Hạng D
17/10/19
1.961
2.762
113
25
Bến Tre
www.facebook.com
Volkswagen là công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới nhưng đó chưa phải là tất cả


Không có gì đáng tự hào khi đứng đầu danh sách này tuy nhiên khi nhìn vào mặt tích cực, phải chăng điều này cũng phản ánh một phần tiềm lực kinh tế lớn và khả năng huy động vốn cao của hãng xe Đức?

Theo một nghiên cứu gần đây trên 900 công ty hàng đầu thế giới, kết quả đã chỉ ra rằng tập đoàn ô tô Volkswagen đứng đầu danh sách những công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới với khoản nợ ước tính 192 tỷ USD.

Điều đó đồng nghĩa với việc hãng xe Đức thiếu nợ còn nhiều hơn cả các quốc gia như Nam Phi (180,1 tỷ USD) và Hungary (101,9 tỷ USD).

Ngoài Volkswagen, một số cái tên khác trong ngành công nghiệp ô tô cũng xuất hiện trong danh sách này. Mặc dù sở hữu thương hiệu xe sang trọng bậc nhất thế giới- Mercedes-Benz, tập đoàn Daimler lại là công ty mắc nợ nhiều thứ ba trên thế giới với khoản nợ 151 tỷ USD. Kế đến là Toyota với khoản nợ 138 tỷ USD, Ford thiếu 122 tỷ USD và BMW với 114 tỷ USD.

Vậy, trong số 10 công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới, có tới 5 công ty là nhà sản xuất ô tô.

Volkswagen là công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới nhưng đó chưa phải là tất cả

Ngược lại với thống kế này, một số tập đoàn lớn khác hiện không gặp bất kỳ vấn đề gì về nợ nần và thậm chí sở hữu quỹ dự trữ khổng lồ. Đơn cử như công ty mẹ của Google-tập đoàn Alphabet với 104 tỷ USD tiền mặt, đánh bại Samsung với 78 tỷ USD. Hoặc có thể kể đến Microsoft với 47 tỷ USD, Facebook với 44 tỷ USD và tập đoàn Alibaba với 13 tỷ USD.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nợ công ty toàn cầu đã tăng vọt khoảng 12% lên 9,3 nghìn tỷ USD.

Bên cạnh việc vay vốn để vượt qua khủng hoảng, một phần trong số tiền nợ này có thể còn đến từ các chiến lược kinh doanh như cho mua trả góp xe của các công ty hay các chiến lược đầu tư vào xe điện, pin nhiên liệu,..vv

Volkswagen là công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới nhưng đó chưa phải là tất cả


Ngày nay, nợ không là gì ngoài một phần của mô hình kinh doanh. Trên thực tế, khả năng đảm bảo nợ lớn là rất đáng chú ý, nó biểu thị niềm tin của người cho vay / nhà đầu tư và khả năng tiếp cận với số vốn khổng lồ để đầu tư khi cần thiết.

Nếu được quản lý đúng cách, một công ty mắc nợ cao có thể có giá trị cao hơn một công ty có rất ít nợ mà việc quản lý và sản phẩm của họ bị đình trệ.

Các bác nghĩ sao về thống kê và những nhận định bên trên?
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng D
6/5/04
2.812
1.919
113
Vietnam
Cứ xem nợ là khoàn đầu tư sinh lời của ngân hàng đi. Công ty có uy tín mới được “ đầu tư “ từ ngân hàng. Đương nhiên một số cty lớn khác không cần “ đầu tư” từ ngân hàng thì họ không có nợ. Thế thôi.
 
Hạng F
29/10/16
12.185
25.613
113
Pháp
Đúng vậy, ngoài ra các quốc gia phát triển không chỉ mua trả góp bình thường mà là trả góp 0% trong 3 năm, hoàn thuế VAT, thậm chí là mua các xe quá "date" để quăng vào nghĩa địa tránh ô nhiểm, mua lại xe cũ còn xữ dụng được (như vinfast) với giá thật của nó, được sự hỗ trợ của chính phủ khi mua các xe "xanh" có thể đến 8000€ tương đương hơn 200 triện VNĐ. Các bạn OS có thể check trên thị trường xe EU. Thân!
 
Hạng D
25/10/10
4.518
3.575
113
Nợ không phản ánh họ là những người nghèo
Không có người giàu nào mà không nợ thì đúng hơn đó bác. Khi bình thường thì thấy họ rất giảu có, lúc vỡ ra thì thối không chịu nổi. Hehe
 
Hạng D
9/7/09
1.749
959
113
Các công ty lớn mang nợ nhiều vì họ dùng đòn bẩy tài chính (financial leverage) thôi. Thường thì đòn bẩy tài chính giúp họ có thể phát triển nhanh chóng và mang lại lợi nhuận nhiều hơn khi thị trường phát triển tốt. Còn rủi ro là thị trường giảm thì nguy cơ phá sản tăng nhanh gấp nhiều lần (do ngân hàng siết tài sản để bù nợ).

Riêng VW, BMW, Toyota... thì uy tín lâu năm và phát triển khá bền vững nên việc các NH cho mượn nợ để phát triển là điều tất nhiên.
 
Hạng B2
12/5/17
287
132
43
36
Các hãng sản xuất đa phần đều nợ vì chi phí RD cao, chi phí sản xuất lớn, nhân sự đông. Nhưng khả năng thu hồi vốn tốt hơn bên dịch vụ, thành ra ngân hàng luôn uư tiên ngành sản xuất hơn