- Tình cờ thấy tấm hình cụ Ghềnh chụp trước 1975 có trụ thép bao quanh để bảo vệ tránh bị va đập trực tiếp. Nay thì chắc lý do abc gì đó các trụ thép đã bị lấy đi mà không (hoặc quên) có kế hoạch gắn lại, vì vậy cụ Ghềnh đã bị sụm sau khi bị em "Lan" lũi vào.
- Không có liên quan, chỉ nhắc lại chuyện cách đây 10 năm. Một (chắc chỉ có MỘT) cán bộ của nhà thầu thi công cầu Rạch Miễu đã thuê thợ lặn cắt vỏ thép ống khoan cọc nhồi trụ cầu. Chuyên gia của BQLDA nói không sao đâu.
- Mấy vụ nổ bình hơi tè le (chưa nói đến vụ nổ đầu đạn, bom cũ còn sót lại sau chiến tranh). Sau mỗi lần nổ thì lại có các kế hoạch kiểm tra, thống kê, rà soát lại xyz....
2013:
http://www.baomoi.com/Lung-tung-trong-quan-ly-binh-bom-hoi/c/11269026.epi
2015:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150413/bom-no-cham-day-duong/733028.html
2016, hôm nay:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...loai-bo-tu-than-trong-khu-dan-cu/1070950.html
Khuyến mãi thêm tấm hình trong hẽm 71 Điện Biên Phủ, P15, Q. BT. Một trái bom hơi cực lớn về kích thước (phục vụ cho xe tải) & tuổi tác chắc cũng lớn không kém (hy vọng nó được kiểm định an toàn theo định kỳ). Gần đó là trường mầm non & nhà văn hóa phường. Em tình cờ ngồi đây uống cafe cách đây 5 năm, thấy nó em hết muốn ngồi luôn. Sáng nay đi ngang, nó vẫn còn đó
Còn bao nhiêu cây cầu được gọi là huyết mạch này nọ còn thiếu sự bảo vệ cần thiết? Còn bao nhiêu vụ nổ bình hơi trong kdc nữa thì mới quản lý & ngăn ngừa được?
MẤT NHIỀU BÒ MÀ ĐÃ LO LÀM CHUỒNG CHƯA?