Chuyên
16/6/22
633
544
93
Tán thành các giải pháp siết chặt đầu cơ, song giới chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp khơi thông vốn cho thị trường bất động sản.
Vốn cho thị trường bất động sản: Không nên để “gục” rồi mới bơm


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng, dòng tiền là yếu tố tiên quyết làm nên sự thành bại của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp bất động sản, dòng tiền – đặc biệt là vốn tín dụng – cực kỳ quan trọng.

Theo ông Châu, hiện nay, doanh nghiệp bất động sản dựa tới 80-85% vốn huy động từ thị trường, trong đó có tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi Thông tư 39 mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng từ “kiểm soát” việc cho vay mua, kinh doanh bất đọng sản và “kiểm soát” việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn.

Theo ông Châu, việc dùng từ ngữ này đã dẫn đến luồng dư luận cho là NHNN định hướng “thắt chặt” tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả “thắt chặt” cho vay để mua BĐS cao cấp do đây là khoản vay có giá trị lớn, có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng “ngại” hoặc “không dám” cho vay đối với doanh nghiệp BĐS, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua BĐS, nhà ở.

“Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản trong thời gian tới. Chúng tôi đề nghị NHNN xem xét sửa lại dự thảo sửa đổi Thông tư 39 theo hướng các dự án bất động sản có tính khả thi, các doanh nghiệp có uy tín, khách hàng được đánh giá cao vẫn được tiếp cận tín dụng, người tiêu dùng có nhu cầu cũng được tiếp cận”, ông Châu đề xuất.

Phát biểu tại Hội thảo "Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022” diễn ra hôm nay (28/6), ông Châu cũng đề xuất Chính phủ sớm triển khai gói 15.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nhà ở xã hội (nằm trong tổng thể gói hỗ trợ nền kinh tế 350.000 tỷ đồng). Hiện nay, gói hỗ trợ này vẫn chưa được giải ngân do nhiều vướng mắc hành lang pháp lý trong khi thời hạn triển khai lại chỉ còn hơn một năm nữa.

Ông Châu cũng kiến nghị năm 2023, cần xem xét sửa đổi luật đất đai, nhà ở để tạo ra hành lang pháp lý. Việc tháo gỡ chính sách pháp luật nhằm mục đích giúp dòng tiền được luân chuyển. Bên cạnh đó, nếu tháo gỡ được thể chế pháp luật thị trường mới phát triển ổn định và bền vững, dòng tiền luân chuyển được trong nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu. Với độ mở nền kinh tế cao, Việt Nam cũng có nguy cơ nhập khẩu lạm phát lớn. Đây là lý do NHNN rất thận trọng trong điều hành tín dụng thời gian qua.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, chưa bao giờ Chính phủ Việt Nam có năng lực kiểm soát ổn định vĩ mô và lạm phát tốt như bây giờ. Việc bơm tiền phục hồi kinh tế - theo chuyên gia này – vẫn nên tiếp tục, thực hiện đồng thời với các giải pháp kéo giảm lạm phát chi phí đẩy.

“Tôi cho rằng, thời gian tới, chúng ta không được sợ lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải “bơm máu” cho nền kinh tế. Trong đó, dòng tiền vào bất động sản là vấn đề mấu chốt về mặt vĩ mô, không chỉ cứu ngành bất động sản mà còn tạo động lực cho nền kinh tế. Tôi vẫn tin rằng phải tiếp tục câu chuyện bơm tiền cho nền kinh tế trên tình thần phục hồi và phát triển, không phải rón rén, ngắt quãng, đợi “gục” rồi lại bơm tiếp”, ông Thiên nói.

Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng, dòng vốn đầu cơ đổ quá nhiều vào bất động sản thời gian qua là bất thường và việc NHNN phanh lại là cần thiết.

TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia Tài chính cho rằng, trước đây, trong biểu vay của Ngân hàng không bao giờ cho vay quá 70% vốn của một dự án, nhưng nay ngân hàng cho vay đến 80-85% giá trị căn nhà là rất nguy hiểm. Thêm nữa, dù theo thống kê của NHNN, tín dụng bất động sản chỉ tăng khoảng 12% (4 tháng đầu năm 2022) nhưng thực tế nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp thì dư nợ bất động sản tăng tới 100%.

Về nguồn vốn cho thị trường bất động sản cho năm 2022, ông Hiển cho rằng, nguồn vốn duy nhất còn sáng là nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp, mua nhà xưởng. Còn lại 3 nguồn vốn chủ chốt trong giai đoạn trước (trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng, khách mua nhà) đều “quay đầu” thời gian tới.

Theo: Báo Đầu Tư

Xem thêm:
 
  • Like
Reactions: 4bthang2b