Hạng B2
12/5/17
287
132
43
36
https://news.otofun.net/eu-se-bai-bo-thue-10-doi-voi-o-to-nhat-11021.html
EU SẼ BÃI BỎ THUẾ 10% ĐỐI VỚI Ô TÔ NHẬT

Nếu thoả thuận tự do thương mại mang tính lịch sử được thông qua, ô tô Nhật xuất khẩu sang EU sẽ không phải chịu thuế suất 10% như hiện nay nữa.
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản vừa tháo bỏ được một số vướng mắc, mở đường cho một hiệp định tự do thương mại song phương trong nhiều năm tới. Trước đó, Hiệp định đối tác EU - Nhật Bản (EPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã trải qua 4 năm đàm phán với 17 vòng.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}EU sẽ bãi bỏ thuế 10% đối với ô tô Nhật{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo hãng tin Bloomberg, các vướng mắc đàm phán tập trung vào mức thuế đối với các sản phẩm ô tô của Nhật Bản hay rượu, phô-mai và các mặt hàng thực phẩm khác từ EU. Nhật Bản muốn chấm dứt mức thuế 10% mà EU áp với ô tô nhập khẩu từ nước này trong vòng 5-10 năm tới và bỏ thuế 4% đối với phụ tùng ô tô.
Ngược lại, EU muốn Tokyo giảm thuế 15% đối với rượu vang và 30% đối với phô-mai. EU là nhà xuất khẩu phô-mai lớn nhất thế giới, trong khi đó các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản đang tìm kiếm một sân chơi bình đẳng ở châu Âu với các đối tác Hàn Quốc.
Phát biểu trên trang mạng xã hội Twitter, Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmstrom khẳng định hai bên đã đạt được một thỏa thuận chính trị ở cấp bộ trường, mở đường cho việc các nhà lãnh đạo ký một hiệp định chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh.
Thỏa thuận mới này sẽ trở thành thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất của EU tới thời điểm hiện tại, đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ giữa khối 28 quốc gia Liên minh châu Âu với một thành viên của Nhóm 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, sau một hiệp định thương mại gần đây với Canada.
EU và Nhật Bản đóng góp 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Kim ngạch thương mại giữa 2 bên là 144 tỷ USD vào năm 2016. Thỏa thuận này, khi được ký kết sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ rằng, thương mại tự do vẫn rất quan trọng và một quốc gia không thể quá tập trung vào vấn đề nội bộ.
Tổng thống Donald Trump vốn ủng hộ các hiệp định thương mại song phương hơn là đa phương. EPA có thể đặt các công ty Mỹ vào thế yếu, đặc biệt là khi nền kinh tế hàng đầu thế giới rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi đầu năm nay.
Thỏa thuận giữa EU và Nhật Bản cũng củng cố các thành tích thương mại tự do của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Đức Angela Merkel trong bối cảnh Đức đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Hamburg.
Phát biểu tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định: “Nhật Bản và EU sẽ giành vị trí dẫn đầu về tự do thương mại trong xu thế bảo hộ. Đây là một thành tích chúng ta nên tự hào, cũng là một thông điệp mạnh mẽ cho toàn thế giới.”
Theo một quan chức giấu tên của Nhật Bản, thỏa thuận mới sẽ loại bỏ 99% thuế quan hiện nay khi được thực hiện đầy đủ. Các nhà sản xuất xe hơi của Nhật Bản đã nhiều lần “phàn nàn” với chính phủ về vì việc không có thỏa thuận thương mại với EU, cho rằng họ đang chịu thua các đối thủ Hàn Quốc vốn có được những thỏa thuận thương mại này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, với tư cách là cơ quan điều hành của EU, cho biết thêm rằng hai bên sẽ tiếp tục đàm phán vào mùa thu, nhằm đưa ra một hiệp định chính thức vào cuối năm nay. Mục tiêu là để thoả thuận có hiệu lực tạm thời vào đầu năm 2019.
Trước khi thỏa thuận tự do thương mại này có hiệu lực tạm thời, cần phải được Nghị viện và các chính phủ thành viên khối EU phê chuẩn.