Xe và Giao Thông
22/3/19
1.338
2.880
131
35
Thị trường nội địa không đủ hấp thụ, chính phủ bị cáo buộc “xuất khẩu xe mới thành xe cũ” để giữ số liệu đẹp và gây áp lực lên thị trường toàn cầu.

BYD-Canada-hero.jpg


Trong suốt nhiều năm qua, hơn 300 hãng xe trong nước của Trung Quốc liên tục phát triển và sản xuất xe mới, được thúc đẩy bởi chính sách từ chính phủ với mục tiêu tăng trưởng sản lượng và doanh số. Tuy nhiên, vấn đề ngày càng lộ rõ: cầu không theo kịp cung, ngay cả với dân số hơn 1,4 tỷ người.

“Xe cũ ảo” – chiêu bài giữ chỉ tiêu bằng cách phá giá quốc tế

Theo Reuters, một phần lớn xe sản xuất tại Trung Quốc được xuất khẩu ngay sau khi rời dây chuyền, nhưng không theo cách thông thường. Quy trình như sau:
  • Xe mới được đăng ký tại Trung Quốc để tính là doanh số nội địa
  • Sau đó được chuyển sang các thị trường như Trung Á, Trung Đông, Nga…
  • Được rao bán như xe đã qua sử dụng, với mức giá thấp hơn nhiều so với xe mới
Chiêu thức này không vi phạm quy định tại các thị trường tiếp nhận, nhưng lại gây áp lực nghiêm trọng lên các đối thủ toàn cầu nhờ giá rẻ, nguồn cung dồi dào và hỗ trợ hậu trường từ chính phủ.

Chính quyền địa phương “tiếp tay” để đạt chỉ tiêu

Chính quyền địa phương bị cáo buộc:
  • Cấp nhanh giấy phép đăng ký xe
  • Tạo điều kiện hoàn thuế nhanh
  • Hỗ trợ logistics và sự kiện kết nối cho doanh nghiệp xuất khẩu xe
Tất cả nhằm mục tiêu giữ vững doanh số nội địa trên giấy tờ, dù thực chất thị trường đang thừa mứa.

Một số đại diện ngành xe Trung Quốc còn công khai ủng hộ và ca ngợi cách làm này tại các hội thảo quốc tế, cho thấy đây là một phần chiến lược "chủ động" chứ không hề ngẫu nhiên.

byd-3.jpg


Tăng trưởng chững lại – nguy cơ hỗn loạn nội bộ

Khi thị trường nội địa bắt đầu có dấu hiệu chững lại, các hãng lớn như BYD đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đồng thời chính quyền cũng úp mở khả năng tái cấu trúc ngành, sáp nhập hoặc thanh lọc các thương hiệu yếu. Điều này báo hiệu một giai đoạn hỗn loạn sắp diễn ra trong ngành ô tô Trung Quốc.

Tác động toàn cầu: phá giá, cạnh tranh không công bằng và rủi ro cho ngành xe thế giới

Trong khi Mỹ áp thuế 100% ngăn xe Trung Quốc tràn vào, các thị trường mới nổi, nơi giá rẻ là ưu tiên hàng đầu lại dễ bị cuốn vào làn sóng xe Trung Quốc với giá "cũ nhưng mới".

Các bác nghĩ liệu các thị trường như Đông Nam Á, châu Phi hay Nam Mỹ có thể chống lại sức ép từ xe Trung Quốc “giá ảo”? Và các hãng toàn cầu nên phản ứng thế nào trước chiến lược này?

Nguồn: carbuzz
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/2/18
172
6.832
163
Bình Tĩnh
Nhà tay Tập có giỏi thì cứ bán = 1/2 giá sản xuất đi... nhân dân trên toàn thế giới sẽ có đầy người ủng hộ. Khi đó, Mỹ hay EU khỏi cần tìm cách làm chậm quá trình tăng trưởng và lớn mạnh của Tập.
 
Hạng B1
15/11/17
89
84
18
42
Không phải là không dừng lại, mà là không thể dừng lại. Dừng lại thì toàn bộ công nhân ngành sản xuất ô tô, cũng như các ngành cung ứng vật liệu phụ tùng cho ô tô ngồi chơi à. Giống như tư bản Mỹ ngày xưa họ thà đổ giày xuống biển ý, thì TQ sẽ bán phá giá.
 
Hạng D
25/8/23
4.606
2.480
113
Trạng chết Chúa cũng băng hà.
Trung Quốc sản xuất dư thừa ô tô thì các hãng xe của phương tây cũng chết. Họ làm cái gì cũng có yếu tố chính trị bên trong.
 
Hạng D
15/1/22
1.173
3.986
113
Hahahaha

vậy là GDP của ô tô được tính 2 lần

thành ra sản lượng của mấy ông lớn: BYD, GWM, Geely,... chỉ là con số cho vui

Ghê vậy sao? Xe bán qua 3 chủ là tính GDP gấp 3 luôn?
 
  • Wow
Reactions: ali333