Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
25/9/09
1.353
27
48
53
Q2, TpHCM
Hiện Công Ty SacomReal công bố mở bán Trái Phiếu .Mệnh giá từ 500 triệu tới 1 tỷ / kỳ hạn 6 ,18 tháng.

* Lãi suất Tháng đầu tiên 17 % / 1 Năm
* Tháng thứ 2 trở đi là 16,5 % / 1 Năm
* Kỳ hạn gởi tối đa là 18 tháng và tối thiểu 6 tháng.
* Rút tiền sau 6 tháng
* Ưu đãi cho khách hàng 1 phiếu chiết khấu 3% cho 1 sản phẩm BĐS của Sacomreal.
* Trái Phiếu có thể chuyển nhượng,thế chấp NH.

THÔNG TIN VỀ TRÁI PHIẾU:

I. Đối tượng áp dụng:

- Các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư bất động sản đang chờ đợi cơ hội thị trường.

II. Loại hình sản phẩm:

- Tên gọi: Trái phiếu doanh nghiệp (được quyền hoán đổi sang sản phẩm bất động sản căn hộ/biệt thự/nhà phố/đất nền).

- Quy mô phát hành dự kiến: 99 tỷ đồng

- Mệnh giá trái phiếu: 1 tỷ đồng

- Thời gian phát hành: 18 tháng, ngày phát hành 06/10/2011, ngày đáo hạn 06/04/2013

- Lãi suất trái phiếu (đã trừ thuế TNCN): Lãi suất áp dụng cho tháng đầu tiên kể từ ngày phát hành là 17%/năm, lãi suất các tháng tiếp theo là lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi cuối kỳ của Sacombank + 2.5%.

- Phương thức thanh toán lãi: thanh toán hàng tháng vào ngày 06 Dương lịch.

III. Các quyền của trái phiếu:

- Quyền yêu cầu mua lại: Khách hàng được quyền yêu cầu SCR mua lại tại các mốc thời gian như sau: kết thúc tháng thứ 6 (06/04/2012), kết thúc tháng thứ 9 (06/7/2012), kết thúc tháng thứ 12 (06/10/2012) và tháng thứ 15 (06/01/2013) kể từ ngày phát hành. Ngoài các mốc thời gian trên, khách hàng không được quyền yêu cầu mua lại. Khi có yêu cầu mua lại, khách hàng phải thông báo cho SCR ít nhất 10 ngày làm việc trước thời điểm chốt danh sách yêu cầu mua lại.

- Quyền được hoán đổi sản phẩm: Khách hàng được quyền hoán đổi giá trị trái phiếu sang hình thức mua bất động sản tại bất kỳ thời điểm nào cho đến ngày đáo hạn của trái phiếu.

§ Nếu giá trị thanh toán (GTTT) cho đợt đầu tiên của HĐ mua bán (ngày ký HĐ mua bán sản phẩm) < mệnh giá trái phiếu (MGTP) thì số tiền còn lại của Trái phiếu (bao gồm Gốc + Lãi) sẽ được dùng cho các đợt thanh toán tiếp theo. Lãi suất được tính theo lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng lãnh lãi cuối kỳ của Sacombank + 2.5%. Đối với số tiền còn lại của các đợt thanh toán, trong thời hạn 6 tháng đầu tiên của trái phiếu, Khách hàng không được quyền rút, kể từ tháng 7 trở đi sẽ được thực hiện theo quy định của Trái phiếu.

§ Nếu GTTT > MGTP thì khách hàng phải thanh toán thêm phần còn thiếu cho SCR.

- Quyền được chuyển nhượng: Khách hàng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu cho một khách hàng khác có nhu cầu. Phí quản lý hồ sơ là 100 ngàn đồng + 0.05% thuế TNCN từ chuyển nhượng TP (500 ngàn đồng/TP 1 tỷ, 250 ngàn đồng/TP 500 triệu)/lần chuyển nhượng (Mẫu Giấy đề nghị chuyển nhượng).

- Sản phẩm bổ sung:

§ Mỗi trái phiếu được phát hành sẽ đi được tặng kèm 01 thẻ mua sản phẩm bất động sản của SCR (Housing Holder Card)

§ Mỗi thẻ Housing Holder Card sẽ có mức chiết khấu là 3% trên tổng giá trị bất động sản (trước VAT, phí bảo trì …) theo hình thức giảm giá trực tiếp trên Hợp đồng.

§ Thẻ này chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm duy nhất, không cộng dồn với các thẻ khác.

§ Nếu khách hàng có nhu cầu sở hữu trái phiếu với tỷ lệ 50% mệnh giá thì sẽ được tặng 01 thẻ Housing Holder Card có mức chiết khấu là 1%.

§ Các sản phẩm bất động sản được áp dụng cho Housing Holder Card bao gồm:

ü Các sản phẩm căn hộ/biệt thự/nhà phố/đất nền do Sacomreal hoặc Công ty con của Sacomreal làm chủ đầu tư (Công ty con được hiểu là Công ty do Sacomreal chiếm 51% vốn điều lệ).

ü Trong trường hợp có tổ chức chương trình khuyến mãi các sản phẩm trên, Ban TGĐ SCR-S sẽ thông báo cụ thể bằng văn bản việc áp dụng thẻ và các chương trình khuyến mãi đi kèm.

ü Ngoài ra, nếu được sự đồng ý của Chủ đầu tư các dự án môi giới khác ngoài dự án do Sacomreal đầu tư/hợp tác đầu tư, Ban TGĐ SCR-S sẽ thông báo cụ thể việc áp dụng cho thẻ cho từng dự án.
 
Hạng B2
10/10/06
231
2
18
51
STB - SCR - SBS : là 1 họ.. đang trong rất ư là tình hình....
bác xem vụ này rồi tự quyết định nhé
***********

Việc Sacomreal vừa công bố khoản lợi nhuận 261 tỷ đồng từ chuyển nhượng CP CTCP May Tiến Phát đã dấy lên nhiều câu hỏi liên quan đến tính xác thực của khoản lợi nhuận này.
CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa công bố khoản lợi nhuận 261 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng CP CTCP May Tiến Phát. Điều đáng nói, Sacomreal chỉ đầu tư vào CTCP May Tiến Phát trong 2 tháng (từ tháng 4 đến 6-2011). Đây là quãng thời gian TTCK diễn biến không thuận lợi, việc thanh lý và thu lợi nhuận cao đã dấy lên nhiều câu hỏi liên quan đến tính xác thực của khoản lợi nhuận này.
Vào đầu tháng 4, Sacomreal đã nhận chuyển nhượng toàn bộ số quyền mua CP của các cổ đông khác là 2,46 triệu quyền, giá 100.000 đồng/quyền, tương đương tổng giá trị 246 tỷ đồng. Như vậy có thể nhận thấy các cổ đông khác đã không còn mặn mà với CP May Tiến Phát, có nghĩa CP này không còn hấp dẫn NĐT.
Nhưng chỉ sau khoảng 2 tháng trong bối cảnh diễn biến TTCK không thuận lợi, Sacomreal đã chuyển nhượng số cổ phần này với giá xấp xỉ 200.000 đồng/quyền, tức tăng gấp đôi và lãi 261 tỷ đồng.
Đây là con số có “nằm mơ” NĐT tài chính chuyên nghiệp cũng không dễ thấy trong lúc thị trường khó khăn. Sacomreal mua với giá rất thấp, lại bán với giá rất cao và thu được khoản lợi nhuận khổng lồ cũng có nghĩa những người bán cho Sacomreal ban đầu đã bị hớ?
Thường khi mua một công ty bất động sản, người mua sẽ nhắm đến các dự án công ty đó đang sở hữu. Riêng Công ty May Tiến Phát, Sacomreal có lý do để thuyết phục rằng khoản lợi nhuận 261 tỷ đồng thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần là hợp lý, vì May Tiến Phát sở hữu mảnh đất có diện tích 7.834m2 ở đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình.
Theo lẽ thường, khi một công ty sở hữu một mảnh đất, nếu mảnh đất tăng giá, giá trị của công ty đó cũng tăng theo. Nhưng thị trường bất động sản đang ảm đạm, đất có tốt cũng khó có thể tăng giá và công ty cũng khó hưởng lợi.
Ngoài ra, nếu quan sát kỹ diễn biến tỷ lệ nắm giữ của Sacomreal trong May Tiến Phát, NĐT sẽ không khỏi giật mình. Vào thời điểm trước khi niêm yết (khoảng quý II-2010) Sacomreal sở hữu 61,4% cổ phần May Tiến Phát, tuy nhiên đến thời điểm cuối năm Sacomreal chỉ còn nắm giữ 18%.
Như vậy khoảng 43,4% cổ phần đã được chuyển nhượng. Khoản lãi lỗ như thế nào, công ty không công bố chi tiết. Sau đó, Sacomreal mua lại cổ phần May Tiến Phát rồi thanh lý tiếp và thu lãi 261 tỷ đồng như đã nêu trên. Cùng một khoản mục đầu tư, Sacomreal mua đi bán lại vẫn có khả năng thu một khoản lợi nhuận lớn đến vậy là điều bất thường, nhất là khi TTCK không thuận lợi.
Năm ngoái, Sacomreal đã từng công bố báo cáo tài chính (BCTC) năm 2010 được thực hiện bởi nhóm 4 công ty kiểm toán danh tiếng (Big Four gồm: Deloitte, KPMG, Ernst&Young, Pricewaterhouse Coopers), nhưng cuối cùng đó là công ty kiểm toán trong nước. Trong phần thuyết minh BCTC thiếu khá nhiều thông tin, lớn nhất là lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy khoản lãi sau thuế 426 tỷ đồng của cổ đông công ty mẹ đến chủ yếu từ lãi chênh lệch mua bán CK, chuyển nhượng vốn góp (xấp xỉ 1.181 tỷ đồng). Trong khi đó các khoản lỗ hay dự phòng giảm giá đầu tư tài chính hầu như không đáng kể (tổng cộng chỉ 30 tỷ đồng).
Theo đó, Sacomreal có công bố khoản lợi nhuận này đến từ việc bán cổ phần của Công ty Đầu tư bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng (gọi tắt là Tân Thắng) cho Công ty Gamuda Land (HCMC). NĐT tài chính đơn thuần rất khó thẩm định tính khả thi của dự án nên phải chấp nhận thông tin công bố của công ty. Sacomreal không công bố chi tiết khoản mục này xuất phát từ việc chuẩn mực kế toán không yêu cầu phải công bố cụ thể hơn.
Đến đây cũng cần đặt ra vấn đề: Năm 2010 Sacomreal ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cổ phần trong Tân Thắng, năm 2011 đã có May Tiến Phát thế chỗ. Như vậy có thể nhận thấy hoạt động chính của Sacomreal là bất động sản hầu như không mang lại lợi nhuận, công ty chỉ ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty con hay công ty liên kết.
Rõ ràng nếu chuẩn mực kế toán yêu cầu các công ty phải công bố cụ thể khoản lợi nhuận tài chính đến từ việc thanh lý những khoản đầu tư nào, sẽ giúp NĐT dễ dàng hơn khi đánh giá hoạt động của công ty và ban giám đốc các công ty sẽ “nhát tay” hơn khi thực hiện những giao dịch này.
(Theo Sài gòn đầu tư tài chính)
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Ù óa.
Nói chuyện cổ phần vổ phiếu tư dưng dưng em tí ngất Luộc Vịt ơi.
Mịa bà nó,em ôm một đống của EVN như CP Tài chính,thủy điện,bất động sản.đầu tư........
Bây giờ như mớ giấy lộn.
39.gif
39.gif
39.gif
39.gif
39.gif
 
Hạng F
5/3/10
6.009
35.630
113
trong các công cụ tài chính thì trái phiếu là thứ rủi ro nhất (chỉ sau CP)

về họ hàng nhà STB, SBS, Sacomreal ... thì em nói thiệt, chỉ những cừu non mới chui vô rọ
 
Hạng B2
19/6/11
149
0
0
46
Chia sẻ cùng bác, em cũng còn thằng trời đánh EVNF này
24.gif
. Nhờ bác nhắc làm em nhớ à e có nó
24.gif


Mr Fil nói:
Ù óa.
Nói chuyện cổ phần vổ phiếu tư dưng dưng em tí ngất Luộc Vịt ơi.
Mịa bà nó,em ôm một đống của EVN như CP Tài chính,thủy điện,bất động sản.đầu tư........
Bây giờ như mớ giấy lộn.
39.gif
39.gif
39.gif
39.gif
39.gif
 
Hạng B2
28/10/11
310
91
28
SG-CG
Đây là trái phiếu không bảo đảm và có thể hoán đổi...nhưng nghe nói là đã bán hết rồi mà bác.(99 tỉ nhà đầu tư cá nhân mua 34 trái phiếu và nhà đầu tư tổ chức mua 65 trái phiếu.)
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
159.199
113
www.phindeli.com
1 hình thức huy động vốn ls cao. Nếu ko sợ nó phá sản thì gửi 6 tháng cũng được lãi cao hơn bank.
 
Hạng B2
16/9/10
169
2
18
Em can bác, ruột gan phèo phổi của group này thì em là 1 trong những người nắm rõ nhất.
 
Status
Không mở trả lời sau này.