Chủ đề tương tự
Hiểu thêm về nhớt để lựa chọn dành cho xế yêu của mình
Dầu nhớt có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động và tuổi thọ của động cơ. Do đó, việc thay dầu nhớt đúng chu kỳ và đúng loại là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, hầu như người sử dụng khi thay dầu nhớt động cơ lại ít quan tâm đến các chỉ số ghi trên bao bì. Chúng quan trọng hơn bạn nghĩ.
Chỉ số độ nhớt
Trên nhãn mác các bình nhớt, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy các kí hiệu như 20W-50, 15W-40; 5W-30... Bạn không quan tâm đến điều đó, nhưng thực tế chúng lại rất có ý nghĩa. Chúng sẽ chỉ cho bạn biết về độ nhớt, về chủng loại nhớt sử dụng cho điều kiện khí hậu nào thì phù hợp.
Chỉ số đứng trước chữ W (số nhỏ) là chỉ số độ nhớt ứng với điều kiện khí hậu lạnh; còn chỉ số đứng sau (số lớn) là chỉ số độ nhớt tương ứng với điều kiên khí hậu nóng. Vì ở Việt Nam nên các bạn chủ yếu để ý đến chỉ số ở sau (số lớn). Số càng lớn thì độ đặc của nhớt càng cao (trong trường hợp điều kiện môi trường bình thường).
Tất cả dầu nhớt động cơ đều được xếp loại bởi độ nhớt, liên quan tới dầu nhớt chảy như thế nào ở một nhiệt độ xác định (nhiệt độ đo đạc theo chuẩn là ở 40°C và 100°C). Chỉ số độ nhớt càng cao thì dầu càng đặc và sẽ càng chảy chậm hơn qua các khe máy. Nói chung, độ nhớt càng cao (còn gọi là độ nặng), dầu sẽ đặc hơn, và do đó dầu sẽ giảm thiểu được ma sát tốt hơn khi dầu nóng lên.
Sử dụng độ nhớt được khuyến cáo bởi nhà sản xuất xe gắn máy phù hợp với môi trường xung quanh mà bạn lái xe. Dẫu cho là dầu có độ nhớt càng cao thì theo lý thuyết sẽ giảm thiểu ma sát càng tốt, những cũng có thể giảm thiểu lượng dầu chảy qua vòng bi và giữa các bề mặt khít, dẫn đến hiện tượng thiếu dầu ở những điểm đấy (như vậy đủ để loại bỏ lý lẽ là dầu càng đặc càng tốt để sử dụng). Không bao giờ sử dụng loại dầu loãng hơn được khuyến cáo (chẳng hạn nếu chỉ định của nhà sản xuất là 10W-40 thì không được sử dụng loại 5W-40).
Chỉ số API
Chỉ số API là tiêu chuẩn chất lượng dầu nhớt của USA, và được sử dụng rộng rãi cho quốc tế. Ví dụ: CD/SF; CF/SL... Ký tự đầu tiên (C) là ký hiệu cho loại dầu nhớt dùng cho động cơ chạy diesel, hoặc ký tự (S) là ký hiệu cho loại dầu nhớt dùng cho động cơ xăng.
Ký tự thứ hai được quy định theo thứ tự A, B, C, D, E, F... đến mới nhất là M. Ký tự này càng tăng thì chất lượng nhớt càng cao. Chất lượng dầu nhờn tốt nhiều hay ít chủ yếu là do thành phần phụ gia (hóa chất) được pha trộn vào dầu gốc, và tùy thuộc vào công nghệ của các hãng.
Như vậy, trên nhãn bình dầu ghi SF có nghĩa đây là loại nhớt dùng cho động cơ xăng và chất lượng nhớt ở mức F.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam, dầu dùng cho động cơ diesel có API cao nhất đến CI-4 và dầu dùng cho động có xăng có API cao nhất là SM. Trên bình dầu nếu có ký hiệu, ví dụ như CF/SL thì loại dầu đó sử dụng được cho cả 2 loại động xăng và diesel, còn nếu chỉ có ký hiệu CF hoặc ký kiệu SL không thôi thì loại dầu đó chỉ dùng cho động cơ diesel hoặc dùng cho động cơ xăng.
Đã có rất nhiều người hiểu rằng, dầu 40 loãng hơn dầu 50, nên dầu 50 tốt hơn dầu 40. Điều đó hoàn toàn sai. Dầu 40 loãng hơn dầu 50 là đúng, tuy nhiên, khi động cơ làm việc, nhiệt độ sẽ rất cao, dầu sẽ loãng ra, nền nếu API cao (tốt) thì khi đó, độ đặc của dầu 40 còn lại là 10 (chẳng hạn), trong khi đó nếu API thấp thì dầu 50 chỉ còn là 5 (chẳng hạn). Lúc đó, dầu 40 có API cao lại đặc hơn dầu 50 có API thấp (trong cùng điều kiện động cơ làm việc).
Khi nào cần thay nhớt?
Đối với xe gắn máy: Nên sử dụng dầu có độ nhớt 40 đối với xe còn mới (tình trạng xe còn khá tốt), và nhớt 50 đối với xe quá cũ (hoặc tình trạng xe không còn tốt nữa).
- Với xe số: Nếu đổ nhớt API là SF hoặc SG thì các bạn có thể chạy được 2.000-3.000 km mới phải thay dầu. Còn nếu API là SJ hoặc SL thì có thể chạy được 5.000-6.000 km mới thay.
- Với xe tay ga: Bạn nên chú ý là phải thay loại nhớt trên hộp có chữ Scooter (Xe tay ga, tránh nhầm thay nhớt xe số cho xe tay ga, vì xe tay ga có điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn xe số, nên thành phần phụ gia của nó cũng sẽ phải khác hơn).
Trên thị trường hiện nay chủ yếu nhớt cho xe tay ga có API là SJ hoặc SL, các bạn có thể chạy được 3.000-4.000 km với điều kiện xe mới, tốt. Còn xe đã cũ thì chỉ có thể chạy được 2.000-3.000 km tùy tình trạng của xe.
Đối với ôtô con/xe tải: Nên sử dụng nhớt 40 đối với xe còn mới (tình trạng xe còn khá tốt), và nhớt 50 đối với xe quá cũ (hoặc tình trạng xe không còn được tốt nữa). Nếu đổ nhớt API là CD/SF thì các bạn có thể chạy được 5.000 km mới phải thay dầu. Nếu API là CF/SG thì 6.000-7.000 km mới thay. Nếu API là CH-4/SL thì 8.000-10.000 km mới thay.Nếu API là CI-4/SM thì 10.000-12.000 km mới thay. Tuy nhiên, các con số trên chỉ mang tính tương đối chung. Còn cụ thể hơn, người dùng có thể hỏi bộ phận tư vấn kỹ thuật của tất cả các hãng.
--------------------------------------------------------
dau nhot niwa, dau nhot nano, dau nhot dong co
Dầu nhớt có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động và tuổi thọ của động cơ. Do đó, việc thay dầu nhớt đúng chu kỳ và đúng loại là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, hầu như người sử dụng khi thay dầu nhớt động cơ lại ít quan tâm đến các chỉ số ghi trên bao bì. Chúng quan trọng hơn bạn nghĩ.
Chỉ số độ nhớt
Trên nhãn mác các bình nhớt, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy các kí hiệu như 20W-50, 15W-40; 5W-30... Bạn không quan tâm đến điều đó, nhưng thực tế chúng lại rất có ý nghĩa. Chúng sẽ chỉ cho bạn biết về độ nhớt, về chủng loại nhớt sử dụng cho điều kiện khí hậu nào thì phù hợp.
Chỉ số đứng trước chữ W (số nhỏ) là chỉ số độ nhớt ứng với điều kiện khí hậu lạnh; còn chỉ số đứng sau (số lớn) là chỉ số độ nhớt tương ứng với điều kiên khí hậu nóng. Vì ở Việt Nam nên các bạn chủ yếu để ý đến chỉ số ở sau (số lớn). Số càng lớn thì độ đặc của nhớt càng cao (trong trường hợp điều kiện môi trường bình thường).
Tất cả dầu nhớt động cơ đều được xếp loại bởi độ nhớt, liên quan tới dầu nhớt chảy như thế nào ở một nhiệt độ xác định (nhiệt độ đo đạc theo chuẩn là ở 40°C và 100°C). Chỉ số độ nhớt càng cao thì dầu càng đặc và sẽ càng chảy chậm hơn qua các khe máy. Nói chung, độ nhớt càng cao (còn gọi là độ nặng), dầu sẽ đặc hơn, và do đó dầu sẽ giảm thiểu được ma sát tốt hơn khi dầu nóng lên.
Sử dụng độ nhớt được khuyến cáo bởi nhà sản xuất xe gắn máy phù hợp với môi trường xung quanh mà bạn lái xe. Dẫu cho là dầu có độ nhớt càng cao thì theo lý thuyết sẽ giảm thiểu ma sát càng tốt, những cũng có thể giảm thiểu lượng dầu chảy qua vòng bi và giữa các bề mặt khít, dẫn đến hiện tượng thiếu dầu ở những điểm đấy (như vậy đủ để loại bỏ lý lẽ là dầu càng đặc càng tốt để sử dụng). Không bao giờ sử dụng loại dầu loãng hơn được khuyến cáo (chẳng hạn nếu chỉ định của nhà sản xuất là 10W-40 thì không được sử dụng loại 5W-40).
Chỉ số API
Chỉ số API là tiêu chuẩn chất lượng dầu nhớt của USA, và được sử dụng rộng rãi cho quốc tế. Ví dụ: CD/SF; CF/SL... Ký tự đầu tiên (C) là ký hiệu cho loại dầu nhớt dùng cho động cơ chạy diesel, hoặc ký tự (S) là ký hiệu cho loại dầu nhớt dùng cho động cơ xăng.
Ký tự thứ hai được quy định theo thứ tự A, B, C, D, E, F... đến mới nhất là M. Ký tự này càng tăng thì chất lượng nhớt càng cao. Chất lượng dầu nhờn tốt nhiều hay ít chủ yếu là do thành phần phụ gia (hóa chất) được pha trộn vào dầu gốc, và tùy thuộc vào công nghệ của các hãng.
Như vậy, trên nhãn bình dầu ghi SF có nghĩa đây là loại nhớt dùng cho động cơ xăng và chất lượng nhớt ở mức F.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam, dầu dùng cho động cơ diesel có API cao nhất đến CI-4 và dầu dùng cho động có xăng có API cao nhất là SM. Trên bình dầu nếu có ký hiệu, ví dụ như CF/SL thì loại dầu đó sử dụng được cho cả 2 loại động xăng và diesel, còn nếu chỉ có ký hiệu CF hoặc ký kiệu SL không thôi thì loại dầu đó chỉ dùng cho động cơ diesel hoặc dùng cho động cơ xăng.
Đã có rất nhiều người hiểu rằng, dầu 40 loãng hơn dầu 50, nên dầu 50 tốt hơn dầu 40. Điều đó hoàn toàn sai. Dầu 40 loãng hơn dầu 50 là đúng, tuy nhiên, khi động cơ làm việc, nhiệt độ sẽ rất cao, dầu sẽ loãng ra, nền nếu API cao (tốt) thì khi đó, độ đặc của dầu 40 còn lại là 10 (chẳng hạn), trong khi đó nếu API thấp thì dầu 50 chỉ còn là 5 (chẳng hạn). Lúc đó, dầu 40 có API cao lại đặc hơn dầu 50 có API thấp (trong cùng điều kiện động cơ làm việc).
Khi nào cần thay nhớt?
Đối với xe gắn máy: Nên sử dụng dầu có độ nhớt 40 đối với xe còn mới (tình trạng xe còn khá tốt), và nhớt 50 đối với xe quá cũ (hoặc tình trạng xe không còn tốt nữa).
- Với xe số: Nếu đổ nhớt API là SF hoặc SG thì các bạn có thể chạy được 2.000-3.000 km mới phải thay dầu. Còn nếu API là SJ hoặc SL thì có thể chạy được 5.000-6.000 km mới thay.
- Với xe tay ga: Bạn nên chú ý là phải thay loại nhớt trên hộp có chữ Scooter (Xe tay ga, tránh nhầm thay nhớt xe số cho xe tay ga, vì xe tay ga có điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn xe số, nên thành phần phụ gia của nó cũng sẽ phải khác hơn).
Trên thị trường hiện nay chủ yếu nhớt cho xe tay ga có API là SJ hoặc SL, các bạn có thể chạy được 3.000-4.000 km với điều kiện xe mới, tốt. Còn xe đã cũ thì chỉ có thể chạy được 2.000-3.000 km tùy tình trạng của xe.
Đối với ôtô con/xe tải: Nên sử dụng nhớt 40 đối với xe còn mới (tình trạng xe còn khá tốt), và nhớt 50 đối với xe quá cũ (hoặc tình trạng xe không còn được tốt nữa). Nếu đổ nhớt API là CD/SF thì các bạn có thể chạy được 5.000 km mới phải thay dầu. Nếu API là CF/SG thì 6.000-7.000 km mới thay. Nếu API là CH-4/SL thì 8.000-10.000 km mới thay.Nếu API là CI-4/SM thì 10.000-12.000 km mới thay. Tuy nhiên, các con số trên chỉ mang tính tương đối chung. Còn cụ thể hơn, người dùng có thể hỏi bộ phận tư vấn kỹ thuật của tất cả các hãng.
--------------------------------------------------------
dau nhot niwa, dau nhot nano, dau nhot dong co