Những ai quan tâm đến giải đua xe 2 bánh hàng đầu thế giới MotoGP đều không thể không để mắt đến những chiếc xe đua phân khối lớn qua các mùa giải. Tương tự như xe đua F1, các xe đua tham gia giải đua MotoGP đều phải đáp ứng được một công thức chung về động cơ.
Đầu tiên, xe đua MotoGP là những chiếc xe đua độc quyền. Nghĩa là chúng chỉ được sản xuất riêng nhằm tham gia thi đấu và không có sẵn để bán trên thị trường cũng như không được hợp pháp hóa để lăn bánh trên đường phố.
Quy định về phân khối xe (dung tích động cơ)
MotoGP được thành lập như một Giải vô địch thế giới bởi Liên đoàn xe máy Quốc tế FIM vào năm 1949. Kể từ lúc đó đến năm 2002, các quy định kỹ thuật mới cho phép các nhà sản xuất sử dụng động cơ 4 thí và tăng dung tích động cơ lên 990cc.
Đến năm 2007, các quy định đã được thay đổi, giới hạn dung tích động cơ xuống 800cc và một lần nữa vào năm 2012, khi chúng cho phép thiết lập dung tích động cơ 4 thì tối đa
1000c.
Xe đua MotoGP 2020 của đội Ducati
Tổ chức song song với giải MotoGP là 2 phân hạng thấp hơn, đồng nghĩa với quy định dung tích động cơ cũng thấp hơn là Moto2 và Moto3 với dung tích xy lanh lần lượt là 600cc và 250cc.
Thông số phổ biến của 1 động cơ xe MotoGP có thể được tóm tắt lại như sau:
Ngoài dung tích và số lượng xi-lanh cho mỗi loại, động cơ bị hạn chế đối với động cơ pít-tông
KHÔNG được sử dụng siêu nạp Supercharger hoặc tăng áp Turbocharger.
Kể từ năm 2016 trở đi, tất cả xe đua MotoGP đều chạy một gói phần mềm Magnetti Marelli ECU và gói phần mềm thường được gọi là phần mềm thống nhất.
Bất kỳ nhà sản xuất nào mới sử dụng paddock hoặc không giành chiến thắng trong cuộc đua khô ở mùa trước, đều được hưởng lợi từ các nhượng bộ khác nhau về tương đồng động cơ, thử nghiệm và độ bền của động cơ: tay đua từ các nhà sản xuất này có thể sử dụng tối đa chín động cơ mỗi mùa, thay vì bảy.
Về hộp số
Hộp số được sử dụng tối đa là hộp số
6 cấp. Tuy nhiên công nghệ tiên tiến đã giúp MotoGP có một bước ngoặc mới với
Hộp số liền mạch (Seamless shift gearbox – SSG) kể từ khi Honda trở thành nhà sản xuất đầu tiên sử dụng nó vào năm 2011.
Công nghệ hộp số liền mạch được áp dụng lần đầu tiên rên xe đua F1 năm 2006. Công nghệ này cho phép xe bắt vào số mới trước khi số cũ ngắt hoàn toàn.
Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2011 cho thấy, thời gian chuyển số trung bình của Honda là khoảng 8ms, Yamaha là 27ms và của Ducati là 42ms.
Ngoài việc trình diễn khả năng vận hành trên đường đua tốc độ, MotoGP cũng là nơi các nhà sản xuất phô diễn công nghệ và khả năng thiết kế đỉnh cao của mình.
Chính vì vậy các chi tiết trên xe đua chế tạo từ các vật liệu đắt tiền, cứng và cực nhẹ như titan và sợi carbon và được hưởng lợi từ công nghệ tiên tiến (phanh đĩa carbon, hệ thống quản lý động cơ, kiểm soát lực kéo), không có trên xe thông thường.
Cận cảnh một bộ phanh carbon của Brembo trên xe đua Moto GP cho phép tay đua rà phanh liên tục mà không sợ bị mất phanh.
Nguồn: Tổng hợp