Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
26/2/14
6
0
0
<h2>Vậy là… kể từ ngày 2-4-2014 tới đây, những công trình xây dựng không phép, sai phép, sai thiết kế, sai quy hoạch sẽ chính thức được tồn tại hợp pháp nếu chủ đầu tư chịu đóng tiền phạt, theo Thông tư 02 của Bộ Xây dựng vừa ban hành - quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 212 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.</h2>
bat-dong-san-1012-2.JPG
Cụ thể, đối với các công trình xây dựng sai giấy phép xây dựng được cấp, không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng)… mà đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thì vẫn có thể được hợp pháp hóa nếu các công trình xây dựng đó không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp.
Tất nhiên, để hợp pháp hóa được các công trình xây dựng không phép, sai phép, sai thiết kế, sai quy hoạch nói trên thì chủ đầu tư phải đóng phạt. Theo Thông tư 02, ngoài việc bị xử phạt hành chính (từ 500 ngàn đồng đến 50 triệu đồng, tùy từng hành vi cụ thể) chủ đầu tư còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Quy định của Bộ Xây dựng đã quá rõ ràng, nhưng…
Thời gian qua có không ít trường hợp các công trình xây dựng sai phép, không phép (không chỉ nhà ở riêng lẻ mà cả những cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng) và việc xử lý không nhất quán. Có lúc các công trình xây dựng trái phép này chỉ bị phạt và cho tồn tại; có lúc thì chủ đầu tư bị cưỡng chế phải tháo dỡ những phần xây dựng trái phép.
Việc xử lý không nhất quán thường gây những luồng dư luận trái ngược, một bên đòi kỹ cương phép nước phải được tôn trọng tối đa; một bên lập luận không nên đập bỏ một cách lãng phí những công trình đã xây dựng tuy trái phép nhưng đã hoàn chỉnh. Trong thực tế, việc hợp pháp hóa những công trình sai phép như thế giúp chủ đầu tư thu lợi lớn trong khi mức phạt lại không đáng kể, làm nhiều chủ đầu tư cố tình xây dựng sai giấy phép để hưởng lợi.
Nay, việc xử lý các công trình sai phạm được quy định chặt chẽ, có thể loại trừ việc xử lý theo cảm tính hay do “chạy cửa sau”. Các cơ quan thừa hành đã có bộ khung pháp lý để hành xử nhất quán hơn trước.
Tuy nhiên, nếu quy định này bị lợi dụng (rất dễ bị lợi dụng vì chủ đầu tư và chính quyền đều có lợi) thì kiến trúc không gian đô thị sẽ bị phá vỡ, biến dạng… và người “chịu thiệt hại” không ai khác là công đồng dân cư và chính sự phát triển của đô thị đó.
Giáo sư Phan Văn Trường, giảng viên bộ môn Kinh tế quy hoạch vùng, trường Đại học kiến trúc TPHCM cho rằng, để xảy ra hiện tượng xây dựng sai phép, không phép rồi sau đó phải tháo dỡ đã là câu chuyện không thể chấp nhận được trong công tác quản lý đô thị rồi; nay những công trình sai phép, không phép đó còn được phép hợp pháp hóa nữa thì không còn gì là kỷ cương phép nước nữa (trong quản lý đô thị)!



 
Bò Hóng
22/1/13
1.549
33.180
113
ngo_anhvu2000 nói:
E thua với chính sách thay đổi như chong chóng này


Cái này mà chong chóng gì bác! nghị định 23 nó có từ năm 2009, giờ chuyển sang 121 - 2014 tính ra là 5 năm rồi. Suốt 5 năm trời áp dụng theo 23 có múc được thằng nào đâu. Đau là đau mấy chú vừa bị quất hồi cuối năm rồi, chứ để sang đầu năm nay thì phẻ :D
 
Status
Không mở trả lời sau này.