Tiếp tục với loạt bài viết [Vòng quanh nước Đức]. Thật thiếu sót nếu đặt chân đến đất nước này mà không ghé đến thăm Acapella. Với những người chơi âm thanh hi-end, có lẽ Acapella là một trong những cái tên mang lại nhiều ấn tượng nhất. Tên đầy đủ của hãng là Acapella Audio Arts thế nhưng chỉ cần nhắc đến Acapella, giới audiophile sẽ nghĩ đến ngay hãng sản xuất loa kèn với thiết kế độc đáo và âm thanh xuất sắc này.
Không gống như hãng Accustic Arts mà chúng tôi vừa ghé thăm, văn phòng thiết kế và xưởng sản xuất của Acapella nằm ngay trong khu trung tâm thành phố Duisburg (Đức) - một đô thị cổ kính pha lẫn với hiện đại một cách hài hòa mang nét đặc trưng của các thành phố phương Tây.
Trung tâm thành phố Duisburg
Khởi đầu từ đam mê:
Từ những năm 1961, vốn là sinh viên trường kiến trúc, thế nhưng Alfred Rudolph lại cực kỳ say mê âm thanh, ông đã tự tìm tòi, nghiên cứu về các kỹ thuật thiết kế loa và làm ra bộ loa thùng 4 đường tiếng với âm thanh hấp dẫn. Cho đến một hôm, tình cờ Alfred Rudolph được nghe những giai điệu du dương phát ra từ bộ loa kèn cổ, ông đã bị hút hồn bởi âm thanh rộng và sống động của chúng; Ý tưởng chế tạo loa kèn hiện đại đã bắt đầu nhen nhóm trong suy nghĩ của Rudolph.
Mãi đến năm 1976, cơ duyên khiến Alfred Rudolph và Hermann Winters gặp nhau, lập tức cả hai cảm thấy có cùng niềm đam mê với ý tưởng loa kèn. Kết quả, Acapella Audio Arts đã chính thức ra đời 2 năm sau đó (1978) mở ra một chương mới cho nền công nghiệp hi-end Đức.
A.Rudolph (phải) và H.Winters (trái) tại triển lãm Munich HiFi Deluxe 2012
Cả hai ông A.Rudolph và H.Winters đều quyết tâm theo đuổi mục đích chế tạo ra những bộ loa kèn đẹp như những tác phẩm nghệ thuật, có âm thanh cực nhanh, trung thực và sống động như những màn trình diễn nhạc sống. Sau 3 năm ròng miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm, năm 1981, hai ông đã mang đến sự kinh ngạc cho cả thế giới khi lần đầu giới thiệu đôi loa Sphaeron. Kể từ đó Sphaeron được xem là nguyên mẫu cho tất cả các thiết kế loa kèn sau này của Acapella.
Trong bất cứ triển lãm nào, những bộ loa cao cấp của Acapella luôn thu hút đông đảo người xem bởi thiết kế độc đáo và âm thanh xuất sắc. Với công nghệ loa kèn và treble ion-plasma, Acapella là một trong số rất ít hãng loa sở hữu những bí quyết mang lại âm thanh cực kỳ tinh tế và sống động có một không hai trên thế giới; đưa tên tuổi hãng loa hơn 30 năm tuổi này lên đến bậc huyền thoại trong thế giới loa hi-end.
Sphaeron – đôi loa mang đến sự kinh ngạc cho cả thế giới khi lần đầu ra mắt năm 1981
Khó ai có thể tưởng tượng rằng văn phòng thiết kế và xưởng sản xuất của hãng loa hàng đầu thế giới Acapella Audio Arts lại nằm trong một con ngõ nhỏ chỉ vừa đủ cho một chiếc xe hơi cỡ trung ra vào. Ngôi nhà trông khá giản dị nằm trong khuôn viên một khu làng cổ đã 500 tuổi của Duisburg. Toàn bộ diện tích khu vực này khoảng 500m2 bao gồm văn phòng thiết kế, xưởng chế tác gỗ, xưởng gia công họng kèn, khu vực lắp ráp thiết bị điện tử và nhà kho. Tổng số nhân sự làm việc tại Acapella cũng khá khiêm tốn, chỉ vào khoảng 10 người bao gồm cả 2 nhà đồng sáng lập A.Rudolph và H.Winters.
Toàn bộ các công đoạn chế tác loa Acapella đều được thực hiện bằng tay tại xưởng sản xuất này. Thông thường, mỗi đôi loa phải mất tối thiểu từ 3 đến 6 tháng để có thể hoàn thiện và sẵn sàng xuất xưởng. Chính vì thế tổng số sản phẩm của Acapella trên toàn thế giới là không nhiều nhưng đảm bảo tất cả đều là những sản phẩm tinh túy nhất.
Nói về độ chính xác, loa kèn và các loại kèn của Acapelle đều được tính chính xác tới 16 con số sau dấu phẩy theo hàm số mũ exponential để thiết kế độ cong và độ dày. Về âm thanh, bất kỳ nơi nào Acapella trình diễn đặc biệt là tại các triển lãm, đến cả những tay mới chơi hay các quí bà không hiểu gì về âm thanh nghe Acapella vẫn cảm thấy xúc động (nói một cách bình dị là đều nổi da gà như thường).
Chiếc xe mang logo Acapella đậu bên ngoài xưởng sản xuất
Trước khi ghé thăm xưởng sản xuất, chúng ta hãy cùng điểm qua những bí quyết đã làm nên tên tuổi hãng loa danh tiếng này.
Họng kèn độc đáo
Qua nghiên cứu rất nhiều loa kèn khác nhau, A.Rudolph nhận thấy rằng: để đặt được độ động cao, âm thanh nhanh và đáp ứng được tính chi tiết, sôi động, kèn loa theo kết cấu đường cong bán cầu (spherical) mới là thiết kế tối ưu. Song song đó, kết hợp với việc nghiên cứu về vật liệu chế tạo, A.Rudolph và H.Winters đã trải qua hàng trăm thí nghiệm khác nhau để định hình kếu cấu chuẩn của độ mở họng loa, đồng thời tìm ra vật liệu polymer tối ưu cho chế tạo kèn loa. Nghiên cứu của hai ông đã được cấp bằng sáng chế và ứng dụng cho tất cả các bộ loa cao cấp của Acapella.
Một đôi họng kèn đang được thử nghiệm tại xưởng của Acapella
Không chỉ họng kèn, sở dĩ Acapella có thể tái tạo âm thanh tốt đến khó tin là vì củ loa trung của Acapelle được chế tạo hình vòm tròn nên nó chỉ nhờ miệng kèn tỏa âm thanh ra, chứ không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của kèn. Vì thế âm thanh tỏa ra rất trung thực hoàn toàn không bị bóp méo. Bản thân họng kèn này cũng được tính toán tới độ chính xác nhiều số sau dấu phẩy - một việc hiện nay các loa kèn Đức khác không thể làm được. Đơn cử họng kèn của Avantgarde cũng là củ vòm tròn, nhưng vì thiết kế họng kèn chưa đủ chính xác khiến âm thanh phát ra có phần hơi khó chịu (phần lớn là chỉ to và gắt, thậm chí còn có hiện tượng pha tiếng).
Kết cấu kèn loa bán cầu không chỉ phù hợp với trung âm, mà còn được Acapella áp dụng cho tất cả các dải tần. Trong những bộ loa cao cấp nhất như: Sphaeron, Sphaeron Excalibur, Triolon Excalibur… thiết kế loa kèn được áp dụng cho các dải tần từ treble cho đến những dải tần thấp như trung trầm, thậm chí đến cả dải trầm như trong kiệt tác đầu bằng Sphaeron. Với các model nhỏ hơn, kết cấu họng kèn được áp dụng cho các loa treble và loa trung để đảm bảo giá thành của loa ở mức hợp lý.
Loa treble ion plasma
Dù công nghệ loa kèn kiểu bán cầu khá độc đáo, nhưng có lẽ công nghệ chế tạo loa trele ion-plasma của Acapella mới đúng nghĩa là công nghệ duy nhất trong thế giới loa hi-end. Thiết kế của loa treble ion-plasma được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về sự phóng điện plasma trong không khí dưới tác động của dòng điện xoay chiều có điện áp và tần số rất cao. Nói đơn giản, loa treble ion-plasma là thiết kế loa tái tạo âm thanh chính xác nhất, tinh vi nhất và nhanh nhất so với các loại loa hiện có trên thế giới.
Công nghệ sử dung ion-plasma để tái tạo âm thanh không phải là một phát minh hoàn toàn mới mẽ. Năm 1958, IONOVAC – một công ty của Mỹ đã giới thiệu nguyên lý này, tuy nhiên nó nhanh chóng bị loại bỏ bởi lý do an toàn. Những năm sau đó, các công ty khác như: Magnat, Phonogen, ... tiếp tục phát triển phương thức tái tạo âm thanh này nhưng đều không thu được thành công đáng kể nào.
Kết cấu bên trong loa treble plasma TW1S của Acapella
Không chỉ có nguyên lý hoạt động độc đáo, loa treble TW-1S của còn có thiết kế vẻ ngoài tuyệt mỹ, họng kèn mạ vàng sáng loáng, không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có tác dụng chống oxy hóa trong điều kiện hoạt động ở nhiệt độ cao của tia ion-plasma.
Khi hoạt động, thông thường tia ion-plasma sẽ làm oxy trong không khí chuyển hóa thành một loại khí ozone mang độc, Acapella là hãng loa duy nhất triệt tiêu được vấn đề này và được chứng nhận an toàn cho sức khỏe bởi liên minh Châu Âu (EU). Nhờ đó, loa treble “ion TW 1S” của Acapella là loa trele ion duy nhất trên thế giới được sản xuất theo quy mô công nghiệp và sử dụng thành công trong thương mại.
Âm bass mạnh mẽ
Với những ưu điểm vượt trội đến từ miệng kèn kết cấu theo dạng đường cong bán cầu và treble ion-plasma, phần xử lý dải âm trầm (bass) bỗng trở nên một thách thức đối với Hermann Winters. Bản thân ông đã nhiều lần đến vùng biên giới Mỹ và Canada để chiêm nghiệm và tìm cách nắm lấy cái hồn của một trong những thác nước kỳ vĩ nhất thế giới Niagara.
Sphaeron Excalibur với tháp loa bass sừng sửng
Thật vậy, nhanh, mạnh và hùng vĩ như thác nước này chính là những gì bạn có thể cảm nhận khi đứng cạnh các thiết kế loa của Acapella, đặc biệt là các đôi loa đầu bảng như: Sphäron Excalibur, Triolon Excalibur. Thùng loa Acapella được làm bằng gỗ xử lý có nguồn gốc từ Địa Trung Hải có đặc tính âm học phù hợp, đồng thời hoạt động bền bỉ trong mọi môi trường mà không bị biến tính. Bên ngoài thùng phủ 1 lớp acrylic đen bóng dày 5mm được cắt ghép chính xác tuyệt đối như những mẫu đồng hồ tinh xảo của Thụy Sỹ. Bên trong thùng loa không sử dụng những bông tiêu âm có nguồn gốc từ sợi thủy tinh như các mẫu loa thông thường mà được bố trí những mảng lông cừu vùng Siberia kèm theo một vài bí quyết riêng.
Tuy nhiên, dù là đôi loa có tính năng đặc biệt như thế nào, được chế tác từ những nguyên liệu quý hiếm như thế nào, có giá ngất ngưỡng hay chỉ tạm chấp nhận nếu không thể hiện được cái hồn của âm nhạc đều sẽ chỉ được coi là những vật-trang-trí-bất-đắc-dĩ.
Mời quý độc giả cùng chúng tôi ghé tham quan xưởng sản xuất có một không hai này:
Dây dẫn tín hiệu bên trong loa bằng bạc pha vàng được thực hiện bằng tay
Acapella không sử dụng các bảng mạch in mà chạy dây trần được chôn trong các ổ cao su dẻo để tránh rung động.
Các kẽ hở, mối nối cũng được lấp kín bằng chất liệu này để tránh lọt khí
Thậm chí, loa treble ion plasma cũng được thực hiện hoàn toàn bằng tay
Những đôi loa bookshelf Fidelio II MK 3 đang được hoàn thiện.
Đây cũng là thiết kế loa bookshelf duy nhất của Acapella
Các nghệ nhân Acapella đang gia công thùng loa Harlekin MK 2.
Hầu hết các thiết kế loa của Acapella đều sử dụng keo dán cố định, hoàn toàn không sử dụng đinh vít
Tấm mặt phía trước sử dụng một loại gỗ khác không đồng chất với gỗ thùng
nhằm triệt tiêu các phản xạ có hại
Thùng loa được cố định bằng các ê-tô cỡ lớn trong suốt 72 giờ liên tục
Đôi Violon MK 6 đầu tiên trên thế giới được đưa trở về xưởng sau màn trình diễn ở Munich Hifi Deluxe 2012
H.Winters đang kiểm tra lại thiết kế của Acapella Violon MK 6 trên máy tính.
Trên kệ là hồ sơ của hàng loạt các model khác của Acapella
Module gỗ chứa họng kèn của Acapella Violon MK 6
Thân thùng loa Violon MK 6
Một đôi High Violon cho thị trường Mỹ đã hoàn thiện đang chờ được đóng thùng
H.Winters giới thiệu một củ loa của Onkyo từng được thử nghiệm. Tuy nhiên, cuối cùng Acapella quyết định
sử dụng củ loa của một hãng Đan Mạch để mod lại cho phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của mình.
Khu vực nghiên cứu – thử nghiệm củ loa của Acapella
Nhờ máy cắt chuyên dụng, Acapella dễ dàng thử nghiệm các thiết kế mới
cũng như gia công chính xác các thiết kế thùng loa đã có.
goài xưởng sản xuất, Acapella còn có một showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình mang tên Audio Forum. Đây cũng là nơi giao lưu giữa các audiophile khu vực thành phố Duisburg, bạn có thể tìm thấy ở đây rất nhiều những món đồ cổ cực độc trong thế giới âm thanh. Mời quý độc giả cùng chúng tôi dạo quanh Audio Forum – Showroom chính của Acapella Audio Arts:
Bên ngoài showroom khá giản dị nhưng bên trong chứa đựng những thiết kế cực “khủng”
Những thiết bị vào buổi bình minh của ngành công nghiệm âm thanh...
... vẫn còn hoạt động được một cách hoàn hảo
Góc trưng bày các sản phẩm đã ngừng sản xuất của Acapella
Đôi loa 5th Avenue II với thiết kế củ loa hướng lên trên
Chúng tôi được mời nghe thử một vài đôi loa tại showroom của Acapella. Không gian phòng nghe tương đối rộng (khoảng 60m vuông), được trang âm rất chuyên nghiệp nhưng vẫn rất thân thiện và không tạo ra cảm giác choáng ngợp khó chịu. Vốn yêu thích các giọng ca nữ, chúng tôi chọn nghe thử đôi Violon MK 6 bằng đĩa CD Uncompressed World Vol. 2 với chủ đề Audiophie Female Voice do hãng Accustic Arts (Đức) thực hiện chọn lọc và thu âm.
Hiện nay, Violon là mẫu loa nhỏ nhất của Acapella được trang bị loa treble ion-plasma. Thiết kế Violon này vốn đã tồn tại hơn 25 năm và trải qua 6 kỳ nâng cấp, mỗi kỳ nâng cấp được ghi dấu bằng chữ số la mã theo ngay phía sau tên loa. Thật ngạc nhiên, âm thanh vừa cất lên, tất cả chúng tôi đều có một cảm giác rất kỳ lạ cứ rạo rực liên hồi, tóc gáy dường như dựng đứng cả lên. Dù là giọng ca được phát ra từ đôi họng kèn đỏ trước mặt, nhưng đó lại là những thứ âm thanh rất mềm mại, đẹp và dễ chịu không hề có hiện tượng bị gắt hay hơi chói như tất cả các đôi loa kèn khác mà chúng tôi đã từng nghe. Âm hình và tiếng ca sĩ rất rõ, khá tập trung - mọi âm thanh nhạc cụ đều rõ và rất thật không hề bị pha lẫn vào nhau.
Đôi Violon MK 6 này có độ nhạy khá tốt, khoảng 91dB dễ dàng được kéo bởi các ampli đèn công suất vừa phải. Trong trường hợp này, chúng tôi đang nghe thử với chiếc ampli tích hợp The Absolute Tune của hãng Einstein Audio với công suất chỉ vỏn vẹn 50w / kênh ở mức trở kháng 8 ohm.
Phòng nghe của Acapella được thiết kế trải trên 3 mặt, mỗi mặt trưng bày một số model.
Điều đặc biệt là chất lượng âm thanh rất ấn tượng và hầu như không bị ảnh hưởng bởi kiểu bố trí này.
Ở mặt này là các model: Violon (kèn đỏ), Campanile (kèn trắng) và Fidelio II
Chuyển sang đôi loa to hơn – đôi Triolon Excalibur, với kích thước khá đồ sộ (cao đến 2.1m và tổng trọng lượng hơn 1 tấn). Để kéo đôi loa này, chúng tôi nhận thấy ông H.Winters sử dụng đôi monoblock của Einstein với tên gọi The Final Cut Ultimate phiên bản đặc biệt kỷ niệm 20 năm thành lập hãng Einstien. Dù là ampli đèn nhưng chiếc ampli Final Cut Ultimate này có công suất khá ấn tượng: 70W / kênh. Ngoài ra, đôi loa Acapella Triolon Excalibur còn sở hữu một ưu điểm khó đôi loa nào có thể bì kịp, đó chính là khả năng hoạt động ở những mức trở kháng cực thấp, ở một số trường hợp tổng trở của loa có thể xuống đến 2 ohm.
Nếu tinh ý, bạn sẽ phát hiện ra rằng họng kèn và củ loa của Acapella không hề nằm trên mặt phẳng vuông góc với mặt đất như các thiết kế loa truyền thống; Ở mỗi model, họng kèn đều được bố trí một góc nghiêng nhất định do chính A. Rudolph tính toán và quyết định để mang đến sự đồng pha giữa các dải tần.
So với Violon MK 6, màn trình diễn của Triolon Excalibur ấn tượng hơn rất nhiều.
Phóng viên HFVN chụp hình lưu niệm tại showroom của Acapella
Ở mặt này, Acapella giới thiệu thiết kế đầu bảng hiện nay: Poseydon (kèn xanh) và LaCampanella Alto (kèn đỏ)
Ở mặt chính diện là đôi Triolon và Harlekin MK 2
Vốn là người yêu âm nhạc, trong phòng nghe của Hermann Winters còn có trưng bày một chiếc đàn piano cổ
Triolon, Campanile, Violon đều là những đôi loa đã từng có mặt tại Việt Nam
Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy còn có sự có mặt của đôi loa mới Apollon.
Cùng với Poseydon, đây thể hiện xu hướng đặt tên loa theo các vị thần Hy Lạp.
Có lẽ trong tương lại, chúng ta còn có dịp gặp gỡ nhiều vị thần khác từ Acapella
Quá đỗi ngạc nhiên, chúng tôi thử luôn cả đôi loa lớn nhất có trong phòng nghe: Đôi Poseydon với hai họng kèn xanh dương và 12 củ loa bass 10inch mỗi chiếc (trong số đó 8 củ bố trí bên ngoài thùng loa và 4 củ được bố trí ẩn phía trong thùng loa). Tuy nhiên, lần này đối tác quen thuộc Einstein đã được thay đổi, trước mặt chúng tôi là một chiếc ampli khá to và chắc chắn làm bằng nhôm với chiều cao ước lượng khoảng 40cm.
Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc với chiếc ampli, ông H.Winters quay sang cười và giới thiệu: "Đây là một thiết kế mới của Acapella với tên gọi LaMusika, tôi chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng của nó". Vẫn là album Uncompressed World Vol. 2 lúc nãy, thế nhưng khi những nốt nhạc đầu tiên của bản Sleep While do ca sĩ Benedicte Torget thể hiện được cất lên, không gian xung quanh chúng tôi bỗng long lanh lạ thường. Khó có thể diễn tả chính xác những gì đang diễn ra, rất lôi cuốn, rất ngọt ngào. Chưa bao giờ chúng tôi được nghe những âm thanh tuyệt vời đến như vậy.
Chúng tôi ngồi nhịp tay theo những giai điệu thấm thoát đã trải qua những sáu bài liên tục thế nhưng cảm xúc và tâm hồn của chúng tôi vẫn cứ lơ lửng theo từng nốt nhạc. Nếu ông H. Winters không "đánh thức" chúng tôi bằng ly cà phê Trung Nguyên nóng thơm lừng, có lẽ chúng tôi sẽ không thể ngừng lại mà vẫn tiếp tục nghe hết cả ba chiếc đĩa CD mà chúng tôi được tặng gia đình Schunk tặng trong chuyến viếng thăm hãng Accustic Arts vài ngày trước...
Mời quý độc giả tiếp tục đón theo dõi các bài phóng sự chi tiết thuộc chuyên đề [Hi-end Tour] Vòng quanh nước Đức:
Không gống như hãng Accustic Arts mà chúng tôi vừa ghé thăm, văn phòng thiết kế và xưởng sản xuất của Acapella nằm ngay trong khu trung tâm thành phố Duisburg (Đức) - một đô thị cổ kính pha lẫn với hiện đại một cách hài hòa mang nét đặc trưng của các thành phố phương Tây.
Trung tâm thành phố Duisburg
Khởi đầu từ đam mê:
Từ những năm 1961, vốn là sinh viên trường kiến trúc, thế nhưng Alfred Rudolph lại cực kỳ say mê âm thanh, ông đã tự tìm tòi, nghiên cứu về các kỹ thuật thiết kế loa và làm ra bộ loa thùng 4 đường tiếng với âm thanh hấp dẫn. Cho đến một hôm, tình cờ Alfred Rudolph được nghe những giai điệu du dương phát ra từ bộ loa kèn cổ, ông đã bị hút hồn bởi âm thanh rộng và sống động của chúng; Ý tưởng chế tạo loa kèn hiện đại đã bắt đầu nhen nhóm trong suy nghĩ của Rudolph.
Mãi đến năm 1976, cơ duyên khiến Alfred Rudolph và Hermann Winters gặp nhau, lập tức cả hai cảm thấy có cùng niềm đam mê với ý tưởng loa kèn. Kết quả, Acapella Audio Arts đã chính thức ra đời 2 năm sau đó (1978) mở ra một chương mới cho nền công nghiệp hi-end Đức.
A.Rudolph (phải) và H.Winters (trái) tại triển lãm Munich HiFi Deluxe 2012
Cả hai ông A.Rudolph và H.Winters đều quyết tâm theo đuổi mục đích chế tạo ra những bộ loa kèn đẹp như những tác phẩm nghệ thuật, có âm thanh cực nhanh, trung thực và sống động như những màn trình diễn nhạc sống. Sau 3 năm ròng miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm, năm 1981, hai ông đã mang đến sự kinh ngạc cho cả thế giới khi lần đầu giới thiệu đôi loa Sphaeron. Kể từ đó Sphaeron được xem là nguyên mẫu cho tất cả các thiết kế loa kèn sau này của Acapella.
Trong bất cứ triển lãm nào, những bộ loa cao cấp của Acapella luôn thu hút đông đảo người xem bởi thiết kế độc đáo và âm thanh xuất sắc. Với công nghệ loa kèn và treble ion-plasma, Acapella là một trong số rất ít hãng loa sở hữu những bí quyết mang lại âm thanh cực kỳ tinh tế và sống động có một không hai trên thế giới; đưa tên tuổi hãng loa hơn 30 năm tuổi này lên đến bậc huyền thoại trong thế giới loa hi-end.
Sphaeron – đôi loa mang đến sự kinh ngạc cho cả thế giới khi lần đầu ra mắt năm 1981
Khó ai có thể tưởng tượng rằng văn phòng thiết kế và xưởng sản xuất của hãng loa hàng đầu thế giới Acapella Audio Arts lại nằm trong một con ngõ nhỏ chỉ vừa đủ cho một chiếc xe hơi cỡ trung ra vào. Ngôi nhà trông khá giản dị nằm trong khuôn viên một khu làng cổ đã 500 tuổi của Duisburg. Toàn bộ diện tích khu vực này khoảng 500m2 bao gồm văn phòng thiết kế, xưởng chế tác gỗ, xưởng gia công họng kèn, khu vực lắp ráp thiết bị điện tử và nhà kho. Tổng số nhân sự làm việc tại Acapella cũng khá khiêm tốn, chỉ vào khoảng 10 người bao gồm cả 2 nhà đồng sáng lập A.Rudolph và H.Winters.
Toàn bộ các công đoạn chế tác loa Acapella đều được thực hiện bằng tay tại xưởng sản xuất này. Thông thường, mỗi đôi loa phải mất tối thiểu từ 3 đến 6 tháng để có thể hoàn thiện và sẵn sàng xuất xưởng. Chính vì thế tổng số sản phẩm của Acapella trên toàn thế giới là không nhiều nhưng đảm bảo tất cả đều là những sản phẩm tinh túy nhất.
Nói về độ chính xác, loa kèn và các loại kèn của Acapelle đều được tính chính xác tới 16 con số sau dấu phẩy theo hàm số mũ exponential để thiết kế độ cong và độ dày. Về âm thanh, bất kỳ nơi nào Acapella trình diễn đặc biệt là tại các triển lãm, đến cả những tay mới chơi hay các quí bà không hiểu gì về âm thanh nghe Acapella vẫn cảm thấy xúc động (nói một cách bình dị là đều nổi da gà như thường).
Chiếc xe mang logo Acapella đậu bên ngoài xưởng sản xuất
Trước khi ghé thăm xưởng sản xuất, chúng ta hãy cùng điểm qua những bí quyết đã làm nên tên tuổi hãng loa danh tiếng này.
Họng kèn độc đáo
Qua nghiên cứu rất nhiều loa kèn khác nhau, A.Rudolph nhận thấy rằng: để đặt được độ động cao, âm thanh nhanh và đáp ứng được tính chi tiết, sôi động, kèn loa theo kết cấu đường cong bán cầu (spherical) mới là thiết kế tối ưu. Song song đó, kết hợp với việc nghiên cứu về vật liệu chế tạo, A.Rudolph và H.Winters đã trải qua hàng trăm thí nghiệm khác nhau để định hình kếu cấu chuẩn của độ mở họng loa, đồng thời tìm ra vật liệu polymer tối ưu cho chế tạo kèn loa. Nghiên cứu của hai ông đã được cấp bằng sáng chế và ứng dụng cho tất cả các bộ loa cao cấp của Acapella.
Một đôi họng kèn đang được thử nghiệm tại xưởng của Acapella
Không chỉ họng kèn, sở dĩ Acapella có thể tái tạo âm thanh tốt đến khó tin là vì củ loa trung của Acapelle được chế tạo hình vòm tròn nên nó chỉ nhờ miệng kèn tỏa âm thanh ra, chứ không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của kèn. Vì thế âm thanh tỏa ra rất trung thực hoàn toàn không bị bóp méo. Bản thân họng kèn này cũng được tính toán tới độ chính xác nhiều số sau dấu phẩy - một việc hiện nay các loa kèn Đức khác không thể làm được. Đơn cử họng kèn của Avantgarde cũng là củ vòm tròn, nhưng vì thiết kế họng kèn chưa đủ chính xác khiến âm thanh phát ra có phần hơi khó chịu (phần lớn là chỉ to và gắt, thậm chí còn có hiện tượng pha tiếng).
Kết cấu kèn loa bán cầu không chỉ phù hợp với trung âm, mà còn được Acapella áp dụng cho tất cả các dải tần. Trong những bộ loa cao cấp nhất như: Sphaeron, Sphaeron Excalibur, Triolon Excalibur… thiết kế loa kèn được áp dụng cho các dải tần từ treble cho đến những dải tần thấp như trung trầm, thậm chí đến cả dải trầm như trong kiệt tác đầu bằng Sphaeron. Với các model nhỏ hơn, kết cấu họng kèn được áp dụng cho các loa treble và loa trung để đảm bảo giá thành của loa ở mức hợp lý.
Loa treble ion plasma
Dù công nghệ loa kèn kiểu bán cầu khá độc đáo, nhưng có lẽ công nghệ chế tạo loa trele ion-plasma của Acapella mới đúng nghĩa là công nghệ duy nhất trong thế giới loa hi-end. Thiết kế của loa treble ion-plasma được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về sự phóng điện plasma trong không khí dưới tác động của dòng điện xoay chiều có điện áp và tần số rất cao. Nói đơn giản, loa treble ion-plasma là thiết kế loa tái tạo âm thanh chính xác nhất, tinh vi nhất và nhanh nhất so với các loại loa hiện có trên thế giới.
Công nghệ sử dung ion-plasma để tái tạo âm thanh không phải là một phát minh hoàn toàn mới mẽ. Năm 1958, IONOVAC – một công ty của Mỹ đã giới thiệu nguyên lý này, tuy nhiên nó nhanh chóng bị loại bỏ bởi lý do an toàn. Những năm sau đó, các công ty khác như: Magnat, Phonogen, ... tiếp tục phát triển phương thức tái tạo âm thanh này nhưng đều không thu được thành công đáng kể nào.
Kết cấu bên trong loa treble plasma TW1S của Acapella
Không chỉ có nguyên lý hoạt động độc đáo, loa treble TW-1S của còn có thiết kế vẻ ngoài tuyệt mỹ, họng kèn mạ vàng sáng loáng, không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có tác dụng chống oxy hóa trong điều kiện hoạt động ở nhiệt độ cao của tia ion-plasma.
Khi hoạt động, thông thường tia ion-plasma sẽ làm oxy trong không khí chuyển hóa thành một loại khí ozone mang độc, Acapella là hãng loa duy nhất triệt tiêu được vấn đề này và được chứng nhận an toàn cho sức khỏe bởi liên minh Châu Âu (EU). Nhờ đó, loa treble “ion TW 1S” của Acapella là loa trele ion duy nhất trên thế giới được sản xuất theo quy mô công nghiệp và sử dụng thành công trong thương mại.
Âm bass mạnh mẽ
Với những ưu điểm vượt trội đến từ miệng kèn kết cấu theo dạng đường cong bán cầu và treble ion-plasma, phần xử lý dải âm trầm (bass) bỗng trở nên một thách thức đối với Hermann Winters. Bản thân ông đã nhiều lần đến vùng biên giới Mỹ và Canada để chiêm nghiệm và tìm cách nắm lấy cái hồn của một trong những thác nước kỳ vĩ nhất thế giới Niagara.
Sphaeron Excalibur với tháp loa bass sừng sửng
Thật vậy, nhanh, mạnh và hùng vĩ như thác nước này chính là những gì bạn có thể cảm nhận khi đứng cạnh các thiết kế loa của Acapella, đặc biệt là các đôi loa đầu bảng như: Sphäron Excalibur, Triolon Excalibur. Thùng loa Acapella được làm bằng gỗ xử lý có nguồn gốc từ Địa Trung Hải có đặc tính âm học phù hợp, đồng thời hoạt động bền bỉ trong mọi môi trường mà không bị biến tính. Bên ngoài thùng phủ 1 lớp acrylic đen bóng dày 5mm được cắt ghép chính xác tuyệt đối như những mẫu đồng hồ tinh xảo của Thụy Sỹ. Bên trong thùng loa không sử dụng những bông tiêu âm có nguồn gốc từ sợi thủy tinh như các mẫu loa thông thường mà được bố trí những mảng lông cừu vùng Siberia kèm theo một vài bí quyết riêng.
Tuy nhiên, dù là đôi loa có tính năng đặc biệt như thế nào, được chế tác từ những nguyên liệu quý hiếm như thế nào, có giá ngất ngưỡng hay chỉ tạm chấp nhận nếu không thể hiện được cái hồn của âm nhạc đều sẽ chỉ được coi là những vật-trang-trí-bất-đắc-dĩ.
Mời quý độc giả cùng chúng tôi ghé tham quan xưởng sản xuất có một không hai này:
Dây dẫn tín hiệu bên trong loa bằng bạc pha vàng được thực hiện bằng tay
Acapella không sử dụng các bảng mạch in mà chạy dây trần được chôn trong các ổ cao su dẻo để tránh rung động.
Các kẽ hở, mối nối cũng được lấp kín bằng chất liệu này để tránh lọt khí
Thậm chí, loa treble ion plasma cũng được thực hiện hoàn toàn bằng tay
Những đôi loa bookshelf Fidelio II MK 3 đang được hoàn thiện.
Đây cũng là thiết kế loa bookshelf duy nhất của Acapella
Các nghệ nhân Acapella đang gia công thùng loa Harlekin MK 2.
Hầu hết các thiết kế loa của Acapella đều sử dụng keo dán cố định, hoàn toàn không sử dụng đinh vít
Tấm mặt phía trước sử dụng một loại gỗ khác không đồng chất với gỗ thùng
nhằm triệt tiêu các phản xạ có hại
Thùng loa được cố định bằng các ê-tô cỡ lớn trong suốt 72 giờ liên tục
Đôi Violon MK 6 đầu tiên trên thế giới được đưa trở về xưởng sau màn trình diễn ở Munich Hifi Deluxe 2012
H.Winters đang kiểm tra lại thiết kế của Acapella Violon MK 6 trên máy tính.
Trên kệ là hồ sơ của hàng loạt các model khác của Acapella
Module gỗ chứa họng kèn của Acapella Violon MK 6
Thân thùng loa Violon MK 6
Một đôi High Violon cho thị trường Mỹ đã hoàn thiện đang chờ được đóng thùng
H.Winters giới thiệu một củ loa của Onkyo từng được thử nghiệm. Tuy nhiên, cuối cùng Acapella quyết định
sử dụng củ loa của một hãng Đan Mạch để mod lại cho phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của mình.
Khu vực nghiên cứu – thử nghiệm củ loa của Acapella
Nhờ máy cắt chuyên dụng, Acapella dễ dàng thử nghiệm các thiết kế mới
cũng như gia công chính xác các thiết kế thùng loa đã có.
goài xưởng sản xuất, Acapella còn có một showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình mang tên Audio Forum. Đây cũng là nơi giao lưu giữa các audiophile khu vực thành phố Duisburg, bạn có thể tìm thấy ở đây rất nhiều những món đồ cổ cực độc trong thế giới âm thanh. Mời quý độc giả cùng chúng tôi dạo quanh Audio Forum – Showroom chính của Acapella Audio Arts:
Bên ngoài showroom khá giản dị nhưng bên trong chứa đựng những thiết kế cực “khủng”
Những thiết bị vào buổi bình minh của ngành công nghiệm âm thanh...
... vẫn còn hoạt động được một cách hoàn hảo
Góc trưng bày các sản phẩm đã ngừng sản xuất của Acapella
Đôi loa 5th Avenue II với thiết kế củ loa hướng lên trên
Chúng tôi được mời nghe thử một vài đôi loa tại showroom của Acapella. Không gian phòng nghe tương đối rộng (khoảng 60m vuông), được trang âm rất chuyên nghiệp nhưng vẫn rất thân thiện và không tạo ra cảm giác choáng ngợp khó chịu. Vốn yêu thích các giọng ca nữ, chúng tôi chọn nghe thử đôi Violon MK 6 bằng đĩa CD Uncompressed World Vol. 2 với chủ đề Audiophie Female Voice do hãng Accustic Arts (Đức) thực hiện chọn lọc và thu âm.
Hiện nay, Violon là mẫu loa nhỏ nhất của Acapella được trang bị loa treble ion-plasma. Thiết kế Violon này vốn đã tồn tại hơn 25 năm và trải qua 6 kỳ nâng cấp, mỗi kỳ nâng cấp được ghi dấu bằng chữ số la mã theo ngay phía sau tên loa. Thật ngạc nhiên, âm thanh vừa cất lên, tất cả chúng tôi đều có một cảm giác rất kỳ lạ cứ rạo rực liên hồi, tóc gáy dường như dựng đứng cả lên. Dù là giọng ca được phát ra từ đôi họng kèn đỏ trước mặt, nhưng đó lại là những thứ âm thanh rất mềm mại, đẹp và dễ chịu không hề có hiện tượng bị gắt hay hơi chói như tất cả các đôi loa kèn khác mà chúng tôi đã từng nghe. Âm hình và tiếng ca sĩ rất rõ, khá tập trung - mọi âm thanh nhạc cụ đều rõ và rất thật không hề bị pha lẫn vào nhau.
Đôi Violon MK 6 này có độ nhạy khá tốt, khoảng 91dB dễ dàng được kéo bởi các ampli đèn công suất vừa phải. Trong trường hợp này, chúng tôi đang nghe thử với chiếc ampli tích hợp The Absolute Tune của hãng Einstein Audio với công suất chỉ vỏn vẹn 50w / kênh ở mức trở kháng 8 ohm.
Phòng nghe của Acapella được thiết kế trải trên 3 mặt, mỗi mặt trưng bày một số model.
Điều đặc biệt là chất lượng âm thanh rất ấn tượng và hầu như không bị ảnh hưởng bởi kiểu bố trí này.
Ở mặt này là các model: Violon (kèn đỏ), Campanile (kèn trắng) và Fidelio II
Chuyển sang đôi loa to hơn – đôi Triolon Excalibur, với kích thước khá đồ sộ (cao đến 2.1m và tổng trọng lượng hơn 1 tấn). Để kéo đôi loa này, chúng tôi nhận thấy ông H.Winters sử dụng đôi monoblock của Einstein với tên gọi The Final Cut Ultimate phiên bản đặc biệt kỷ niệm 20 năm thành lập hãng Einstien. Dù là ampli đèn nhưng chiếc ampli Final Cut Ultimate này có công suất khá ấn tượng: 70W / kênh. Ngoài ra, đôi loa Acapella Triolon Excalibur còn sở hữu một ưu điểm khó đôi loa nào có thể bì kịp, đó chính là khả năng hoạt động ở những mức trở kháng cực thấp, ở một số trường hợp tổng trở của loa có thể xuống đến 2 ohm.
Nếu tinh ý, bạn sẽ phát hiện ra rằng họng kèn và củ loa của Acapella không hề nằm trên mặt phẳng vuông góc với mặt đất như các thiết kế loa truyền thống; Ở mỗi model, họng kèn đều được bố trí một góc nghiêng nhất định do chính A. Rudolph tính toán và quyết định để mang đến sự đồng pha giữa các dải tần.
So với Violon MK 6, màn trình diễn của Triolon Excalibur ấn tượng hơn rất nhiều.
Phóng viên HFVN chụp hình lưu niệm tại showroom của Acapella
Ở mặt này, Acapella giới thiệu thiết kế đầu bảng hiện nay: Poseydon (kèn xanh) và LaCampanella Alto (kèn đỏ)
Ở mặt chính diện là đôi Triolon và Harlekin MK 2
Vốn là người yêu âm nhạc, trong phòng nghe của Hermann Winters còn có trưng bày một chiếc đàn piano cổ
Triolon, Campanile, Violon đều là những đôi loa đã từng có mặt tại Việt Nam
Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy còn có sự có mặt của đôi loa mới Apollon.
Cùng với Poseydon, đây thể hiện xu hướng đặt tên loa theo các vị thần Hy Lạp.
Có lẽ trong tương lại, chúng ta còn có dịp gặp gỡ nhiều vị thần khác từ Acapella
Quá đỗi ngạc nhiên, chúng tôi thử luôn cả đôi loa lớn nhất có trong phòng nghe: Đôi Poseydon với hai họng kèn xanh dương và 12 củ loa bass 10inch mỗi chiếc (trong số đó 8 củ bố trí bên ngoài thùng loa và 4 củ được bố trí ẩn phía trong thùng loa). Tuy nhiên, lần này đối tác quen thuộc Einstein đã được thay đổi, trước mặt chúng tôi là một chiếc ampli khá to và chắc chắn làm bằng nhôm với chiều cao ước lượng khoảng 40cm.
Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc với chiếc ampli, ông H.Winters quay sang cười và giới thiệu: "Đây là một thiết kế mới của Acapella với tên gọi LaMusika, tôi chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng của nó". Vẫn là album Uncompressed World Vol. 2 lúc nãy, thế nhưng khi những nốt nhạc đầu tiên của bản Sleep While do ca sĩ Benedicte Torget thể hiện được cất lên, không gian xung quanh chúng tôi bỗng long lanh lạ thường. Khó có thể diễn tả chính xác những gì đang diễn ra, rất lôi cuốn, rất ngọt ngào. Chưa bao giờ chúng tôi được nghe những âm thanh tuyệt vời đến như vậy.
Chúng tôi ngồi nhịp tay theo những giai điệu thấm thoát đã trải qua những sáu bài liên tục thế nhưng cảm xúc và tâm hồn của chúng tôi vẫn cứ lơ lửng theo từng nốt nhạc. Nếu ông H. Winters không "đánh thức" chúng tôi bằng ly cà phê Trung Nguyên nóng thơm lừng, có lẽ chúng tôi sẽ không thể ngừng lại mà vẫn tiếp tục nghe hết cả ba chiếc đĩa CD mà chúng tôi được tặng gia đình Schunk tặng trong chuyến viếng thăm hãng Accustic Arts vài ngày trước...
Mời quý độc giả tiếp tục đón theo dõi các bài phóng sự chi tiết thuộc chuyên đề [Hi-end Tour] Vòng quanh nước Đức:
- [Hi-end Tour] Vòng quanh nước Đức
- [Vòng quanh nước Đức] Câu chuyện về Accustic Arts
- [Vòng quanh nước Đức] Acapella Audio Arts - Huyền thoại trong thế giới Hi-end
- [Vòng quanh nước Đức] Einstein Audio [Đang cập nhật...]
- [Vòng quanh nước Đức] Elac Electroacustic [Đang cập nhật...]
Mai Nguyễn & Nhóm phóng viên
Hifivietnam.vn
Hifivietnam.vn
Chủ đề tương tự
Người đăng:
vnfx
Ngày đăng:
Người đăng:
maihuuluong
Ngày đăng:
Người đăng:
CongAudio
Ngày đăng: