Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Sau nhiều năm phát triển, các thành tựu của ngành y tế VN có thể nói là ngày càng khiêm tốn. Theo số liệu mới đây của Tổ chức Y tế TG (WHO) vào cuối năm 2009 thì VN được xếp thứ 183 trong tổng số 194 quốc gia về công bằng y tế (health equitability ranking):
Xem http://www.asiahealthspac...untry-profile-vietnam/

Lý do VN bị xếp gần đội sổ TG lần này là mặc dù tuổi thọ trung bình của ngưòi Việt đang lên cao (72), cũng như tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh thấp, nhưng các dịch vụ y tế cho người nghèo ở nông thôn được phản ánh là rất không công bằng (poor provision of health services in rural areas).

Năm 2009 VN chi tiêu 3.7% GDP cho y tế, hay là 39 USD một đầu người. Tới năm 2014 thì khả năng là chi tiêu y tế trung bình đầu người hàng năm của VN sẽ lên 64 USD, so với 357 USD ở TQ và 170 USD ở Thailand.

Các bác ở TP thì biết con số 39 USD/năm này có ý nghĩa như thế nào (có đủ trả cho 1 lần khám bệnh?). Ở nông thôn thì các chi tiêu cho y tế còn tệ hại hơn nhiêu, ngưòi dân kiếm miếng ăn hàng ngày còn chưa xong, nói gì tới chi tiêu hàng năm tới 39 đô-la này nọ cho y tế hay chăm sóc sức khỏe? Thế nên nếu chẳng may nông dân bị bệnh nặng ở NT ngày nay thì cũng đồng nghĩa là họ nhận được bản án tử hình vì họ sẽ không có tiền chạy chữa, thí dụ theo một bài báo gần đây đã phản ánh: http://www.kinhtenongthon...song/2010/6/23878.html

Việc tăng viện phí sắp tới lên từ 7 tới 10 lần sẽ là một gánh nặng tiếp với người nghèo. Tăng viện phí về mặt ý tưởng là không sai, với mục tiêu là nhắm vào việc tăng chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế. Cũng ở đánh giá trên thì chất lượng trang bị của các cơ sở y tế VN nói chung là thê thảm, và các cơ sở này phải "chiến đấu vất vả" để có thể làm việc trong điều kiện hạ tầng ít ỏi và máy móc không có: "many public healthcare centres struggle to operate effectively because of poor local infrastructure and inadequate equipment.":

1279525993_thaonpssv12.jpg


Thế nhưng như GS Hoàng Tụy mới đây đã chỉ ra trong một lĩnh vực tương đương cũng thê thảm không kém y tế là lĩnh vực GD ở VN, thì "việc tăng học phí chỉ nên thực hiện sau khi đã tiến hành các biện pháp chống lãng phí, chống tham nhũng" http://www.bbc.co.uk/viet...viet_tuitionfees.shtml

Đó là những thành tựu thực sự ngày hôm nay của Y tế (và GD) VN! Người dân Việt vì vậy không nên có các ảo tưởng là các lĩnh vực an sinh của đất nước đang phát triển tốt đẹp, bằng cách đếm số lượng các xe con đang chạy như mắc cửi và ngày càng đông đúc trên đường phố HN và SG!
 
Tập Lái
18/3/10
13
1
3
Cái cảnh 2-3 người bệnh nằm chung 1 giường thấy thảm quá các bác nhỉ
18.gif

Chỉ dám mơ là mỗi người bệnh có 1 giường riêng thôi, chưa dám mơ chi cao xa lắm
Biết đến bao giờ ...
33.gif
33.gif
33.gif
 
Hạng D
23/8/08
3.184
1.899
113
45
Tệ hại một điều rằng quá nhiều người Việt Nam cứ nghĩ nước Việt Nam thế là tương đối rồi, phát triển cỡ như thế được rồi. Cho nên cái gì cũng chấp nhận hết.
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Chấp nhận...Phải đành thế thôi bác ạ. Làm gì khác, giờ mà ốm đau thì khổ sở rồi, đau từ thân xác do bệnh, mệt mõi tinh thần do làm sao có tiền trị bệnh. Không chấp nhận thực tế ấy à? Khám sức khỏe định kỳ...sợ không dám đi, vì khám có bệnh chữa trị thế nào, tiền..lại tiền. Có những bệnh mà người có BH YT cũng đành chịu không nhận được gì. BS cho thuốc phải theo danh mục, khổ là cái danh mục kia, chưa đáp ứng yêu cầu chữa trị, bệnh nhân BH YT đành ngậm ngùi tự chi trả. Cho khám điều trị nơi nào cũng được nhưng chỉ 20%..nếu trái tuyến và sẽ không được gì nếu thuốc điều trị không có tên trong danh mục. Có người tự hỏi: Thế mua BH YT làm gì, khi có bệnh và nhận được sự điều trị kiểu trên? Có lẽ câu trả lời thích hợp nhất: Làm từ thiện (nếu nó không bị xén).