Tập Lái
4/5/20
0
0
0
27
Tỉnh / Thành
Hà Nội
Quận / Huyện
Quận Đống Đa
Địa chỉ
Hà nội
Số điện thoại
0381928329
Giá
560,000
Mang thai không có nghĩa là bạn sẽ phải từ bỏ lớp yoga hàng tuần. Trên thực tế, duy trì việc tập yoga đều đặn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và bé. Dưới đây là 7 lợi ích và 7 lưu ý khi về việc tập Yoga cho bà bầu
7 Lợi ích về việc tập Yoga cho bà bầu mà bạn không ngờ tới

1. Cơ thể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn phải chịu đựng sự thay đổi về thể chất lẫn cảm xúc một cách nhanh chóng. Các hormone như estrogen, progesterone, prolactin, relaxin và oxytocin cũng đột ngột tăng cao. Lúc này thì yoga sẽ là cách hữu hiệu để cân bằng những thay đổi trong cơ thể bạn.
Hơn nữa, việc tập luyện còn làm giảm quá trình phát triển vòng bụng, đặc biệt là vùng dưới của cơ thể, góp phần cải thiện sức khỏe, là cách giảm mỡ bụng, làm săn chắc cơ thể cũng như khiến cho bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
2. Yoga là phương pháp hoàn hảo để tập luyện kỹ thuật hô hấp

Tại sao kĩ thuật hô hấp lại quan trọng trong quá trình mang thai? Bởi vì việc tập luyện kĩ thuật hô hấp không những có lợi cho sức khỏe mà còn giúp tâm lí bạn ổn định hơn. Nguyên nhân là sự thay đổi về hormone diễn ra trong cơ thể đang gây ảnh hưởng đối với tâm lí của bạn. Chính vì thế, tâm trạng của bạn có thể thay đổi mà không cần bất cứ lí do nào, cũng từ đó mà chồng bạn sẽ bối rối không biết phải làm gì khi bạn giận dữ. Do đó, để kiểm soát được cảm xúc của mình, sự tập trung hít thở là yếu tố hết sức quan trọng trong thời kì mang thai.
Kỹ thuật thở trong yoga được gọi là ujjayi. Khi đó, bạn hít không khí từ từ qua mũi, vào căng tràn phổi và đẩy cơ bụng lên, sau đó thở ra hết cho đến khi dạ dày nén lại. Khi tham gia các lớp học yoga, bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn cách hít thở sâu và thư giãn. Điều này rất hữu ích khi bạn phải đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống như stress trong công việc, thời điểm “khai hoa nở nhụy”…
Việc tập luyện yoga sẽ dạy cho chúng ta kĩ thuật thở đúng cách để giảm bớt hoặc điều khiển hơi thở khi mang thai và đồng thời cũng làm tăng tối đa lượng oxy cung cấp cho đứa bé trong bụng. Ngoài ra, việc thở đúng cách còn giúp bạn giảm bớt đau đớn trong lúc sinh bởi vì “hô hấp đúng cách chính là người bạn thân thiết bên bạn khi sinh nở”.
>>> Những lưu ý tham gia lớp tập yoga Thái Hà cho bà bầu
3. Những cơn đau lưng khó chịu sẽ bị đẩy lùi

Sự mất cân bằng cơ thể và những cơn đau lưng chính là kẻ thù chung của phụ nữ khi mang thai. Chính vì thế, việc tập yoga trong lúc mang thai giúp lưu thông máu huyết, phát triển thể lực cũng như cân bằng cơ thể, đồng thời giúp các cơ lưng được co giãn và điều hòa.
Yoga cho bà bầu - Giảm đau lưng

Yoga cho bà bầu – Giảm đau lưng
Tập yoga trong lúc mang thai giúp lưu thông máu huyết, phát triển thể lực cũng như cân bằng cơ thể, đồng thời giúp các cơ lưng được co giãn và điều hòa.

4. Cơ bắp sẽ dẻo dai hơn khi sinh nở

Yoga cho thai phụ được xây dựng đặc biệt dành cho những bó cơ cần thiết trong khi vượt cạn bởi vì nó giúp cho phần hông của bạn được uốn dẻo và linh hoạt hơn. Trong đó, tư thế squat có lợi cho việc làm giãn phần hông và xương chậu. Là một loại tập luyện thể hình, yoga không chỉ tập trung kết hợp kỹ thuật hô hấp với các tư thế mà còn kiểm soát được những cơn co thắt hành hạ. Bên cạnh đó, yoga còn giúp cho bạn không gặp phải trầm cảm và có thể sinh nở một cách bình thường.
5. Đem đến cho bạn sự thanh bình và thư giãn

Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy bồn chồn lo lắng về sự phát triển kích thước của vòng hai, chuẩn bị cho việc sinh con và lựa chọn những loại thức ăn bổ dưỡng. Những lo lắng này hay dẫn đến tình trạng trầm cảm hoặc chứng mất ngủ. Hãy kiên trì tập luyện yoga, bạn sẽ được học cách hít vào thở ra thật sâu và chậm rãi qua mũi, và sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Tư thế thư giãn hay còn gọi là savasana được dạy ở những buổi học cuối của lớp yoga dành cho các mẹ bầu có khả năng trị mất ngủ rất hiệu quả nữa đấy.
>>> Lớp Yoga Cho Mẹ Và Bé Hà Nội – Nơi thăng hoa tình mẫu tử
6. Tạo sợi dây liên kết với con của bạn

Trong khi luyện tập yoga thì có hàng loạt những chuyển động hay tư thế được thực hiện để làm cho bé thấy thoải mái, và đôi khi huấn luyện viên còn dạy cho bạn những cách để trò chuyện với con bạn như là xoa bụng trước khi tập và nói với bé rằng bạn và bé sẽ tập luyện cùng nhau nữa đấy. Điều này sẽ làm cho bạn thoải mái hơn trong lúc tập và khiến bạn muốn trò chuyện cùng con nhiều hơn.
7. Làm quen với những bà mẹ khác

Với những mục đích khác thì có thể dễ dàng để tập luyện yoga tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tập luyện được bài bản và an toàn, các mẹ thường sẽ tham gia các khóa học yoga dành riêng cho bà bầu ở các trung tâm.
Lúc này, bạn sẽ nhận ra là việc đi đến phòng tập và luyện tập yoga cùng những bà mẹ khác là một việc rất thú vị. Bạn có thể trao đổi những thông tin như là có những thay đổi nào đang diễn ra trong cơ thể? Bệnh viện phụ sản nào tốt? Bác sĩ nào giỏi hoặc thậm chí là loại tã lót nào chất lượng và thích hợp nhất cho con mình. Rồi bạn cũng có thể lập nhóm chat trên mạng để có những cuộc gặp gỡ và trao đổi thêm bên ngoài phòng tập. Do đó, hãy đến phòng tập yoga để trở thành một bà bầu khỏe mạnh và xây dựng một cuộc sống tích cực với những người bạn mới của mình nhé!
7 Lưu ý khi tập Yoga cho bà bầu

1. Bắt đầu bài tập yoga như thế nào?

Một lời khuyên chung khi bắt đầu tập các bài tập thể dục cho bà bầu, bao gồm cả yoga là hãy hỏi ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng về những điều nên và không nên khi luyện tập thể dục trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bởi đây là giai đoạn nhạy cảm dễ gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, đặc biệt với các mẹ đã từng sẩy thai hoặc ở trong nhóm nguy cơ sẩy thai cao.
Hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và lưu ý những ảnh hưởng tới cơ thể. Và nhớ rằng, mục đích của việc tập luyện là để thư giãn, cũng như là tốt cho sức khỏe của mẹ nhé!
>>> Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Thai Kỳ – 5 Bài Tập Và Những Lưu Ý
2. Tôi có thể tham gia các lớp tập yoga cho bà bầu ở đâu?

Nên chọn các lớp tập yoga được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai. Nếu như không có, hãy nói với giáo viên hướng dẫn rằng mẹ đang mang thai và đang trong giai đoạn nào của thai kỳ. Họ sẽ gợi ý sửa đổi những động tác để có lợi cho quá trình mang thai. Ngoài ra, mẹ có thể hỏi thăm bạn bè hoặc tìm kiếm trên internet địa chỉ phòng tập gần nhất.
3. Có phải tập bài yoga nào cũng được?

Đa số các chuyên gia đồng ý rằng các mẹ cần tránh nhiệt độ quá nóng trong thai kỳ và không nên tập Bikram yoga vì khi tập bài tập này cần phải tăng nhiệt độ phòng lên khoảng 32-40 độ C, với 40% độ ẩm. Nếu đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, mẹ hãy kiểm tra lại với bác sĩ xem có an toàn không khi tập. Một bài tập yoga cho bà bầu phổ biến được rất nhiều người tập là Ashtanga. Các bài tập phổ biến khác là Pranayama và Yogi Nidra.
4. Chi phí như thế nào với các lớp yoga cho bà bầu

Học phí cho các lớp tập yoga cho bà bầu cao thấp là khác nhau tùy theo dịch vụ, chất lượng và không có một mức giá cố định. Ở một số nơi, mẹ sẽ được ưu đãi giảm giá nếu đặt chỗ sớm và trả tiền trước. Những buổi tập có thầy dạy kèm hướng dẫn riêng sẽ rất hiệu quả nhưng thường có giá khá cao.
5. Mách nhỏ bí quyết tập yoga cho bà bầu

• Hãy tham gia các lớp tập yoga khi mới nhập môn để nhận được những lời khuyên về kỹ thuật và tư thế tập, sau đó thì mẹ có thể tự luyện tập ở nhà.
• Uống đủ nước và mặc quần áo thoải mái khi tập. Chọn những loại vải tự nhiên như sợi vải tre, sợi cotton và sợi vải lanh tổng hợp để giúp giữ da luôn thông thoáng và thấm hút mồ hôi hiệu quả.
• Tránh những động tác nằm ngửa, vì các động tác này từ tuần 16 của thai kỳ sẽ gây cản trở lưu thông máu và ô-xi tới cả mẹ và bé. Hãy thực hiện những bài tập ngồi hoặc nằm nghiêng sang một bên hoặc tư thế đứng.
• Mẹ nên đặt tay lên tường hoặc ghế để có thể giữ vững hơn trong vài tư thế.
• Đừng cố gắng quá sức nếu mẹ cảm thấy không thể tập được. Vì mỗi người có một mức độ tập luyện khác nhau nên mẹ cũng đừng tự so sánh với các mẹ khác trong lớp nha!
• Tìm một vị trí yên tĩnh khi tập ở nhà. Hãy nghĩ về việc tập yoga như một “món ăn tinh thần”, và là khoảng thời gian của riêng 2 mẹ con.
• Tập trung vào hơi thở. Luyện tập việc hít thở bằng cách để đầu óc mình trống rỗng, xóa bỏ tạp niệm.
• Nếu một vài tư thế làm mẹ cảm thấy buồn cười thì hãy cứ cười lên mẹ nhé, vì đó cũng là mục đích của việc luyện tập thật vui vẻ mà!
• Đừng quên rủ bố bé tập cùng mẹ nhé. Yoga cũng là một cách tuyệt vời giúp tăng cường sự giao tiếp và chia sẻ giữa vợ chồng trong thai kỳ đó mẹ.
>>>
6. Nên tránh những động tác Yoga cho bà bầu nào?

• Những động tác mà mẹ cảm thấy quá khó.
• Những động tác cần phải vặn mình quá nhiều vì những động tác này có thể tách nhau thai ra khỏi thành tử cung.
• Động tác gót chân được ép sát vào thành bụng ở tư thế đứng
• Tuyệt đối không tập động tác trồng cây chuối.
• Mẹ cũng không nên tập những bài tập với kỹ thuật nín thở, thở nhanh, mạnh trong thai kỳ nhé.
• Tránh bài tập có các động tác nhảy, lăn, nằm xuống hoặc đứng dậy thật nhanh
• Và tất nhiên, tuyệt đối tránh những động tác gây áp lực lên bụng vì sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
7. Mẹ ơi nhớ nhé! Hãy dừng tập yoga nếu gặp những triệu chứng sau đây:

• Tăng huyết áp hoặc đã được chẩn đoán chứng tiền sản giật.
• Từng sẩy thai hoặc đang trong nhóm có nguy cơ sẩy thai cao.
• Màng ối bị vỡ và bắt đầu chuyển dạ.
• Chảy máu âm đạo hoặc thường cảm thấy khó chịu.
• Cảm thấy buồn nôn, chóng mặt.
• Cảm thấy đau đầu.
>>> Xem thêm: Lớp Yoga Thái Hà – Các Địa Chỉ Học Yoga Tin Cậy Cho Bà Bầu