Lúc trước em định ngâm cứu cái ý tưởng kinh doanh này do cũng đang có đám đất bỏ hoang ở Xuân Lộc, nhưng giờ phải tập trung làm mảng marketing online và game cho di động nên chưa đụng vào được. Bác nào có đất bỏ hoang thì ngâm cứu cái ý tưởng này thử nhé:
Nguồn:
http://ra.com.vn/chan-nuoi-1/nuoicontrungxuatkhau
Chăn nuôi >
Ý tưởng kinh doanh côn trùng xuất khẩu</h3> đăng 03:34 27-10-2011 bởi Y Tuong Kinh Doanh [ đã cập nhật 22:14 15-08-2012 ]
<h3>
Ý tưởng kinh doanh này tập trung vào việc tìm hiểu kinh doanh những loại côn trùng có giá trị cao. Ý tưởng kinh doanh nuôi côn trùng này rất phù hợp với những bác đang có đất trống bỏ không chưa đẩy được (vì đầu cơ).</h3>
Trị trường côn trùng làm cảnh có giá trị hơn 60 triệu USD mỗi năm, Việt Nam là nước có đa đạng sinh học cao, hòan toàn có thể chiếm một miếng bánh lớn của thị trường này. Nếu làm tốt, ý tưởng kinh doanh này có thể đem lại một khoảng thu nhập tương đối lớn, và có thể mở rộng sang kinh doanh các loại sinh vật khác.
Nếu thành công, đây sẽ là lĩnh vực kinh doanh đem lại hiệu quả rất cao vì diện tích trại không cần lớn, côn trùng nhỏ bé nên cũng không tốn nhiều thức ăn, tốc độ sinh sản của côn trùng thường là rất nhanh.
Phân tích nhu cầu:
-Tham khảo những trang bán côn trùng của nước ngoài sẽ thấy có những con côn trùng được bán với giá hơn 700 USD một con. Ngay trong nước, những cặp côn trùng có giá trị cũng bán được 5, 6 triệu cho các đầu nậu, có những con bướm được bán với giá vài trăm USD, nếu có thể bảo đảm nguồn hàng, có thể liên hệ với các cửa hàng chuyên bán những sản phẩm này để xuất khẩu.
-Khách hàng giàu có ở châu Âu rất thích thả bướm trong các dịp sinh nhật, đám cưới hoặc lễ rửa tội
-Trẻ em nước ngoài thường nuôi côn trùng làm cảnh, từ nhện, bò cạp, bọ cánh cứng, bươm bướm, … (giống như chúng ta nuôi chó cưng vậy).
Một số gợi ý:
- Cái khó khăn nhất của
ý tưởng kinh doanh này là giống và kỹ thuật nuôi, để đơn giản, có thể bắt đầu bằng nuôi bướm, rồi mở rộng sang các loại khác. Ở Đà Lạt cũng đã có trang trại nuôi bướm, có thể tham quan học hỏi. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi bằng các tài liệu của nước ngoài.
- Phải tránh xa khu vực canh tác của nông dân vì đám côn trùng có thể bị chết oan vì thuốc trừ sâu.
- Nên kết hợp làm địa điểm tham quan để tăng hiệu quả kinh tế (có thể bán cho khách tham quan).
- Có thể thuê đất trong các khu vui chơi giải trí (kiểu như Vinpearl, Đại Nam, suổi Tiên, Mandagui….) để làm.
- Cần làm một trang web giới thiệu các loại côn trùng đang nuôi bằng tiếng Anh để tiện giao dịch.
- Bò cạp có thể nhập về từ các trại nuôi bò cạp, chỉ đứng trung gian xuất khẩu.
- Có thể vào những trang bán côn trùng, chọn ra những loại có giá trị cao và có xuất xứ từ Việt Nam, hay Đông Nam Á để nghiên cứu cách nuôi, nhân giống. (Cách đây vài tháng, khi đến khu du lịch núi Bà Nà của Đà Nẵng, Thăng cũng thấy một con xén tóc loại trắng đốm đen, loại này trên mạng được bán khoảng 120 USD một con).
Khó khăn: nếu quyết định đầu tư cho ý tưởng kinh doanh này phải tìm hiểu kỹ trước khi nuôi một số loại côn trùng có vòng đời sinh trưởng khá dài, khó kiếm tài liệu hướng dẫn nuôi. Việc nuôi một loai côn trùng hoàn toàn mới lạ là không dễ dàng. Đọc thêm bài nuôi đuông.
Hướng mở rộng: khi đã có kinh nghiệm có thể mở rộng sang các nhóm động vật khác như bò sát, lưỡng cư…