Chủ đề tương tự
Ghi ý kiến khi về xxx sẽ phải bị giải trình lằng nhằn nên không cho ghi ý kiến. Nếu cố tình ghi thì xxx sẽ gọi giang hồ tới làm việc với những tên hay chiến với xxx. còn nếu xxx không có đồng bọn thì sẽ cho đi. Khi cho đi thì bị tung clip lên mạng => báo đăng và bị hạ cấp bậc.
Chuyện là vậy, bác nào thấy em nói đúng thì cứ vote, không thì ném đá vậy.
Chuyện là vậy, bác nào thấy em nói đúng thì cứ vote, không thì ném đá vậy.
Không cho ghi ý kiến thì không ký, bởi trên biên bản có phần ghi ý kiến của cá nhân/tổ chức vi phạm. Chỉ ngán quần chúng bức xúc thôi.
TT - Sau vụ “Neo xe cá đòi bồi thường hàng ươn thối”, nhiều chuyên gia pháp luật khuyên người bị lập biên bản cho dù thấy mình không vi phạm cũng phải ký biên bản, sau khi ghi ý kiến của mình vào để lấy đó làm căn cứ kiện. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ làm.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông L.P.H. (33 tuổi, phó giám đốc một công ty tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: “Chiều một ngày cuối tháng 7-2013, tôi lái chiếc xe năm chỗ ngồi chở giám đốc công ty từ TP Vũng Tàu lên TP.HCM gặp đối tác.
Khi tới giao lộ Điện Biên Phủ - D1 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tôi đi vào làn trong cùng giáp dải phân cách dành cho phương tiện quẹo trái hoặc quay đầu.
Phát hiện mình đi sai làn đường, tôi bật đèn tín hiệu chuyển hướng, di chuyển sang làn bên cạnh để đi thẳng, vừa qua giao lộ thì bị cảnh sát giao thông (CSGT) tại đây thổi, yêu cầu dừng xe.
Anh CSGT tên N.Đ.P.H. (thuộc đội CSGT Hàng Xanh, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM) cho rằng tôi lưu thông vượt đèn đỏ dù tôi không vi phạm.
[xtable=100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
“Chỉ huy ở giữa”
Ngay sau khi ông H. rời khỏi trụ sở đội CSGT Hàng Xanh, chúng tôi đã trao đổi với trung tá Hoàng Văn Hậu (đội phó đội CSGT Hàng Xanh) nắm lại vụ việc. Ông Hậu cho biết: “Anh N.Đ.P.H. không hẹn anh H. tới trụ sở đội để xử lý việc này. Anh H. không ký vào biên bản thì tới ngày hẹn xử lý anh cứ tới, anh N.Đ.P.H. không hẹn tới đây nên không thể nói anh ấy kéo dài thời gian tới xử lý”.
Trả lời câu hỏi theo quy định thì nếu người vi phạm không ký, CSGT phải lập biên bản tại chỗ để nhân chứng ký tên, vì sao CSGT không thực hiện mà giữ giấy tờ, giữ xe trái quy định, ông Hậu nói: “Cái đó sẽ tính sau. Tôi là chỉ huy, ở giữa cán bộ của tôi và anh H. thì tôi không thể nói bên nào đúng, bên nào sai. Tôi giải quyết sao cho hợp tình hợp lý thôi”.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cuộc nói chuyện có phần gay gắt kéo dài cả chục phút, tôi và giám đốc nhất quyết không đồng ý ký biên bản với lỗi này.
Anh CSGT cầm toàn bộ giấy tờ của tôi gồm đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bằng lái và yêu cầu tôi điều khiển xe đưa về bãi giữ xe của đội này tại dạ cầu Sài Gòn. Khi tôi lái xe vào bãi, anh CSGT này hỏi lại một lần nữa: “Anh có ký biên bản không?”.
Tôi nói anh lập biên bản đúng tôi mới ký, anh ép tôi ký biên bản không đúng sao tôi ký được, vậy là anh ta bỏ đi. Tôi lái xe ra khỏi bãi thì người giữ xe tại đây không cho, mà đây là khu vực đất của quân đội do đội CSGT Hàng Xanh thuê lại nên tôi buộc phải bỏ xe lại trong ấm ức.
Trở lại đội CSGT Hàng Xanh tìm gặp anh N.Đ.P.H. thì cán bộ trực ban tại đây nói tổ công tác của anh chưa về, khuyên tôi có thể tìm trên đường hoặc kiên nhẫn chờ tới khi hết ca anh N.Đ.P.H. về sẽ giải quyết.
Sau gần một giờ chờ đợi, cuối cùng tôi cũng gặp được anh. Anh N.Đ.P.H. vào thay đồ thường phục xong mới trở ra, vẫn hỏi lại câu hỏi tôi có ký biên bản không?
Tôi không ký, anh lại bỏ đi, không trả lời hay giải thích. Tôi không biết phải làm sao nên nhờ một người quen gọi cho lãnh đạo phòng CSGT để yêu cầu những người có trách nhiệm ở đây giải quyết cho tôi, lúc này anh N.Đ.P.H. mới quay lại đưa biên bản cho tôi ký.
Tôi nhận ra là mình phải ký vào biên bản mới có cơ sở để khiếu nại, trước khi ký tôi yêu cầu được ghi ý kiến vào phần ý kiến người vi phạm nhưng anh N.Đ.P.H. giật lại không cho ghi.
Anh chỉ chìa cho tôi đúng phần chữ ký người vi phạm ở cuối tờ biên bản và nói: “Anh cứ ký xác nhận vào đó rồi muốn ghi gì thì ghi”.
Tôi hỏi lại: “Nếu tôi ký vào đó, anh giật tờ biên bản lại thì đương nhiên tôi thừa nhận lỗi vi phạm, lúc đó tôi làm gì anh?”.
Anh N.Đ.P.H. quay qua nói ngọt: “Cơ quan tôi nằm ở đây, anh sợ cái gì. Anh ký vô thì tôi mới cho anh ghi được”. Nội dung cuộc nói chuyện giữa tôi và anh N.Đ.P.H. chỉ là tôi ghi ý kiến trước hay sau khi ký nhưng cũng kéo dài rất lâu, giằng co căng thẳng. Cuối cùng phải có lãnh đạo đội CSGT Hàng Xanh ra làm việc với tôi thì vụ việc mới được giải quyết.
Lãnh đạo đội CSGT Hàng Xanh cho rằng tôi có quyền có ý kiến trước khi ký. Tôi đã ghi: “Tôi không vi phạm, CSGT làm sai” và ký tên. Ngay khi tôi ghi ý kiến, ký tên xong thì lãnh đạo này yêu cầu tôi ngồi viết tường trình vụ việc và viết cam kết không khiếu nại. Tôi viết xong thì được trả toàn bộ giấy tờ xe, bằng lái và vị lãnh đạo dặn tôi cứ ra bãi lấy xe, ông này sẽ gọi cho quản lý bãi xe để tôi lấy xe về, lúc này đã hơn 19g.
Tôi kể lại câu chuyện này để nhiều người có thể chia sẻ thêm về thực tế vì sao giới tài xế thường sợ sệt, ngại khi phải tranh cãi với CSGT. Bản thân tôi là một người có trình độ, có địa vị xã hội mà còn bị đối xử như vậy. Tôi đã phải nhờ người quen gọi tới lãnh đạo phòng chỉ để được ghi ý kiến của mình vào biên bản - điều mà đáng ra là quyền cơ bản của tôi.
[xtable=100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
Phải lập biên bản, bàn giao biên bản cho người điều khiển
Sau khi nghe nội dung vụ việc này, một cán bộ công tác lâu năm tại Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP khẳng định: việc làm của CSGT như vậy là hoàn toàn sai. Theo quy định, nếu người vi phạm không đồng ý ký tên vào biên bản vi phạm thì CSGT có trách nhiệm lập biên bản tại chỗ, mời ít nhất hai nhân chứng chứng kiến vụ việc ký tên làm chứng. Khi giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm thì phải giao biên bản cho người bị tạm giữ chứ không được tự ý giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm mà không lập biên bản, không bàn giao biên bản đó cho họ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
G.M. ghi
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ông L.P.H. (33 tuổi, phó giám đốc một công ty tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: “Chiều một ngày cuối tháng 7-2013, tôi lái chiếc xe năm chỗ ngồi chở giám đốc công ty từ TP Vũng Tàu lên TP.HCM gặp đối tác.
Khi tới giao lộ Điện Biên Phủ - D1 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tôi đi vào làn trong cùng giáp dải phân cách dành cho phương tiện quẹo trái hoặc quay đầu.
Phát hiện mình đi sai làn đường, tôi bật đèn tín hiệu chuyển hướng, di chuyển sang làn bên cạnh để đi thẳng, vừa qua giao lộ thì bị cảnh sát giao thông (CSGT) tại đây thổi, yêu cầu dừng xe.
Anh CSGT tên N.Đ.P.H. (thuộc đội CSGT Hàng Xanh, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM) cho rằng tôi lưu thông vượt đèn đỏ dù tôi không vi phạm.
[xtable=100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
“Chỉ huy ở giữa”
Ngay sau khi ông H. rời khỏi trụ sở đội CSGT Hàng Xanh, chúng tôi đã trao đổi với trung tá Hoàng Văn Hậu (đội phó đội CSGT Hàng Xanh) nắm lại vụ việc. Ông Hậu cho biết: “Anh N.Đ.P.H. không hẹn anh H. tới trụ sở đội để xử lý việc này. Anh H. không ký vào biên bản thì tới ngày hẹn xử lý anh cứ tới, anh N.Đ.P.H. không hẹn tới đây nên không thể nói anh ấy kéo dài thời gian tới xử lý”.
Trả lời câu hỏi theo quy định thì nếu người vi phạm không ký, CSGT phải lập biên bản tại chỗ để nhân chứng ký tên, vì sao CSGT không thực hiện mà giữ giấy tờ, giữ xe trái quy định, ông Hậu nói: “Cái đó sẽ tính sau. Tôi là chỉ huy, ở giữa cán bộ của tôi và anh H. thì tôi không thể nói bên nào đúng, bên nào sai. Tôi giải quyết sao cho hợp tình hợp lý thôi”.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cuộc nói chuyện có phần gay gắt kéo dài cả chục phút, tôi và giám đốc nhất quyết không đồng ý ký biên bản với lỗi này.
Anh CSGT cầm toàn bộ giấy tờ của tôi gồm đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bằng lái và yêu cầu tôi điều khiển xe đưa về bãi giữ xe của đội này tại dạ cầu Sài Gòn. Khi tôi lái xe vào bãi, anh CSGT này hỏi lại một lần nữa: “Anh có ký biên bản không?”.
Tôi nói anh lập biên bản đúng tôi mới ký, anh ép tôi ký biên bản không đúng sao tôi ký được, vậy là anh ta bỏ đi. Tôi lái xe ra khỏi bãi thì người giữ xe tại đây không cho, mà đây là khu vực đất của quân đội do đội CSGT Hàng Xanh thuê lại nên tôi buộc phải bỏ xe lại trong ấm ức.
Trở lại đội CSGT Hàng Xanh tìm gặp anh N.Đ.P.H. thì cán bộ trực ban tại đây nói tổ công tác của anh chưa về, khuyên tôi có thể tìm trên đường hoặc kiên nhẫn chờ tới khi hết ca anh N.Đ.P.H. về sẽ giải quyết.
Sau gần một giờ chờ đợi, cuối cùng tôi cũng gặp được anh. Anh N.Đ.P.H. vào thay đồ thường phục xong mới trở ra, vẫn hỏi lại câu hỏi tôi có ký biên bản không?
Tôi không ký, anh lại bỏ đi, không trả lời hay giải thích. Tôi không biết phải làm sao nên nhờ một người quen gọi cho lãnh đạo phòng CSGT để yêu cầu những người có trách nhiệm ở đây giải quyết cho tôi, lúc này anh N.Đ.P.H. mới quay lại đưa biên bản cho tôi ký.
Tôi nhận ra là mình phải ký vào biên bản mới có cơ sở để khiếu nại, trước khi ký tôi yêu cầu được ghi ý kiến vào phần ý kiến người vi phạm nhưng anh N.Đ.P.H. giật lại không cho ghi.
Anh chỉ chìa cho tôi đúng phần chữ ký người vi phạm ở cuối tờ biên bản và nói: “Anh cứ ký xác nhận vào đó rồi muốn ghi gì thì ghi”.
Tôi hỏi lại: “Nếu tôi ký vào đó, anh giật tờ biên bản lại thì đương nhiên tôi thừa nhận lỗi vi phạm, lúc đó tôi làm gì anh?”.
Anh N.Đ.P.H. quay qua nói ngọt: “Cơ quan tôi nằm ở đây, anh sợ cái gì. Anh ký vô thì tôi mới cho anh ghi được”. Nội dung cuộc nói chuyện giữa tôi và anh N.Đ.P.H. chỉ là tôi ghi ý kiến trước hay sau khi ký nhưng cũng kéo dài rất lâu, giằng co căng thẳng. Cuối cùng phải có lãnh đạo đội CSGT Hàng Xanh ra làm việc với tôi thì vụ việc mới được giải quyết.
Lãnh đạo đội CSGT Hàng Xanh cho rằng tôi có quyền có ý kiến trước khi ký. Tôi đã ghi: “Tôi không vi phạm, CSGT làm sai” và ký tên. Ngay khi tôi ghi ý kiến, ký tên xong thì lãnh đạo này yêu cầu tôi ngồi viết tường trình vụ việc và viết cam kết không khiếu nại. Tôi viết xong thì được trả toàn bộ giấy tờ xe, bằng lái và vị lãnh đạo dặn tôi cứ ra bãi lấy xe, ông này sẽ gọi cho quản lý bãi xe để tôi lấy xe về, lúc này đã hơn 19g.
Tôi kể lại câu chuyện này để nhiều người có thể chia sẻ thêm về thực tế vì sao giới tài xế thường sợ sệt, ngại khi phải tranh cãi với CSGT. Bản thân tôi là một người có trình độ, có địa vị xã hội mà còn bị đối xử như vậy. Tôi đã phải nhờ người quen gọi tới lãnh đạo phòng chỉ để được ghi ý kiến của mình vào biên bản - điều mà đáng ra là quyền cơ bản của tôi.
[xtable=100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
Phải lập biên bản, bàn giao biên bản cho người điều khiển
Sau khi nghe nội dung vụ việc này, một cán bộ công tác lâu năm tại Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP khẳng định: việc làm của CSGT như vậy là hoàn toàn sai. Theo quy định, nếu người vi phạm không đồng ý ký tên vào biên bản vi phạm thì CSGT có trách nhiệm lập biên bản tại chỗ, mời ít nhất hai nhân chứng chứng kiến vụ việc ký tên làm chứng. Khi giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm thì phải giao biên bản cho người bị tạm giữ chứ không được tự ý giữ giấy tờ, phương tiện của người vi phạm mà không lập biên bản, không bàn giao biên bản đó cho họ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
G.M. ghi