Theo Martin Brundle, một cựu tay đua F1 và hiện là bình luận viên của kênh SkyF1, đây là một trong những câu hỏi ông nhận được nhiều nhất tại các bữa tiệc. Theo như câu trả lời của ông, tất cả đều có thể quy về trong 3 chữ “không cần thiết”.
Đèn phanh là vô ích
Brundle trả lời rằng đèn phanh sẽ không có tác dụng gì, đồng thời nó còn có thể gây nguy hiểm khi có thể khiến các tay đua khác phân tâm.
Thật vậy, với tốc độ hơn 300km/h thì ngay lúc một tay đua F1 phía sau có thể trông thấy và kịp phản ứng với đèn phanh, thì anh ta đã húc vào chiếc xe chạy trước mình mất rồi.
Các nhà sản xuất hay các kỹ thuật viên cũng “bó tay” với ý tưởng tạo ra một cơ chế nào để kích hoạt phản xạ của lái xe kịp thời, để có thể né tránh dựa vào đèn phanh, kể cả việc sử dụng phanh đi chăng nữa..
Cách những tay đua F1 phản ứng với những biến đổi tốc độ của xe phía trước
Thường thì các tay đua F1 sẽ cố gắng giữ các xe đang chạy bên cạnh cũng như phía trước trong tầm nhìn của họ, đồng thời học cách sử dụng phanh như một bản năng, thêm vào đó là phản ứng với những thay đổi rất nhỏ về kích thước chiếc xe trước mặt hoặc bên cạnh họ.
Kỹ năng quan sát sự thay đổi về kích thước này (ở những khoảng cách ngắn) không mất nhiều thời gian để rèn luyện, bởi lẽ nó đã trở thành một phần bản năng của họ. Trong khi đó chúng ta cần phải học mới biết được rằng một chiếc đèn đỏ cũng là dấu hiệu cho thấy việc tương tự sắp xảy ra, vì thế thời gian phản ứng sẽ bị chậm đi một chút.
Một sự thật hữu ích mà các bác nên biết, đó là yếu tố khí động học trên những chiếc xe F1 được thiết kế nhằm tạo ra một lực ép lên mặt đường (downforce) cực kỳ lớn, để hút không khí phía dưới gầm xe. Lực ép này hoạt động như một máy hút chân không, nó “kéo” chiếc xe xuống sát mặt đường trong lúc xe di chuyển.
Bằng việc này, xe đua F1 bị giảm tốc độ trên đường thẳng đổi lại khả năng kiểm soát thăng bằng tại những đoạn đường cong hay khúc cua. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần tay đua không nhấn chân ga nữa thì chiếc xe sẽ bất ngờ chạy chậm lại.
Các tay đua F1 đều hiểu rõ khả năng giảm tốc mạnh mẽ tới từ khí động học này, vì thế họ hiểu rõ cách thức hoạt động của một chiếc xe nào đó. Điều này giúp các lái xe không bị va vào nhau khi đang vào cua hay những lúc đang truy sát nhau.
Có một chiếc đèn màu cam khá lớn ở phía sau những chiếc xe F1 được lắp vào khoảng hai năm về trước, sau một tai nạn khi một chiếc xe F1 húc thẳng vào đuôi chiếc phía trước khi chiếc xe đua trước không tạo ra đủ năng lượng để kéo chiếc xe đi do lỗi cơ học (
tai nạn của Fernando Alonso ở Úc là một ví dụ).
Đèn này nhấp nháy để ám chỉ cho người phía sau biết rằng tay đua đó hiện đang không sử dụng hết công suất của nguồn năng lượng trên xe bằng việc sạc hệ thống ắc-quy, “tận dụng” điện năng cho động cơ lai bằng cách vẫn tăng tốc nhưng không đạp hết ga, để chuyển đổi nhiệt và động năng của bánh xe quay vòng và nhiệt năng từ phanh thành điện. Chuyện này thường xảy ra ở tốc độ tối đa, tại cuối mỗi đoạn đua thẳng kéo dài, giúp các tay đua tiết kiệm nhiên liệu và dự trữ năng lượng điện cho một số phần đường khác.
Quá trình sản xuất điện năng này có thể khiến bánh xe quay trơn, và những chiếc xe phía sau có thể không quan sát được, đặc biệt là ở khoảng cách cỡ vừa, đèn chớp cảnh báo các tay đua phía sau cẩn thận với việc xe sẽ giảm tốc đột ngột hay nói cách khác nó đang không tăng tốc hết cỡ.
Trong điều kiện mưa lớn, chiếc đèn này sẽ nháy nhanh gấp đôi như một tín hiệu cảnh báo bởi các tay đua có thể không nhìn thấy xe nhau ở khoảng cách 50m trên đường đua. Chiếc đèn này cũng có tác dụng giúp cho xe phía sau biết được xe trước đang ở đâu hơn là một tín hiệu cảnh báo khi các xe đang tiến lại gần nhau. Với những khoảng cách xa hơn thì, kỹ thuật quan sát tới sự thay đổi kích thước sẽ không có tác dụng.
Kết luận: Đèn phanh không có được điều mà những chiếc xe đua F1 cần, và lại còn có thể gây nguy hiểm nữa.