Các bác nên đọc ! Vịnh Cam Ranh: Quá khứ dở dang, tương lai khó đoán</h2> [blockquote]Giữa lúc có những lời đồn về tương lai Vịnh Cam Ranh hiện nay, tôi lựa chọn trích lại những ý chính trong bài viết “Cam Ranh Bay: Past imperfect, future conditional” vào tháng 12 năm 2001 của Giáo sư Carlyle A. Thayer và Ian Storey, bài viết cách đây khá lâu nhưng tôi nghĩ vẫn còn tính thời sự, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang muốn sử dụng Vịnh Cam Ranh như lá bài mặc cả chiến lược trong cuộc xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông.
Vịnh Cam Ranh chụp bằng Google Earth
Vịnh Cam Ranh: Quá Khứ Dở Dang, Tương Lai Khó Đoán
Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Nga tuyên bố sẽ rút những lực lượng quân sự cuối cùng của mình vào đầu năm 2002. Cam Ranh là một cảng nước sâu nằm trên tuyến đường biển chiến lược nồi với Biển Đông.
Sau khi Nga rút lui, có ba quốc gia có khả năng muốn tiếp cận vịnh Cam Ranh đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Bản nguyên cứu đánh giá triển vọng của mỗi nước và đi đến kết luận Ấn Độ chính là nước nhiều khả năng sẽ được Việt Nam cho phép sử dụng Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn chặn Hà Nội trao quyền tiếp cận Vịnh Cam Ranh cho những quốc gia khác căn cứ trên từng trường hợp cụ thể.
Ngày 12 tháng 6 năm 2001, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam đã chấm dứt những đồn đoán về tương lai của căn cứ hải quân Cam Ranh khi tuyên bố hợp đồng thuê của Nga đối với căn cứ này sẽ hết hạn vào năm 2004, chính sách của Hà Nội là “không ký kết hiệp định với bất kỳ quốc gia nào để sử dụng Vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự”. Thay vào đó, chính phủ sẽ “khai thác tiềm năng và lợi thế của Vịnh Cam Ranh để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước”. Tuyên bố này là một đòn mạnh giáng vào chiến lược của hải quân Nga tại Đông Á và làm cho tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 3 năm 2001 không còn nhiều ý nghĩa.
Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh này là liệu Việt Nam có cho phép những cường quốc khác trong khu vực sử dụng căn cứ Cam Ranh sau khi Nga rút đi. Có 3 ứng cử viên sáng giá được xem xét đến đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Những tranh chấp về quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đã loại bỏ sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Vịnh Cam Ranh. Dù Hoa Kỳ truớc đây đã bày tỏ sự quan tâm về việc quay lại Cam Ranh nhưng mối quan hệ trong quá khứ với Hoa Kỳ và quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh có thể khiến Việt Nam e ngại trong việc cho phép Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân này. Trong khi đó Ấn Độ nổi lên là quốc gia có nhiều khả năng kế thừa sử dụng Vịnh Cam Ranh vì những lợi ích về địa chính trị giữa New Delhi và Hà Nội đang tăng nhanh. Tuy nhiên điều này cũng không ngăn tàu chiến Nga viếng thăm cảng như những trường hợp trước đây đối với các tàu hải quân của Australia, Pháp, Hoa Kỳ, Italy và Mã Lai đã từng làm.
Hiện diện của các cường quốc tại Cam Ranh trong quá khứ
Vịnh Cam Ranh nằm tại tỉnh Khánh Hòa, miền trung Việt Nam cách Sài Gòn 220 dặm về hướng bắc, đây được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất tại Châu Á với tầm quan trọng chiến lược về thương mại nối với tuyến đường ra Biển Đông. Ngay từ thế kỷ 19, người Pháp đã nhận thấy tầm quan trọng về vị trí địa lý của vịnh và đã cho xây căn cứ hải quân tại đây.
Nhưng mãi đến cuộc chiến tranh Nga-Nhật từ 1904-1905, Vịnh Cam Ranh mới được thế giới biết đến nhiều hơn. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1905, một hạm đội gồm 40 tàu hải quân Nga dưới sự chỉ huy của đô đốc Zinovi Rozhdestvenski đã cập cảng Cam Ranh để chờ tiếp tế. Chỉ vài ngày sau khi cập bến, dưới áp lực của Nhật, người Pháp đã buộc hạm đội của đô đốc Rozhdestvenski phải rời khỏi cảng. Hạm đội này sau đó bị tiêu diệt bởi hải quân Nhật tại trận Tsushima ngày 27 tháng 5 năm 1905.
Năm 1940, Pháp cho nâng cấp căn cứ Cam Ranh để chuẩn bị đối phó với những đợt tấn công sắp đến của Nhật. Sau khi Tokyo chiếm đóng Việt Nam từ tay của thự dân Pháp trong Thế Chiến Hai, quân đội Nhật tăng cường sử dụng Vịnh Cam Ranh để phát động những chiến dịch quân sự tại khu vực Đông Nam Á.
Căn cứ quân sự Mỹ tại Cam Ranh tháng 9 năm 1968
Cảng Cam Ranh đã đóng vai trò chiến lược mới trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1965, Hoa Kỳ can dự vào cuộc tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ này. Quân đội Mỹ đã nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng của Vịnh Cam Ranh và cảng này đóng vai trò là căn cứ hải quân và không quân chính của Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam. Vịnh Cam Ranh cũng được dùng làm nơi quân đội Mỹ cung cấp quân sự, thiết bị và binh lính vào Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Nixon đưa ra chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh”, Vịnh Cam Ranh đã được bàn giao lại cho Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1972. Đến tháng 4 năm 1975, chính quyền cộng sản tiếp quản căn cứ này.
Liên Xô tiếp cận Cam Ranh
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào tháng 4 năm 1975, Liên Xô gây áp lực lên Hà Nội để được sử dụng căn cứ hải quân Mỹ tại Vịnh Cam Ranh. Việt Nam phản đối áp lực này và chương trình viện trợ hai năm sau đó của Liên Xô cho Việt Nam đạt ở mức thấp nhất kể từ năm 1964. Vào tháng 7 năm 1975, một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói với người đồng nhiệm Malaysia rằng Việt Nam phản đối với sự bá quyền của tất cả các cường quốc và sẽ không có nước nào được phép sử dụng căn cứ Cam Ranh. Tuy nhiên Liên Xô vẫn không từ bỏ mục tiêu của mình.
Vào cuối tháng 7 năm 1977, một phái đoàn quân sự Liên Xô đã có chuyến thăm thầm lặng Vịnh Cam Ranh và 4 tháng sau đó, một nhóm chuyên gia hải quân Liên Xô đã bí mật quay lại khảo sát căn cứ này. Theo tiết lộ của một ký giả, Việt Nam chưa sẳn sàng để cho phép Matxcova sử dụng Vịnh Cam Ranh, nhưng bằng việc cho phép viếng thăm, Hà Nội để ngỏ khả năng mở đường cho Liên Xổ tiếp cận Cam Ranh nếu Liên Xô giúp Việt Nam hiện đại hoá lực lượng quân sự của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ thù nghịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên tồi tệ vào cuối những năm 1970, Hà Nội đã xích lại gần hơn với Matxcova nhằm cân bằng với người láng giềng khổng lồ phương bắc. Liên bang Xô Viết tăng cường viện trợ quân sự cho Việt Nam trong năm 1978 và vào tháng 11 hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Ngoài ra bản hiệp ước còn qui định nếu một bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, các bên sẽ “ngay lặp tức thảo luận với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và sử dụng những biện pháp hợp lý và hiệu quả để đảm bảo hòa bình và an ninh của hai quốc gia”. Việc ký kết hiệp này không đủ ngăn cản Trung Quốc phát động đột tấn công trừng phạt dọc biên giới phía bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 nhằm đáp trả lại
Hiệp ước năm 1978 không đề cập gì đến Vịnh Cam Ranh. Việc Liên Xô tiếp cận Vịnh Cam Ranh được qui định trong một nghị định thư song phương bí mật ký kết vài tháng sau đó. Theo những điều khoản của thoả thuận này, Liên Xô được phép sử dụng Cam Ranh đến năm 2004. Trong thời hạn của nghị định thư, Liên Xô sẽ không cho phép những bên thứ ba sử dụng căn cứ Cam Ranh. Ngày 27 tháng 3 năm 1979, đội tàu hải quân đầu tiên của Liên Xô cập cảng Cam Ranh, 74 năm sau chuyến viếng thăm của đô đốc Rozhdestvenski. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Cam Ranh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô vì nó cho phép các lực lượng tại Đông Nam Á triển khai quân từ Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đặt tại Vladivostok. Những lực lượng này có thể được sử dụng để triển khai đến Biển Đông và Ấn Độ Dương. Dù Liên Xô không phải trả tiền thuê cho căn cứ, nhưng Maxtcova đã tăng thêm hơn 1 tỷ đô la viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam hàng năm cho đến cuối những năm 1980.
Giữa năm 1979 và 1981, các kỹ sư Liên Xô đã sửa chữa và nâng cấp những cơ sở bị chiến tranh tàn phá. Liên Xô đã xây thêm 5 cầu cảng bổ sung vào 2 cầu cảng hiện hữu, xây 2 xưởng cạn, bến đậu tàu ngầm nguyên tử, các kho vũ khí và chứa nhiên liệu lớn, một nhà máy điện, đường xá được xây mới và mở rộng. Liên Xô cũng xây trạm tình báo thu tín hiệu gồm một hệ thống vệ tinh chống liên lạc, anten chỉ đường tầng số cao và một trạm vệ tinh kết nối trực tiếp với căn cứ và tổng hành dinh hạm đội đặt tại Vladivostok.
Năm 1982, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói trạm tình báo tín hiệu tại Cam Ranh là trạm “lớn thứ ba trên thế giới đặt ngoài Liên bang Xô Viết”. Trạm tình báo này cho phép Liên Xô theo dõi những tàu bè tại Biển Đông, giám sát hoạt động của hải quân Trung Quốc bên ngoài đảo Hải Nam và ngăn chặn việc truyền tin của những căn cứ quân sự Mỹ tại Philippine. Khả năng của trạm tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô được bổ sung bằng hai căn cứ quan sát đặt tại Đà Nẳng và Hà Nội cùng với việc triển khai 2 tàu Tu-95D do thám máy bay đến cảng Cam Ranh vào năm 1979. Những máy bay này cho phép Liên Xô thu thập tín hiệu tình báo về tàu chiến của Hoa Kỳ và Trung Quốc hoạt động trong vùng, giám sát các cuộc diễn tập quân sự, kiểm tra hệ thống phòng không của các nước ASEAN. Vào năm 1984, số lượng tàu Tu-95D tăng lên bốn tàu, một số tàu thu thập tin tức tình báo của Liên Xô cũng được đặt tại đây.
Sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh tăng lên đáng kể vào nửa đầu những năm 1980 vì sự đối đầu giữa các cường quốc đang leo thang. Vào năm 1984, Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô đặt ngoài các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Tại Cam Ranh, Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đặt một đội chiến đấu cơ MiG-23, 4 máy bay chống tàu ngầm và 10 oanh tạc cơ tầm trung Tu-16. Khoảng 25 tàu hải quân Liên Xô hoạt động tại Cam Ranh gồm tàu chiến mặt biển, tàu ngầm và tàu hổ trợ cùng với khoảng 4.500 đến 5.000 binh sĩ.
Sau khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư vào tháng 3 năm 1985, Cam Ranh không còn đóng vai trò chiến lược lớn nữa và trở thành một trở ngại trong việc cải thiện quan hệ với những nước láng giềng. Trong một nổ lực nhằm phục hồi nền kinh tế Liên Xô, Gorbachev buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự và tăng cường quan hệ ngoại giao với Phương Tây và Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh chưa bao giờ là một mối đe doạ quân sự nghiệm trọng đối với những quốc gia tại Đông Á do khoảng cách xa từ Viễn Đông của Liên Xô. Gorbachev cố gằng sử dụng căn cứ này như một lá bài mặc cả chiến lược với Hoa Kỳ. Trong một tuyên bố tại Vladivostok vào tháng 7 năm 1986, Gorbachev nói nếu Hoa Kỳ đóng cửa những căn cứ tại Philippine thì Maxtcova cũng sẽ có động thái tương tự. Tuy nhiên, Washington đã không ủng hộ đề xuất này, lý giải rằng căn cứ Hoa Kỳ tại Philippine là một phần trong mạng lưới quân sự toàn cầu và sự hiện diện của họ đảm bảo cho sự tự do hàng hải trong vùng.
Cuối cùng, do áp lực về ngân sách và tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã dẫn đến việc cắt giảm hiện diện quân sự tại Cam Ranh. Vào cuối năm 1989, Maxtcova đã rút những vũ khí tấn công của mình khỏi căn cứ, bao gồm phi đội MiG-23 và oanh tạc cơ Tu-16. Đến đầu 1990, chỉ có tàu Tu-95D và Tu-142 được duy trì tại căn cứ cùng với khoảng 20 tàu hải quân, binh lính hải quân cũng bị cắt giảm xuống khoảng 2.500 quân. Vào tháng 5 năm 1990, Cục Phòng Vệ Nhật Bản báo cáo rằng số lượng những chuyến bay vận chuyển quân sự giữa Vladivostok và Vịnh Cam Ranh đã giảm từ một lần một tuần xuống còn một lần một tháng.
Việc giảm sút của quân đội Liên Xô tại Cam Ranh vào 1989-1990 như là một dấu hiệu cho thấy Matxcova đã đưa ra quyết định đóng cửa căn cứ này. Điều này trái ngược với tham vọng của các giới chức cấp cao trong Hạm Đội Thái Bình Dương Liên Xô, những người muốn duy trì hiện diện quân sự căn cứ.
Hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ quân sự Nga tại Cam Ranh. Nguồn Google
Vào tháng 1 năm 1990, Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô Eduard Shevardnadze nói với một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ rằng “ngày mà Liên Xô không có hiện diện quân sự tại Châu Á là rất gần”. Trong khi đó người đồng nhiệm Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch đã dự báo tất cả các lực lượng Nga sẽ rời khỏi Việt Nam vào năm 1992.
Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết năm 1991 đã làm cho tiến trình rút quân khỏi Cam Ranh diễn ra nhanh chóng hơn. Nga phải bận tâm với nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội trong nước. Chi phí quốc phòng bị cắt giảm và Hạm Đội Thái Bình Dương Nga bị ảnh hưởng nặng nề. Tất cả máy bay còn lại và hầu hết tàu hải quân được rút khỏi Cam Ranh, Nga bắt đầu bàn giao lại căn cứ cho Việt Nam kiểm soát. Tuy nhiên, khoảng vài trăm nhân viên quân sự Nga vẫn duy trì tại Cam ranh, chủ yếu là các chuyên gia hải quân.
Đàm phán tiếp tục sử dụng Vịnh Cam Ranh bất thành
Sau khi Liên Xô sụp đổi, quan hệ Nga-Việt bước vào thời kỳ lung lay. Một trong những điều làm Việt Nam không hài lòng đó là việc Nga bán vũ khí cho Trung Quốc vào năm 1992, đối thủ chính của Việt Nam tại Biển Đông. Ngoài ra Maxtcova còn quyết định Hà Nội phải thanh toán đầy đủ tiền cho tất cả thiết bị, công nghệ và huấn luyện quân sự trong tương lai. Đến tháng 5 năm 1992, tất cả hợp tác quân sự chính thức bị chấm dứt với việc Nga rút những cố vấn quân sự cuối cùng khỏi Việt Nam. Hà Nội cũng còn món nợ 10 tỷ rub đối với Liên Xô mà Nga là người kế thừa và muốn Việt Nam phải thanh toán. Tình trạng căng thẳng giữa hai nước đã dẫn đến việc Hà Nội hạn chế hoạt động và giảm bớt những đặc quyền của người Nga tại Cam Ranh. Nhân viên Nga phải trình cho lính gác Việt Nam giấy phép của sĩ quan Việt Nam để rời khỏi căn cứ.
Giữa năm 1992, Nga thay đổi chính sách đối với Vịnh Cam Ranh. Vào tháng 7, Bộ trưởng Ngoại Giao Nga Andrei Kozyrev khi tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN đã tuyên bố Nga muốn duy trì hiện diện quân sự tại Vịnh Cam Ranh. Kozyrev nói với các ký giả rằng sự hiện diện của Nga tại căn cứ sẽ giúp duy trì ổn định trong khu vực.
Có nhiều yếu tố đằng sau việc thay đổi chính sách này. Thứ nhất, Nga đã chịu bẻ mặt quá đủ sau khi Liên Xô sụp đổ và muốn bám víu vào những dấu tích cuối cùng của một cường quốc. Thứ hai, Cam Ranh mang lại cho Nga một vị trí hữu dụng tại Đông Nam Á và sự hiện diện của họ tại căn cứ này là để gửi một thông điệp đến các nước ASEAN rằng Matxcova vẩn đóng vai trò quan trọng về chính trị và chiến lược trong vùng. Và cuối cùng, Nga muốn gắn kết sự hiện diện quân sự tại Cam Ranh với khoảng nợ của Hà Nội với Matxcova. Khi nào mà khoảng nợ này chưa được thanh toán, Nga sẽ vẫn duy trì quân đội tại Việt Nam.
Động thái của Kozyrev đặt Hà Nội vào một tình huống khó xử. Chính sách ngoại giao của Việt Nam vào đầu những năm 1990 là đẩy mạnh thiết lập quan hệ gần gủi hơn với những nước cựu thù như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước ASEAN. Vài lãnh đạo Việt Nam cảm thấy rằng sự hiện diện quân sự của Nga sẽ là một trở ngại đối với cơ hội gia nhập ASEAN của Việt Nam. Vì theo hiến chương thành lập của tổ chức, trong Tuyên Bố Bangkok năm 1967, tất cả các căn cứ quân sự nước ngoài đều được xem là “tạm thời”. Tuy nhiên cùng lúc đó chính phủ Việt Nam cũng bắt đầu gia tăng mối quan ngại về sự hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và Bắc Kinh gia tăng khẳng định chính sách của mình tại Biển Đông bao gồm ban hành Luật Biển tháng 2 năm 1992 và cho phép công ty dầu hỏa Mỹ Crestone được quyền thăm dò tại các vùng nước tranh chấp phía nam Việt Nam. Trạm thu thập tín hiệu của Nga tại Cam Ranh với khả năng giám sát hoạt động hải quân Trung Quốc tại Biển Đông có thể rất quan trọng đối với Việt Nam trong trường hợp có chiến sự với Bắc Kinh.
Dù Maxtcova không cung cấp cho Hà Nội thông tin tình báo tại thời điểm của cuộc đụng độ hải quân Trung-Việt năm 1988 tại đảo Trường Sa, nhưng người ta cho rằng quân đội Nga đã thực hiện điều này vào năm 1995. Cùng lúc đó, Việt Nam cũng nghiêm túc xem xét để chuyển Cam Ranh thành cơ sở thương mại, như chính phủ Philippine đã làm với căn cứ quân sự Mỹ trước đây ở vịnh Subic. Đôi khi, chính quyền địa phương tại tỉnh Khánh Hòa cũng gây áp lực lên trung ương nhằm chuyển Cam Ranh thành một cảng container để phục vụ lợi ích cho kinh tế của địa phương.
Tháng 4 năm 1993, hai bên đạt được một thỏa thuận tạm thời về việc thuê không thu phí đến năm 2004, nhưng những cuộc đàm phán sắp tới sẽ tiếp tục bàn về tương lai của căn cứ Cam Ranh. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm 1994, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai nói các giới chức Việt Nam đã khảo sát Vịnh Subic tại Philippine và Việt Nam rất quan tâm đến đề xuất chuyển căn cứ Cam Ranh thành cơ sở thương mại và “Tôi không nghĩ trong thời hậu Chiến tranh Lạnh, căn cứ quân sự còn quan trọng như trước đây. Tôi nghĩ tốt nhất là không cho bất kỳ lực lượng quân đội nước ngoài nào sử dụng căn cứ này. Chúng tôi muốn có một môi trường hòa bình”
Đầu tháng 8 năm 1992, Hà Nội và Maxtcova bắt đầu đàm phán về tương lai của Cam Ranh. Trong những cuộc đàm phán này, Nga đề xuất trả khoảng tiền thuê hàng năm là 60 triệu đô la Mỹ và sẽ được trừ vào khoảng nợ của Hà Nội hoặc đổi lại bằng trang thiết bị quân sự của Nga. Hà Nội phản đối việc gắn kết vấn đề nợ nần với căn cứ Cam Ranh và yêu cầu Nga trả khoảng tiền thuê là 300 triệu đô la Mỹ một năm.
Ngày 16 tháng 6 năm 1994, trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Maxtcova, Việt Nam và Nga đã ký kết Hiệp ước về những Nguyên tắc Quan hệ Hữu nghị thay thế Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác năm 1978. Hiệp ước mới không bao gồm điều khoản về quốc phòng giữa hai bên. Buổi lễ ký kết bị trì hoãn nhiều giờ vì hai bên không đồng thuận một số vấn đề, bao gồm vấn đề Vịnh Cam Ranh và mong muốn của Việt Nam nối lại đàm phán về thời hạn thuê của Nga đối với căn cứ.
Tháng 7 năm 1995, Kozyrev viếng thăm Việt Nam trong chuyến công du tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN tại Brunei. Kozyrev đã hội đàm với người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm. Hai bên đồng ý tăng cường quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế. Một nguồn tin quân sự Việt Nam tiết lộ rằng Nga đã tăng cường những mối liên lạc quân sự với Việt Nam nhiều tháng trước đó và đề nghị gia hạn hoạt động tại Vịnh Cam Ranh.
Tháng 2 năm 1996, đô đốc Igor Khmelov, chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương Nga, có chuyến viếng thăm khảo sát đến Cam Ranh. Mục đích chính của chuyến đi là để kiểm tra vụ rơi 3 chiến đấu cơ Su-27 tại Cam Ranh vào tháng 12 năm 1995. Tuy nhiên, kết thúc chuyến đi, Khmelov nói rằng Nga “nên duy trì và phát triển căn cứ Cam Ranh”.
Tháng 10 năm 1998, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Igor Sergeyev viếng thăm Việt Nam để thảo luận về những mối liên kết an ninh của Matxcova với Hà Nội. Một trong các phụ tá của Sergeyev là thượng tướng Leonid Ivashov đã thông báo với báo chí rằng Vịnh Cam Ranh là một ưu tiên trong các cuộc đàm phán vì việc tiếp tục tiếp cận căn cứ này rất quan trọng đối với vị trí chiến lược và chính trị của Nga. Cho dù hai bên đã ký kết một hiệp ước hợp tác kỹ thuật quốc phòng, nhưng không thể đạt được thỏa thuận về việc sử dụng Vịnh Cam Ranh. Sergeyev nói một nhóm công tác sẽ được thành lập để “tiến hành đàm phán nhằm duy trì việc sử dụng căn cứ Cam Ranh của Hải quân Nga”.
Việc tháo gỡ vấn đề sử dụng Vịnh Cam Ranh và khoảng nợ còn tồn động của Hà Nội có vẻ như có thể thực hiện được sau khi Vladimir Putin được bổ nhiệm làm quyền Tổng thống vào tháng 1 năm 2000. Putin muốn đảo ngược sự suy sụp của Quân đội Nga và ủng hộ việc khẳng định hơn chính sách ngoại giao. Tăng cường vai trò của Nga trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một trong các yếu tố chính của chính sách này. Nga đã có mối quan hệ chính trị và chiến lược mạnh mẽ với Trung Quốc vào đầu những năm 1990 và bây giờ Nga muốn thúc đẩy quan hệ với những đồng minh truyền thống trong khu vực. Tại Đông Nam Á, lựa chọn tất yếu là Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 2 năm 2000, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Igor Ivanov đã mô tả Việt Nam là “một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của Nga” tại Đông Nam Á và đã chuyển bức thư của Putin cho Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương bày tỏ nguyện vọng muốn phát triển những liên kết chiến lược với Hà Nội.
Putin đã đặt cơ sở cho việc tăng cường hợp tác chiến lược với Hà Nội khi xóa bỏ 85% trong khoảng nợ 10 tỷ rub của Hà Nội với Maxtcova vào tháng 9 năm 2000. 15% còn lại, Hà Nội phải trả cho Nga 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm trong thời hạn 25 năm tiếp theo. Tuy nhiên, vì thiếu hụt ngoại tệ, số nợ còn lại nhiều khả năng sẽ được hoàn trả bằng trao đổi hàng hoá, các chương trình huấn luyện quân sự và những nhượng bộ thương mại. Với việc vấn đề nợ nần đã được giải quyết hoàn toàn, Tổng thống Putin đã có chuyến viếng thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào tháng 3 năm 2001, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Nga.
Tại Hà Nội, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký kết Tuyên bố Hợp tác Chiến lược Việt-Nga. Mặc dù bản chất của quan hệ đối tác mới này còn mơ hồ, Nga và Việt Nam đã tuyên bố phản đối sáng kiến phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ. Hợp tác quốc phòng cũng đã được đem ra bàn thảo. Tại cuộc họp báo chung, Putin tuyên bố: “ Việt Nam không chỉ cần hiện đại hóa và bảo trì các thiết bị quân do Liên Xô cung cấp trước đây mà còn cần lực lượng vũ trang với các thiết bị quân sự hiện đại nhất. Chúng tôi sẳn sàng hợp tác với Việt Nam về phương diện này…Và khi hợp tác với Nga, Việt Nam có thể trông đợi có được những vũ khí hiện đại nhất”. Vấn đề Vịnh Cam Ranh không hề được công bố trong chuyến viếng thăm này. Tuy nhiên, thật khó có thể tin rằng Putin và Trần Đức Lương không thảo luận về việc này. Việc tiếp tục được tiếp cận căn cứ Cam Ranh rất quan trọng đối với Nga nếu họ muốn đóng vai trò chiến lược tại Đông Á.
Đàm phán về việc thuê căn cứ vẫn tiếp tục sau chuyến viếng thăm của Putin. Vào tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Duy Niên đã hội đàm tại Maxtcova, cuộc hội đàm được cho là không mấy suông sẻ. Sau chuyến viếng thăm của Nguyễn Duy Niên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Lasyukov nói với giới truyền thông rằng mặc dù Nga muốn tiếp tục tiếp cận căn cứ Cam Ranh, nhưng Nga sẽ rút lui “nếu chi phí thuê quá cao”. Sau đó, ngày 12 tháng 6 Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố sau năm 2004 Vịnh Cam Ranh sẽ không còn được sử dụng làm căn cứ hải quân của nước ngoài, thay vào đó Vịnh Cam Ranh sẽ chuyển thành cơ sở thương mại. Ngày 24 tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov xác nhận Nga sẽ chấm dứt hiện diện quân sự tại Vịnh Cam Ranh. Ông bổ sung rằng giá thuê mà Việt Nam yêu cầu là quá cao. Ivanov còn nói bóng gió rằng Nga sẽ hoàn tất việc rút lui trước thời hạn 2004. Cuối cùng, vào ngày 17 tháng 10, Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố lệnh đã ban hành để bắt đầu rút lực lượng quân sự ra khỏi Vịnh Cam Ranh vào tháng 1 năm 2002.
Tại sao Việt Nam lại chấm dứt cho Nga thuê căn cứ ngay sau khi hai nước tuyên bố đối tác chiến lược mới? Lập trường của Hà Nội cho rằng Cam Ranh sẽ là một cơ sở thương mại hơn là quân sự rỏ ràng là đáng tin cậy. Vì với vị trí và cơ sở hạ tầng hiện tại, Cam Ranh có tiềm năng để phục vụ như là một cảng thương mại thu hút nhiều nhu cầu đầu tư nước ngoài. Từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều đến việc phát triển Vịnh Subic, căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Philippine, thành một cảng thương mại. Trong con mắt của giới lãnh đạo Việt Nam và chính quyền tỉnh Khánh Hòa, Cam Ranh là một căn cứ quân sự với chỉ vài trăm nhân viên Nga là một sự phí phạm bất động sản.
Hoặc có thể Hà Nội muốn chấm dứt cho Nga thuê căn cứ bằng cách cố tình yêu cầu một mức phí thuê mà họ biết rằng Maxtcova sẽ không chấp nhận? Vịnh Cam Ranh chắc chắn vẫn là một yếu tố trong tính toán chiến lược của Việt Nam, dù có khoa trương trong chuyến viếng thăm của Putin, có vẽ như Nga không còn là một nhân tố chính nữa. Tầm quan trọng của trạm thu thập tình báo có thể là đã bị phóng đại. Maxtcova không hề cung cấp cho Hà Nội tin tức tình báo trong thời điểm cuộc đụng độ hải quân Trung-Việt năm 1988 tại đảo Trường Sa xảy ra. Theo phân tích của tình báo Hoa Kỳ, hình ảnh vệ tinh có được vài năm trước đó cho thấy anten và vật chất bề ngoài của trạm đã bị hư hỏng nặng. Một cựu quan chức Nga đã tiết lộ rằng trạm này thực chất đã bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1992. Dù không thể xác nhận tình trạng thực chất của trạm thu thập tình báo, nhưng có vẻ như cơ sở hạ tầng đã suy tàng nặng nề và có thể nó đã chấm dứt hoạt động nhiều năm trước. Triển vọng về những cuộc triển khai hải quân Nga đến vùng Đông Nam Á cũng không rỏ ràng vì lực lượng quân sự Nga tiếp tục bị hư hỏng. Do đó, Nga có rất ít điều để đề nghị giúp đỡ Hà Nội trong cuộc tranh chấp kéo dài tại Biển Đông. Vì quan hệ Nga-Trung phát triển mạnh, nên thật khó tin là Matxcova mạo hiểm làm tổn hại mối quan hệ với Bắc Kinh bằng việc giúp đỡ Việt Nam tại Trường Sa.
Hợp tác quân sự Nga-Việt
Việc Nga rời khỏi Cam Ranh không phải là dấu hiệu hoàn tòan làm xấu đi quan hệ Nga-Việt. Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Hà Nội. Năm 1994, Nga và Việt Nam đạt được thỏa thuận về 3 hợp đồng mua sắm vũ khí quan trọng.
Hợp đồng đầu tiên bao gồm việc bán 6 chiến đấu cơ Su-27 Flanker bằng tiền mặt và hợp đồng trao đổi thương mại trị giá 180 triệu đô la Mỹ. Thỏa thuận cũng bao gồm huấn luyện nhân viên bảo trì và phi công.
Năm 1995, Việt Nam tăng kho Su-22 lên 65 chiếc bằng việc mua thêm 25 chiếc. 2 chiếc Su-27 cũng được giao cho Việt Nam trong năm 1995. Cuối năm 1996, Việt Nam đặt hàng mua thêm 6 Su-27 cải tiến. Hai chiếc giao năm 1997, hai chiếc khác giao vào tháng 1 năm 1998 và hai chiếc cuối cùng đến Việt Nam tháng 7 năm 1998.
Hợp đồng thứ hai ký kết năm 1994 bao gồm các hệ thống rada phòng không tầm xa. Hợp đồng thứ ba gồm 2 tàu hộ tống lớp Tarantul.
Năm 1996, Việt Nam đặt hàng mua 2 tàu hộ tống Tarantul II (loại 1241 RE) cải tiến. Những tàu này được giao tháng 5 năm 1999. Cả 2 lớp tàu hộ tống Tarantul đều được trang bị tên lửa đối hạm P-15 Termit-21 (SS-N-2D Styx với tầm bắn 83 km) và tên lửa phòng không Igla.
Tàu hộ tống tên lửa thuộc dự án 1241 RE (lớp Tarantul I) với tổ hợp tên lửa Termit, Hải quân VN có 4 chiếc
Năm 1996, Việt Nam và Nga thành lập liên doanh đóng tàu hộ tống loại KBO 2000 và BPS 500 tấn công nhanh máy bay tại xưởng đóng tàu Việt Nam. Năm 1997, Việt Nam hợp tác với Nga đóng 2 tàu khu trục nhỏ BPS 500. Trong thời điểm năm 2001, khoảng 6-12 tàu hộ tống tên lửa được đóng tại xưởng đóng tàu tại Sài Gòn. Đây là một trong những tàu chiến đầu tiên được đóng toàn bộ tại Việt Nam. Những tàu này được trang bị tên lửa đối hạm SS-N-25 với tầm bắn 130 km. Việt Nam đã đặt hàng mua 62 tên lửa dạng này.
Cuối năm 1997, Việt Nam đàm phán để mua các tàu ngầm của Nga sau chuyến viếng thăm của tàu ngầm lớp Kilo Project 636 đến vịnh Cam Ranh. Bản ghi nhớ về việc mua tàu ngầm hạng Kilo của Nga cũng được ký kết vào tháng 6 năm 2000.
Năm 1998, Việt Nam và Nga công bố chi tiết bản hợp đồng trị giá 1 tỷ đô la Mỹ để mua 24 Su-27 được giao vào năm 2001. Nga cũng thắng thầu hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ tấn công và phòng không MiG-21MF, hỏa lực chính của không quân Việt Nam. Việt Nam cũng có kế hoạch mua 12 Su-30K cải tiến và nâng cấp 12 Su-27SK và Su-27UBK hiện tại. Su-27 có tầm bay xa nhất là 4.000 km và có thể bay trong 5 giờ.
Bán vũ khí là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga. Nga xếp Việ
Vịnh Cam Ranh chụp bằng Google Earth
Vịnh Cam Ranh: Quá Khứ Dở Dang, Tương Lai Khó Đoán
Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Nga tuyên bố sẽ rút những lực lượng quân sự cuối cùng của mình vào đầu năm 2002. Cam Ranh là một cảng nước sâu nằm trên tuyến đường biển chiến lược nồi với Biển Đông.
Sau khi Nga rút lui, có ba quốc gia có khả năng muốn tiếp cận vịnh Cam Ranh đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Bản nguyên cứu đánh giá triển vọng của mỗi nước và đi đến kết luận Ấn Độ chính là nước nhiều khả năng sẽ được Việt Nam cho phép sử dụng Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn chặn Hà Nội trao quyền tiếp cận Vịnh Cam Ranh cho những quốc gia khác căn cứ trên từng trường hợp cụ thể.
Ngày 12 tháng 6 năm 2001, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam đã chấm dứt những đồn đoán về tương lai của căn cứ hải quân Cam Ranh khi tuyên bố hợp đồng thuê của Nga đối với căn cứ này sẽ hết hạn vào năm 2004, chính sách của Hà Nội là “không ký kết hiệp định với bất kỳ quốc gia nào để sử dụng Vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự”. Thay vào đó, chính phủ sẽ “khai thác tiềm năng và lợi thế của Vịnh Cam Ranh để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước”. Tuyên bố này là một đòn mạnh giáng vào chiến lược của hải quân Nga tại Đông Á và làm cho tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 3 năm 2001 không còn nhiều ý nghĩa.
Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh này là liệu Việt Nam có cho phép những cường quốc khác trong khu vực sử dụng căn cứ Cam Ranh sau khi Nga rút đi. Có 3 ứng cử viên sáng giá được xem xét đến đó là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Những tranh chấp về quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đã loại bỏ sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Vịnh Cam Ranh. Dù Hoa Kỳ truớc đây đã bày tỏ sự quan tâm về việc quay lại Cam Ranh nhưng mối quan hệ trong quá khứ với Hoa Kỳ và quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh có thể khiến Việt Nam e ngại trong việc cho phép Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân này. Trong khi đó Ấn Độ nổi lên là quốc gia có nhiều khả năng kế thừa sử dụng Vịnh Cam Ranh vì những lợi ích về địa chính trị giữa New Delhi và Hà Nội đang tăng nhanh. Tuy nhiên điều này cũng không ngăn tàu chiến Nga viếng thăm cảng như những trường hợp trước đây đối với các tàu hải quân của Australia, Pháp, Hoa Kỳ, Italy và Mã Lai đã từng làm.
Hiện diện của các cường quốc tại Cam Ranh trong quá khứ
Vịnh Cam Ranh nằm tại tỉnh Khánh Hòa, miền trung Việt Nam cách Sài Gòn 220 dặm về hướng bắc, đây được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất tại Châu Á với tầm quan trọng chiến lược về thương mại nối với tuyến đường ra Biển Đông. Ngay từ thế kỷ 19, người Pháp đã nhận thấy tầm quan trọng về vị trí địa lý của vịnh và đã cho xây căn cứ hải quân tại đây.
Nhưng mãi đến cuộc chiến tranh Nga-Nhật từ 1904-1905, Vịnh Cam Ranh mới được thế giới biết đến nhiều hơn. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1905, một hạm đội gồm 40 tàu hải quân Nga dưới sự chỉ huy của đô đốc Zinovi Rozhdestvenski đã cập cảng Cam Ranh để chờ tiếp tế. Chỉ vài ngày sau khi cập bến, dưới áp lực của Nhật, người Pháp đã buộc hạm đội của đô đốc Rozhdestvenski phải rời khỏi cảng. Hạm đội này sau đó bị tiêu diệt bởi hải quân Nhật tại trận Tsushima ngày 27 tháng 5 năm 1905.
Năm 1940, Pháp cho nâng cấp căn cứ Cam Ranh để chuẩn bị đối phó với những đợt tấn công sắp đến của Nhật. Sau khi Tokyo chiếm đóng Việt Nam từ tay của thự dân Pháp trong Thế Chiến Hai, quân đội Nhật tăng cường sử dụng Vịnh Cam Ranh để phát động những chiến dịch quân sự tại khu vực Đông Nam Á.
Căn cứ quân sự Mỹ tại Cam Ranh tháng 9 năm 1968
Cảng Cam Ranh đã đóng vai trò chiến lược mới trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm 1965, Hoa Kỳ can dự vào cuộc tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ này. Quân đội Mỹ đã nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng của Vịnh Cam Ranh và cảng này đóng vai trò là căn cứ hải quân và không quân chính của Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam. Vịnh Cam Ranh cũng được dùng làm nơi quân đội Mỹ cung cấp quân sự, thiết bị và binh lính vào Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Nixon đưa ra chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh”, Vịnh Cam Ranh đã được bàn giao lại cho Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1972. Đến tháng 4 năm 1975, chính quyền cộng sản tiếp quản căn cứ này.
Liên Xô tiếp cận Cam Ranh
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào tháng 4 năm 1975, Liên Xô gây áp lực lên Hà Nội để được sử dụng căn cứ hải quân Mỹ tại Vịnh Cam Ranh. Việt Nam phản đối áp lực này và chương trình viện trợ hai năm sau đó của Liên Xô cho Việt Nam đạt ở mức thấp nhất kể từ năm 1964. Vào tháng 7 năm 1975, một nhà ngoại giao Việt Nam đã nói với người đồng nhiệm Malaysia rằng Việt Nam phản đối với sự bá quyền của tất cả các cường quốc và sẽ không có nước nào được phép sử dụng căn cứ Cam Ranh. Tuy nhiên Liên Xô vẫn không từ bỏ mục tiêu của mình.
Vào cuối tháng 7 năm 1977, một phái đoàn quân sự Liên Xô đã có chuyến thăm thầm lặng Vịnh Cam Ranh và 4 tháng sau đó, một nhóm chuyên gia hải quân Liên Xô đã bí mật quay lại khảo sát căn cứ này. Theo tiết lộ của một ký giả, Việt Nam chưa sẳn sàng để cho phép Matxcova sử dụng Vịnh Cam Ranh, nhưng bằng việc cho phép viếng thăm, Hà Nội để ngỏ khả năng mở đường cho Liên Xổ tiếp cận Cam Ranh nếu Liên Xô giúp Việt Nam hiện đại hoá lực lượng quân sự của mình.
Tuy nhiên, mối quan hệ thù nghịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên tồi tệ vào cuối những năm 1970, Hà Nội đã xích lại gần hơn với Matxcova nhằm cân bằng với người láng giềng khổng lồ phương bắc. Liên bang Xô Viết tăng cường viện trợ quân sự cho Việt Nam trong năm 1978 và vào tháng 11 hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Ngoài ra bản hiệp ước còn qui định nếu một bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, các bên sẽ “ngay lặp tức thảo luận với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và sử dụng những biện pháp hợp lý và hiệu quả để đảm bảo hòa bình và an ninh của hai quốc gia”. Việc ký kết hiệp này không đủ ngăn cản Trung Quốc phát động đột tấn công trừng phạt dọc biên giới phía bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 nhằm đáp trả lại
Hiệp ước năm 1978 không đề cập gì đến Vịnh Cam Ranh. Việc Liên Xô tiếp cận Vịnh Cam Ranh được qui định trong một nghị định thư song phương bí mật ký kết vài tháng sau đó. Theo những điều khoản của thoả thuận này, Liên Xô được phép sử dụng Cam Ranh đến năm 2004. Trong thời hạn của nghị định thư, Liên Xô sẽ không cho phép những bên thứ ba sử dụng căn cứ Cam Ranh. Ngày 27 tháng 3 năm 1979, đội tàu hải quân đầu tiên của Liên Xô cập cảng Cam Ranh, 74 năm sau chuyến viếng thăm của đô đốc Rozhdestvenski. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Cam Ranh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô vì nó cho phép các lực lượng tại Đông Nam Á triển khai quân từ Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đặt tại Vladivostok. Những lực lượng này có thể được sử dụng để triển khai đến Biển Đông và Ấn Độ Dương. Dù Liên Xô không phải trả tiền thuê cho căn cứ, nhưng Maxtcova đã tăng thêm hơn 1 tỷ đô la viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam hàng năm cho đến cuối những năm 1980.
Giữa năm 1979 và 1981, các kỹ sư Liên Xô đã sửa chữa và nâng cấp những cơ sở bị chiến tranh tàn phá. Liên Xô đã xây thêm 5 cầu cảng bổ sung vào 2 cầu cảng hiện hữu, xây 2 xưởng cạn, bến đậu tàu ngầm nguyên tử, các kho vũ khí và chứa nhiên liệu lớn, một nhà máy điện, đường xá được xây mới và mở rộng. Liên Xô cũng xây trạm tình báo thu tín hiệu gồm một hệ thống vệ tinh chống liên lạc, anten chỉ đường tầng số cao và một trạm vệ tinh kết nối trực tiếp với căn cứ và tổng hành dinh hạm đội đặt tại Vladivostok.
Năm 1982, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói trạm tình báo tín hiệu tại Cam Ranh là trạm “lớn thứ ba trên thế giới đặt ngoài Liên bang Xô Viết”. Trạm tình báo này cho phép Liên Xô theo dõi những tàu bè tại Biển Đông, giám sát hoạt động của hải quân Trung Quốc bên ngoài đảo Hải Nam và ngăn chặn việc truyền tin của những căn cứ quân sự Mỹ tại Philippine. Khả năng của trạm tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô được bổ sung bằng hai căn cứ quan sát đặt tại Đà Nẳng và Hà Nội cùng với việc triển khai 2 tàu Tu-95D do thám máy bay đến cảng Cam Ranh vào năm 1979. Những máy bay này cho phép Liên Xô thu thập tín hiệu tình báo về tàu chiến của Hoa Kỳ và Trung Quốc hoạt động trong vùng, giám sát các cuộc diễn tập quân sự, kiểm tra hệ thống phòng không của các nước ASEAN. Vào năm 1984, số lượng tàu Tu-95D tăng lên bốn tàu, một số tàu thu thập tin tức tình báo của Liên Xô cũng được đặt tại đây.
Sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh tăng lên đáng kể vào nửa đầu những năm 1980 vì sự đối đầu giữa các cường quốc đang leo thang. Vào năm 1984, Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô đặt ngoài các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Tại Cam Ranh, Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đặt một đội chiến đấu cơ MiG-23, 4 máy bay chống tàu ngầm và 10 oanh tạc cơ tầm trung Tu-16. Khoảng 25 tàu hải quân Liên Xô hoạt động tại Cam Ranh gồm tàu chiến mặt biển, tàu ngầm và tàu hổ trợ cùng với khoảng 4.500 đến 5.000 binh sĩ.
Sau khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư vào tháng 3 năm 1985, Cam Ranh không còn đóng vai trò chiến lược lớn nữa và trở thành một trở ngại trong việc cải thiện quan hệ với những nước láng giềng. Trong một nổ lực nhằm phục hồi nền kinh tế Liên Xô, Gorbachev buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự và tăng cường quan hệ ngoại giao với Phương Tây và Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh chưa bao giờ là một mối đe doạ quân sự nghiệm trọng đối với những quốc gia tại Đông Á do khoảng cách xa từ Viễn Đông của Liên Xô. Gorbachev cố gằng sử dụng căn cứ này như một lá bài mặc cả chiến lược với Hoa Kỳ. Trong một tuyên bố tại Vladivostok vào tháng 7 năm 1986, Gorbachev nói nếu Hoa Kỳ đóng cửa những căn cứ tại Philippine thì Maxtcova cũng sẽ có động thái tương tự. Tuy nhiên, Washington đã không ủng hộ đề xuất này, lý giải rằng căn cứ Hoa Kỳ tại Philippine là một phần trong mạng lưới quân sự toàn cầu và sự hiện diện của họ đảm bảo cho sự tự do hàng hải trong vùng.
Cuối cùng, do áp lực về ngân sách và tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đã dẫn đến việc cắt giảm hiện diện quân sự tại Cam Ranh. Vào cuối năm 1989, Maxtcova đã rút những vũ khí tấn công của mình khỏi căn cứ, bao gồm phi đội MiG-23 và oanh tạc cơ Tu-16. Đến đầu 1990, chỉ có tàu Tu-95D và Tu-142 được duy trì tại căn cứ cùng với khoảng 20 tàu hải quân, binh lính hải quân cũng bị cắt giảm xuống khoảng 2.500 quân. Vào tháng 5 năm 1990, Cục Phòng Vệ Nhật Bản báo cáo rằng số lượng những chuyến bay vận chuyển quân sự giữa Vladivostok và Vịnh Cam Ranh đã giảm từ một lần một tuần xuống còn một lần một tháng.
Việc giảm sút của quân đội Liên Xô tại Cam Ranh vào 1989-1990 như là một dấu hiệu cho thấy Matxcova đã đưa ra quyết định đóng cửa căn cứ này. Điều này trái ngược với tham vọng của các giới chức cấp cao trong Hạm Đội Thái Bình Dương Liên Xô, những người muốn duy trì hiện diện quân sự căn cứ.
Hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ quân sự Nga tại Cam Ranh. Nguồn Google
Vào tháng 1 năm 1990, Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô Eduard Shevardnadze nói với một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ rằng “ngày mà Liên Xô không có hiện diện quân sự tại Châu Á là rất gần”. Trong khi đó người đồng nhiệm Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch đã dự báo tất cả các lực lượng Nga sẽ rời khỏi Việt Nam vào năm 1992.
Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết năm 1991 đã làm cho tiến trình rút quân khỏi Cam Ranh diễn ra nhanh chóng hơn. Nga phải bận tâm với nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội trong nước. Chi phí quốc phòng bị cắt giảm và Hạm Đội Thái Bình Dương Nga bị ảnh hưởng nặng nề. Tất cả máy bay còn lại và hầu hết tàu hải quân được rút khỏi Cam Ranh, Nga bắt đầu bàn giao lại căn cứ cho Việt Nam kiểm soát. Tuy nhiên, khoảng vài trăm nhân viên quân sự Nga vẫn duy trì tại Cam ranh, chủ yếu là các chuyên gia hải quân.
Đàm phán tiếp tục sử dụng Vịnh Cam Ranh bất thành
Sau khi Liên Xô sụp đổi, quan hệ Nga-Việt bước vào thời kỳ lung lay. Một trong những điều làm Việt Nam không hài lòng đó là việc Nga bán vũ khí cho Trung Quốc vào năm 1992, đối thủ chính của Việt Nam tại Biển Đông. Ngoài ra Maxtcova còn quyết định Hà Nội phải thanh toán đầy đủ tiền cho tất cả thiết bị, công nghệ và huấn luyện quân sự trong tương lai. Đến tháng 5 năm 1992, tất cả hợp tác quân sự chính thức bị chấm dứt với việc Nga rút những cố vấn quân sự cuối cùng khỏi Việt Nam. Hà Nội cũng còn món nợ 10 tỷ rub đối với Liên Xô mà Nga là người kế thừa và muốn Việt Nam phải thanh toán. Tình trạng căng thẳng giữa hai nước đã dẫn đến việc Hà Nội hạn chế hoạt động và giảm bớt những đặc quyền của người Nga tại Cam Ranh. Nhân viên Nga phải trình cho lính gác Việt Nam giấy phép của sĩ quan Việt Nam để rời khỏi căn cứ.
Giữa năm 1992, Nga thay đổi chính sách đối với Vịnh Cam Ranh. Vào tháng 7, Bộ trưởng Ngoại Giao Nga Andrei Kozyrev khi tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN đã tuyên bố Nga muốn duy trì hiện diện quân sự tại Vịnh Cam Ranh. Kozyrev nói với các ký giả rằng sự hiện diện của Nga tại căn cứ sẽ giúp duy trì ổn định trong khu vực.
Có nhiều yếu tố đằng sau việc thay đổi chính sách này. Thứ nhất, Nga đã chịu bẻ mặt quá đủ sau khi Liên Xô sụp đổ và muốn bám víu vào những dấu tích cuối cùng của một cường quốc. Thứ hai, Cam Ranh mang lại cho Nga một vị trí hữu dụng tại Đông Nam Á và sự hiện diện của họ tại căn cứ này là để gửi một thông điệp đến các nước ASEAN rằng Matxcova vẩn đóng vai trò quan trọng về chính trị và chiến lược trong vùng. Và cuối cùng, Nga muốn gắn kết sự hiện diện quân sự tại Cam Ranh với khoảng nợ của Hà Nội với Matxcova. Khi nào mà khoảng nợ này chưa được thanh toán, Nga sẽ vẫn duy trì quân đội tại Việt Nam.
Động thái của Kozyrev đặt Hà Nội vào một tình huống khó xử. Chính sách ngoại giao của Việt Nam vào đầu những năm 1990 là đẩy mạnh thiết lập quan hệ gần gủi hơn với những nước cựu thù như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước ASEAN. Vài lãnh đạo Việt Nam cảm thấy rằng sự hiện diện quân sự của Nga sẽ là một trở ngại đối với cơ hội gia nhập ASEAN của Việt Nam. Vì theo hiến chương thành lập của tổ chức, trong Tuyên Bố Bangkok năm 1967, tất cả các căn cứ quân sự nước ngoài đều được xem là “tạm thời”. Tuy nhiên cùng lúc đó chính phủ Việt Nam cũng bắt đầu gia tăng mối quan ngại về sự hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và Bắc Kinh gia tăng khẳng định chính sách của mình tại Biển Đông bao gồm ban hành Luật Biển tháng 2 năm 1992 và cho phép công ty dầu hỏa Mỹ Crestone được quyền thăm dò tại các vùng nước tranh chấp phía nam Việt Nam. Trạm thu thập tín hiệu của Nga tại Cam Ranh với khả năng giám sát hoạt động hải quân Trung Quốc tại Biển Đông có thể rất quan trọng đối với Việt Nam trong trường hợp có chiến sự với Bắc Kinh.
Dù Maxtcova không cung cấp cho Hà Nội thông tin tình báo tại thời điểm của cuộc đụng độ hải quân Trung-Việt năm 1988 tại đảo Trường Sa, nhưng người ta cho rằng quân đội Nga đã thực hiện điều này vào năm 1995. Cùng lúc đó, Việt Nam cũng nghiêm túc xem xét để chuyển Cam Ranh thành cơ sở thương mại, như chính phủ Philippine đã làm với căn cứ quân sự Mỹ trước đây ở vịnh Subic. Đôi khi, chính quyền địa phương tại tỉnh Khánh Hòa cũng gây áp lực lên trung ương nhằm chuyển Cam Ranh thành một cảng container để phục vụ lợi ích cho kinh tế của địa phương.
Tháng 4 năm 1993, hai bên đạt được một thỏa thuận tạm thời về việc thuê không thu phí đến năm 2004, nhưng những cuộc đàm phán sắp tới sẽ tiếp tục bàn về tương lai của căn cứ Cam Ranh. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm 1994, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai nói các giới chức Việt Nam đã khảo sát Vịnh Subic tại Philippine và Việt Nam rất quan tâm đến đề xuất chuyển căn cứ Cam Ranh thành cơ sở thương mại và “Tôi không nghĩ trong thời hậu Chiến tranh Lạnh, căn cứ quân sự còn quan trọng như trước đây. Tôi nghĩ tốt nhất là không cho bất kỳ lực lượng quân đội nước ngoài nào sử dụng căn cứ này. Chúng tôi muốn có một môi trường hòa bình”
Đầu tháng 8 năm 1992, Hà Nội và Maxtcova bắt đầu đàm phán về tương lai của Cam Ranh. Trong những cuộc đàm phán này, Nga đề xuất trả khoảng tiền thuê hàng năm là 60 triệu đô la Mỹ và sẽ được trừ vào khoảng nợ của Hà Nội hoặc đổi lại bằng trang thiết bị quân sự của Nga. Hà Nội phản đối việc gắn kết vấn đề nợ nần với căn cứ Cam Ranh và yêu cầu Nga trả khoảng tiền thuê là 300 triệu đô la Mỹ một năm.
Ngày 16 tháng 6 năm 1994, trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Maxtcova, Việt Nam và Nga đã ký kết Hiệp ước về những Nguyên tắc Quan hệ Hữu nghị thay thế Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác năm 1978. Hiệp ước mới không bao gồm điều khoản về quốc phòng giữa hai bên. Buổi lễ ký kết bị trì hoãn nhiều giờ vì hai bên không đồng thuận một số vấn đề, bao gồm vấn đề Vịnh Cam Ranh và mong muốn của Việt Nam nối lại đàm phán về thời hạn thuê của Nga đối với căn cứ.
Tháng 7 năm 1995, Kozyrev viếng thăm Việt Nam trong chuyến công du tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN tại Brunei. Kozyrev đã hội đàm với người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm. Hai bên đồng ý tăng cường quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế. Một nguồn tin quân sự Việt Nam tiết lộ rằng Nga đã tăng cường những mối liên lạc quân sự với Việt Nam nhiều tháng trước đó và đề nghị gia hạn hoạt động tại Vịnh Cam Ranh.
Tháng 2 năm 1996, đô đốc Igor Khmelov, chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương Nga, có chuyến viếng thăm khảo sát đến Cam Ranh. Mục đích chính của chuyến đi là để kiểm tra vụ rơi 3 chiến đấu cơ Su-27 tại Cam Ranh vào tháng 12 năm 1995. Tuy nhiên, kết thúc chuyến đi, Khmelov nói rằng Nga “nên duy trì và phát triển căn cứ Cam Ranh”.
Tháng 10 năm 1998, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Igor Sergeyev viếng thăm Việt Nam để thảo luận về những mối liên kết an ninh của Matxcova với Hà Nội. Một trong các phụ tá của Sergeyev là thượng tướng Leonid Ivashov đã thông báo với báo chí rằng Vịnh Cam Ranh là một ưu tiên trong các cuộc đàm phán vì việc tiếp tục tiếp cận căn cứ này rất quan trọng đối với vị trí chiến lược và chính trị của Nga. Cho dù hai bên đã ký kết một hiệp ước hợp tác kỹ thuật quốc phòng, nhưng không thể đạt được thỏa thuận về việc sử dụng Vịnh Cam Ranh. Sergeyev nói một nhóm công tác sẽ được thành lập để “tiến hành đàm phán nhằm duy trì việc sử dụng căn cứ Cam Ranh của Hải quân Nga”.
Việc tháo gỡ vấn đề sử dụng Vịnh Cam Ranh và khoảng nợ còn tồn động của Hà Nội có vẻ như có thể thực hiện được sau khi Vladimir Putin được bổ nhiệm làm quyền Tổng thống vào tháng 1 năm 2000. Putin muốn đảo ngược sự suy sụp của Quân đội Nga và ủng hộ việc khẳng định hơn chính sách ngoại giao. Tăng cường vai trò của Nga trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một trong các yếu tố chính của chính sách này. Nga đã có mối quan hệ chính trị và chiến lược mạnh mẽ với Trung Quốc vào đầu những năm 1990 và bây giờ Nga muốn thúc đẩy quan hệ với những đồng minh truyền thống trong khu vực. Tại Đông Nam Á, lựa chọn tất yếu là Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 2 năm 2000, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Igor Ivanov đã mô tả Việt Nam là “một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của Nga” tại Đông Nam Á và đã chuyển bức thư của Putin cho Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương bày tỏ nguyện vọng muốn phát triển những liên kết chiến lược với Hà Nội.
Putin đã đặt cơ sở cho việc tăng cường hợp tác chiến lược với Hà Nội khi xóa bỏ 85% trong khoảng nợ 10 tỷ rub của Hà Nội với Maxtcova vào tháng 9 năm 2000. 15% còn lại, Hà Nội phải trả cho Nga 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm trong thời hạn 25 năm tiếp theo. Tuy nhiên, vì thiếu hụt ngoại tệ, số nợ còn lại nhiều khả năng sẽ được hoàn trả bằng trao đổi hàng hoá, các chương trình huấn luyện quân sự và những nhượng bộ thương mại. Với việc vấn đề nợ nần đã được giải quyết hoàn toàn, Tổng thống Putin đã có chuyến viếng thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào tháng 3 năm 2001, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Nga.
Tại Hà Nội, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký kết Tuyên bố Hợp tác Chiến lược Việt-Nga. Mặc dù bản chất của quan hệ đối tác mới này còn mơ hồ, Nga và Việt Nam đã tuyên bố phản đối sáng kiến phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ. Hợp tác quốc phòng cũng đã được đem ra bàn thảo. Tại cuộc họp báo chung, Putin tuyên bố: “ Việt Nam không chỉ cần hiện đại hóa và bảo trì các thiết bị quân do Liên Xô cung cấp trước đây mà còn cần lực lượng vũ trang với các thiết bị quân sự hiện đại nhất. Chúng tôi sẳn sàng hợp tác với Việt Nam về phương diện này…Và khi hợp tác với Nga, Việt Nam có thể trông đợi có được những vũ khí hiện đại nhất”. Vấn đề Vịnh Cam Ranh không hề được công bố trong chuyến viếng thăm này. Tuy nhiên, thật khó có thể tin rằng Putin và Trần Đức Lương không thảo luận về việc này. Việc tiếp tục được tiếp cận căn cứ Cam Ranh rất quan trọng đối với Nga nếu họ muốn đóng vai trò chiến lược tại Đông Á.
Đàm phán về việc thuê căn cứ vẫn tiếp tục sau chuyến viếng thăm của Putin. Vào tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Duy Niên đã hội đàm tại Maxtcova, cuộc hội đàm được cho là không mấy suông sẻ. Sau chuyến viếng thăm của Nguyễn Duy Niên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Lasyukov nói với giới truyền thông rằng mặc dù Nga muốn tiếp tục tiếp cận căn cứ Cam Ranh, nhưng Nga sẽ rút lui “nếu chi phí thuê quá cao”. Sau đó, ngày 12 tháng 6 Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố sau năm 2004 Vịnh Cam Ranh sẽ không còn được sử dụng làm căn cứ hải quân của nước ngoài, thay vào đó Vịnh Cam Ranh sẽ chuyển thành cơ sở thương mại. Ngày 24 tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov xác nhận Nga sẽ chấm dứt hiện diện quân sự tại Vịnh Cam Ranh. Ông bổ sung rằng giá thuê mà Việt Nam yêu cầu là quá cao. Ivanov còn nói bóng gió rằng Nga sẽ hoàn tất việc rút lui trước thời hạn 2004. Cuối cùng, vào ngày 17 tháng 10, Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố lệnh đã ban hành để bắt đầu rút lực lượng quân sự ra khỏi Vịnh Cam Ranh vào tháng 1 năm 2002.
Tại sao Việt Nam lại chấm dứt cho Nga thuê căn cứ ngay sau khi hai nước tuyên bố đối tác chiến lược mới? Lập trường của Hà Nội cho rằng Cam Ranh sẽ là một cơ sở thương mại hơn là quân sự rỏ ràng là đáng tin cậy. Vì với vị trí và cơ sở hạ tầng hiện tại, Cam Ranh có tiềm năng để phục vụ như là một cảng thương mại thu hút nhiều nhu cầu đầu tư nước ngoài. Từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều đến việc phát triển Vịnh Subic, căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Philippine, thành một cảng thương mại. Trong con mắt của giới lãnh đạo Việt Nam và chính quyền tỉnh Khánh Hòa, Cam Ranh là một căn cứ quân sự với chỉ vài trăm nhân viên Nga là một sự phí phạm bất động sản.
Hoặc có thể Hà Nội muốn chấm dứt cho Nga thuê căn cứ bằng cách cố tình yêu cầu một mức phí thuê mà họ biết rằng Maxtcova sẽ không chấp nhận? Vịnh Cam Ranh chắc chắn vẫn là một yếu tố trong tính toán chiến lược của Việt Nam, dù có khoa trương trong chuyến viếng thăm của Putin, có vẽ như Nga không còn là một nhân tố chính nữa. Tầm quan trọng của trạm thu thập tình báo có thể là đã bị phóng đại. Maxtcova không hề cung cấp cho Hà Nội tin tức tình báo trong thời điểm cuộc đụng độ hải quân Trung-Việt năm 1988 tại đảo Trường Sa xảy ra. Theo phân tích của tình báo Hoa Kỳ, hình ảnh vệ tinh có được vài năm trước đó cho thấy anten và vật chất bề ngoài của trạm đã bị hư hỏng nặng. Một cựu quan chức Nga đã tiết lộ rằng trạm này thực chất đã bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1992. Dù không thể xác nhận tình trạng thực chất của trạm thu thập tình báo, nhưng có vẻ như cơ sở hạ tầng đã suy tàng nặng nề và có thể nó đã chấm dứt hoạt động nhiều năm trước. Triển vọng về những cuộc triển khai hải quân Nga đến vùng Đông Nam Á cũng không rỏ ràng vì lực lượng quân sự Nga tiếp tục bị hư hỏng. Do đó, Nga có rất ít điều để đề nghị giúp đỡ Hà Nội trong cuộc tranh chấp kéo dài tại Biển Đông. Vì quan hệ Nga-Trung phát triển mạnh, nên thật khó tin là Matxcova mạo hiểm làm tổn hại mối quan hệ với Bắc Kinh bằng việc giúp đỡ Việt Nam tại Trường Sa.
Hợp tác quân sự Nga-Việt
Việc Nga rời khỏi Cam Ranh không phải là dấu hiệu hoàn tòan làm xấu đi quan hệ Nga-Việt. Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Hà Nội. Năm 1994, Nga và Việt Nam đạt được thỏa thuận về 3 hợp đồng mua sắm vũ khí quan trọng.
Hợp đồng đầu tiên bao gồm việc bán 6 chiến đấu cơ Su-27 Flanker bằng tiền mặt và hợp đồng trao đổi thương mại trị giá 180 triệu đô la Mỹ. Thỏa thuận cũng bao gồm huấn luyện nhân viên bảo trì và phi công.
Năm 1995, Việt Nam tăng kho Su-22 lên 65 chiếc bằng việc mua thêm 25 chiếc. 2 chiếc Su-27 cũng được giao cho Việt Nam trong năm 1995. Cuối năm 1996, Việt Nam đặt hàng mua thêm 6 Su-27 cải tiến. Hai chiếc giao năm 1997, hai chiếc khác giao vào tháng 1 năm 1998 và hai chiếc cuối cùng đến Việt Nam tháng 7 năm 1998.
Hợp đồng thứ hai ký kết năm 1994 bao gồm các hệ thống rada phòng không tầm xa. Hợp đồng thứ ba gồm 2 tàu hộ tống lớp Tarantul.
Năm 1996, Việt Nam đặt hàng mua 2 tàu hộ tống Tarantul II (loại 1241 RE) cải tiến. Những tàu này được giao tháng 5 năm 1999. Cả 2 lớp tàu hộ tống Tarantul đều được trang bị tên lửa đối hạm P-15 Termit-21 (SS-N-2D Styx với tầm bắn 83 km) và tên lửa phòng không Igla.
Tàu hộ tống tên lửa thuộc dự án 1241 RE (lớp Tarantul I) với tổ hợp tên lửa Termit, Hải quân VN có 4 chiếc
Năm 1996, Việt Nam và Nga thành lập liên doanh đóng tàu hộ tống loại KBO 2000 và BPS 500 tấn công nhanh máy bay tại xưởng đóng tàu Việt Nam. Năm 1997, Việt Nam hợp tác với Nga đóng 2 tàu khu trục nhỏ BPS 500. Trong thời điểm năm 2001, khoảng 6-12 tàu hộ tống tên lửa được đóng tại xưởng đóng tàu tại Sài Gòn. Đây là một trong những tàu chiến đầu tiên được đóng toàn bộ tại Việt Nam. Những tàu này được trang bị tên lửa đối hạm SS-N-25 với tầm bắn 130 km. Việt Nam đã đặt hàng mua 62 tên lửa dạng này.
Cuối năm 1997, Việt Nam đàm phán để mua các tàu ngầm của Nga sau chuyến viếng thăm của tàu ngầm lớp Kilo Project 636 đến vịnh Cam Ranh. Bản ghi nhớ về việc mua tàu ngầm hạng Kilo của Nga cũng được ký kết vào tháng 6 năm 2000.
Năm 1998, Việt Nam và Nga công bố chi tiết bản hợp đồng trị giá 1 tỷ đô la Mỹ để mua 24 Su-27 được giao vào năm 2001. Nga cũng thắng thầu hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ tấn công và phòng không MiG-21MF, hỏa lực chính của không quân Việt Nam. Việt Nam cũng có kế hoạch mua 12 Su-30K cải tiến và nâng cấp 12 Su-27SK và Su-27UBK hiện tại. Su-27 có tầm bay xa nhất là 4.000 km và có thể bay trong 5 giờ.
Bán vũ khí là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nga. Nga xếp Việ