Tập Lái
27/12/14
23
10
3
37
CSGT phạt lỗi tín hiệu chuyển hướng trên đoạn đường cong trái luật?
Tháng 1 4, 2015
Thời gian gần đây, nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi đến Vicongly.com phản ánh và nhờ luật sư tư vấn trường hợp bị CSGT đứng “đón đầu” ở các đoạn đường cong (không ngã rẽ, giao lộ) để thổi phạt người điều khiển phương tiện tham giao thông về hành vi không có đèn tín hiệu khi chuyển hướng. Điều đó đúng hay sai?

Ví dụ như người dân ở TP.Biên Hoà, Đồng Nai đã từng phản ánh tình trạng này phổ biến ở đoạn rẽ trên đường Hồ Văn Đại nối dài vào Văn miếu Trấn Biên, đoạn đường cong tiếp giáp đường Nguyễn Thành Phương và đường Hà Huy Giáp, ngay trước kho xăng dầu phường Quyết Thắng …

Một bạn ở tỉnh Hải Dương phản ánh đoạn gần khu vực xây dựng đường 5B mới thuộc địa phận huyện Gia Lộc, Hải Dương có nhiều khúc quanh liên tiếp nhau do nhà thầu san lấp để làm đường.

Ở TP.HCM, trên Xa lộ Hà Nội đoạn gần cầu vượt trạm 2 quận Thủ Đức, hướng từ Sài Gòn về Đồng Nai cũng được nhiều người dân phản ánh….

đèn xi nhan
Có đúng luật?

Dưới đây là quan điểm của luật sư Nguyễn Kiều Hưng – Hãng luật Giải Phóng (TP.HCM).

Theo quy định tại điều 15 Luật Giao thông Đường bộ về “chuyển hướng xe” như sau:

Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Nếu vi phạm quy định này, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với xe mô tô và 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với xe ô tô.

Rất nhiều bạn bức xúc bày tỏ, việc CSGT thổi phạt hành vi này là không hợp lý, họ chỉ đang lưu thông trên một con đường, không ngã rẽ, không có ngã ba, ngã tư. Đường không phải lúc nào cũng thẳng, khi đường cong thì phải điều khiển xe di chuyển theo đường, nên không cần bật đèn báo rẽ, vì thực tế là họ không có rẽ đi đâu cả.

Có người còn ví von hóm hĩnh rằng: “Có lẽ tôi phải bật đèn xi nhan liên tục vì Việt Nam toàn là đường cong mềm mại không à?!”

Chúng tôi thấy lập luận này rất có lý, và đã quyết định tìm hiểu các căn cứ pháp lý để xử phạt hành vi này. Nhận thấy, việc CSGT bắt lỗi và xử phạt hành vi vi phạm này là thiếu cơ sở cả pháp lý lẫn thực tiễn.

đèn xi nhan
Vậy luật quy định thế nào là “chuyển hướng xe”?

Ngoài quy định tại 15 Luật GTĐB được viện dẫn ở trên, chúng tôi đã tham khảo hết các quy định của luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không còn quy định nào giải thích, định nghĩa thuật ngữ “chuyển hướng xe” là như thế nào?

Trong khi điều luật trên chỉ đề cập “khi muốn chuyển hướng” chứ không quy định cụ thể như thế nào là “chuyển hướng”? Từ đó, một số cán bộ, chiến sỹ CSGT thi hành công vụ hiểu rằng “chuyển hướng xe” chính là hành vi điều khiển tay lái cho xe di chuyển chệnh khỏi đường thẳng đang lưu thông, kể cả di chuyển theo đoạn đường cong. Nên họ xem đây là cơ sở để xử phạt hành vi này.

Vì luật không quy định rõ ràng, nên có nhiều cách hiểu hay quan điểm là chuyện bình thường. Nhưng ở góc độ thực thi pháp luật, hiểu thế nào để không xâm phạm lợi ích của dân và đảm bảo mục đích của quy định là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Có hiểu sai tinh thần điều luật?

Theo quan điểm của chúng tôi, có cơ sở để xác định CSGT xử phạt hành vi này là không có cơ sở pháp lý, bởi lẽ:

Thứ nhất, trong Luật GTĐB, liên quan đến vấn đề “chuyển hướng xe”, chỉ có các thuật ngữ được đề cập như rẽ trái, rẽ phải, quay đầu, lùi xe, qua đường giao nhau… là được quy định cụ thể về hành vi để người tham gia giao thông tuân thủ đúng. Riêng thuật ngữ “chuyển hướng xe” không có định nghĩa cụ thể nên phải hiểu hoạt động chuyển hướng nằm trong các hoạt động này.

Thứ hai, thuật ngữ “tín hiệu” được quy định trong luật này chỉ liên quan đến hai loại: đèn tín hiệu giao thông (đèn đỏ, vàng, xanh…) và đèn tín hiệu của phương tiện tham gia giao thông (phương tiện). Trong đó, đèn tín hiệu của phương tiện được quy định gắn liền và liên quan đến các hoạt động cụ thể như rẽ trái, rẽ phải, lùi xe, chuyển làn xe, ưu tiên …chứ không có quy định nào gắn liền riêng biệt với hoạt động “chuyển hướng xe” mà không gắn liền với các hoạt động đó.

Thứ ba, khoản 2 điều 15 Luật GTĐB quy định: “Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”.

Vậy nếu suy diễn lôgic điều luật một cách tổng quát, thì hành vi “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong không có những hoạt động liên quan theo quy định của điều luật này như: Nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp, xe ngược chiều …có nghĩa hoạt động “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong sẽ không bị điều chỉnh bởi điều luật này.

Thứ tư, thực tế giao thông, nguyên tắc đường giao thông và hoạt động di chuyển của phương tiện không thể lúc nào cũng theo đường thẳng. Còn ở góc độ khoa học, để đảm bảo đi đúng hướng xe, khi gặp đường còng, đường vòng tay lái của phương tiện phải di chuyển theo cho phù hợp, lúc này nếu lấy phương của đường làm cơ sở, thì phương của xe trùng với phương của đường đang lưu thông, nên không thể gọi là “chuyển hướng”.

Từ những phân tích trên, cho thấy việc xử phạt của CSGT trong trường hợp này là thiếu cả lý lẫn tình. Thiết nghĩ, Cục Giao thông đường bộ, đường sắt sớm có chỉ đạo, hướng dẫn phòng CSGT các tỉnh về vấn đề này, đồng thời kiến nghị Bộ Công an có văn bản chỉ đạo, điều hành hoặc bổ sung, sửa đổi thông tư theo hướng giải thích rõ hơn về khái niệm “chuyển hướng xe” theo phân tích trên để người dân biết và chấp hành đúng.

http://vicongly.com/xem/957/csgt-phat-loi-tin-hieu-chuyen-huong-tren-doan-duong-cong-trai-luat.html
http://www.baomoi.com/Duong-cong-co-phai-bat-den-xinhan/141/15676181.epi
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/3/14
2.785
2.919
113
Bình Dương
Tóm lại là bài trên ý chính nói về " chuyển hướng xe " là thôi ? Từ ngữ VN rắc rối quá nên ai muốn hiểu sao hiểu ....

CSGT thì cho rằng " chuyển hướng xe " là cứ tay lái bẻ cong xíu là chuyển hướng , nên khi ra đường mà đang chạy thấy vật cản nhỏ như đá , ổ gà thì muốn tránh phải bật xi nhan , ko là tụi nó phạt .... Chuyện là vậy đó ... nghèo khổ quá hay sao mà cái gì cũng phạt ... hehe
 
Tập Lái
27/12/14
23
10
3
37
Đang có chiến dịch tổng tấn công Lệ Rơi hay sao vậy chời.
Đọc comment của bác mà em lại nhớ thương đại úy Lệ Rơi. Hổng biết giờ này đại úy đang ở phương nào, có còn là đại úy hay xuống thiếu úy rầu. Và em cũng nhớ thương luôn cái thằng Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Văn phòng Luật sư Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn Luật sư TP.HCM).
 
Hạng F
13/1/06
13.891
35.975
113
Ah, lại chuyển hướng với đường cong.
- Ai đã nghĩ ra xe chạy đường cong xem nhu chuyển hướng? Giỏi.
- Cũng là LS, cùng một diều luật..kẻ bảo bật, người bảo ko..Học khác trường?
- Cùng là lái xe, anh nói bật là đúng, anh bảo sai, anh bảo ngu, anh lại chửi.
Thế đấy, việc rõ thế, mà vẫn được vặn vẹo đi để áp đặt cho tính toán riêng.
Lơi dụng kẻ rào chui vào kiếm tí $, và có lắm kẻ hùa, chuyện đúng hoá sai.
 
  • Like
Reactions: Mê ô tô and meoi
Hạng D
4/12/14
1.905
93.065
113
53
Đi đèo bật Hazzaa, he he
Em thấy có người bật Hazza khi quẹo Bồn binh, hỏng hiểu