Hạng D
5/1/09
1.018
202
78
VŨNG TÀU - VIETNAM
<h3> Thuế bảo vệ môi trường “doạ” đẩy giá xăng dầu</h3> (Dân trí) - “Nghịch lý” thuế áp cho xăng dầu quá cao trong khi giá hiện đã gánh hơn 40% các loại thuế, phí; thuế với than chỉ bằng 1 - 5% giá bán, sàn và trần đều quá thấp… là những nội dung bị “chỉnh” trong dự luật Thuế bảo vệ môi trường trình QH sáng 31/5.

Cơ quan soạn thảo dự án luật đề xuất 5 nhóm hàng hoá đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường, gồm: xăng dầu, than, túi nhựa xốp, dung môi chất làm lạnh HCFC, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng. Các nhóm hàng hoá này được xác định khi sử dụng gây ô nhiễm trên diện rộng.

Xăng dầu là sản phẩm có chứa một số chất hoá học như chì, lưu huỳnh... ngay cả khi chưa sử dụng đã phát thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đây cũng là mặt hàng sử dụng rộng rãi với lượng lớn tới 15 triệu tấn/năm, nguy cơ gây ô nhiễm diện rộng. Chính phủ đề xuất một khung thuế rộng, mức tối đa trong khung đề xuất 4.000 đồng/lít xăng, 2.000 đồng/lít dầu (tương đương khoảng 25% giá bán hiện hành).

xang.jpg
[font="tahoma; font-size: 10pt"]Gánh thêm 4.000 đồng thuế/lít, giá xăng dầu sẽ lại vống lên. [/font]​
Than thì được xác định gây ô nhiễm trong quá trình đốt cháy, thải khí CO2, SO2 lớn với lượng tiêu thụ khoảng 30 triệu tấn/năm. Khung thuế dự kiến áp cho than tương đương mức hiện nay: 6.000 - 30.000 đồng/tấn (tương đương 1 - 5% giá bán) cũng nhằm hạn chế khai thác, sử dụng tiết kiệm, dự phòng khi phải nhập khẩu than thời gian tới.

Mặt hàng túi nhựa xốp được áp thuế “vọt” hơn (20.000 - 30.000 đồng/kg, tương đương khoảng 100 - 150% giá bán hiện hành) nhằm hạn chế tối đa “nạn” phát miễn phí, tràn lan loại sản phẩm không thể phân huỷ, “đầu độc” đất này.

Nhóm dung dịch HCFC trong công nghiệp làm lạnh, điều hoà không khí là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính mà hiện Việt Nam phải nhập khẩu 100%, được định mức thuế từ 1.000 - 5.000 đồng/kg (tương đương 3 - 15% giá bán).

Nhóm thuốc bảo vệ thực vật, do giá thành quá rẻ nên hiện bị lạm dụng, tạo dư lượng tồn tại trong thực phẩm, đất, nước, không khí… Dự luật quy định mức thuế bảo vệ môi trường từ 500 - 3.000 đồng/kg thuốc tuỳ theo mức độ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Chủ nhiệm UB tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng nhiều ý kiến không tán thành việc xác định 5 nhóm hàng hoá áp thuế như trên vì “vô tình” loại bỏ nhiều mặt hàng gây ô nhiễm khác (đặc biệt các loại hoá chất như chất tẩy rửa, hạt níc…), không đảm bảo tính khái quát, công bằng của luật.

Các tiêu chí xây dựng khung thuế theo luật cũng chưa thuyết phục đại biểu, chưa thống nhất. Theo đó, mức trần khung thuế suất với xăng là 25% tính trên giá bán trong khi với than chỉ bằng 1%, túi xốp nhựa lại “vống” lên 100%... chưa được lý giải với các tiêu chí cụ thể. Biên độ khung thuế với từng nhóm hàng cũng được đánh giá quá rộng.

phungquochien2.jpg
[font="tahoma; font-size: 10pt"]“Chất vấn” thêm Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển trong giờ nghỉ (ảnh: Việt Hưng). [/font]​
Biên độ khung thuế với xăng dầu rộng, mức trần 4.000 đồng/lít quá cao vì hiện giá xăng dầu đã “gánh” nhiều loại thuế, phí, chiếm tới hơn 40% giá thành. Cơ quan thẩm tra dự án luật yêu cầu tính lại hợp lý để tránh đẩy giá bán xăng dầu, tác động đến đời sống, khả năng kiềm chế lạm phát, duy trì cân đối kinh tế vĩ mô.

Cũng có ý kiến chỉ ra “nghịch lý” thuế với xăng từ 1.000 - 4.000 đồng, cao hơn thuế với dầu diezel 500 - 2.000 đồng trong khi sử dụng xăng ít gây ô nhiễm hơn dầu.

Mức thuế với than lại được đánh giá là ấn định sàn 6.000 đồng/tấn quá thấp, đề nghị thu hẹp biên độ khung thuế, phân loại từng loại than dựa trên mức độ gây ô nhiễm, đồng thời nâng cả mức trần và mức sản với loại nhiên liệu này.

Về việc phân chia nguồn thu thuế bảo vệ môi trường, UB tài chính ngân sách đánh giá còn quá chung chung. Nguyên tắc phân chia giữa ngân sách TƯ và địa phương nhưng không làm rõ tỷ lệ phân chia, thẩm quyền phân chia và mục tiêu sử dụng nguồn thu.

Cơ quan thẩm tra “bác” quy định này, yêu cầu xét việc phân chia trên cơ sở quyền lợi của địa phương, nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh bị ô nhiễm để khắp phục hậu quả môi trường.

Đây là lần đầu tiên, dự án Luật thuế bảo vệ môi trường được trình ra Quốc hội.

[font="arial; font-size: 10pt"]Tổng thu các khoản phí bảo vệ môi trường năm 2008 chỉ đạt 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả số thu từ phí xăng dầu 9.000 tỷ đồng/năm thì tổng số thu là 10.224 tỷ đồng/năm. [/font]​
[font="arial; font-size: 10pt"]
Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trong khi nhu cầu tài chính cho bảo vệ môi trường hiện hành rất lớn. Tính riêng nhu cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, khu công nghiệp đã lên tới17.678 tỷ đồng/năm.[/font]



P. Thảo​
 
Hạng D
17/4/06
1.429
15
38
56
khói xe sẽ bay theo chiều gió, nên thuế cũng lựa theo con gió mà ... tăng thôi :D
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Tăng chi>Tăng thu>Tích cực tăng thuế chứ làm cách gì?
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.357
113
Sắp tới còn cái ĐSCT nên thuế chắc chắn còn tăng, chuyện bình thường mà
 
Hạng D
6/7/08
4.291
3.072
113
Tham nhũng nhiều qua -------> vay nợ nhiều thì bây giờ còng lưng trả nợ thôi chứ còn gì nữa. Mấy cái loại phí này chỉ là hợp thức hóa để bắt dân nộp thuế thôi. Không trả nổi thì như ông Hy lạp kia kìa. Coi bộ mai sau con cháu phải trả nhiều loại phí lăng nhăng hơn nữa
 
Hạng D
17/3/07
1.270
15
0
14
dân việt giàu hơn dân mỹ , nên xăng dầu phải mua mắc tiền hơn
 
Hạng B2
29/1/08
498
256
63
mai mốt thêm thuế sử dụng tài nguyên là không khí bác nào không đóng thuê thì vui lòng đừng có mà thở nhé !!
 
Hạng D
25/8/06
1.341
391
83
Thuế chất thải rắn và chất thải lỏng nữa đó các bác:D. Em nghe Tây đồn là phải thu tất tần tật. Bác nào uống Bia nhiều coi chừng nhé, thu vô giá bán Bia luôn hoặc là cho nhân viên đứng canh ngay... thu tiền:D