Bất chấp mọi sự phản đối và quan ngại của các chuyên gia , 1.000 km Wattway - con đường phủ đầy các tấm phản quang đã chính thức khánh thành trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Năng lượng và Phát triển Bền vững Pháp Ségolène Royal cùng đông đảo báo giới.[pagebreak][/pagebreak]
Dự án này đã được khởi động từ năm 2015 do công ty Colas và Viện Năng lượng Mặt trời Pháp (INES) hợp tác thực hiện. Theo dự án, Colas sẽ lát một loại pin năng lượng mặt trời điện lên mặt đường cao tốc. Loại pin này làm bằng silicon kết tinh, đã được Colas nghiên cứu sản xuất từ năm 2009, đủ sức chịu đựng cân nặng của xe tải nặng dù độ dày toàn bộ của tấm Wattway chỉ là 7 mm.
Giám đốc điều hành Colas, Hervé Le Bouc trao đổi với tạp chí Les Echoes năm ngoái, khi công bố Wattway rằng khi thực hiện dự án này "Không cần phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng" và "Wattway đã được thử nghiệm chịu được lưu lượng giao thông trong 20 năm của một con đường bình thường, với một triệu xe cộ lưu thông mà không hề bị dịch chuyển". Các tấm năng lượng cũng có khả năng chống chịu thời tiết. Các pin silicon được bao kín an toàn, khô ráo khi trời mưa, và độ mỏng cho phép đáp ứng sự giãn nở do nhiệt của vỉa hè.
Trước đó, Colas cho biết trên lý thuyết, mỗi km đường cao tốc Wattway có thể phát điện đủ dùng cho 5.000 hộ. Điều này có nghĩa là với 1.000 km đường cao tốc năng lượng mặt trời có thể cung cấp điện cho 3,1 triệu hộ, khoảng 10% dân số nước Pháp. Dựa trên giả định rằng chỉ 10% thời gian các tấm năng lượng bị xe cộ che khuất, và trong khoảng thời gian ban ngày còn lại liên tục được Mặt Trời chiếu sáng, công ty ước tính 20 m2 Wattway sẽ cung cấp đủ điện cho một hộ gia đình, không bao gồm sử dụng hệ thống sưởi.
Khi được khởi công xây dựng tại Pháp với chi phí chính thức 5 triệu EUR (5,2 triệu USD), Colas đã đính chính lại rằng Wattway có thể cung cấp đủ năng lượng cho 3.400 hộ dân sống gần con đường.
Dự án “Wattway” của Pháp thực sự là vĩ đại nếu so sánh với dự án “SolarRoad” của Hà Lan. SolarRoad chỉ là một làn đường đi xe đạp và dài khoảng 70 mét được lát pin mặt trời và thủy tinh. Năm ngoái, giải pháp của Colas đã đoạt giải thưởng của Hội nghị Quốc tế về Biến đổi Khí hậu ở Paris (COP21).
Trước đó, rất nhiều chuyên gia quang năng cho rằng dự án này bất khả thi vì chi phí đắt đỏ, thiếu an toàn và kém hiệu quả hơn so với cách đặt các tấm pin quang năng lên mái nhà.