Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Tránh điểm mù bằng cách chỉnh gương
Nhiều năm qua, các hãng sản xuất ôtô tiếp tục mang tới những hệ thống phát hiện điểm mù cho hai gương bên, nhưng khá phức tạp khi phải sử dụng tới camera hay radar. Tờ Caranddriver hướng dẫn các lái xe tránh điểm mù bằng cách đơn giản hơn.

Các hệ thống hiện đại mà phức tạp trên thường dùng các camera và radar để quét những làn đường kế bên nhằm phát hiện các xe có thể xuất hiện trong tầm nhìn.

Năm 1995, Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers) xuất bản một bộ tài liệu trong đó gợi ý cách chỉnh gương ngoài để hạn chế các điểm mù. Họ khuyên nên bẻ gương hướng ra ngoài giúp góc nhìn gối lên hình ảnh thu được từ gương chiếu hậu bên trong cabin. Điều đó có thể khiến lái xe bị lệch hướng khi quan sát phía hông xe từ gương ngoài.

Tuy nhiên, nếu được đặt đúng vị trí, gương ngoài sẽ loại bỏ các điểm mù rất hiệu quả. Cách làm đơn giản này giúp lái xe không còn phải ngoái cổ nhìn lại phía sau cũng như không cần tới hệ thống cảnh báo điểm mù đắt tiền.

Theo cách của Car and Driver, gương chiếu hậu trong cabin được sử dụng để hiển thị những gì đang đi tới từ phía sau, trong khi hai gương ngoài phản ánh khu vực ngoài tầm kiểm soát của gương chiếu hậu trong.
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Cách chỉnh gương tránh điểm mù của Caranddriver.
Theo hình minh họa, cách chỉnh gương đúng là theo hình 1, 3 và 4. Chiếc xe chính ở đây là xe màu xanh da trời. Gương ngoài bên trái được chỉnh sao cho tài xế không còn nhìn thấy phần hông xe mình, thay vào đó là một phần của chiếc xe đỏ đang đi ở làn bên. Gương ngoài bên phải chỉ hiển thị hình ảnh của xe màu xanh lá cây mà không thấy bất cứ phần nào của xe màu vàng. Tài xế sẽ nhìn thấy xe màu vàng qua gương chiếu hậu ngay trước mặt.
Car and Driver cho rằng, cách chỉnh gương theo truyền thống (hình 2 và 5) hiển thị cả hông xe chính và xe màu vàng phía sau, nhưng xe màu đỏ lại hoàn toàn biến mất. Điều đó có thể khiến lái xe mất phương hướng, đồng thời lại tăng điểm mù khi không thể nhìn thấy xe màu đỏ ở làn bên.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Cách xử lý điểm mù trên ôtô
Khoảng mù là vùng không gian mà tài xế không thể quan sát khi điều khiển xe, thông qua các thiết bị trợ giúp như gương chiếu hậu, gương ngoài.
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda


Người lái có thể quan sát được xe màu xanh lá cây nhưng khó thấy xe màu đỏ.​
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Lắp một gương cầu nhỏ trên gương bên tài là giải pháp khá hữu hiệu.​
Khoảng mù thường gặp nhất trên ôtô là hai góc phần tư phía sau do bị giới hạn bởi thân xe hoặc vùng quan sát của gương không đủ lớn. Khi đi trên đường, một phương tiện nào đó có thể rơi vào khoảng mù và tai nạn rất dễ xảy ra bởi tài xế không có thông tin để xử lý tình huống. Theo thống kê tại Mỹ, trung bình mỗi tuần có 2 trẻ em bị xe đâm do người lái không quan sát được khi lùi hoặc tìm chỗ đỗ.
Ngoài những vùng mù phổ biến, những tài xế (đặc biệt là người có vóc dáng nhỏ) thường bị trục chữ A (trên kính chắn gió) che khuất. Tạp chí The Times của Anh tháng 10/2006 đã đăng tải kết quả nghiên cứu cho thấy các hãng ngày càng làm trục chữ A to để tăng tính thể thao trong khi nó làm giảm khả năng quan sát của người lái. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn va quệt giữa ôtô và xe máy.
Trên tất cả các loại xe thì thể thao đa dụng SUV và đa dụng MPV là những mẫu có khoảng mù rộng nhất. Ít nhất 60% vụ tai nạn do lùi xe đến từ dòng SUV/MPV và điều đó lý giải tại sao chúng được xếp vào loại không an toàn cho các xe khác nhất. Theo tạp chí Consumer Reports, với chiếc Chevrolet Avalanche, một người cao 1,55 m sẽ có khoảng mù phía sau dài 15,5 m.
Chỉ cần cao thêm 18 cm nữa thì khoảng cách không nhìn thấy giảm chỉ còn 9 m. Chẳng hãng xe nào cho tài xế biết họ không quan sát được trong khoảng nào và điều đó là thiếu sót lớn của nhà sản xuất ôtô. Chỉ cần một người nào đó vị là vị thành niên hay có vóc dáng quá nhỏ cầm lái xe SUV, nguy cơ gây tai nạn sẽ cao hơn nhiều lần.
Với xe 5 chỗ, khoảng mù có độ dài thấp hơn. Chẳng hạn với chiếc Honda Accord, một người cao 1,55 m sẽ không quan sát được trong khoảng 5 m, thấp hơn nhiều so với 15 m của Chevrolet Avalanche. Tuy nhiên, dòng xe này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến từ các phần khác.
Các phương pháp giảm vùng mù
Đầu tiên là những biện pháp can thiệp vào cấu tạo hệ thống gương. Đầu tiên, bạn chỉnh gương hậu trong xe một cách bình thường. Sau đó, nghiêng đầu tới khi chạm vào cửa sổ bên tài. Từ vị trí này, bạn chỉnh gương trái sao cho quan sát được góc đuôi xe.
Như vậy, khi một chiếc xe tiến đến từ phía sau, trước tiên bạn sẽ nhìn thấy nó từ gương chiếu hậu trong xe. Nếu xe đó có ý định vượt và xi-nhan, bạn đợi đến khi nào chiếc xe đó thoát khỏi kính chiếu hậu thì chắc chắn nó đã nằm trong tầm quan sát của gương trái. Dù bất trong cứ tình huống nào, bạn cũng có thể quan sát được diễn biến trên đường.
Trên thực tế, nhiều tài xế chỉ chỉnh gương hậu để quan sát hành khách trên xe khiến tầm nhìn giảm xuống. Ngoài ra, do chỉnh gương hậu không đúng nên họ phải mở rộng gương trái và phải nên tạo khoảng mù lớn phía thân xe.
Giải pháp hữu hiệu mà một số lái xe chọn là gắn một gương cầu nhỏ trên gương trái sẽ giúp tầm quan sát rộng hơn. Đừng quay đầu lại nhìn trực tiếp mà hãy thông qua hệ thống gương, cho đến khi nào bạn chắc chắn chiếc xe đã ở bên trái của mình. Nếu cần, bạn có thể làm tương tự với gương phải.
Với những điểm mù tạo nên bởi khung chắn gió hay khung xe, cách duy nhất là bạn tạo cho mình thói quen quan sát kỹ. Điểm mù gây nên do khung kính chắn gió nguy hiểm khi bạn qua rẽ hay đi qua ngã tư. Lúc đó, một chiếc môtô đi cùng chiều với kích thước nhỏ có thể nằm ngoài tầm quan sát và va chạm sẽ xảy ra. Giải pháp là hãy thay đổi tư thế ngồi, rướn người ra phía trước để chắc chắn không có vật cản trước khi quyết định rẽ.
Hiện tại, các hãng xe đang cố gắng trang bị những thiết bị trợ giúp như camera quan sát sau, cảm biến lùi để giảm thiểu nguy cơ va chạm. Tuy nhiên, với camera quan sát sau, bạn cần phải vệ sinh thường xuyên vì chúng rất dễ bị bụi bẩn, đặc biệt trong điều kiện mưa nhiều như ở Việt Nam. Trên một vài mẫu như Lexus RX, camera quan sát sau là thiết bị tiêu chuẩn. Nếu muốn khách hàng có thể chọn mua ở ngoài với nhiều chủng loại khác nhau, từ xịn đến các sản phẩm của Trung Quốc giá vài triệu đồng.
 
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Nếu bạn biết cách đọc, số VIN (Vehicle Identification Number) sẽ cho biết nhiều thông tin cần thiết về chiếc xe. Vậy làm thế nào để khám phá bí mật nằm sau 17 chữ số và chữ cái này?
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Gần đây, khi thu hồi xe trở thành đề tài nóng hổi trên khắp các thị trường, số VIN là điều nhiều người sử dụng ô tô quan tâm khi muốn xác định xem xe của mình có thuộc diện bị thu hồi.
VIN là chương trình do Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) khởi xướng vào năm 1980 như một cách để tiêu chuẩn hoá số series của ô tô. Những xe sản xuất trước năm 1981 không theo tiêu chuẩn quốc tế này, nên cần có thông tin của nhà sản xuất để giải mã. Tại sao số VIN có giá trị? Vì nó được ISO tạo ra để tất cả mọi chiếc xe đều có nhận dạng riêng, không thể nhầm lẫn với xe khác.
Vì hoàn toàn có khả năng hai chiếc xe có cùng nhà sản xuất, cùng nơi sản xuất, cùng chủng loại, sử dụng cùng kiểu động cơ và các trang thiết bị, nên cần có số VIN, được tạo thành từ số seri của nhà sản xuất - số thứ tự sản xuất chiếc xe - để phân biệt chúng.
Số VIN khá phức tạp. Chúng chứa đựng nhiều thông tin - nơi sản xuất, model, loại xe, năm sản xuất, thiết kế thân xe, hệ thống an toàn... - chỉ trong 17 chữ số và chữ cái. Do đó, đọc số VIN không đơn giản mà cần có những kiến thức nhất định.
Số VIN gồm 17 chữ số và chữ cái, mỗi chữ/số thể hiện một thông tin khác nhau về chiếc xe. Ví dụ, số/chữ đầu tiên trong số VIN thể hiện nước xuất xứ của xe; chữ/số thứ hai thể hiện nhà sản xuất.
Giải mã số VIN là cách làm đơn giản để không bạn không bị lừa hoặc hớ khi mua xe, đặc biệt là xe cũ, ví như một chiếc Mustang được lên đời thành Cobra phiên bản đặc biệt, hoặc mua phải xe đã bị hư hỏng nặng. Trang DriverSide.com đã hướng dẫn cách tìm và đọc số VIN của ô tô như sau:
Bước 1: Tìm số VIN
Phần lớn xe mới đều có số VIN nằm ở ngay sát mép dưới của kính chắn gió trước và thường có thể nhìn thấy qua một ô nhỏ trong suốt ở trong vùng tráng màu ở chân kính (như ảnh dưới).
Sovin3.jpg
Vị trí số VIN
Tuỳ theo năm và giá xe, hình thức chỗ ghi số VIN có thể khác nhau: nó có thể được dập đẹp đẽ trên một miếng nhôm, hoặc đơn giản là trên miếng nhựa rẻ tiền. Tuy nhiên, giá trị thông tin mà nó mang thì như nhau và được gắn chặt bằng đinh tán để khó có thể bị tráo. Các phiên bản đặc biệt hoặc xe thể thao đắt tiền thường có tấm biển dập số VIN trên bậu cửa hoặc táp-lô.
Khi đã tìm được số VIN, hãy bắt đầu khám phá thông tin nó mang!
Bước 2: Phân tích số VIN
Như bạn có thể nhìn thấy trong hình minh hoạ dưới đây, số VIN gồm 6 phần:
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Model/Nơi sản xuất: (Số/chữ từ 1-3) thể hiện nơi sản xuất, model và nhà sản xuất xe.
Đặc điểm của xe: (Số/chữ từ 4-8) Các chữ/số này xác định một số đặc điểm nhận dạng của xe - trang thiết bị, động cơ,...
Số xác minh: (Số thứ 9) Được xác định thông qua một công thức toán học phức tạp liên quan đến các số khác trong số VIN, được dùng để xác định xem bản thân số VIN đó là thật hay giả.
Phiên bản: (Số thứ 10) Thể hiện năm sản xuất xe, không phải năm bán hay giao xe cho khách.
Nhà máy lắp ráp: (Số thứ 11) Một số nội bộ của nhà sản xuất thể hiện nơi lắp ráp chiếc xe.
Thứ tự sản xuất của xe: (Số từ 12-17) Những số này thể hiện thứ tự mà chiếc xe rời dây chuyền sản xuất. Đây thường chính là số seri của xe.
Lưu ý: Một số VIN sẽ không bao giờ có các chữ cái I, O, hay Q vì trông chúng quá giống các số “1” và “0”.
Bước 3: Giải mã nơi sản xuất
Chúng ta sẽ dùng số VIN 1ZVHT82H485113456 trong ảnh minh hoạ trên làm ví dụ phân tích. Chúng tôi sẽ không nói đó là của xe nào, nhưng bạn sẽ biết nhiều hơn thế sau khi phân tích hết con số cuối cùng.
Trước tiên, cần tìm xem ai sản xuất chiếc xe này. Cụm chữ số cầng giải mã ở đây là 1ZV.
Số đầu tiên luôn là mã nước sản xuất xe. Có rất nhiều mã nước, nhưng cơ bản nhất như sau:
- Mỹ: 1, 4 hoặc 5
- Canada: 2
- Mexico: 3
- Nhật Bản: J
- Hàn Quốc: K
- Anh: S
- Đức: W
- Italy: Z
- Thuỵ Điển: Y
- Australia: 6
- Pháp: V
- Brazil: 9
Nhìn vào số VIN, bạn có thể biết đó là xe Mỹ hay xe ngoại được sản xuất tại Mỹ.
Hai chữ/số tiếp theo thể hiện nhà sản xuất. Cụm 3 chữ-số đầu tiên này được gọi là “Nhận diện nhà sản xuất trên thế giới” (World Manufacturer Identifier - WMI), thể hiện cụ thể nhà sản xuất chứ không chỉ đơn giản “F” thay cho Ford hay “G” thay cho GM. Ví dụ, “1GC” đại diện cho Chevrolet xe bán tải, còn “1G1” đại diện cho Chevrolet xe du lịch. Bạn có thể tham khảo danh sách WMI các nhà sản xuất phổ biển tại đây.
Với cụm “1ZV”, đó là mã của AutoAlliance International (1YV hoặc 1ZV), một công ty chuyên sản xuất xe cho cả Mazda và Ford. Điều này có nghĩa là chiếc xe đang được đề cập có thể là xe Ford hoặc Mazda.
A= 1, B = 2, C = 3, D = 4, E = 5, F = 6, G = 7, H = 8,
J = 1, K = 2, L = 3, M = 4, N = 5, O = 6, P = 7, R = 9,
S = 2, T = 3, U = 4, V = 5, W = 6, X = 7, Y = 8, Z = 9
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Phần trước chúng tôi đã giới thiệu 3 bước đầu tiên trong quy trình đọc số VIN, đó là tìm số VIN, xác định nơi sản xuất/model xe, tìm nơi sản xuất xe. Dưới đây là các bước tiếp theo:
Bước 4: Xác định đặc điểm của xe
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Không chỉ cho chúng ta biết tên xe, nhà sản xuất, số VIN còn thể hiện loại động cơ và cơ sở gầm bệ của xe. Đó là thông tin có trong nhóm thứ 2 của số VIN (5 mã từ 4 đến 8). Mỗi nước và mỗi công ty có cách lập số này riêng. Hầu hết các công ty bán ô tô ở Bắc Mỹ có chung kiểu lập dãy chữ-số này. Vì đã biết chiếc xe có số VIN trên là của Ford hoặc Mazda, khá dễ giải mã được cụm HT82H.
Chữ H đầu tiên là mã an toàn, cho biết xe có túi khí trước và túi khí bên. Các chữ cái khác như “B” dùng cho xe có dây đai an toàn chủ động nhưng không có túi khí; chữ “L” và “F” hoặc “K” thể hiện các thế hệ túi khí khác nhau.
Các chữ, số từ thứ 5 đến thứ 7, trong trường hợp này là T82, cho biết loại xe. Tra danh sách số VIN của Ford, chúng ta biết được rằng Ford dùng mã “T8_” cho xe Mustang coupe. Cụ thể hơn, đó là Mustang Bullitt, Coupe GT hoặc Coupe Shelby GT. nếu ai đó muốn bán cho bạn một chiếc xe Mustang và khẳng định rằng đó là dòng GT mui xếp cứng, nhưng số VIN có mã T80 thì đích thị là họ đang nói dối.
Chữ quan trọng nhất, nếu bạn muốn xác định loại động cơ của xe, là ký tự thứ 8. Trong trường hợp này, chữ H cho biết chúng ta có một chiếc xe dùng động cơ V8 4.6L của Ford. Nếu ký tự này là “N”, thì có nghĩa là động cơ V6. Nếu đó là chữ “S”, đó chính xác là xe Mustang Coupe Shelby GT.
Bước 5: Số xác minh
Hầu hết công ty sử dụng số thứ 9 làm số xác minh.
Để tìm ra số xác minh dãy số VIN, trước tiên, người ta quy cho từng chữ cái tương ứng với một số nhất định, cụ thể như sau:
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
A = 1, B = 2, C = 3, D = 4, E = 5, F = 6, G = 7, H = 8,
J = 1, K = 2, L = 3, M = 4, N = 5, O = 6, P = 7, R = 9,
S = 2, T = 3, U = 4, V = 5, W = 6, X = 7, Y = 8, Z = 9
Lưu ý là chỉ quy đổi chữ thành số để tính toán, còn các số thì giữ nguyên. Như vậy chúng ta sẽ có 17 số. Việc tiếp theo là nhân từng số với số biểu thị giá trị của chữ số đó trong dãy VIN. Số biểu thị giá trị đó được quy ước như sau:
Sau khi nhân từng số trong dãy số VIN (trừ số thứ 9) với số giá trị tương ứng, cộng lại rồi chia cho 11, số dư sẽ là số xác minh. Nếu kết quả là 10, thì số xác minh sẽ là “X”.
Thử làm phép tính với số VIN ví dụ trên: 1ZVHT82H485113456
Sau khi quy đổi các chữ cái, ta có dãy số: 19583828485113456
Số nhân tương ứng: 8 7 6 5 4 3 2 10 0 9 8 7 6 5 4 3 2
Kết quả: (1 x 8) + (9 x 7) + (5 x 6) + (8 x 5) + (3 x 4) + (8 x 3) + (2 x 2) + (8 x 10) + (8 x 9) + (5 x 8) + (1 x 7) + (1 x 6) + (3 x 5) + (4 x 4) + (5 x 3) + (6 x 2) = 444
Lấy 444 chia cho 11 được số chẵn là 40, số còn lại là 4. Và đó chính là số xác minh.
Như vậy trong trường hợp này, số VIN là chính xác, không phải giả mạo.
Nếu bạn ngại tính toán và sợ nhầm lẫn, bạn chỉ cần quy đổi các chữ cái trong số VIN để tạo thành dãy số mới, sau đó dùng công cụ trực tuyến để kiểm tra tại đây.
Bước 6: Xác định phiên bản
Từ năm 1980, các nước khác nhau sử dụng cách quy định đời xe khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có công thức chung được hầu hết các công ty áp dụng cho số thứ 10. Nếu xe được sản xuất trong thời gian từ năm 2001 đến 2009, con số tương ứng sẽ là từ 1 đến 9. Trong dãy số VIN trên, số thứ 10 là số “8”, vậy đó là xe phiên bản năm 2008.
Nếu xe cần xác minh được sản xuất từ năm 1980 đến 2000 thì mã quy đổi là chữ cái từ A đến Y, tất nhiên ngoại trừ I, O và Q, với lý do như đã nêu ở Bước 2. Ví dụ, xe sản xuất năm 1994 sẽ có mã “R”, còn xe sản xuất từ năm 2000 sẽ có mã Y. Từ năm 2010, hầu hết các nhà sản xuất ô tô quay trở lại từ mã “A”.
Bước 7: Xác định nơi sản xuất xe
Số thứ 11 dùng để xác định nơi sản xuất chiếc xe. Không có tiêu chuẩn cho số này, vì vậy bạn cần tham khảo danh sách số VIN cũng như nhà máy, cơ sở sản xuất của các công ty ô tô. Các danh sách này được cập nhật khá đầy đủ trên trang Wikipedia. Ví dụ, ở đây chúng ta có danh sách các nhà máy của Ford. Tra danh sách ta có thể thấy số 5 trong dãy VIN ứng với nhà máy AutoAlliance ở Flat Rock, tiểu bang Michigan, Mỹ.
Bước 8: Số thứ tự của xe trên dây chuyền sản xuất
6 số cuối cùng trong dãy VIN cho biết số thứ tự của chiếc xe trên dây chuyền sản xuất. Trong trường hợp chiếc Mustang đang xem xét ở đây, số đó là 113456.
Vấn đề hiện nay là có một số công ty sản xuất một mẫu với số lượng vượt giới hạn 6 chữ số. Tuy nhiên, số đó không nhiều. Thêm vào đó, với hầu hết chủ xe, con số này không quá quan trọng. Với một số mẫu xe đặc biệt, như Corvette phiên bản sản xuất giới hạn số lượng, nhóm 6 số cuối này sẽ cho biết số lượng xe sản xuất có ở mức giới hạn như hãng xe tuyên bố.
Bước 9: So sánh những gì số VIN thể hiện với chiếc xe bạn đang xem xét
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Trong trường hợp này, kết quả phân tích số VIN cho thấy đây là một chiếc Ford Mustang Bullitt phiên bản 2008, và thực tế đúng như vậy!
 
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Các chuyên gia của trang Jalopnik liệt kê danh sách những món đồ phải có trên xe hơi. Trong đó có những thứ không phải ai cũng nghĩ tới.
Khăn tắm
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: Route 66 Parts.​
Rất mềm mại, những chiếc khăn này có thể sử dụng ở mọi nơi trên xe. Chúng đủ độ hút nước để lau khô xe sau khi rửa, đủ độ dày để giữ ấm cho ai đó...
Máy hút bụi mini
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: Autoexpress.​
Thiết bị giúp làm sạch những ngóc ngách bám bụi trong xe như dưới ghế ngồi hay xung quanh bảng điều khiển. Đặc biệt khi xe thường chở trẻ em với đủ loại mẩu vụn của đồ ăn, hoặc lông chó, mèo...
Nước làm sạch lốp
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: Carpages.​
Nước làm ẩm và làm sạch lốp là hai thứ cần thiết trong hộp dụng cụ. Lốp xe cũng cần được làm sạch không kém phần vỏ xe hay nội thất. Với nhiều người, những chiếc lốp bẩn sẽ phá hủy hình ảnh đẹp đẽ của cả chiếc xe.
Chất tẩy rửa vết bẩn
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: 2 Clear Buckets.​
Là thứ được sử dụng trước khi dùng đến dung dịch đánh bóng xe, giúp loại bỏ mọi loại vết bẩn li ti.
Dung dịch đánh bóng
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: Porsche Purist.​
Cũng giống dung dịch đánh bóng và phủ kính, dung dịch đánh bóng toàn thân xe giống như lớp bảo vệ phụ, được sử dụng sau khi xe vừa rửa sạch, giúp loại bỏ những vết cáu bẩn cứng đầu nhất.
Dung dịch đánh bóng, phủ kính
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: Robert Q. Riley Enterprises.​
Đặc biệt hữu ích khi chạy xe dưới trời mưa, thậm chí tài xế không cần bật cần gạt nước.
Băng keo
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: The Random Economist.​
Được ví như người bạn của các tài xế, băng keo có thể giúp giữ tấm che nắng đúng chỗ, làm ra một chiếc tay nắm cửa mới... Và nếu chiếc xe màu bạc, tài xế sẽ không ít lần thấy mình thật may mắn khi mang theo loại băng keo này.
Bình xịt chống gỉ
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: Sports Bike Shop.​
Là thái cực trái ngược với keo dán khi lái xe cần bóc gỡ một thứ gì đó, có thể là nhựa cây dính trên xe hay thậm chí làm mất tiếng kêu cọt kẹt ở bản lề hay khớp nối. Nếu để bóc nhựa cây hay những thứ tương tự, nên làm ngay sau khi bị dính, tránh để lâu khiến khi thực hiện, dung dịch có thể làm mất luôn lớp sơn xe.
Keo dán kim loại
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: Wiki.​
Rất hữu ích trong mọi trường hợp có thứ gì đó đứt gẫy và là một dụng cụ không thể thiếu của những người mê xe, từ các tay đua ở giải Lemons 24h cho tới thợ sửa xe không chuyên.
Dung dịch tẩy móng
Accord Club - Tổng hợp các bài về kỹ thuật ô tô/Honda
Ảnh: That's Fit.​
Khi được pha loãng với một chút nước, dung dịch này sẽ giúp loại bỏ những vết trầy xước trên bề mặt sơn, cao su hay nhựa. Nhưng phải chắc chắn là bạn biết cách thực hiện trước khi áp dụng lên chiếc xe của mình và nên làm ngay sau khi xe bị trầy xước.
 
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Nghe bác Dũng cà hụ đòi tranh giải cuộc đua đèo vớ Sư Thầy, em lượm lặt trên net vài kinh nghiệm chạy đèo như sau:
1- Có những lúc " bất khả kháng " cần dừng xe trên đoạn đèo dốc , không nên đậu sát lề đường , cứ đậu ngay trên phần đường của mình.
Vì sao lại đậu như vậy ? Để tránh tình trạng khoãng rộng , xe vượt và xe ngược chiều cố lấn vào khoãng rộng đó .

2- Leo dốc :
Mổi loại xe có công suất khác nhau , hệ thống thắng khác nhau , không được leo dốc sát đít với xe đang xì khói vì ép tải, nhìn cầu xe sẻ biết xe thắng hơi hay thắng dầu, nên giữ khoãng cách an toàn với xe thắng dầu , vì nó không có locke , chỉ có thắng tay thôi .
Khi qua xe khác nên chú ý , nhìn khói xả của xe cần qua có đang ép tải không , nếu đang ép tải thì qua , nếu đang trớn leo mà không ép tải thì đừng qua gấp.
Không qua xe leo dốc quá chậm , vì có sự cố nó không thể mở khoãng rộng cứu mình.
Khi leo dốc với số hợp lý không nên đạp ép ga, nhả ga từ từ đến khi cảm nhận yếu xe thì đạp nhẹ thêm tí ga rồi giữ ga, vì có ép hết ga xe cũng chỉ leo dốc với một vận tốc, gần hết dốc mới đạp ép lấy trớn để sang số.
Khi mất trớn về số nên chú ý:
Xe vừa nặng máy là về liền số không đợi đến chạy hết nổi mới về.
Mất trớn do có xe chạy chậm phía trước, xác định tốc độ xe trước về số hợp lý với tốc độ xe trước khi không qua mặt được.
Không nên lên số khi xe có trớn lại ( Đang chạy số 4 mất trớn về 3, khi có trớn lên lại 4 )
Trường hợp leo không nổi bị tuột ngược dốc ( không thể với xe du lịch )
Đạp chiệu thắng , không nên kéo thắng tay, khi đạp thắng mà xe vẫn trôi ngược dốc cần xác định vách núi ( dốc cao thì bên núi bên vực ) thả nhẹ thắng de vào vách núi, chú ý nhả thắng sao cho bánh không bị lết trên đường.
3 - Đổ dốc
Dốc ngắn canh đổ 2/3 còn 1/3 bấm trớn leo lên dốc khác.
Không qua xe khác khi trong 1/3 đạp trớn này, vì ai cũng bấm trớn nên qua lúc này rất nguy hiểm.
Dốc dài và cao thì xe đổ dốc rất nhanh, không nên rà thắng giảm tốc, nên thắng mạnh một lần giảm hẳn tốc độ rồi thả thắng cho xe trôi típ.
Với xe tải thì lên dốc số nào đổ dốc số đó, còn xe XNL thì lên 3 đổ 4 cũng được, vì nhẹ xe nhẹ xác tốc độ trôi dốc cũng ít hơn.
Cẩn thận với cuối con dốc, vì nơi thấp nhất thường có cống nước chảy qua, thường hay có sóng lương mấp mô . Động vật thường kiếm nước uống nơi dòng nước coi chừng chúng băng qua đường.
4 - Vào cua
Giảm tốc độ hợp lý với chất lượng xe và góc cua , bắt đầu vào cua chân ga đệm thêm tí ga , không nên quanh cua chân rà thắng.
Khi có xe cố vượt lúc vào cua tay phải nên thắng sâu nhường hẳn , nhất là cua tay phải có vực cùng bên.
Chỉ vượt khi thật sự cần thiết ở góc cua tay trái mà bên phải là vách núi.
Khi bị xe ngược chiều lấn ở cua tay phải , cua được mở rộng , giảm ga vuốt đuôi xe .
Khi bị xe ngược chiều lấn ở cua tay trái , cua bị khép hẹp , thắng sâu cặp lề không được cuốn đuôi theo.

Đi đường đèo mà vào buổi chiều tối thì cảm giác hơi 'mạnh' đấy. Với em thì có 2 nguyên tắc khi đi đường đèo: Không đè vạch liền và hạn chế sử dụng phanh!!!
Bác nhớ nhe: không đè vạch liền, không dùng thắng nhiều và chỉ dùng số thấp dưới 5 (có nhiều khi dưới 4) để leo dốc cao dài lẫn đổ đèo quanh co cua ngặt... Không ăn gian đường cua khi tầm nhìn dưới 50m; đi ôm bụng về ôm lưng; gặp cua cùi trỏ thì nhớ lấy hết về phần đường của mình để nắn vòng cua góc rộng ra và tránh được đầu kéo công ten nơ lao ngược tới. Giữ đúng tốc độ an tòan cho phép (biển báo trên đèo) mới kểm sóat được con xe và ... con đèo; không vượt ẩu hay vượt xe đang bấm trớn 1/3... Úi chà nhiều quá nhể! Mà xe bác khỏe như con gái "17 bẻ gãy sừng trâu", lo gi hén! Bác cứ nhớ là đừng có cao hứng với xế yêu mà đổ đèo ôm cua quá nhanh, thế là không sợ gì đâu. Chúc bác và gia đình chuyến đi an tòan - vui thú!
 
Hạng D
27/2/11
4.134
14
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Báo cáo các bác, em vừa vinh dự thăng hạng "lông :C", sau khi đăng bài số 501 trong thớt của em!
Còn bài số 500 trong thớt special : "Chém Gió" của Sư Thầy!
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
Hạng F
7/9/07
13.429
310
83
Dặm đường gió bụi
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Phải làm gì khi động cơ “bỏ máy”
Rất nhiều trường hợp gặp phải hiện tượng khi nổ máy động cơ xăng bị rung, giật mạnh, mất công suất và cảm giác “máy yếu”, khả năng tăng tốc kém và tốn nhiên liệu, thậm chí khí xả có mùi “xăng sống”. Như vậy, động cơ của bạn đã có xilanh không làm việc (còn gọi là “bỏ máy”), bạn sẽ phải làm gì?
Khi gặp phải trường hợp này, trước tiên bạn phải kiểm tra và xác định xylanh không làm việc, có thể xác định bằng cách sử dụng máy chẩn đoán hoặc tự mình xác định bằng cách tháo lần lượt từng đường cao áp ra khỏi bugi, sau đó quan sát độ rung giật của máy lúc nổ. Khi một xilanh không làm việc, động cơ sẽ mất cân bằng nên khi nổ sẽ bị rung giật mạnh, ta lần lượt tháo dây cao áp của từng xilanh và quan sát. Nếu khi rút dây cao áp ra mà động cơ bị rung mạnh hơn chứng tỏ máy đó vẫn làm việc, ngược lại khi rút dây cao áp ra mà động cơ vẫn rung, giật như khi chưa rút dây cao áp thì chứng tỏ xilanh không làm việc.
acura_int_engine.jpg

Lưu ý: Việc tháo lắp dây cao áp khi động cơ đang nổ là rất nguy hiểm, có thể bị giật. Vì vậy, để an toàn, các bạn nên đi găng tay cao su và không để đầu dây chạm vào các vật kim loại, hoặc để an toàn hơn, các bạn có thể tắt động cơ, sau khi tháo xong các đầu dây cao áp thì khởi động lại động cơ và kiểm tra.

Động cơ bị “bỏ máy” thường do ảnh hưởng của 3 yếu tố: đánh lửa, cấp nhiên liệu vào xilanh hoặc không đủ áp suất nén. Ta sẽ lần lượt kiểm tra 3 yếu tố đó:


Chẩn đoán đánh lửa

Trước tiên, kiểm tra đường dây cao áp vào bugi, tháo đầu nối với bugi ra và cho chạm nhẹ vào bề mặt kim loại, nếu nghe thấy tiếng “tạch tạch” nhỏ hoặc nhìn thấy tia lửa xanh tức là có điện ở đầu dây. Nếu không có điện, có thể dây cao áp của bạn bị hỏng hoặc bị phóng điện ở nắp chia điện (tháo nắp chia điện, kiểm tra các vết nứt và rãnh dò điện cao áp - thay thế nếu chúng bị hỏng), hoặc có thể bị “chết” cuộn dây trong hệ thống đánh lửa không sử dụng bộ chia điện (lưu ý: phần lớn các hệ thống đánh lửa không sử dụng bộ chia điện, mỗi cuộn dây sẽ điều khiển đánh lửa cho 2 xilanh, nếu hai xilanh (do 1 cuộn dây điều khiển đánh lửa) cùng không làm việc thì chắc chắn lỗi ở cuộn dây.

Nếu dây cao áp đảm bảo vẫn làm việc tốt thì ta tiếp tục kiểm tra sự phóng điện của bugi. Tháo bugi ra, cắm dây cao áp vào và cho bugi tiếp xúc với bề mặt kim loại. Sau đó quan sát, nếu thấy phát ra những tia lửa xanh và nghe những tiếng nổ nhỏ chứng tỏ khả năng phóng điện của bugi còn tốt, nếu không có hiện tượng ấy thì chứng tỏ khả năng phóng điện của bugi kém, đây là nguyên nhân rất thường gặp phải.

Lưu ý: Sau khi kiểm tra bugi thì chúng ta cũng quan sát cực của bugi, nếu có nhiều muội than đen thì phải làm sạch, nếu khe hở lớn quá mức cho phép thì thay mới (nên thay cho tất cả các xilanh)

Chẩn đoán nhiên liệu
Sau khi kiểm tra thấy hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, bugi vẫn đánh lửa “khỏe”, bạn tiến hành kiểm tra việc cấp nhiên liệu (đối với động cơ phun xăng điện tử đa điểm).
Trước hết khởi động động cơ rồi đặt ngón tay lên vòi phun, nếu vòi phun vẫn hoạt động tốt thì sẽ cảm nhận “rung rung” nhẹ ở đầu ngón tay, nếu không có nghĩa là vòi phun bị hỏng hoặc không nhận được tín hiệu điện. Có thể kiểm tra tín hiệu điện vào vòi phun bằng cách tháo giắc nối với vòi phun, sau đó cho đèn thử 12V hoặc nối vôn kế vào giữa vòi phun và giắc nối để kiểm tra, nếu động cơ nổ máy mà đèn không sáng hoặc kim vôn kế không dịch chuyển chứng tỏ có trục trặc với dây nối hoặc ECU. Nếu vẫn có điện nhưng vòi phun không hoạt động chứng tỏ vòi phun bị hỏng. Ngoài ra, có thể kiểm tra vòi phun còn hoạt động hay không bằng cách sử dụng đồng hồ đo điện trở để kiểm tra thông mạch của vòi phun (như trong ảnh dưới).
thongmach_voiphun.jpg

Đôi khi gặp phải trường hợp: vẫn có điện áp vào vòi vun đồng thời khi đặt ngón tay lên vòi phun vẫn cảm nhận được độ rung, nhưng thực tế vòi phun không phun hoặc phun rất ít nhiên liệu vào bên trong xilanh do vòi phun bị tắc bên trong, trường hợp này hay gặp ở các xe ít bảo dưỡng và xúc rửa vòi phun.

Chẩn đoán áp suất nén


Sau khi đã kiểm tra đánh lửa và nhiên liệu đều hoạt động tốt thì còn một nguyên nhân làm xilanh không hoạt động là áp suất ở cuối kỳ nén không đủ.

Các nguyên nhân làm giảm áp suất nén:

- Hở xupap (thường là xupap xả vì phải làm việc ở nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với xupap hút, do đó nó dễ bị cháy, rỗ và nhanh mòn).

- Do cháy gioăng mặt máy (thường liên quan đến hai xilanh cạnh nhau)

- Hư hỏng các vấu cam làm sai lệch góc đóng mở xupap,

- Xecmăng quá mòn làm tăng khe hở giữa piston và xilanh

Để kiểm tra áp suất bên trong xilanh cuối kỳ nén phải sử dụng dụng cụ đo độ nén. Cách đo như sau: trước hết ngắt dây cao áp tới bugi và tháo bugi ra, sau đó cho đầu côn của dụng cụ đo độ nén vào lỗ đó; dùng bộ khởi động cho động cơ quay khoảng 10 - 12 vòng của trục khủy, đồng thời quan sát áp suất trên mặt đồng hồ của dụng cụ đo.

Trong quá trình đo, nếu áp suất cao nhất trên bề mặt đồng hồ không nhỏ hơn 8 kg/cm2 thì đảm bảo yêu cầu.
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

3943296847_c29a3cdd31.jpg

Kiểm tra xe cẩn thận trước khi lên và xuống đèo: Nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, cácđăng, xem có đủ chèn lốp không. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển báo, gương cầu. Cẩn thận với các khúc cua, con dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, phải đi đúng phần đường. Luôn nhớ, hầu hết các vụ tai nạn thảm khốc là khi đang xuống đèo, nếu phát hiện hỏng phanh: Bình tĩnh và tỉnh táo, tìm cách giảm tốc bằng động cơ, dồn số, đừng bao giờ tắt máy. Nếu không hiệu quả thì thông báo cho mọi người biết ngay để có thể tự nhẩy khỏi xe. Bật toàn bộ đèn và bóp còi ra hiệu sự cố, quan sát các biển báo đường lánh nạn hoặc địa hình thuận lợi để đưa xe vào giảm tốc. Khi không điều khiển được xe phải nhanh chóng rời xe ngay, đừng luyến tiếc tài sản. (S.T )