Hạng D
10/10/11
3.772
753
113
Đây là vấn đề mà QL13, Nguyễn Hữu Thọ và các đường có 2 làn. Vượt bên phải và ko quá tốc độ cho phép dù có chuyển về làn trái sau khi vượt mà đảm bảo an toàn thì hoàn toàn đúng luật.

http://www.atgt.vn/huong-dan-vuot-phai-cho-dung-luat-khi-lai-xe-tren-duong-d107580.html


Theo quy định, trường hợp trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.
Hỏi
Ông Trần Vũ Hiển (Hà Nội) điều khiển xe ô tô 5 chỗ lưu thông trên quốc lộ có dải phân cách cứng giữa 2 chiều và ngoài khu dân cư, tốc độ tối đa quy định là 80km/h, hướng xe ông Hiển lưu thông có 2 làn đường không quy định dành riêng cho phương tiện nào
Khi đang lưu thông trên làn bên trái, xe ông Hiển gặp xe cùng chiều di chuyển với tốc độ thấp khoảng 50km/h. Ông Hiển bật đèn tín hiệu để xin vượt và theo quan sát phía trên xe đó không có chướng ngại vật, tuy nhiên xe lưu thông phía trên không đi sang phần đường bên phải
Sau khi quan sát thấy làn bên phải không có chướng ngại vật, có thể chuyển làn an toàn, ông Hiển bật đèn tín hiệu để chuyển sang làn bên phải, lưu thông theo đúng tốc độ quy định, vượt qua xe phía trên rồi sau đó bật đèn tín hiệu di chuyển quay lại làn bên trái.
Ông Hiển hỏi, trường hợp như vậy ông có phạm lỗi vượt phải không hay được coi là chuyển làn đúng luật? Nếu trong trường hợp phạm lỗi vượt phải thì ông Hiển phải làm thế nào để vượt xe đi trước mà không phạm luật?
Về vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải trả lời như sau:
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn”.
Khi vượt, các xe phải vượt về phía bên trái và xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện xin vượt đã quan sát phía trước xe không có chướng ngại vật và đã có tín hiệu xin vượt nhưng xe phía trước không đi sang phần đường bên phải, thì tùy vào tình hình giao thông và tín hiệu vạch sơn, người điều khiển phương tiện có thể quyết định việc chuyển làn để đảm bảo lưu thông theo tốc độ quy định tại làn đường xe chạy.
 
Hạng F
7/8/14
8.543
7.354
113
58
Bộ trả lời có tiến bộ rồi:)
Như vậy cũng gián tiếp đồng ý đường đôi có 2 lane không có 412 thì 4b có quyền chạy 2 lane
 
  • Like
Reactions: Black Tomato
Hạng D
17/10/15
1.008
5.479
113
Bộ trả lời có tiến bộ rồi:)
Như vậy cũng gián tiếp đồng ý đường đôi có 2 lane không có 412 thì 4b có quyền chạy 2 lane

Đành rằng cách trả lời này từ Bộ GTVT đã cho thấy sự cầu thị, tiến bộ và quan tâm đến bức xúc của dư luận nói chung nhưng chỉ là một cách đồng ý gián tiếp, nói miệng... chính xác như lời bác đã nhận định. Tuy có thể lạc quan hơn đôi chút nhưng để vận dụng được và giải thích điều này với CSGT (hay xxx) lại là một vấn đề nhiêu khê. Lỡ cương nhau tới cùng rồi mang ra tòa phân xử, tới 99% người đi kiện lại sa vào ngõ cụt và thất thế như bác gì đấy ngoài HN đi kiện CA Q.Cầu Giấy để chứng minh thế nào là ngã ba!

Tại sao Bộ ko cụ thể hóa mớ rối rắm này bằng một hình thức như đưa vào văn bản dưới luật (thông tư, quy tắc, quy chuẩn...) để giải thích cụ thể cho xã hội áp dụng? Được như vậy thì mới mong một ngày nào đó tất cả các vấn đề chưa đúng của luật có thể mang ra trình QH để chính thức đưa luôn vào luật và ban hành rộng rãi?

Chắc em đang "mơ về nơi xa lắm", zị thoy em zọt đây... :D
 
Hạng D
24/3/15
1.508
2.754
113
Lâm Đồng
www.otosaigon.com
Luật cấm vượt phải => vượt phải kiểu gì cũng lỗi. Thay từ vượt thành từ chuyển làn là xong thôi mặc dù ai chả biết mục đích chuyển làn là để vượt bên phải. => vượt phải hợp pháp = chuyển làn nơi cho phép
Luật cũng cấm chạy ngược chiều bên trái. Nhưng lúc đó vượt thì lại được => Chạy ngược chiều hợp pháp = vượt trái nơi không cấm
:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: ntt61 and nt.08437
Hạng D
18/2/10
3.282
3.147
113
Không lẽ mấy bác lại đi nghe lời thằng đánh máy ?
Đến thằng giám đốc đóng dấu ký tên còn chưa chắc hợp pháp không nữa là (do không thừa ủy quyền của HĐQT cho việc đó)

Đến dân hỏi bộ trưởng trả lời, cũng chưa chắc, có tranh cãi khi ra tòa đều dựa trên luật và nhận định chủ quan của chủ tọa, chứ trả ai móc câu trả lời của ông nào ra cả!
 
  • Like
Reactions: Black Tomato
Hạng F
1/6/15
5.555
29.172
113
Đọc chơi cho vui thôi, chứ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền giải thích Luật GTĐB
 
Hạng C
31/12/12
638
878
93
Ở đất SG này ai mà chả vượt phải nhỉ ...
Cơ mà lỡ chuyển qua lane phải để tăng tốc rồi thì chạy xa xa một chút hãy quay lại lane trái hoặc chạy lane phải luôn.
Iem chuyển làn chứ iem không có vượt nhóe :D
 
  • Like
Reactions: Châu Nguyễn
Hạng D
7/6/11
1.323
517
113
42
Đổi tiêu đề đi bác ơi, vượt phải hoàn toàn sai luật mừ....
 
Hạng F
7/8/14
8.543
7.354
113
58
Đổi tiêu đề đi bác ơi, vượt phải hoàn toàn sai luật mừ....
Nghị định 171 có cho phép mà bác
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
MỤC 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

..................
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7, Điểm a Khoản 8 Điều này;
c) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;