xong giai đoạn 1, đảm bảo cho tàu 50.000 tấn lưu thông thì dự án Cảng quốc tế Long An nằm luồng tàu này chính là cảng biển được hưởng lợi nhiều nhất.
Nắm bắt được lợi thế này nên ngày 9/9 vừa qua, Công ty Cổ phần cảng Long An – thành viên Tập đoàn Đồng Tâm Long An đã tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu cảng số 2 Cảng quốc tế Long An (LAIP). Khi hoàn thành sẽ nâng tổng chiều dài cầu cảng của LAIP lên 420m và dự kiến quý 3/2018 có thể tiếp nhận được tàu có tải trọng trên 50.000 DWT.
Dự án Cảng quốc tế Long An nằm trong tổng thể dự án Cảng - Khu công nghiệp - Khu dịch vụ và đô thị với diện tích 1.935 ha. Trong đó riêng khu cảng là 147ha, cùng với đó là 5 bến sà lan tiếp nhận tàu tải trọng 2.000 DWT, Khu công nghiệp Đông Nam Á với diện tích 1.048 ha và Khu trung tâm logistics 239 ha.
Cảng quốc tế Long An hoàn thành sẽ mang đến lợi ích là giảm bớt chi phí và thời gian vận chuyển, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản, khai thác được các tuyến đường sông của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lợi ích lớn nữa là giảm áp lực giao thông đường bộ về TP.HCM, giảm kẹt xe và tai nạn vì mỗi ngày có hàng ngàn lượt xe vận tải hàng hóa vào các cảng thuộc địa bàn TP.HCM.
Dự án “ngàn tỷ” đổ bộ
Tại một hội nghị xúc tiến đầu tư gần đây, ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết hiện quỹ đất dành cho phát triển đô thị - công nghiệp của tỉnh khá lớn, với hơn 13.500 ha đến năm 2020. Trong đó có 5.000ha “đất sạch” sẵn sàng tiếp nhận dự án đầu tư.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) nhận định, theo đề án Quy hoạch vùng TP HCM thì 3 huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa tỉnh Long An sẽ là đô thị vệ tinh của thành phố. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và đô thị phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thị trường bất động sản của tỉnh tăng trưởng bền vững trong tương lai gần.
Đánh giá được tiềm năng phát triển của địa phương này, hiện nhiều nhà đầu tư lớn đã quyết định rót vốn vào Long An. "Khủng" nhất có thể phải kể đến đầu tiên là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia Trương Mỹ Lan. Theo đó, Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cần Giuộc cho biết hiện đã tiếp nhận hồ sơ đất đai 36 dự án với diện tích 2.086ha do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư.
Trước đó, tỉnh này cũng đã xem xét về đề nghị chấp thuận chủ trương và địa điểm đầu tư dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao Hoàn Cầu Long An tại địa phương trong thời gian tới. Theo đó, qui mô diện tích của dự án là 2.165,52 ha với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 8.716,11 tỷ đồng. Về hình thức sở hữu dự án, Công ty TNHH MTV Hoàn Cầu Long An sẽ cùng liên doanh liên kết với các nhà đầu tư thứ cấp để cùng sở hữu dưới hình thức các công ty cổ phần.
Tại khu vực huyện Đức Hoà, Trần Anh Group được đánh giá là doanh nghiệp bất động sản hàng đầu và năng động với nhiều dự án như Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia, Mỹ An, Mỹ Khang, Mỹ Thịnh, Mỹ Vượng, Bao Ngoc Residence, khu đô thị Bella Vista, khu nhà ở chuyên gia Vista Land, khu nhà ở kết hợp viện dưỡng lão Solar City, Tran Anh Riverside...
b4btinh-lo-8.JPG

Khu đô thị Phú An City của Trần Anh Group
Tại thành phố Tân An, UBND tỉnh Long An đã chấp thuận việc Công ty CP Bến xe Long An không tiếp tục thuê diện tích đất khoảng 5.845m2 tại vị trí bến xe hiện hữu tại, di dời đến một vị trí khác để hoạt động. Thay vào đó, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim sẽ thuê lại khu vực này để đầu tư xây dựng dự án trung tâm thương mại – dịch vụ.
Cũng tại Tân An, Tập đoàn Vingroup đang đầu tư dự án xây dựng Trung tâm thương mại Vincom Center Tân An, bao gồm hai phân khu chức năng là trung tâm thương mại 3 tầng và một dãy phố thương mại cho thuê 3 tầng. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến khoảng 400 tỷ đồng.
Tập đoàn ô tô Trường Hải cũng đang đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ tại khu đô thị Trung tâm Hành chính, thành phố Tân An với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, quy mô 3 tầng, mật độ xây dựng 46,02% tại khu đất có diện tích hơn 20.000m2 đất.
Sau khi hoàn thành, đây sẽ là trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm ô tô của Trường Hải lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, Tập đoàn này cũng được tỉnh Long An chấp thuận đầu tư KCN Quốc tế Trường Hải tại ấp 1, xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ với diện tích 162 ha.
http://ndh.vn/vi-sao-cac-dai-gia-vi...ng-san-long-an--2017091810593812p148c163.news
 
Hạng B1
30/10/16
51
402
53
47
Khu Nam
Ui mừng quá xa
Ha tang kết nối quanh mấy cái vanh dai phát triển thì Sài Gòn cũng phóng theo
Vậy khỏi đầu tư đi mo ma ngồi cho thời ban nước mia :)
 
  • Like
Reactions: Mexi
Trong thực tế, từ đầu năm đến nay các nhà đầu tư hạ tầng KCN cũng đang tích cực đầu tư mở rộng diện tích đất thuê, tận dụng cơ hội thị trường tăng trưởng và mức giá thuê tăng như nói trên. Đơn cử, tại cuộc gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giữa tháng 8 vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Amata (Thái Lan) cho biết sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào 2 tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai.
Hiện nay, Amata đang thúc đẩy đầu tư vào KCN Công nghệ cao Long Thành (Đồng Nai) và hai đô thị kế cận. Đồng thời chuẩn bị đầu tư dự án “Thành phố tương lai” Quảng Ninh với diện tích gần 6.000 ha, dự kiến tạo 100.000 việc làm và thu hút thêm 9 tỷ USD nguồn vốn FDI. Hiện Amata cũng đang triển khai các dự án thành phố thông minh tại Thái Lan.
Mới đây, bên lề Hội nghị Xúc tiến thương mại và đầu tư năm 2017 giữa doanh nghiệp TP.HCM với doanh nghiệp tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), ông Từ Phong Bội - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Hong Yeung Việt Nam là chủ đầu tư hạ tầng khu B KCN Nhơn Hội, thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội quy mô hơn 12.000ha tại Quy Nhơn, Bình Định cho biết cùng với khu này công ty cũng đang nhắm đến cơ hội mở rộng thêm hạng mục đầu tư ở Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam.
Cụ thể, Hong Yeung Việt Nam đang nhắm đến việc đầu tư khu phức hợp công nghiệp, thương mại tổng hợp tại Long Thành (Đồng Nai) với nhu cầu về diện tích lên đến 2.000 - 5.000ha. Theo kế hoạch, đây sẽ là khu tổng hợp, bao gồm các phân khu như KCN, chợ đầu mối, trung tâm kỹ thuật - đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, trưng bày sản phẩm công nghệ cao ở nhiều lĩnh vực, là cầu nối để các công ty trên thế giới có thể đưa sản phẩm đến đây trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam.
"Ở Trung Quốc hiện đã có các khu với tính chất tương tự tại Thẩm Quyến, Trung Sơn. Tổng mức đầu tư cho dự án ở Long Thành có thể lên đến hàng tỷ USD, về mặt quy hoạch, nơi đây sẽ được phân bổ thành nhiều phân khu chức năng và mỗi khu sẽ giao cho tập đoàn có thế mạnh trong lĩnh vực đó triển khai để nâng cao hiệu quả khai thác, cụ thể là thuận tiện trong vấn đề kết nối với các doanh nghiệp trong ngành", ông Từ Phong Bội cho biết.
17akcn-vsip.jpg

KCN VSIP tỉnh Bình Dương
Một doanh nghiệp đầu tư KCN có nhiều thâm niên tại thị trường Việt Nam là Sembcorp Development (100% vốn thuộc Tập đoàn Sembcorp Industries, Singapore) cũng đang tích cực mở rộng diện tích đất tại nhiều địa phương trong cả nước.
Thông qua Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam - Singapore (VSIP, liên doanh giữa Sembcorp Development, Becamex IDC và một số đối tác khác), từ KCN VSIP đầu tiên phát triển ở Bình Dương (năm 1996), đến nay, VSIP đã có mặt ở 6 tỉnh - thành phố của Việt Nam (Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương, Nghệ An).
7 KCN - đô thị - dịch vụ VSIP có tổng diện tích đất 6.660ha, thu hút 718 khách hàng đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ vào thuê đất, với tổng vốn đầu tư hơn 9,9 tỷ USD (tạo ra giá trị xuất khẩu hơn 84 tỷ USD) và hơn 198.021 lao động làm việc trong các KCN. Báo cáo thường niên năm 2016 của tập đoàn này cho biết, trong năm, ban lãnh đạo VSIP đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với UBND tỉnh Bình Dương và Bắc Ninh để tìm hiểu tính khả thi cho việc mở rộng các KCN tại những địa phương này, với diện tích đất có thể bổ sung vào quỹ đất hiện tại là 1.500ha.
Báo cáo thường niên năm 2016 của Sembcorp ghi nhận, doanh thu từ mảng cho thuê đất tại thị trường Việt Nam khả quan hơn những thị trường châu Á khác mà Sembcorp đầu tư, theo đó tăng 9%, đạt 163ha so với 149ha của năm trước do nhu cầu đất công nghiệp tăng mạnh tại các khu VSIP. Báo cáo này cũng đồng thời nhìn nhận, chi phí lao động và ưu đãi thuế có sẵn ở Việt Nam, cũng như sự gần gũi của các quốc gia châu Á tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà sản xuất nước ngoài.
Tuy không triển khai các siêu dự án như nhà đầu tư Thái Lan hay Singapore, các công ty phát triển KCN đến từ Nhật Bản cũng đã và đang có động thái mở rộng diện tích đất công nghiệp thông qua việc mở KCN mới. Có thể kể đến như trường hợp của Công ty TNHH Đầu tư Long Đức (do các nhà đầu tư Nhật Bản là Sojitz Corporation, Daiwa House Industry, Kobelco Eco-Solutions và Donafoods - Việt Nam hợp tác đầu tư). Năm 2016, doanh nghiệp này cũng đã xin mở rộng KCN Long Đức (Long Thành, Đồng Nai) sau khi KCN cũ gần như được lấp đầy bởi các nhà sản xuất đến từ Nhật Bản.
1ackcn-viet-phat-long-an.jpg

Lễ bàn giao mặt bằng KCN Việt Phát
Về phía nhà đầu tư nội địa, Công ty CP Đầu tư Tân Thành Long An (công ty con của Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) đã thành lập liên doanh với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đối tác đến từ Hàn Quốc để đầu tư hạ tầng dự án KCN và Đô thị Việt Phát với quy mô diện tích 1.832,95ha tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
KCN Việt Phát có tổng diện tích 1.207,95ha với tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng (tương đương gần 890 triệu USD). KCN được quy hoạch tổng thể gồm: Khu hành chính, khu dịch vụ công cộng phục vụ công nhân, khu cảng nội địa và kho ngoại quan, khu hạ tầng (nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống thông tin), khu cây xanh và hồ sinh thái, còn lại là đất dành cho các nhà máy công nghiệp.
Khu đô thị Việt Phát có tổng diện tích 625ha. Quy mô dân số bố trí trong khu quy hoạch khoảng 60.000 người. Khu đô thị sẽ gồm đất giáo dục, đất văn hóa - thể thao - bệnh viện đa khoa, khu thương mại - dịch vụ, nhà liền kề - nhà biệt thự - nhà phố, khu công cộng tiện ích.

http://ndh.vn/nhu-cau-tang-cao-gia-...g-tu-2-5-usd-m2-2017091909032517p148c164.news