Kiểu đỗ xe "chui lỗ" quả là một thử thách đối với các bác tài, nhưng với tình trạng chỗ đậu xe khan hiếm ở các thành phố lớn thì việc nhét con xe cho vừa một cái "lỗ" quả là một kỹ năng không thể thiếu. Đỗ xe song song vừa khó vừa có thể gây ra những cảnh ùn tắc giao thông, gây lão hóa nơ-ron và móp méo cản trước, sau. Quả là may mắn khi người ta đã đưa công nghệ vào cuộc sống -- những chiếc xe có thể tự nó "chui lỗ". Bạn thử tưởng tượng khi mình tìm thấy một khoảng trống ngon lành để đỗ xe, và thay vì đánh vật với vô lăng chạy tới dze lui thì bạn chỉ cần ấn nút và ngồi thư giãn. Công nghệ dùng trong kỹ thuật tự đỗ xe cũng giống như công nghệ dùng trong hệ thống tránh va chạm và đỉnh cao của công nghệ này là xe tự lái.
Các hãng xe hơi đang bắt đầu đưa ra thị trường loại xe tự đỗ bởi vì đó là nhu cầu có thật của người tiêu dùng. Đỗ song song thường là bài kiểm tra khoai nhất đối với các thí sinh, và bất cứ ai, trong quãng đời lái xe của mình, cũng không ít thì nhiều đều phải đỗ xe kiểu này. Dân cư đô thị lớn thì phải "chén" món này hàng ngày. Việc loại bỏ được sự thao tác khó chịu, bực bội và dễ phạm lỗi này thật đáng hoan nghênh.
Image courtesy Stock.xchng
Ở nhiều nơi đỗ xe, chỉ còn mỗi cách đỗ song song là có cửa
Xe tự đỗ còn có thể giúp giải quyết các tồn tại về giao thông và chỗ đậu xe ở nhứng khu đô thị đông đúc. Đôi khi việc đỗ xe song song đòi hỏi kỹ năng "lụa" của bác tài. Một chiếc xe tự đỗ có thể chui lọt vào một khoảng trống nhỏ hơn mà hầu như không có bác tài nào có thể đưa nó vô. Việc đó làm cho người ta dễ dàng tìm chỗ đỗ xe, và còn tiết kiệm được không gian để có thể đỗ thêm xe. Khi ai đó đang thao tác đỗ xe song song, họ thường làm cản lối các xe khác ít nhât là vài giây đồng hồ. Nếu cái lỗ đó khoai quá thì có khi phải mất vài phút và đủ làm ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Cuối cùng là chỗ đỗ xe càng khoai thì kính chiếu hậu càng có nhiều nguy cơ bị sứt mẻ hoặc trầy trụa. Kỹ thuật tự đỗ xe có thể ngăn ngừa hầu hết những "tai nạn" này. Nó cũng còn giúp tiết kiệm tiền bạc, vì bạn không còn bận tâm với việc đòi bảo hiểm cho những thiệt hại do thao tác đỗ xe gây nên.
Tự đỗ xe lấy
Kỹ thuật tự đỗ thường được sử dụng nhiều cho việc đỗ song song (mặc dù BMW đã có mẫu xe tự vào chỗ đỗ có không gian nằm ngang, như là một ga-ra nhỏ). Đỗ xe song song đòi hỏi xe phải nằm song song với vỉa hè, thẳng hàng với các xe khác đang đỗ trước đó. Hầu hết các lái xe đều cần một khoảng trống dài hơn chiều dài tổng thể của xe khoảng gần 2 mét để đỗ thong thả, với những tay lái lụa thì khoảng trống đó có thể nhỏ hơn chút ít.
Thao tác đỗ xe song song bao gồm 5 bước sau đây:
1/ Chạy vượt qua đầu ô trống và dừng cạnh xe đang đậu trước ô trống.
2/ Lấy lái qua phụ và lùi vào ô trống với góc khoảng 45 độ.
3/ Khi bánh trước của xe mình ngang với bánh sau của xe đỗ trước ô trống thì lấy thẳng lái và tiếp tục lùi vào.
4/ Trong khi mắt dáo dác dòm các gương để bảo đảm xe mình không lùi quá gần vào xe đằng sau, lấy lái qua tài để đưa đầu xe vào ô.
5/ Cuối cùng là xào tới xào lui một vài lần để cho xe nằm ngay ngắn trong ô và cách vệ đường khoảng 3 tấc.
Các xe tự đỗ trên thị trường hầu như không hoàn toàn tự động, nhưng chắc chắn là nó làm cho việc đỗ xe dễ hơn. Lái xe có thể điều khiển tốc độ của xe bằng thao tác đạp và nhả chân phanh (mức ga ở chế độ không tải cũng đủ để di chuyển vào chỗ đỗ mà không cần nhấp chân ga. Khi tiến trình bắt đầu, máy tính trên xe sẽ tiếp quản việc điều khiển vô lăng.
Chiếc xe sẽ chạy tới vị trí bên cạnh xe đỗ phía trước, và một tín hiệu sẽ thông báo cho tài xế biết khi nào thì nên dừng xe. Rồi tài xế chuyển qua số dze và nhẹ nhàng nhả chân phanh. Khi chiếc xe lùi vào ô trống được một khoảng vừa đủ, một tín hiệu khác cho tài xế biết để dừng lại và chuyển sang số tiến. Một tín hiệu cuối cùng (nếu là chiếc Toyota Prius thì sẽ có một giọng nữ vang lên "Việc hỗ trợ đã hoàn tất") để báo cho tài xế biết khi việc đỗ xe đã thực hiện xong.
Image courtesy Toyota Motor Europe S.A./N.V.
Chiếc Toyota Prius ở Anh với chế độ hỗ trợ đỗ xe thông minh có một màn hình trên táp lô để báo cho lái xe thao tác cần thực hiện.
Trên chiếc Toyota Prius ở nước Anh, trên táp lô có một màn hình lớn thông báo cho lái xe biết khi nào đạp phanh, khi nào vào số dze và khi nào rà phanh để cho xe di chuyển vào điểm đỗ.
Mỗi hệ thống tự đỗ đều có các cách khác nhau để dò chướng ngại vật quanh xe. Một số hãng thì dùng đầu dò đặt quanh cản trước và cản sau của xe, nó vừa thu và phát tín hiệu. Những đầu dò này chuyển các tín hiệu phản xạ từ các vật thể quanh xe, máy tính của xe sẽ đo khoảng thời gian từ khi phát đến khi nhận được các tín hiệu phản xạ để xác định vị trí của các vật xung quanh. Các hệ thống khác thì dùng camera gắn trên cản hoặc dùng radar để phát hiện vật cản. Tất cả đều cho ra kết quả cuối cùng như nhau: Các xe đỗ xung quanh sẽ được nhận biết, kích thước của khoảng trống, khoảng cách tới lề đường và điều khiển vô lăng để lọt vào chỗ trống.
Công nghệ hiện tại và tương lai
Vào năm 1992, Volkswagen đã đưa hệ thống tự đỗ vào chiếc concept IRVW (Integrated Research Volkswagen) Futura. Chiếc IRVW này hoàn toàn tự động vào chỗ đỗ - lái xe có thể ra khỏi xe và xem chiếc xe tự "chui lỗ". Một cái máy tính to cỡ máy tính để bàn được đặt trong khoang hành lý điều khiển hệ thống. Volkswagen dự tính là hệ thống này sẽ làm tăng giá thành của mỗi chiếc xe thêm 3.000 USD, tuy nhiên nó chưa bao giờ được đưa vào sản xuất.
Vào năm 2003, Toyota bắt đầu chào hàng hệ thống tự đỗ như một lựa chọn của khách hàng, gọi là "Intelligent Parking Assist", cho dòng Prius ở thị trường nội địa. Ba năm sau, các khách hàng người Anh đã có thể trang bị thêm hệ thống tự đỗ với giá 700 USD vào chiếc Prius cho thị trường Anh. Cho đến nay, khoảng 70% khách mua Prius ở Anh đã chọn tính năng này. Toyota dự định giới thiệu chiếc Prius tự đỗ vào thị trường Mỹ trong thời gian tới nhưng chưa định rõ khi nào.
Image courtesy Toyota Motor Europe S.A./N.V.
Toyota Prius 2006
Cho dù Toyota hiện là công ty duy nhất bán xe tự đỗ trên thị trường, các hãng khác cũng đã đưa hệ thống tự đỗ vào các công trình của họ. Trong năm 2004, một nhóm sinh viên của trường đại học Linkoeping ở Thụy Điển kết hợp với Volvo để thực hiện dự án có tên gọi Evolve. Chiếc Evolve có thể đỗ song song hoàn toàn tự động. Các sinh viên đã lắp các đầu dò lên chiêc Volvo S60 và máy tính để trong khoang hành lý sẽ điều khiển vô lăng cũng như ga và phanh. Seimens VDO cũng đang thực hiện một hệ thống hỗ trợ tài xế gọi là Park Mate, hệ thống này sẽ giúp lái xe tìm cũng như là đưa xe vào chỗ đậu.
Image courtesy Seimens VDO
Park Mate của Seimens VDO giúp lái xe tìm và đưa xe vào chỗ đậu
Một chiếc xe có thể tự điều khiển vô lăng để vào chỗ đậu là một chuyện, nhưng một chiếc xe tự lái lại là chuyện khác. Nó dường như là một giấc mơ của những người vị lai: hàng triệu chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu di chuyển nhẹ nhàng dưới sự điều khiển của máy tính, có thể tránh được các va chạm và duy trì tốc độ an toàn trong khi "lái xe" thì ngả lưng ra xem TV. Có lẽ còn lâu lắm chuyện đó mới thành hiện thực.
Với những người yêu thích lái xe thì sẽ cảm thấy khó có thể buông vô lăng cho máy tính điều khiển cho dù như thế là an toàn hơn. Các luật về sự tin cậy của sản phẩm cần phải được xem xét. Tuy nhiên công nghệ cũng không còn quá xa tầm tay. GM có kế hoạch đưa ra thị trường Đưc chiếc Opel Vectra 2008 trang bị khả năng tự lái. Chiếc xe tự di chuyển ở tốc độ 100km/h, sử dụng một hệ thống camera, laser và máy tính để kiểm soát làn đường, nhận diện các biển báo, các đoạn đường cong, chướng ngại vật và các xe khác trên đường.
Public domain image
Chiếc Opel Vectra 2008 ở trung tâm Opel, Berlin, Đức
Một số xe đã có hệ thống ga tay (cruise control) bán tự động, được biết đến với tên gọi Hệ thống ga tay tự điều khiển (adaptive cruise control). Hệ thống này cho phép lái xe cài đặt một tốc độ, cũng giống như hệ thống ga tay thông thường. Tuy nhiên, hệ thống này dùng tia la-ze để xác định khoảng cách với các xe khác ở phía trước và tự động giảm tốc độ nếu như nó tiến quá gần xe phía trước.
Sắp tới, người ta sẽ dùng công nghệ không dây để kết nối các xe với nhau. Nếu một chiếc xe phát bị phát hiện trượt khi vào đoạn đường cua, các xe đi sau sẽ nhận được thông tin và giảm tốc độ. Hệ thống kiểm soát sự bám đường sẽ được kích hoạt. Hơn nữa, hệ thống này có thể phát hiện các điều kiện giao thông bằng cách dò theo tốc độ của các xe khác và đưa ra lộ trình thay thế.
Trong khi xe tự đỗ có thể được coi là xa hoa phù phiếm vào thời điểm này, nhưng thực ra nó là bước kế tiếp của sự tiến hóa của công nghệ ô tô.
========
Nguồn: Howstuffworks.
Biên dịch: Ban Biên Tập Otosaigon.com
Các hãng xe hơi đang bắt đầu đưa ra thị trường loại xe tự đỗ bởi vì đó là nhu cầu có thật của người tiêu dùng. Đỗ song song thường là bài kiểm tra khoai nhất đối với các thí sinh, và bất cứ ai, trong quãng đời lái xe của mình, cũng không ít thì nhiều đều phải đỗ xe kiểu này. Dân cư đô thị lớn thì phải "chén" món này hàng ngày. Việc loại bỏ được sự thao tác khó chịu, bực bội và dễ phạm lỗi này thật đáng hoan nghênh.
Image courtesy Stock.xchng
Ở nhiều nơi đỗ xe, chỉ còn mỗi cách đỗ song song là có cửa
Xe tự đỗ còn có thể giúp giải quyết các tồn tại về giao thông và chỗ đậu xe ở nhứng khu đô thị đông đúc. Đôi khi việc đỗ xe song song đòi hỏi kỹ năng "lụa" của bác tài. Một chiếc xe tự đỗ có thể chui lọt vào một khoảng trống nhỏ hơn mà hầu như không có bác tài nào có thể đưa nó vô. Việc đó làm cho người ta dễ dàng tìm chỗ đỗ xe, và còn tiết kiệm được không gian để có thể đỗ thêm xe. Khi ai đó đang thao tác đỗ xe song song, họ thường làm cản lối các xe khác ít nhât là vài giây đồng hồ. Nếu cái lỗ đó khoai quá thì có khi phải mất vài phút và đủ làm ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Cuối cùng là chỗ đỗ xe càng khoai thì kính chiếu hậu càng có nhiều nguy cơ bị sứt mẻ hoặc trầy trụa. Kỹ thuật tự đỗ xe có thể ngăn ngừa hầu hết những "tai nạn" này. Nó cũng còn giúp tiết kiệm tiền bạc, vì bạn không còn bận tâm với việc đòi bảo hiểm cho những thiệt hại do thao tác đỗ xe gây nên.
Tự đỗ xe lấy
Kỹ thuật tự đỗ thường được sử dụng nhiều cho việc đỗ song song (mặc dù BMW đã có mẫu xe tự vào chỗ đỗ có không gian nằm ngang, như là một ga-ra nhỏ). Đỗ xe song song đòi hỏi xe phải nằm song song với vỉa hè, thẳng hàng với các xe khác đang đỗ trước đó. Hầu hết các lái xe đều cần một khoảng trống dài hơn chiều dài tổng thể của xe khoảng gần 2 mét để đỗ thong thả, với những tay lái lụa thì khoảng trống đó có thể nhỏ hơn chút ít.
Thao tác đỗ xe song song bao gồm 5 bước sau đây:
1/ Chạy vượt qua đầu ô trống và dừng cạnh xe đang đậu trước ô trống.
2/ Lấy lái qua phụ và lùi vào ô trống với góc khoảng 45 độ.
3/ Khi bánh trước của xe mình ngang với bánh sau của xe đỗ trước ô trống thì lấy thẳng lái và tiếp tục lùi vào.
4/ Trong khi mắt dáo dác dòm các gương để bảo đảm xe mình không lùi quá gần vào xe đằng sau, lấy lái qua tài để đưa đầu xe vào ô.
5/ Cuối cùng là xào tới xào lui một vài lần để cho xe nằm ngay ngắn trong ô và cách vệ đường khoảng 3 tấc.
HTML:
<object type="application/x-shockwave-flash" data="mp3player.swf" width="600" height="600" wmode="transparent">
<param name="movie" value="http://static.howstuffworks.com/flash/parking-animation.swf" />
<param name="wmode" value="transparent" />
</object>
Các xe tự đỗ trên thị trường hầu như không hoàn toàn tự động, nhưng chắc chắn là nó làm cho việc đỗ xe dễ hơn. Lái xe có thể điều khiển tốc độ của xe bằng thao tác đạp và nhả chân phanh (mức ga ở chế độ không tải cũng đủ để di chuyển vào chỗ đỗ mà không cần nhấp chân ga. Khi tiến trình bắt đầu, máy tính trên xe sẽ tiếp quản việc điều khiển vô lăng.
Chiếc xe sẽ chạy tới vị trí bên cạnh xe đỗ phía trước, và một tín hiệu sẽ thông báo cho tài xế biết khi nào thì nên dừng xe. Rồi tài xế chuyển qua số dze và nhẹ nhàng nhả chân phanh. Khi chiếc xe lùi vào ô trống được một khoảng vừa đủ, một tín hiệu khác cho tài xế biết để dừng lại và chuyển sang số tiến. Một tín hiệu cuối cùng (nếu là chiếc Toyota Prius thì sẽ có một giọng nữ vang lên "Việc hỗ trợ đã hoàn tất") để báo cho tài xế biết khi việc đỗ xe đã thực hiện xong.
Image courtesy Toyota Motor Europe S.A./N.V.
Chiếc Toyota Prius ở Anh với chế độ hỗ trợ đỗ xe thông minh có một màn hình trên táp lô để báo cho lái xe thao tác cần thực hiện.
Trên chiếc Toyota Prius ở nước Anh, trên táp lô có một màn hình lớn thông báo cho lái xe biết khi nào đạp phanh, khi nào vào số dze và khi nào rà phanh để cho xe di chuyển vào điểm đỗ.
Mỗi hệ thống tự đỗ đều có các cách khác nhau để dò chướng ngại vật quanh xe. Một số hãng thì dùng đầu dò đặt quanh cản trước và cản sau của xe, nó vừa thu và phát tín hiệu. Những đầu dò này chuyển các tín hiệu phản xạ từ các vật thể quanh xe, máy tính của xe sẽ đo khoảng thời gian từ khi phát đến khi nhận được các tín hiệu phản xạ để xác định vị trí của các vật xung quanh. Các hệ thống khác thì dùng camera gắn trên cản hoặc dùng radar để phát hiện vật cản. Tất cả đều cho ra kết quả cuối cùng như nhau: Các xe đỗ xung quanh sẽ được nhận biết, kích thước của khoảng trống, khoảng cách tới lề đường và điều khiển vô lăng để lọt vào chỗ trống.
Công nghệ hiện tại và tương lai
Vào năm 1992, Volkswagen đã đưa hệ thống tự đỗ vào chiếc concept IRVW (Integrated Research Volkswagen) Futura. Chiếc IRVW này hoàn toàn tự động vào chỗ đỗ - lái xe có thể ra khỏi xe và xem chiếc xe tự "chui lỗ". Một cái máy tính to cỡ máy tính để bàn được đặt trong khoang hành lý điều khiển hệ thống. Volkswagen dự tính là hệ thống này sẽ làm tăng giá thành của mỗi chiếc xe thêm 3.000 USD, tuy nhiên nó chưa bao giờ được đưa vào sản xuất.
Vào năm 2003, Toyota bắt đầu chào hàng hệ thống tự đỗ như một lựa chọn của khách hàng, gọi là "Intelligent Parking Assist", cho dòng Prius ở thị trường nội địa. Ba năm sau, các khách hàng người Anh đã có thể trang bị thêm hệ thống tự đỗ với giá 700 USD vào chiếc Prius cho thị trường Anh. Cho đến nay, khoảng 70% khách mua Prius ở Anh đã chọn tính năng này. Toyota dự định giới thiệu chiếc Prius tự đỗ vào thị trường Mỹ trong thời gian tới nhưng chưa định rõ khi nào.
Image courtesy Toyota Motor Europe S.A./N.V.
Toyota Prius 2006
Cho dù Toyota hiện là công ty duy nhất bán xe tự đỗ trên thị trường, các hãng khác cũng đã đưa hệ thống tự đỗ vào các công trình của họ. Trong năm 2004, một nhóm sinh viên của trường đại học Linkoeping ở Thụy Điển kết hợp với Volvo để thực hiện dự án có tên gọi Evolve. Chiếc Evolve có thể đỗ song song hoàn toàn tự động. Các sinh viên đã lắp các đầu dò lên chiêc Volvo S60 và máy tính để trong khoang hành lý sẽ điều khiển vô lăng cũng như ga và phanh. Seimens VDO cũng đang thực hiện một hệ thống hỗ trợ tài xế gọi là Park Mate, hệ thống này sẽ giúp lái xe tìm cũng như là đưa xe vào chỗ đậu.
Image courtesy Seimens VDO
Park Mate của Seimens VDO giúp lái xe tìm và đưa xe vào chỗ đậu
Một chiếc xe có thể tự điều khiển vô lăng để vào chỗ đậu là một chuyện, nhưng một chiếc xe tự lái lại là chuyện khác. Nó dường như là một giấc mơ của những người vị lai: hàng triệu chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu di chuyển nhẹ nhàng dưới sự điều khiển của máy tính, có thể tránh được các va chạm và duy trì tốc độ an toàn trong khi "lái xe" thì ngả lưng ra xem TV. Có lẽ còn lâu lắm chuyện đó mới thành hiện thực.
Với những người yêu thích lái xe thì sẽ cảm thấy khó có thể buông vô lăng cho máy tính điều khiển cho dù như thế là an toàn hơn. Các luật về sự tin cậy của sản phẩm cần phải được xem xét. Tuy nhiên công nghệ cũng không còn quá xa tầm tay. GM có kế hoạch đưa ra thị trường Đưc chiếc Opel Vectra 2008 trang bị khả năng tự lái. Chiếc xe tự di chuyển ở tốc độ 100km/h, sử dụng một hệ thống camera, laser và máy tính để kiểm soát làn đường, nhận diện các biển báo, các đoạn đường cong, chướng ngại vật và các xe khác trên đường.
Public domain image
Chiếc Opel Vectra 2008 ở trung tâm Opel, Berlin, Đức
Một số xe đã có hệ thống ga tay (cruise control) bán tự động, được biết đến với tên gọi Hệ thống ga tay tự điều khiển (adaptive cruise control). Hệ thống này cho phép lái xe cài đặt một tốc độ, cũng giống như hệ thống ga tay thông thường. Tuy nhiên, hệ thống này dùng tia la-ze để xác định khoảng cách với các xe khác ở phía trước và tự động giảm tốc độ nếu như nó tiến quá gần xe phía trước.
Sắp tới, người ta sẽ dùng công nghệ không dây để kết nối các xe với nhau. Nếu một chiếc xe phát bị phát hiện trượt khi vào đoạn đường cua, các xe đi sau sẽ nhận được thông tin và giảm tốc độ. Hệ thống kiểm soát sự bám đường sẽ được kích hoạt. Hơn nữa, hệ thống này có thể phát hiện các điều kiện giao thông bằng cách dò theo tốc độ của các xe khác và đưa ra lộ trình thay thế.
Trong khi xe tự đỗ có thể được coi là xa hoa phù phiếm vào thời điểm này, nhưng thực ra nó là bước kế tiếp của sự tiến hóa của công nghệ ô tô.
========
Nguồn: Howstuffworks.
Biên dịch: Ban Biên Tập Otosaigon.com
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
phha
Ngày đăng:
Người đăng:
namtranbd
Ngày đăng:
Người đăng:
xetai_1102
Ngày đăng: