Hạng D
11/8/09
2.852
177
63
'Thuế thu nhập cá nhân đang bị hiểu sai'</h1> Cho rằng sửa Luật là cần thiết nếu cảm thấy không phù hợp với thực tế, song bà Nguyễn Thị Cúc, một trong 13 thành viên trong ban soạn thảo Luật hiện hành cho rằng cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ.</h2> Với kinh nghiệm 13 năm nghiên cứu và xây dựng chính sách Thuế thu nhập cá nhân, bà Cúc cho rằng không thể cứ thấy lạm phát, giá cả tăng cao là nghĩ đến việc nâng mức khởi điểm hay sửa khoản giảm trừ gia cảnh. Bà cho rằng loại thuế này vẫn còn quá nhiều tranh cãi và ngay cả người nộp thuế cũng đang hiểu lầm về Luật.
- Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được nghiên cứu sửa đổi, với 13 năm kinh nghiệm làm về thuế này, bà sẽ đề xuất với Ban soạn thảo sửa đổi điểm gì của Luật?
- Lần này, tôi tham gia với tư cách là đại diện cho Hội Tư vấn thuế. Là chuyên gia của cơ quan độc lập, chúng tôi không thể chủ động về phương án sửa đổi mà chỉ có thể căn cứ trên cơ sở các phương án của Ban soạn thảo để đóng góp ý kiến. Chúng tôi sẽ tập hợp các ý kiến đóng góp của hội viên, người làm công ăn lương và các đơn vị liên quan để đưa ra các ý kiến đóng góp cho ban soạn thảo Luật.
nguyen-thi-cuc-0.jpg
Bà Nguyễn Thị Cúc. Ảnh: N.M Chúng tôi được biết xung quanh Luật thuế hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, nổi cộm nhất là việc có nên nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc để hỗ trợ người nộp thuế trong bối cảnh giá cả tăng cao. Tôi cho rằng, trước khi xem xét vấn đề này chúng ta cần phải hiểu, phân tích thêm một số vấn đề, mà trước tiên là phân nhóm đối tượng chịu thuế, nộp thuế rõ ràng. Chúng ta sẽ biết được mình cần đóng góp ý kiến như thế nào, đề xuất ra sao, lấy ý kiến những ai và đối tượng này họ mong muốn điều gì?
- Có nhiều ý kiến đề nghị nâng mức chiết giảm gia cảnh cho người đóng thuế và đối tượng phụ thuộc thay cho mức 4 triệu đồng và 1,6 triệu đồng hiện nay, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
- Tôi cho rằng, cái lấn cấn cần giải quyết ở đây nằm ở chỗ khung thuế giữa các bậc còn hẹp (ví dụ bậc 1: từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng; bậc 2: trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng...) hoặc mức thuế suất khởi điểm, tối đa chứ không phải là mức chiết giảm nhiều hay ít.
Theo tôi, nếu sửa Luật thì cần nghiên cứu, xem xét có vấn đề gì chưa ổn thì sửa cho hoàn thiện nhằm phù hợp với điều kiện cụ thể của chúng ta và thông lệ quốc tế chứ không thể cứ chăm chăm vào việc nâng mức chiết giảm gia cảnh cho người phụ thuộc. Vì nếu nâng mức chiết giảm lên quá cao nó mất đi tính chất của Luật Thuế Thu nhập cá nhân và sẽ trở thành Thuế thu nhập cao, quay về như cũ rồi. Quan điểm của riêng tôi thì nếu so với GDP bình quân trên đầu người của nước ta, thu nhập bình quân của người dân hiện nay thì mức 4 triệu đồng và 1,6 triệu đồng đã là cao rồi. So với 4 nhóm phân tích trên thì chúng ta có thể tính toán xác định người nộp thuế thu nhập cá nhân ở nước ta vẫn quá ít.
- Cơ sở nào để ban soạn thảo Luật trước đây đưa ra con số 4 triệu đồng và 1,6 triệu đồng?
- Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng chiết giảm gia cảnh là khoản tiền được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công, tiền lương của cá nhân người đóng thuế. Luật quy định mức giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần, phần đối với người nộp thuế và phần đối với những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Tại thời điểm xây dựng Luật, ban soạn thảo đưa ra 2 mức 5 triệu đồng và 4 triệu đồng, sau đó chốt ở con số thứ 2. Mức 4 triệu đồng được căn cứ vào chính sách tiền lương, GDP trên đầu người hàng năm và mức chi tiêu của đại bộ phận dân chúng theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
- So với tốc độ tăng giá hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng mức 4 triệu đồng là không bắt nhịp so với thực tế, thưa bà?
- Tại thời điểm xây dựng Luật, lương cơ bản của VN là 450.000 đồng. Ban soạn thảo đặt giả thiết mỗi năm Nhà nước tăng thêm 20% thì đến năm 2009, lương tối thiểu của VN là 650.000 đồng. Mức lương trung bình này tương đương với hệ số 3 (người có trình độ đại học sau 10 năm làm việc) thì đến năm 2009 thì sẽ là 1,95 triệu đồng mỗi tháng (3x650 triệu đồng).
Bên cạnh đó, còn căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người năm 2006 vào khoảng 720 USD và đến 2009-2010, thu nhập đạt khoảng 1.000-1.200 USD một năm, tương đương với 1,6-2 triệu đồng mỗi người một tháng, tính theo tỷ giá tại thời điểm đó. Số liệu Tổng cục Thống kê cũng cho biết thu nhập bình quân của 10 nhóm dân cư cả nước cao nhất năm 2004 là 1,5 triệu đồng một tháng. Nếu tính cả yếu tố trượt giá và tăng trưởng kinh tế thì năm 2009, thu nhập của nhóm này vào khoảng 2,7-2,8 triệu đồng một tháng.
Như vậy, từ các yếu tố trên, chúng tôi cho rằng mức giảm trừ cho người đóng thuế 4 triệu đồng là đảm bảo mức thu nhập trên trung bình của xã hội vào thời điểm năm 2009 và cả 2010 cũng vậy. Với người phụ thuộc, mức 1,6 triệu đồng cũng được căn cứ vào nhiều yếu tố và nghiên cứu cả Luật Thuế của nhiều nước trên thế giới.
Tôi lấy ví dụ, một người thu nhập 15 triệu đồng một tháng sau khi trừ đi bảo hiểm xã hội, các khoản chi phí khác (khoảng 1 triệu đồng), trừ cho người nộp thuế 4 triệu đồng, cho 2 người phụ thuộc (3,2 triệu đồng), khoản thu nhập làm căn cứ tính thuế còn lại là 6,8 triệu đồng. Số tiền này được quy về 2 mức thuế suất 5% và 10%, trong đó, 5 triệu đồng đóng theo thuế suất 5%, tương đương với 250.000 đồng, 1,8 triệu đồng còn lại đóng thuế suất 10%, tương đương với 180.000 đồng. Như vậy, tổng số thuế mà người có thu nhập 15 triệu đồng một tháng vào khoảng 420.000 đồng. Còn lại là thu nhập của người nộp thuế chứ không phải họ chỉ được chi tiêu trong 7,2 triệu đồng giảm trừ gia cảnh.
- Như vậy, theo bà, đã cần thiết phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân?
- Nếu chỉ xét dưới yếu tố lạm phát và tác động của giá cả thì chưa nên sửa Luật vội. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế mà nhận thấy có vấn đề phát sinh thì chúng ta vẫn cần nghiên cứu để sửa cho phù hợp. Trong bối cảnh hiện nay, nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao hơn cũng không giải quyết được vấn đề. Cái chính là chúng ta nới rộng khung thuế suất, hoặc có thể giảm mức thuế suất bậc 1 từ 5 % xuống 3%... cũng là một cách để hỗ trợ cho những người đang nộp thuế, kể cả những người có mức thuế nộp hiện hành tương đối cao (không ít người đang nộp thuế thu nhập cá nhân có tỷ trọng tiền thuế trên thu nhập trên 25% so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nếu làm phép so sánh, theo bà giữa việc sửa và chưa sửa Luật thì cái nào có lợi cho người đóng thuế?
- Những đối tượng gặp khó khăn đã được chúng ta miễn thuế rồi. Các đối tượng còn lại là những người có thu nhập cao nên chúng ta cần kêu gọi họ đóng thuế để chung tay cùng với Chính phủ tăng thu ngân sách.
Thuế là nghĩa vụ của mọi công dân, mỗi người đóng góp một ít sẽ góp phần nào đó để chung tay xây dựng đất nước. Cần phải đặt ngân sách Nhà nước với người dân, tất cả các khoản chi tiêu hiện nay đều đặt gánh nặng lên ngân sách Nhà nước. Càng lạm phát thì càng cần phải xử lý các vấn đề đối với bà con vùng sâu, vùng xa, những vùng gặp khó khăn... Những khoản chi lấy từ đâu, lấy từ ngân sách mà Thuế là một trong số nguồn đó. Nói chung là người dân ai cũng muốn được miễn giảm gia cảnh, bớt phải đóng thuế tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung thì ngân sách Nhà nước cũng rất cần được chia sẻ.
Tôi có cảm giác thuế thu nhập cá nhân đang bị hiểu sai. Rất nhiều người hỏi: Sao chỉ cho con tôi ăn có 1,6 triệu đồng. Cách hiểu này là sai. Vì theo cách giảm trừ này người có thu nhập 10 triệu cũng chỉ phải đóng thuế 140.000 đồng, 15 triệu thì đóng thuế khoảng 430.000 đồng chứ không phải họ phải đóng thuế tất tần tật.
- Là người xây dựng chính sách thuế và cũng là một người nội trợ, bà có cảm giác gì mỗi lần đi chợ thấy giá cả nhiều mặt hàng tăng cao?
- Là một người làm công ăn lương và cũng là phụ nữ đảm nhận công việc gia đình, tôi hiểu và chia sẻ những khó khăn chung. Gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng, giá điện tăng, tiền chi hàng tháng phải trả cao hơn, giá xăng tăng, đi lại cũng bị đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, cần phải xét dưới nhiều góc độ ngân sách Nhà nước cần phải chi nhiều cho phúc lợi xã hội, hỗ trợ người nghèo, mỗi người cần chung tay góp sức.
- Nhiều ý kiến cho rằng Luật hiện mới nắm được người có tóc chứ chưa nắm được kẻ trọc đầu, nghĩa là thuế mới chỉ thu chủ yếu vào đối tượng là đại bộ phận người làm công ăn lương và chi trả qua ngân hàng, bà nghĩ sao?
- Đúng như vậy, rất nhiều người đóng thuế chân chính, tuân thủ các quy định của pháp luật song cũng không ít đối tượng có thu nhập bên ngoài khá cao nhưng không quản lý được những khoản tiền này để tính thuế. Đây là một trong những vấn đề tồn tại, cách thức quản lý của chúng ta chưa tốt và cần phải hoàn thiện trong thời gian tới.
 
nti
Hạng B1
17/3/11
92
6
8
Đứng trên quan điểm nào mới là vấn đề, nếu đứng trên quan điểm Thuế thu nhập cá nhân thì một đồng lương làm ra sau khi trừ hết các chi phí hợp lý thì phải đóng thuế thu nhập. Hoặc miễn có lương là có đóng, hoặc là thuế thu nhập người lương cao... nói chung quan điểm khó kết luận đúng sai...
 
Hạng C
20/11/09
678
65
28
53
KCN Sóng Thần, Bình Dương
Mdm Cúc nguyên là phó cục trưởng cục thuế Tp.HCM từ những năm 9x nên nắm khá rõ những vấn đề về thuế thu nhập cao cũng như thuế TNCN hiện nay. Em cũng đã có dịp thực tập dưới quyền của Mdm Cúc một thời gian (dù không dài) nhưng cảm nhận là người nắm rõ các vấn đề và xử lý công bằng.