Hạng D
2/12/03
1.982
4.690
113
Vietnam
Cầu Thủ Thiêm 4 có thể nâng hạ nhịp chính cho tàu lớn ra vào khu trung tâm, kinh phí đầu tư thấp hơn xây cao cố định 45 m hoặc làm hầm, đảm bảo mỹ quan.

Phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 dài hơn 2 km, 6 làn xe, vượt sông Sài Gòn, vừa được Sở Giao thông Vận tải trình Hội đồng thẩm định thành phố xem xét. Điểm đầu công trình kết nối đại lộ Nguyễn Văn Linh tại nút giao với đường dẫn cầu Tân Thuận 2, quận 7. Điểm cuối nối đường Nguyễn Cơ Thạch ở giao lộ với tuyến R4 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.

Theo phương án đề xuất, cầu Thủ Thiêm 4 có tĩnh không khai thác bình thường 15 m, nhưng nhịp chính có thể nâng lên 45 m, thông qua hai trụ tháp cùng hệ thống nâng. Công trình có tổng kinh phí khoảng 6.030 tỷ đồng (gồm cả lãi vay), đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Trong đó, ngân sách góp 49,5%.

phối cảnh cầu thủ thiêm 4.jpg

Phối cảnh nhịp chính cầu Thủ Thiêm 4 được nâng lên để tàu lớn chạy qua. Video: Tuấn Việt

Nhận xét về phương án xây cầu Thủ Thiêm 4, TS Chu Công Minh, chuyên ngành cầu, đường thuộc Đại học Bách Khoa TP HCM, nói giải pháp cầu nâng đã được một số nước áp dụng, như cầu Pont Jacques Chaban - Delmas ở Pháp. Đây là thiết kế độc đáo, linh động cho tàu lớn di chuyển, trong khi không cần nhiều diện tích để làm đường dẫn như những cầu có tĩnh không cao.

Tuy nhiên, theo ông Minh, thiết kế trên có hạn chế là dễ gây ùn tắc do xe phải dừng chờ mỗi lần nâng hạ cho tàu lớn đi qua. Trong khi đó, cầu Thủ Thiêm 4 khi đưa vào khai thác sẽ là trục giao thông chính kết nối Thủ Thiêm qua Nam Sài Gòn, lưu lượng xe rất nhiều. "Do đó, việc điều phối tàu biển, nâng hạ nhịp cầu và tổ chức giao thông xung quanh phải nghiên cứu tổng thể từ đầu", ông nói.

Đại diện một doanh nghiệp chuyên lĩnh vực tư vấn thiết kế cảng biển và hàng hải ở TP HCM, cũng nhận xét giải pháp nâng nhịp thông thuyền cầu Thủ Thiêm 4 lên 45 m sẽ đồng bộ với cầu Phú Mỹ, giúp tàu khách lớn ra vào cảng Nhà Rồng - Khánh Hội. Tương lai, khi nơi này chuyển đổi thành cảng quốc tế, du khách theo các tour du lịch biển có thể vào tới trung tâm thành phố, kích thích ngành du lịch phát triển.

Theo ông, khác với cầu Thủ Thiêm và Ba Son chiều cao tĩnh không chỉ cần 10 m do ở khu vực không có cảng cho tàu lớn ra vào, Thủ Thiêm 4 nằm tại cửa ngõ cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, nếu xây thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nơi này. Tuy nhiên, khi xây cao như cầu Phú Mỹ, công trình sẽ phá vỡ cảnh quan ở khu vực vì cần làm đường dẫn rất dài.

"Nếu làm hầm vượt sông, ngoài ảnh hưởng quy hoạch, vốn đầu tư đắt gần gấp đôi. Chưa kể, chi phí bảo trì hầm cũng tốn không nhỏ khi đưa vào khai thác", ông nói.

cầu SG.jpg

Sông Sài Gòn đoạn chảy qua bến Nhà Rồng - Khánh Hội. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thương Nhật, chủ đầu tư tuyến buýt sông ở TP HCM, cho biết thiết kế nâng hạ nhịp cầu là giải pháp kỹ thuật từng được người Pháp áp dụng hơn 100 năm trước ở một số cây cầu thuộc Sài Gòn xưa. Đến nay, công nghệ hiện đại nên thiết kế này không khó trong xây dựng công trình.

Theo ông, cầu Thủ Thiêm 4 được thiết kế có thể nâng hạ tạo thuận lợi cho giao thông thủy. Đồng thời, công trình sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan trên sông Sài Gòn cũng như thu hút du lịch và khai thác lợi thế khu bến Nhà Rồng - Khánh Hội sau này.

Đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố, cho biết hướng tuyến và tĩnh không 15 m là phù hợp quy hoạch. Còn thiết kế nhịp chính có thể nâng hạ chỉ là giải pháp kỹ thuật, nhằm thuận tiện cho tàu lớn chạy qua. Việc này giúp phát triển giao thông, du lịch đường thủy, hướng đến khai thác tiềm năng về không gian đô thị cảng Nhà Rồng - Khánh Hội sau này.

Trước lo ngại việc nâng hạ nhịp chính cầu gây kẹt xe, đại diện Sở nói phương án tổ chức giao thông sau này sẽ được tính đến với việc hạn chế thời gian, cầu chỉ được nâng hạ về đêm khi ít phương tiện. "Tàu khách lớn đi qua mỗi ngày sẽ không nhiều, trong khi công nghệ hiện nay tự động, chỉ tốn vài phút nâng hạ nên không tác động lớn tới giao thông xung quanh", ông nói và cho biết thiết kế này đã áp dụng ở nhiều nước. Tại Đà Nẵng, cầu quay sông Hàn có thiết kế khác nhưng tổ chức giao thông cũng tương tự.


vị trí cầu.jpg

Vị trí xây cầu Thủ Thiêm 4. Hai dự án cầu Cần Giờ và Cát Lái cũng đang được TP HCM tìm kiếm phương án đầu tư. Đồ họa: Khánh Hoàng

Cũng theo đại diện Sở Giao thông Vận tải, ngoài phương án nâng hạ nhịp chính cầu Thủ Thiêm 4, nhiều phương án khác đã được tính đến. Trong đó, thiết kế cầu có tĩnh không cố định 10 m và 15 m, kinh phí đầu tư lần lượt khoảng 4.365 tỷ đồng và 4.840 tỷ. Hai cách này phù hợp quy hoạch, song chiều cao không đáp ứng tàu lớn ra vào cảng Nhà Rồng - Khánh Hội - được định hướng là cảng hành khách quốc tế, phát triển du lịch.

Hai phương án còn lại là cầu Thủ Thiêm 4 có tĩnh không cố định 45 m hoặc xây hầm vượt sông Sài Gòn, tổng mức đầu tư lần lượt hơn 8.000 tỷ đồng và gần 9.000 tỷ (chưa tính lãi vay). "Ngoài kinh phí lớn, khó hoàn vốn cho nhà đầu tư, hai cách này đều khó thực hiện do ảnh hưởng quy hoạch trong khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng như quận 7", đại diện Sở nói.

Cầu Thủ Thiêm 4 là một trong những dự án trọng điểm ở TP HCM. Công trình được xây dựng nhằm thúc đẩy Khu đô thị Thủ Thiêm phát triển, rút ngắn thời gian từ Thủ Đức và Bình Thạnh qua các quận 7, 8, Nhà Bè, Bình Chánh. Cầu cũng giúp giảm áp lực trên các trục đường hiện hữu như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, khu công nghiệp Tân Thuận...

Theo quy hoạch, có 5 cầu và một hầm kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm thành phố. Hiện, cầu Thủ Thiêm 1, Ba Son và hầm vượt sông Sài Gòn trên đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ đã khai thác. Ngoài cầu Thủ Thiêm 4, còn cầu Thủ Thiêm 3 nối khu đô thị này sang quận 4 và cầu đi bộ qua quận 1 chưa đầu tư.
Theo VNExpress

>>>> Xem thêm:
Khá hoàng tráng các bác nhỉ?
 
Hạng D
11/3/15
1.875
5.577
113
Vì vài năm sau thấy cái cầu đó không đáp ứng kỳ vọng, gây kẹt xe kẹt tàu nên phải đập đi làm lại. Mỗi lần xây, mỗi lần đập đều vô một khúc nên chọn thôi. Kiểu cầu này chỉ đẹp khi lưu lượng giao thông cả trên bộ và dưới nước đều ít.