Tập Lái
12/12/15
0
0
0
34

Trong những giả thuyết tận diệt được suy luận một cách logic dưới con mắt của giới thiên văn và vật lý học, có ít nhất 6 giả thuyết tạm chấp nhận được về ngày tận thế của Địa cầu.

1. Va chạm với thiên thạch:

co-nguy-co-thien-thach-va-cham-trai-dat-nam-2015-khong.jpg

Thực tế, loài khủng long bị hủy diệt bởi một thiên thạch khổng lồ và một trận mưa thiên thạch hoàn toàn có thể quét sạch sự sống trên Trái Đất. Những dấu vết còn sót lại cho thấy Trái Đất từng trải qua sự tàn phá nặng nề của những cơn mưa thiên thạch cách đây hàng trăm triệu năm.

2. Tia gamma:

vu-tru-2.jpg

Những ngôi sao khổng lồ thường co lại khi chúng chết và trong một giây phút ngắn ngủi, chúng sẽ phát ra chùm năng lượng nhiều hơn năng lượng trong suốt thời gian sống của Mặt Trời cộng lại. Chùm năng lượng này có thể phá vỡ tầng ozone của Trái Đất, làm toàn bộ bầu khí quyển ngập chìm trong tia tử ngoại, và khiến Trái Đất lạnh đi nhanh chóng. Ông Thompson,phó giám đốc dự án kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi, ví von nguy cơ này tương đương "nguy cơ tôi có thể phải đối mặt nếu tìm thấy một con gấu Bắc cực trong phòng để đồ của mình ở Bowie, bang Maryland, Mỹ".

3. Hố đen:

smallest-black-hole-55f18.jpg

Các hố đen vừa bí ẩn, vừa đáng sợ.Hai kịch bản có thể xảy ra khi Trái Đất đi qua chân trời sự kiện của hố đen. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng khi đó, các nguyên tử sẽ bị kéo rời và mọi vật chất tan biến thành tro bụi. Một số nhà khoa học lạc quan hơn cho rằng Trái Đất sẽ bị hút vào một vùng không gian - thời gian khác và trở ra ở một vũ trụ hoàn toàn mới.

4. Mặt Trời nguội dần và nở rộng:

mat-troi.jpg

Mặt Trời và vị trí tương đối của nó đối với Trái Đất là một trong những điều kiện quan trọng cho sự sống phát triển. Hiện nay, Mặt Trời đang ở giữa chu kỳ sống của nó, tạo ra heli từ hydro một cách ổn định thông qua các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Mặc dù vậy, quá trình trên sẽ không kéo dài mãi mãi. Sau hàng tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ chỉ còn một lượng nhỏ hyđro và bắt đầu nung chảy heli. Đây là một phản ứng mạnh mẽ hơn và sẽ đẩy các lớp của Mặt trời hướng ra ngoài cũng như có thể bắt đầu hút Trái đất về phía Mặt trời. Và bùm, trái đất bị thiêu hủy.

5. Va chạm với hành tinh lạ:

anh3-1460024726_660x0.jpg

Một trong số những hành tinh lang thang có thể lọt vào hệ Mặt Trời, làm thay đổi quỹ đạo Trái Đất, thậm chí đẩy chúng ta ra khỏi hệ Mặt Trời. Chúng thậm chí có thể hủy diệt Trái Đất chỉ sau một cú va chạm. Cách đây khoảng 4,5 tỉ năm, một hành tinh nhỏ đã lao bổ vào một hành tinh lớn hơn trong hệ Mặt trời, hình thành Trái đất và Mặt trăng.

6. Lớp vỏ từ trường biến mất:

ls1.jpg

Trái Đất được chia làm nhiều lớp, trong đó lớp lõi trong cùng ở dạng vật chất nóng chảy. Khi Trái Đất quay, lớp vỏ từ trường này cuốn theo một quả cầu gồm các hạt kim loại nóng chảy như sắt và nickel, tạo thành máy phát điện khổng lồ. Lớp vỏ này sẽ bảo vệ Trái Đất khỏi những cơn bão mang các hạt năng lượng cao từ Mặt Trời, làm chúng đổi hướng, thay đổi hình dạng và kích thước.