SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG XE NÂNG HÀNG
[xtable=border:0|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
A. PHÂN LOẠI
Hiện nay, các loại xe nâng được phân loại dựa trên nhiên liệu sử dụng
- Xe nâng TCM - Xe nâng dầu (diesel, xe động cơ)
- Xe nâng điện (đứng lái, ngồi lái)
- Xe nâng xăng gas
- Xe điện (stacker)
Tùy vào công việc của từng nhà máy, xí nghiệp mà lựa chọn các loại xe nâng khác nhau. Ví dụ:
- Sản xuất linh kiện điện tử: chủ yếu lựa chọn xe điện (đứng lái, ngồi lái). Có một số công ty dùng xe dầu chạy bên ngoài nhà xưởng.
- Siêu thị: thường dùng xe điện. Lý do: liên quan đến thực phẩm - yêu cầu sạch sẽ.
- Dược phẩm: thường dùng xe điện đứng lái. Lý do: liên quan đến sản xuất và lưu kho sản phẩm thuốc.
- Vật liệu xây dựng (gạch, xi măng), Cơ khí - Chế tạo máy, Sản xuất Giấy, Bao bì...: thường dùng xe dầu.
- May mặc: chọn xe điện. Lý do: Liên quan đến cháy nổ...
....
B. ƯU ĐIỂM - HẠN CHẾ CỦA TỪNG DÒNG XE NÂNG
1. XE NÂNG DẦU (DIESEL FORKLIFT)
a. Ưu điểm
- Phổ biến nhất ngành xe nâng. Chiếm khoảng 60% tổng số xe bán ra.
- Phụ tùng thay thế sẵn có, dễ tìm
- Có thể làm việc trong mọi điều kiện môi trường
- Có thể làm việc 24 giờ x 7 ngày (xe điện thường làm 5~7 tiếng rồi phải sạc ắc quy)
b. Hạn chế
- Tạo tiếng ồn lớn, Tạo cặn bẩn, Có thể chảy dầu ==> Không phù hợp với một số môi trường bên trong nhà xưởng, nơi yêu cầu cao về chống cháy nổ, sạch sẽ...
- Độ rộng quay xe lớn. Không phù hợp với nơi làm việc nhỏ hẹp.
2. XE NÂNG ĐIỆN NGỒI LÁI (COUNTER BALANCE)
a. Ưu điểm
- Sạch sẽ, tiếng ồn rất nhỏ ==> Phù hợp với môi trường bên trong nhà xưởng, đặc biệt ngành thực phẩm - đồ uống, linh kiện điện tử, dược phẩm
- Bánh xe giống với bánh xe dầu nên xe có thể di chuyển trên quãng đường dài. Không lo bị vỡ bánh như xe điện đứng lái.
- Chi phí nhiên liệu thấp hơn so với xe dầu (nếu so sánh cùng thời gian làm việc, môi trường làm việc)
- Dễ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra xe hơn so với dòng xe dầu, xe xăng gas
b. Hạn chế
- Thời gian làm việc 5~7h rồi sau đó phải sạc đầy ắc quy. Với các công ty làm việc 3 ca/ngày, nên mua thêm ắc quy dự phòng.
- Tổng chi phí đầu tư đắt hơn xe dầu
- Sau vài năm sử dụng, xe điện sẽ yếu hơn xe dầu (nếu so sánh cùng thời gian làm việc, môi trường làm việc)
3. XE NÂNG ĐIỆN ĐỨNG LÁI (REACH TRUCK)
a. Ưu điểm
- Sạch sẽ, tiếng ồn rất nhỏ ==> Phù hợp với môi trường bên trong nhà xưởng, đặc biệt ngành thực phẩm - đồ uống, linh kiện điện tử, dược phẩm
- Độ rộng quay xe (hành lang di chuyển) nhỏ. Rất phù hợp với các khu vực giá kệ.
- Chi phí nhiên liệu thấp hơn so với xe dầu (nếu so sánh cùng thời gian làm việc, môi trường làm việc)
- Dễ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra xe hơn so với dòng xe dầu, xe xăng gas
b. Hạn chế
- Bánh xe bằng chất liệu PU, cao su. Dễ vỡ bánh trong các trường hợp: đường mấp mô không phẳng, nhiều gờ, di chuyển trên quãng đường dài...
- Thời gian làm việc 5~7h rồi sau đó phải sạc đầy ắc quy. Với các công ty làm việc 3 ca/ngày, nên mua thêm ắc quy dự phòng.
4. XE NÂNG XĂNG GAS (LPG FORKLIFT)
a. Ưu điểm: Các ưu điểm tương tự xe dầu
b. Hạn chế
Chất lượng gas tại Việt Nam không đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất xe. Về lâu dài, gas tạo cặn bẩn làm hỏng bộ mix.
Do đó, sau một vài năm, xe xăng gas không đảm bảo công suất như xe dầu
5. XE NÂNG ĐIỆN LOẠI NHỎ (ELECTRIC STACKER)
a. Ưu điểm
- Chi phí đầu tư thấp: Chỉ bằng khoảng 70% so với xe điện đứng lái
- Sạch sẽ, tiếng ồn nhỏ, độ rộng quay xe nhỏ nên phù hợp làm việc bên trong nhà máy, khu vực giá kệ
- Dễ quản lý và bảo dưỡng
b. Hạn chế
- Bánh xe bằng chất liệu PU, cao su. Dễ vỡ bánh trong các trường hợp: đường mấp mô không phẳng, nhiều gờ, di chuyển trên quãng đường dài...
- Công suất làm việc yếu hơn xe điện đứng lái (reach truck)
- Khó điều khiển hơn so với xe điện đứng lái (reach truck)
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]