Em xin phép chia sẻ một số thông tin và cảm nhận của cá nhân em sau một thời gian sử dụng Forester 2.5 XT đời 2009-2013. Review mẫu xe cuối đời lúc này có lẽ quá trễ, nhưng chiếc xe này đối với em thì lại còn rất mới. Mới hơn 2 tháng, hơn 2,500km trên ODO, em chưa đi đường dài nhiều nên em sẽ bổ sung thêm thông tin về tính năng vận hành của xe theo thời gian em trải nghiệm và tìm hiểu nó. Em ít chụp hình và hình chụp bằng điện thoại cũng không đẹp, hôm nào rảnh rang chút em mang em nó đi làm một số kiểu đẹp đẹp sẽ post thêm sau.
Đầu tiên em nói lại một chút lý do mà em lựa chọn Forester, phiên bản cuối đời 2009-2013 chứ không đợi phiên bản mới 2014 sẽ ra mắt sau vài tháng. Cơ bản là em tìm SUV/CUV 5 chỗ, phải dẫn động được 4 bánh (4WD/AWD) và một yếu tố quan trọng nữa đối với em là performance khi mà em chuyển từ xe 3.0 V6 200+HP qua. Forester 2.5 XT đáp ứng các mong muốn này của em:
- AWD, hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian cộng với tính năng lái, kiểm soát chuyển động cực tốt của Subaru
- Máy 2.5 turbo, 230HP/320NM Torque
- An toàn thuộc nhóm hàng đầu (http://www.iihs.org/ratings/summary.aspx?class=58). Xe sản xuất tại Nhật nên không lo bị gia giảm thiết bị an toàn
- Khoảng sáng gầm xe 225mm rất đáng nể với xe compact SUV có trọng tâm thân xe thấp như Forester
- Thêm một yếu tố nữa cũng là mong muốn của em là khả năng nâng cấp của xe, chủ yếu về performance . Về khoản này thì Forester (hay xe Subaru nói chung) có việc cho em làm dài dài khi mà em còn sử dụng xe. Ngoài việc tìm hiểu thông tin trên net, chiếc xe này còn kéo em trở lại việc đọc sách, tìm hiểu phần mềm kỹ thuật…
Em chọn xe cuối đời này phần vì chi phí, xe đời 2014 chắc là vượt khá nhiều ngân sách em đổi xe, hơn nữa tính em cũng hơi hoài cổ , em thích kiểu dáng đơn giản của đời xe này hơn là kiểu có phần thời trang của Forester 2014, chứ công nghệ mới của xe mới thì tất nhiên là phải thích rồi.
Đời xe:
Mẫu xe này thuộc đời 2009-2013, mã xe là SH (các xe đời trước là SF, SG; đời 2014 là SJ), xe sản xuất ở Nhật nhưng lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật châu Âu EDM (!) (European Domestic Market) (xe sản xuất cho thị trường Mỹ là USDM, cho thị trường Nhật là JDM, thị trường Úc là ADM…), mã động cơ là EJ25 Turbocharged. Cùng với năm sản xuất thì thông tin này quan trọng khi tìm phụ kiện hay thực hiện performance tuning cho xe. Tổng thể về trang bị cho đời xe này, phiên bản nhập về VN em thấy gần bằng bản Touring (cao nhất) bên Mỹ, ngoài trừ không có tích hợp GPS, Bluetooth điện thoại, đèn HID có chỉnh cao độ.
Ngoại thất:
Điểm gây chú ý từ bên ngoài của Forester 2.5 XT có lẽ là hốc gió trên nắp capo, đây là hốc lấy gió hỗ trợ giải nhiệt cho Intercooler. Em tìm được cái lưới che (grille) đúng kích thước đúng loại để gắn vào tránh mấy thứ linh tinh có thể bay vào trong khoang máy. Mặc dù nước & bụi vào không thành vấn đề nhưng điều kiện đường xá nhà mình nhiều thứ bất ngờ có thể bay vào . Cái này lắp vào phía trong một chút, có chút chiều sâu nhìn sẽ đẹp hơn (giống kiểu Mini Cooper), xe em thì lắp hơi bị sát ngay bên ngoài.
Ở vị trí lái lúc đầu cũng cảm thấy hơi lạ nhưng dần rồi thành quen không có cảm giác vướng hay cản trở tầm nhìn gì cả.
Cửa xe đóng mở nhẹ, chỉ cần đẩy nhẹ là đủ, kể cả cửa cuối cùng ở khoang hành lý chỉ cần khép nhẹ xuống, nắp ca pô khi đóng lại cũng nhẹ.
Đèn xe đời này là loại cos / pha riêng (em thấy chiếc Forester 2014 mới về đây cũng chưa có bi-xenon projector không biết có phải do thiếu option hay không), có rửa đèn, đèn cos theo xe đã là loại D2R (Philips) có ballast (Matsushita) (nhưng không có projector ) cũng khá sáng nhưng tầm chiếu hơi gần, em thay thêm bóng tăng cường sáng cho đèn gầm cải thiện thêm chút chút. Em ngại khoản độ mổ đèn nên em sẽ không làm thành bi-xenon projector. Nếu cần thêm sáng khi đi đường trường ban đêm có lẽ em sẽ gắn đèn phụ ở khe dưới cản trước khá kín. Trước mắt thì đi đường trường buổi tối phải kết hợp bật/tắt pha.
Hai gương hậu xếp điện theo nút bấm, không theo remote đóng mở cửa xe. Sau xe có camera và cảm biến de.
Em lắp thêm phụ kiện đèn “puddle light” chiếu sáng bên dưới 2 bên thân xe khi mở cửa xe thuận tiện việc bước lên xuống xe lúc trời tối.
Nội thất:
Nội thất đơn giản nhưng được thiết kế khá kỹ lưỡng, cũng có đủ các ngăn để đồ lặt vặt, kính, nước uống trước sau…nên em thấy tiện nghi ổn cho gia đình sử dụng. Chất liệu nhựa và da nội thất tốt, chắc chắn, tuy nhiên màu xám sáng nên hơi dễ bẩn, cần chăm sóc thường xuyên . Ghế là da nhưng chỗ tựa và gác tay trên 4 cửa lại có phần bằng nỉ nhung cùng màu xám sáng nên rất dễ bẩn, em đã cho ốp da cùng màu cho sạch sẽ.
Phần sản lót nỉ ra sát đến mép 4 cửa nên em thấy cũng dễ bẩn, nếu không lót lại sàn simili thì phải chú ý giữ và vệ sinh cho sạch.
Cửa sổ trời của xe khá lớn, phải gấp rưỡi cho đến gấp đôi kích thước cửa sổ trời của các xe loại nhỏ-vừa khác. Khi trời mát hoặc buổi tối đi đường xa kéo tấm che ra cảm thấy thoáng, đỡ bít bùng hơn trong xe trên hành trình dài. Tuy nhiên, cửa sổ trời với kính lớn cũng gây nóng khi trời nắng nóng cho nên em phải dán phim kính luôn cả phần này để giảm nhiệt.
Về thiết bị trong xe thì có DVD (Kenwood), USB, AUX, điều khiển tích hợp trên vô lăng, cruise control, máy lạnh mạnh, 2 vùng nhưng chỉ có 1 dàn lạnh phía trước, pedal hợp kim nhôm thể thao (giống kiểu STI nhưng không phải màu đỏ với logo STI), tay lái bọc da, cần số kết hợp da + nhựa + chrome kiểu dáng thể thao, đồng hồ báo tiêu thụ nhiên liệu/ECO, có đèn led nhỏ định vị trí một số chỗ trong nội thất xe và em gắn thêm phụ kiện led chỗ để chân trước nên không gian trong xe thêm phần lung linh buổi tối . Xe em không có Bluetooth điện thoại.
Xe có 2 túi khí cho hàng ghế trước và 4 túi khí hai bên hông xe ở vị trí cột B, C. Chỗ ngồi thoải mái cho gia đình 4 người. Chỉ có ghế tài chỉnh điện, nhưng không có nhớ vị trí.
Một vài điểm “hơi lạ” trong nội thất xe:
- Không có đèn hay tín hiệu báo seat belt (!) (xem sách hướng dẫn sử dụng em thấy chỉ có phiên bản cho thị trường Mỹ latin không được trang bị).
- Không có tự động lock cửa khi xe lăn bánh, bác tài phải tự đóng/mở.
- Tapi cửa trước có phần gờ lên để làm điểm tựa phụ thêm lúc bước ra vào xe khi cửa xe mở rộng.
- Không có mồi thuốc và gạt tàn thuốc trang bị sẵn mà phải mua như phụ kiện nếu cần (bảo vệ sức khỏe ).
- Ngăn để đồ ở giữa hai ghế trước bên dưới chỗ tựa tay là khoảng thông, không có ngăn, hộc đậy kín và có đến 3 thành phần bằng nhựa có thể tháo rời: vách ngăn chỗ để nước, khay để ipod, iphone…và “túi” (pocket) để đồ lặt vặt. Cái “pocket” này không có sẵn theo xe, em thấy trống trống nên tìm mới biết có món này và mua thêm. Bên dưới chỗ này là ổ cắm AUX và nguồn 12V.
Về cách âm xe thì em nghĩ Forester cũng ở mức các xe tầm trung, nếu các bác muốn có cách âm tốt gần như các xe cao cấp hơn thì phải làm thêm phần cách âm như vẫn thường hay làm với các xe tầm trung khác. Em thì chỉ cách âm 4 cửa để nhạc nghe hay hơn chút và cửa đóng chắc tay hơn. Ngoài ra, cách âm và chống rung cho cửa cuối khoang hành lý theo em là cần thiết vì cái cửa này đóng mở nhẹ nhưng bị rung khá nhiều khi đi vào đường xóc, dán cách âm và chống rung xong thấy giảm đáng kể rung động khi đi đường xóc.
Loa theo xe gồm 4 loa cửa, 2 loa tweeter ở cột A hai cửa trước và 1 loa subwoofer điện loại nhỏ dưới ghế tài. Loa theo xe có lẽ là bộ phận dở nhất trên xe Forester đời này (tháo ra xem xong muốn thay liền ), thay loa nghe khá hơn hẳn. Em thì chỉ thay 4 loa Infinity đồng trục, nếu các bác chọn được loại loa component công suất phù hợp và tiện lắp đặt thì chắc còn hay hơn (vừa loại loa kích thước 6.5”). Với em 4 loa tốt thay thế, đầu Kenwood và subwoofer theo xe nghe khá ổn, tất nhiên âm thanh không mạnh bằng có ampli và subwoofer lớn tuy nhiên tránh việc phát sinh lắp đặt nhiều thứ. Loa subwoofer nhỏ theo xe được lắp gọn gàng dưới ghế tài, em để power level ở mức cao nhất thấy khá tốt để nghe nhạc nhẹ, hòa tấu, ballad… Còn nếu nói đến âm thanh cao cấp chắc phải đánh giá hệ thống Harman-Kardon trên Forester 2014 xem thế nào.
Rút kinh nghiệm em các bác có thể sắp xếp làm 3 món 1 lần để chỉ phải gỡ tapi cửa ra 1 lần duy nhất: cách âm cửa, bọc da tay tựa trên cửa, thay loa.
Phụ kiện:
Phụ kiện chính hãng Subaru khá phong phú từ các món nội thất, ngoại thất cho đến điện & điện tử…có thể tự đặt mua về chi phí cũng vừa phải, hàng xịn made in USA/Canada đàng hoàng . Chú ý một vài món đồ điện tử nếu không đúng đời không lắp được hoặc không sử dụng hết chức năng được, phần lớn còn lại là giống nhau giữa EDM, USDM... Trong mấy món em mua thêm chỉ có cái gương auto-dimming có la bàn điện tử vẫn chưa lắp được vì thiếu bộ adaptor (EDM không có sẵn dây chờ như USDM).
Vận hành: Confidence in motion!
Có thể tóm tắt vận hành của Forester 2.5 XT ngắn gọn với chân ga nhạy, máy vọt, tay lái chính xác, xe bám đường và handling tốt, các góc quan sát tốt .
Tay lái thật và chinh xác, cảm giác điều khiển xe dễ dàng và thoải mái ở cả tốc độ chậm và cao. Bán kính vòng quay tối thiểu 5.3m có lẽ là tốt nhất trong các xe compact SUV giúp xoay trở trong đường phố chật hẹp dễ dàng (Escape: 5.4m, CX-5: 5.6m, Grand Vitara: 5.5m, CR-V: 5.9m, GLK: 5.7m(?)).
Hộp số tự động chỉ 4 cấp với chế độ sang số thể thao 1-2-3-4 (4EAT) nhưng em thấy sang số khá mượt và êm, không cảm giác chuyển số rõ rệt và liên tục. Em nghĩ xe động cơ khỏe, tỉ số truyền các số tối ưu và tuning tốt nên 4EAT vẫn có cảm giác êm, chứ không hẳn cứ 4 cấp là không đủ êm mượt . Di chuyển cần số giữa các số ngắn và nhẹ, có cảm giác thể thao. Chuyển số thể thao dùng cần số +/- chứ không có lẫy chuyển số (paddle shifter) trên tay lái. Phần này có thể “độ” thêm như hình bên dưới đây nhưng em thấy không đẹp nên có lẽ em sẽ không làm.
Hộp số 4EAT ở chế độ thể thao sẽ cho phép người lái kiểm soát sang số đến vòng tua máy khoảng 6,200 vòng/phút, trên đó 4EAT sẽ tự động chuyển về chế độ tự động để bảo vệ hộp số và động cơ (em đã thử ).
Động cơ turbo cho torque tối đa ở vòng tua máy chỉ 2,800 vòng/phút (!), xe rất bốc vì lý do này. Turbo bắt đầu hoạt động (spool) ở 2,500 vòng/phút và đến 2,800 vòng/phút động cơ đã đạt max torque 320Nm, đạt max 230HP ở 5,200 vòng/phút (theo spec). Xe bốc ở các dải tốc độ thường di chuyển từ dưới 60km/h, 80-90km/h, trên 100km/h. Torque cao ở vòng tua máy thấp cũng giúp xe leo dốc và đường đèo nhẹ nhàng. Em chuyển từ xe 3.0 V6 qua mà cũng thấy khá bất ngờ. Thông thường từ công suất tối đa của động cơ qua hệ truyền động và tiêu hao công suất cho các tải phụ khác phải mất (giảm đi) đến 20+% nên việc đạt được công suất tối đa ở vòng tua máy thấp hơn tương ứng với công suất hữu dụng thực tế của xe cao hơn đáng kể (CX-5 2.0: 152HP / 6,000 vòng/phút, 196Nm / 4,000 vòng/phút; X-Trail 2.5: 170HP / 6,000 vòng/phút, 226 Nm / 4,400 vòng phút; CR-V 2.4: 188HP / 7,000 vòng/phút, 222Nm / 4,400 vòng/phút; GLK 3.0: 231HP / 6,000 vòng/phút, 300Nm / 2,500-5,000 vòng/phút). Vòng tua máy cao nhất trước redline của Forester 2.5 turbo khoảng 6,500 vòng/phút.
Cảm giác bám đường và kiểm soát lái /handling là một điểm khác biệt nữa của Forester. Xe chạy đường đèo, đường cong, trời mưa hay đường trơn cảm giác bám tốt (rõ rệt) và an toàn, vào cua chặt chẽ ít bị vặn, quay đầu (U turn) cũng vậy mặc dù là SUV với khoảng sáng gầm xe 225mm. Ưu điểm này nhờ hệ truyền động AWD, hệ thống treo tốt, có thêm sway bar trước sau và cả hệ thống cân bằng điện tử VDC (Vehicle Dynamics Control). Điều kiện giao thông bên mình mặc dù không di chuyển tốc độ quá cao nhưng đường xá kém lại lắm điều bất ngờ nên handling tốt của xe theo em là điều an toàn rất cần thiết. Nhà em hay đi đường cao nguyên, đường đèo nên handling luôn là mối quan tâm của em. Các bác đừng nghĩ em mê tốc độ (em chạy chừng mực thôi ạ) hay là chỉ đam mê tốc độc mới cần đến công suất hay an toàn của xe Subaru, theo em tất cả những khả năng này của xe là sự dự phòng cho các tình huống bất ngờ và không mong muốn gặp phải trên đường
.
Một điểm nữa em nhận thấy ở Forester là tầm quan sát tốt ở vị trí lái xe, không gian kính nhiều, góc trụ A không cản trở tầm nhìn, kính hậu khá lớn bao quát tốt, kính bên hông sau cùng cũng giúp quan sát thêm tốt khi chuyển làn (nếu kéo tấm che cửa sổ trời ra nữa thì quan sát được cả 4 phương 8 hướng ). Bởi vậy em thấy lái xe Forester là hứng thú và tự tin, thực sự là Confidence in motion vừa về performance lẫn an toàn, không chỉ cho người thích performance mà tốt với tất cả các bác tài vì tính năng xe – quan sát tốt, tay lái thật và chính xác, handling tốt, đa dụng trên nhiều điều kiện đường xá, hehe chỉ cần kiểm soát chân ga hợp lý thôi .
Em nói thêm chút về hệ thống treo, giảm xóc. Phía trước là hệ Strut như đa số các xe unibody, phía sau là dạng “Double wishbone”, theo em thì loại này giúp handling của xe tốt hơn so với loại SUV với lò xo và phuộc nhún độc lập phía sau. Hệ thống giảm xóc là hàng Tokico (Nhật), theo trải nghiệm của em trên vài xe trước đây thì loại này khá tốt và khá êm, giao động lớn tắt nhanh.
Lúc đầu em nghĩ phuộc nhún là hàng cao cấp Bilstein vì em nhớ năm ngoái Subaru trưng bày máy và hệ thống khung gầm ở triển lãm như vậy, nhưng Tokico và made in Japan hoàn toàn là cũng đủ tốt rồi. Xe đi đường xóc khá tốt, tất nhiên các bác đừng so sánh độ êm ái với xe sang nhé .
Hệ thống AWD:
Em tìm hiểu một số thông tin này chủ yếu em thắc mắc hệ thống AWD của Subaru thực sự vận hành như thế nào, phiên bản nào trên xe Forester. Hệ thống AWD trên xe Forester là Active Torque Split với Multi-Plate Transfer (MPT) kiểm soát phân bổ truyền động đến 4 bánh trước-sau, có thể thay đổi liên tục tùy theo điều kiện mặt đường từ 60:40, 50:50 cho đến 95:5.
-->
-->
(http://www.subaru.com.cz/subaru/download/awd/active.swf)
Theo em đọc trên net thì khi khởi động số 1-2 xe dẫn động 50:50 (giảm trượt khi depart hay tăng tốc đột ngột) và sau đó chuyển sang 60:40 trong điều kiện độ bám mặt đường bình thường. Hệ thống này kết hợp với VDC & ABS làm tăng tối đa hiệu quả của ABS khi thắng, giảm oversteer và understeer khi vào cua. Mặc dù công suất truyền đến trục bánh trước luôn >= trục bánh sau, công suất được truyền thẳng từ động cơ đến 2 trục chứ không đến trục trước rồi mới tách một phần công suất ra truyền ra trục sau như hệ thống AWD dựa trên nền FWD trên một số xe khác. Em nghe nói () đây là khác biệt của Subaru AWD và “độ nhạy” của AWD trên xe Subaru so với một số loại xe khác.
Tiêu thụ nhiên liệu:
Trong thành phố em hàng ngày đi qua Q7-Q4-Q1-PN-TB-Q12, tiêu thụ nhiên liệu trung bình cho đến giờ ở mức ~14.5l/100km. Hy vọng sau 5,000km mức tiêu thụ nhiên liệu có lẽ tốt hơn được thêm ít nữa. Đường đường trường em chưa đi được nhiều, em thấy trung bình trong khoảng 8.5-10l/100km.
Động cơ Turbo trên Forester yêu cầu tối thiểu RON95 vậy nên cần chú ý mức xăng trong xe (Bình xăng xe 60l, khi bắt đầu báo đèn Fuel thì còn khoảng 9l) và tìm chỗ có xăng 95 chứ không dùng xăng 92 được. Trong khi nhiều xe trung cấp khác cho phép dùng xăng 92, và ngay cả phiên bản Forester 2.0 (non-turbo) cũng vậy, chiếc 2.5 Turbo này không cho phép thấp hơn 95!
Bảo dưỡng:
Bảo dưỡng các lần đầu tại 1,500km, 5,000km, 10,000km và sau đó cứ mỗi 10,000km. Xe em chỉ mới qua bảo dưỡng lần đầu 1,500km, thay nhớt Motul (tại xưởng Subaru/MotorImage), loại 5W-30 (theo tiêu chuẩn yêu cầu). Xem hướng dẫn sử dụng em cũng chưa thấy yêu cầu bảo dưỡng gì đặc biệt ngoại trừ việc sử dụng nhiên liệu, dầu & nhớt các loại đúng tiêu chuẩn và thay đúng thời gian. Xe Subaru theo em biết là bền bỉ và lì lợm nên không lo xe nhỏng nhẽo hay hắt hơi sổ mũi.
Nâng cấp / “độ” xe:
Nói “độ” cho nó ghê gớm chút chứ thật ra em chỉ tìm hiểu nâng cấp hoặc làm hơn một chút so với cấu hình nguyên bản của xe mà thôi, vừa để nâng cao tính năng vận hành của xe vừa để học hỏi và tìm hiểu thêm về khả năng mở rộng và giới hạn của chiếc xe mà mình sử dụng. Do đây vẫn là xe sử dụng cho gia đình, em sẽ không cố gắng “độ” nó thành xe khủng, biểu diễn hay tương tự (em cũng không có khả năng lái đến cỡ đó) .
Handling:
Em đọc thấy các bác performance than phiền về sway bar phía sau xe (rear sway bar), xe “thiếu cân bằng”, trước cứng cáp còn phía sau hơi mềm… Sway bar trước (front sway bar) đường kính 21mm, sway bar sau nhỏ hơn đáng kể, đường kính chỉ 16mm. Em xem hệ thống truyền động trước và sau thì thấy láp trước lớn hơn láp sau và tương tự sway bar trước cũng lớn hơn sway bar sau. Có lẽ do hệ thống truyền động AWD trên Forester đời này (như bên trên) thì công suất đến trục trước luôn >= trục sau, vậy nên láp và sway bar trước lớn hơn sau. Để tăng thêm phần chắc chắn khi đi đường uốn lượn hoặc khi vào cua có thể thay sway bar phía sau với đường kính lớn hơn. STI có loại 19mm, một số hàng độ khác có loại lớn hơn như 20-22-24mm… Em chỉ trang bị STI 19mm, có lẽ là đã đủ tốt. Phần nối “end link” của sway bar cả trước và sau xe nhìn khá nhỏ, cũng có hàng độ thay thế nếu điều kiện lái thử thách handling của xe nhiều hoặc dùng xe đi off-road nhiều. Em không thay end-link vì có lẽ cũng chưa cần thiết và cũng cứ để xem thế nào đã.
Theo em tìm hiểu thì với hệ thống treo và cân bằng của Forester, strut tower bar (strut bar) có ít ảnh hưởng và thường là một trong những món cuối cùng được cân nhắc bởi các bác độ xe. Tuy vậy STI có loại strut bar đặc biệt, flexible strut bar với khớp nối ở giữa thanh thay vì là một thanh ngang cố định. Với strut bar loại thông thường thì ngoài việc hỗ trợ ổn định thân xe đỡ bị lắc khi vào cua, do hai trục strut được nối với nhau bởi thanh ngang cố định làm cho rung động ở một bên trục bánh khi chuyển động thẳng cũng làm ảnh hưởng đến trục bánh bên kia, làm giảm độ êm và toàn bộ trục trước có vẻ xóc hơn. Flexible strut bar giải quyết chuyện này, khớp nối flexible chỉ tác động tăng cường trong chuyển động cong mà không làm ảnh hưởng đến độ xóc trong chuyển động thẳng do thanh ngang không còn nối cứng cố định nữa. Em cũng bon chen trang bị cái này xem thế nào. Hiện tại em vẫn chưa lắp, đến 5,000km em sẽ lắp luôn một lượt STI strut bar và rear sway bar.
Engine: Intake-Turbo-Exhaust-ECU
Em mượn hình hệ thống từ air intake qua turbo-intercooler cho đến hệ thống xả của WRX/Impreza để minh họa cho Forester (tương tự). Tuning động cơ turbo phức tạp hơn động cơ non-turbo, trong sơ đồ trên thì chỉ có thay đổi từ Cat-back trở đi của hệ thống xả là không phải đụng đến ECU, còn lại toàn bộ nâng cấp thay đổi từ Intake cho đến Turbo-back đều phải tune lại ECU!
Kế hoạch của em tuyệt đối không đụng đến phần cơ khí máy (fly wheel, pulley, clutch…), nhiều khả năng sẽ không nâng cấp turbo & intercooler. Em chỉ muốn tối ưu thêm hệ thống hiện tại với một số ECU tuning và một số ít thay đổi. Ưu tiên của em theo mức độ và thứ tự thực hiện là các phần sau cùng với một số thứ nhỏ hỗ trợ thêm:
- ECU tuning (stage 1)
- + Downpipe + ECU tuning (stage 2)
- + Air intake + ECU tuning (stage 2)
Làm được đến downpipe đối với em là cũng khá ngon rồi . Air intake thì có lẽ không thật sự cần vì theo thông tin em tìm hiểu hệ thống lấy gió của xe Forester nguyên bản vẫn đáp ứng tốt cho đến 300HP. Thay thế air intake được cái thêm phần trang trí cho khoang máy. Trước mắt em cho xe dùng AEM Dry-Flow air filter trước.
Turbo theo xe là TD04 của Mitsubishi, loại turbo nhỏ, ưu điểm là “spool” nhanh (tại vòng tua máy tương đối thấp ~2,500 vòng/phút), max boost an toàn chắc khoảng <=16psi, tune động cơ lên được đến khoảng 300HP. Vì vậy em có lẽ em cũng không cần nghĩ đến việc nâng cấp turbo lên các series lớn hơn như VF… Theo thông tin em đọc được thì max boost theo thông số chuẩn của xe khoảng 10psi. Em chưa có dịp test boost, em chỉ mới quan sát thông số boost (qua OBDII) trên cao tốc Liên Khương lúc 3,000 vòng/phút khoảng 6psi, em chưa quan sát được ở mức vòng tua máy cao hơn nên chưa rõ nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi độ cao của vùng cao nguyên so với mực nước biển. Để test boost chuẩn xác thì phải tìm nơi phù hợp và ghi lại số liệu bằng data log.
Hình sau thể hiện kết quả tham khảo dyno test của xe được tune stage 1 (đường cao hơn) so với nguyên bản (nguyên bản 230HP tại flywheel động cơ sau tiêu hao công suất cho hệ truyền động và các tải phụ còn khoảng 180HP tại bánh xe). Mục tiêu là tune cho max HP/torque trong dải vòng tua máy hữu dụng nhất chứ không phải đến redline mới đạt max power. Nếu đạt được kết quả này ở stage 1, tăng >20% torque; >10% hp và tại vòng tua máy thấp hơn thì rất tốt.
Về ECU tuning có một vài lựa chọn về giải pháp: công cụ thương mại hoặc mã nguồn mở. Bản thân em bất ngờ và thú vị về cộng đồng mã nguồn mở (open source) về ECU tuning xe Subaru
. Trước đây em tập tành tune xe Ford thì chỉ có option sản phẩm thương mại mà thôi (và đối với nhiều loại xe khác cũng vậy). Dùng sản công cụ mã nguồn mở một mặt là không tốn chi phí phần mềm (flash, edit, data log…), mặt khác là học hỏi từ cộng đồng người sử dụng, người ham thích kỹ thuật xe Subaru. Em không tham vọng trở thành pro-tuner nhưng em mong muốn được biết rõ về thông số thay đổi trong ECU của xe mình. Em có thời gian (không quá vội) nên có lẽ em sẽ chọn phương án mã nguồn mở . Bác nào biết về ECU & turbo tuning tư vấn thêm cho em ạ.
…To be continued….
Đầu tiên em nói lại một chút lý do mà em lựa chọn Forester, phiên bản cuối đời 2009-2013 chứ không đợi phiên bản mới 2014 sẽ ra mắt sau vài tháng. Cơ bản là em tìm SUV/CUV 5 chỗ, phải dẫn động được 4 bánh (4WD/AWD) và một yếu tố quan trọng nữa đối với em là performance khi mà em chuyển từ xe 3.0 V6 200+HP qua. Forester 2.5 XT đáp ứng các mong muốn này của em:
- AWD, hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian cộng với tính năng lái, kiểm soát chuyển động cực tốt của Subaru
- Máy 2.5 turbo, 230HP/320NM Torque
- An toàn thuộc nhóm hàng đầu (http://www.iihs.org/ratings/summary.aspx?class=58). Xe sản xuất tại Nhật nên không lo bị gia giảm thiết bị an toàn
- Khoảng sáng gầm xe 225mm rất đáng nể với xe compact SUV có trọng tâm thân xe thấp như Forester
- Thêm một yếu tố nữa cũng là mong muốn của em là khả năng nâng cấp của xe, chủ yếu về performance . Về khoản này thì Forester (hay xe Subaru nói chung) có việc cho em làm dài dài khi mà em còn sử dụng xe. Ngoài việc tìm hiểu thông tin trên net, chiếc xe này còn kéo em trở lại việc đọc sách, tìm hiểu phần mềm kỹ thuật…
Em chọn xe cuối đời này phần vì chi phí, xe đời 2014 chắc là vượt khá nhiều ngân sách em đổi xe, hơn nữa tính em cũng hơi hoài cổ , em thích kiểu dáng đơn giản của đời xe này hơn là kiểu có phần thời trang của Forester 2014, chứ công nghệ mới của xe mới thì tất nhiên là phải thích rồi.
Đời xe:
Mẫu xe này thuộc đời 2009-2013, mã xe là SH (các xe đời trước là SF, SG; đời 2014 là SJ), xe sản xuất ở Nhật nhưng lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật châu Âu EDM (!) (European Domestic Market) (xe sản xuất cho thị trường Mỹ là USDM, cho thị trường Nhật là JDM, thị trường Úc là ADM…), mã động cơ là EJ25 Turbocharged. Cùng với năm sản xuất thì thông tin này quan trọng khi tìm phụ kiện hay thực hiện performance tuning cho xe. Tổng thể về trang bị cho đời xe này, phiên bản nhập về VN em thấy gần bằng bản Touring (cao nhất) bên Mỹ, ngoài trừ không có tích hợp GPS, Bluetooth điện thoại, đèn HID có chỉnh cao độ.
Ngoại thất:
Điểm gây chú ý từ bên ngoài của Forester 2.5 XT có lẽ là hốc gió trên nắp capo, đây là hốc lấy gió hỗ trợ giải nhiệt cho Intercooler. Em tìm được cái lưới che (grille) đúng kích thước đúng loại để gắn vào tránh mấy thứ linh tinh có thể bay vào trong khoang máy. Mặc dù nước & bụi vào không thành vấn đề nhưng điều kiện đường xá nhà mình nhiều thứ bất ngờ có thể bay vào . Cái này lắp vào phía trong một chút, có chút chiều sâu nhìn sẽ đẹp hơn (giống kiểu Mini Cooper), xe em thì lắp hơi bị sát ngay bên ngoài.
Ở vị trí lái lúc đầu cũng cảm thấy hơi lạ nhưng dần rồi thành quen không có cảm giác vướng hay cản trở tầm nhìn gì cả.
Cửa xe đóng mở nhẹ, chỉ cần đẩy nhẹ là đủ, kể cả cửa cuối cùng ở khoang hành lý chỉ cần khép nhẹ xuống, nắp ca pô khi đóng lại cũng nhẹ.
Đèn xe đời này là loại cos / pha riêng (em thấy chiếc Forester 2014 mới về đây cũng chưa có bi-xenon projector không biết có phải do thiếu option hay không), có rửa đèn, đèn cos theo xe đã là loại D2R (Philips) có ballast (Matsushita) (nhưng không có projector ) cũng khá sáng nhưng tầm chiếu hơi gần, em thay thêm bóng tăng cường sáng cho đèn gầm cải thiện thêm chút chút. Em ngại khoản độ mổ đèn nên em sẽ không làm thành bi-xenon projector. Nếu cần thêm sáng khi đi đường trường ban đêm có lẽ em sẽ gắn đèn phụ ở khe dưới cản trước khá kín. Trước mắt thì đi đường trường buổi tối phải kết hợp bật/tắt pha.
Hai gương hậu xếp điện theo nút bấm, không theo remote đóng mở cửa xe. Sau xe có camera và cảm biến de.
Em lắp thêm phụ kiện đèn “puddle light” chiếu sáng bên dưới 2 bên thân xe khi mở cửa xe thuận tiện việc bước lên xuống xe lúc trời tối.
Nội thất:
Nội thất đơn giản nhưng được thiết kế khá kỹ lưỡng, cũng có đủ các ngăn để đồ lặt vặt, kính, nước uống trước sau…nên em thấy tiện nghi ổn cho gia đình sử dụng. Chất liệu nhựa và da nội thất tốt, chắc chắn, tuy nhiên màu xám sáng nên hơi dễ bẩn, cần chăm sóc thường xuyên . Ghế là da nhưng chỗ tựa và gác tay trên 4 cửa lại có phần bằng nỉ nhung cùng màu xám sáng nên rất dễ bẩn, em đã cho ốp da cùng màu cho sạch sẽ.
Phần sản lót nỉ ra sát đến mép 4 cửa nên em thấy cũng dễ bẩn, nếu không lót lại sàn simili thì phải chú ý giữ và vệ sinh cho sạch.
Cửa sổ trời của xe khá lớn, phải gấp rưỡi cho đến gấp đôi kích thước cửa sổ trời của các xe loại nhỏ-vừa khác. Khi trời mát hoặc buổi tối đi đường xa kéo tấm che ra cảm thấy thoáng, đỡ bít bùng hơn trong xe trên hành trình dài. Tuy nhiên, cửa sổ trời với kính lớn cũng gây nóng khi trời nắng nóng cho nên em phải dán phim kính luôn cả phần này để giảm nhiệt.
Về thiết bị trong xe thì có DVD (Kenwood), USB, AUX, điều khiển tích hợp trên vô lăng, cruise control, máy lạnh mạnh, 2 vùng nhưng chỉ có 1 dàn lạnh phía trước, pedal hợp kim nhôm thể thao (giống kiểu STI nhưng không phải màu đỏ với logo STI), tay lái bọc da, cần số kết hợp da + nhựa + chrome kiểu dáng thể thao, đồng hồ báo tiêu thụ nhiên liệu/ECO, có đèn led nhỏ định vị trí một số chỗ trong nội thất xe và em gắn thêm phụ kiện led chỗ để chân trước nên không gian trong xe thêm phần lung linh buổi tối . Xe em không có Bluetooth điện thoại.
Xe có 2 túi khí cho hàng ghế trước và 4 túi khí hai bên hông xe ở vị trí cột B, C. Chỗ ngồi thoải mái cho gia đình 4 người. Chỉ có ghế tài chỉnh điện, nhưng không có nhớ vị trí.
Một vài điểm “hơi lạ” trong nội thất xe:
- Không có đèn hay tín hiệu báo seat belt (!) (xem sách hướng dẫn sử dụng em thấy chỉ có phiên bản cho thị trường Mỹ latin không được trang bị).
- Không có tự động lock cửa khi xe lăn bánh, bác tài phải tự đóng/mở.
- Tapi cửa trước có phần gờ lên để làm điểm tựa phụ thêm lúc bước ra vào xe khi cửa xe mở rộng.
- Không có mồi thuốc và gạt tàn thuốc trang bị sẵn mà phải mua như phụ kiện nếu cần (bảo vệ sức khỏe ).
- Ngăn để đồ ở giữa hai ghế trước bên dưới chỗ tựa tay là khoảng thông, không có ngăn, hộc đậy kín và có đến 3 thành phần bằng nhựa có thể tháo rời: vách ngăn chỗ để nước, khay để ipod, iphone…và “túi” (pocket) để đồ lặt vặt. Cái “pocket” này không có sẵn theo xe, em thấy trống trống nên tìm mới biết có món này và mua thêm. Bên dưới chỗ này là ổ cắm AUX và nguồn 12V.
Về cách âm xe thì em nghĩ Forester cũng ở mức các xe tầm trung, nếu các bác muốn có cách âm tốt gần như các xe cao cấp hơn thì phải làm thêm phần cách âm như vẫn thường hay làm với các xe tầm trung khác. Em thì chỉ cách âm 4 cửa để nhạc nghe hay hơn chút và cửa đóng chắc tay hơn. Ngoài ra, cách âm và chống rung cho cửa cuối khoang hành lý theo em là cần thiết vì cái cửa này đóng mở nhẹ nhưng bị rung khá nhiều khi đi vào đường xóc, dán cách âm và chống rung xong thấy giảm đáng kể rung động khi đi đường xóc.
Loa theo xe gồm 4 loa cửa, 2 loa tweeter ở cột A hai cửa trước và 1 loa subwoofer điện loại nhỏ dưới ghế tài. Loa theo xe có lẽ là bộ phận dở nhất trên xe Forester đời này (tháo ra xem xong muốn thay liền ), thay loa nghe khá hơn hẳn. Em thì chỉ thay 4 loa Infinity đồng trục, nếu các bác chọn được loại loa component công suất phù hợp và tiện lắp đặt thì chắc còn hay hơn (vừa loại loa kích thước 6.5”). Với em 4 loa tốt thay thế, đầu Kenwood và subwoofer theo xe nghe khá ổn, tất nhiên âm thanh không mạnh bằng có ampli và subwoofer lớn tuy nhiên tránh việc phát sinh lắp đặt nhiều thứ. Loa subwoofer nhỏ theo xe được lắp gọn gàng dưới ghế tài, em để power level ở mức cao nhất thấy khá tốt để nghe nhạc nhẹ, hòa tấu, ballad… Còn nếu nói đến âm thanh cao cấp chắc phải đánh giá hệ thống Harman-Kardon trên Forester 2014 xem thế nào.
Rút kinh nghiệm em các bác có thể sắp xếp làm 3 món 1 lần để chỉ phải gỡ tapi cửa ra 1 lần duy nhất: cách âm cửa, bọc da tay tựa trên cửa, thay loa.
Phụ kiện:
Phụ kiện chính hãng Subaru khá phong phú từ các món nội thất, ngoại thất cho đến điện & điện tử…có thể tự đặt mua về chi phí cũng vừa phải, hàng xịn made in USA/Canada đàng hoàng . Chú ý một vài món đồ điện tử nếu không đúng đời không lắp được hoặc không sử dụng hết chức năng được, phần lớn còn lại là giống nhau giữa EDM, USDM... Trong mấy món em mua thêm chỉ có cái gương auto-dimming có la bàn điện tử vẫn chưa lắp được vì thiếu bộ adaptor (EDM không có sẵn dây chờ như USDM).
Vận hành: Confidence in motion!
Có thể tóm tắt vận hành của Forester 2.5 XT ngắn gọn với chân ga nhạy, máy vọt, tay lái chính xác, xe bám đường và handling tốt, các góc quan sát tốt .
Tay lái thật và chinh xác, cảm giác điều khiển xe dễ dàng và thoải mái ở cả tốc độ chậm và cao. Bán kính vòng quay tối thiểu 5.3m có lẽ là tốt nhất trong các xe compact SUV giúp xoay trở trong đường phố chật hẹp dễ dàng (Escape: 5.4m, CX-5: 5.6m, Grand Vitara: 5.5m, CR-V: 5.9m, GLK: 5.7m(?)).
Hộp số tự động chỉ 4 cấp với chế độ sang số thể thao 1-2-3-4 (4EAT) nhưng em thấy sang số khá mượt và êm, không cảm giác chuyển số rõ rệt và liên tục. Em nghĩ xe động cơ khỏe, tỉ số truyền các số tối ưu và tuning tốt nên 4EAT vẫn có cảm giác êm, chứ không hẳn cứ 4 cấp là không đủ êm mượt . Di chuyển cần số giữa các số ngắn và nhẹ, có cảm giác thể thao. Chuyển số thể thao dùng cần số +/- chứ không có lẫy chuyển số (paddle shifter) trên tay lái. Phần này có thể “độ” thêm như hình bên dưới đây nhưng em thấy không đẹp nên có lẽ em sẽ không làm.
Hộp số 4EAT ở chế độ thể thao sẽ cho phép người lái kiểm soát sang số đến vòng tua máy khoảng 6,200 vòng/phút, trên đó 4EAT sẽ tự động chuyển về chế độ tự động để bảo vệ hộp số và động cơ (em đã thử ).
Động cơ turbo cho torque tối đa ở vòng tua máy chỉ 2,800 vòng/phút (!), xe rất bốc vì lý do này. Turbo bắt đầu hoạt động (spool) ở 2,500 vòng/phút và đến 2,800 vòng/phút động cơ đã đạt max torque 320Nm, đạt max 230HP ở 5,200 vòng/phút (theo spec). Xe bốc ở các dải tốc độ thường di chuyển từ dưới 60km/h, 80-90km/h, trên 100km/h. Torque cao ở vòng tua máy thấp cũng giúp xe leo dốc và đường đèo nhẹ nhàng. Em chuyển từ xe 3.0 V6 qua mà cũng thấy khá bất ngờ. Thông thường từ công suất tối đa của động cơ qua hệ truyền động và tiêu hao công suất cho các tải phụ khác phải mất (giảm đi) đến 20+% nên việc đạt được công suất tối đa ở vòng tua máy thấp hơn tương ứng với công suất hữu dụng thực tế của xe cao hơn đáng kể (CX-5 2.0: 152HP / 6,000 vòng/phút, 196Nm / 4,000 vòng/phút; X-Trail 2.5: 170HP / 6,000 vòng/phút, 226 Nm / 4,400 vòng phút; CR-V 2.4: 188HP / 7,000 vòng/phút, 222Nm / 4,400 vòng/phút; GLK 3.0: 231HP / 6,000 vòng/phút, 300Nm / 2,500-5,000 vòng/phút). Vòng tua máy cao nhất trước redline của Forester 2.5 turbo khoảng 6,500 vòng/phút.
Cảm giác bám đường và kiểm soát lái /handling là một điểm khác biệt nữa của Forester. Xe chạy đường đèo, đường cong, trời mưa hay đường trơn cảm giác bám tốt (rõ rệt) và an toàn, vào cua chặt chẽ ít bị vặn, quay đầu (U turn) cũng vậy mặc dù là SUV với khoảng sáng gầm xe 225mm. Ưu điểm này nhờ hệ truyền động AWD, hệ thống treo tốt, có thêm sway bar trước sau và cả hệ thống cân bằng điện tử VDC (Vehicle Dynamics Control). Điều kiện giao thông bên mình mặc dù không di chuyển tốc độ quá cao nhưng đường xá kém lại lắm điều bất ngờ nên handling tốt của xe theo em là điều an toàn rất cần thiết. Nhà em hay đi đường cao nguyên, đường đèo nên handling luôn là mối quan tâm của em. Các bác đừng nghĩ em mê tốc độ (em chạy chừng mực thôi ạ) hay là chỉ đam mê tốc độc mới cần đến công suất hay an toàn của xe Subaru, theo em tất cả những khả năng này của xe là sự dự phòng cho các tình huống bất ngờ và không mong muốn gặp phải trên đường
Một điểm nữa em nhận thấy ở Forester là tầm quan sát tốt ở vị trí lái xe, không gian kính nhiều, góc trụ A không cản trở tầm nhìn, kính hậu khá lớn bao quát tốt, kính bên hông sau cùng cũng giúp quan sát thêm tốt khi chuyển làn (nếu kéo tấm che cửa sổ trời ra nữa thì quan sát được cả 4 phương 8 hướng ). Bởi vậy em thấy lái xe Forester là hứng thú và tự tin, thực sự là Confidence in motion vừa về performance lẫn an toàn, không chỉ cho người thích performance mà tốt với tất cả các bác tài vì tính năng xe – quan sát tốt, tay lái thật và chính xác, handling tốt, đa dụng trên nhiều điều kiện đường xá, hehe chỉ cần kiểm soát chân ga hợp lý thôi .
Em nói thêm chút về hệ thống treo, giảm xóc. Phía trước là hệ Strut như đa số các xe unibody, phía sau là dạng “Double wishbone”, theo em thì loại này giúp handling của xe tốt hơn so với loại SUV với lò xo và phuộc nhún độc lập phía sau. Hệ thống giảm xóc là hàng Tokico (Nhật), theo trải nghiệm của em trên vài xe trước đây thì loại này khá tốt và khá êm, giao động lớn tắt nhanh.
Lúc đầu em nghĩ phuộc nhún là hàng cao cấp Bilstein vì em nhớ năm ngoái Subaru trưng bày máy và hệ thống khung gầm ở triển lãm như vậy, nhưng Tokico và made in Japan hoàn toàn là cũng đủ tốt rồi. Xe đi đường xóc khá tốt, tất nhiên các bác đừng so sánh độ êm ái với xe sang nhé .
Hệ thống AWD:
Em tìm hiểu một số thông tin này chủ yếu em thắc mắc hệ thống AWD của Subaru thực sự vận hành như thế nào, phiên bản nào trên xe Forester. Hệ thống AWD trên xe Forester là Active Torque Split với Multi-Plate Transfer (MPT) kiểm soát phân bổ truyền động đến 4 bánh trước-sau, có thể thay đổi liên tục tùy theo điều kiện mặt đường từ 60:40, 50:50 cho đến 95:5.
(http://www.subaru.com.cz/subaru/download/awd/active.swf)
Theo em đọc trên net thì khi khởi động số 1-2 xe dẫn động 50:50 (giảm trượt khi depart hay tăng tốc đột ngột) và sau đó chuyển sang 60:40 trong điều kiện độ bám mặt đường bình thường. Hệ thống này kết hợp với VDC & ABS làm tăng tối đa hiệu quả của ABS khi thắng, giảm oversteer và understeer khi vào cua. Mặc dù công suất truyền đến trục bánh trước luôn >= trục bánh sau, công suất được truyền thẳng từ động cơ đến 2 trục chứ không đến trục trước rồi mới tách một phần công suất ra truyền ra trục sau như hệ thống AWD dựa trên nền FWD trên một số xe khác. Em nghe nói () đây là khác biệt của Subaru AWD và “độ nhạy” của AWD trên xe Subaru so với một số loại xe khác.
Tiêu thụ nhiên liệu:
Trong thành phố em hàng ngày đi qua Q7-Q4-Q1-PN-TB-Q12, tiêu thụ nhiên liệu trung bình cho đến giờ ở mức ~14.5l/100km. Hy vọng sau 5,000km mức tiêu thụ nhiên liệu có lẽ tốt hơn được thêm ít nữa. Đường đường trường em chưa đi được nhiều, em thấy trung bình trong khoảng 8.5-10l/100km.
Động cơ Turbo trên Forester yêu cầu tối thiểu RON95 vậy nên cần chú ý mức xăng trong xe (Bình xăng xe 60l, khi bắt đầu báo đèn Fuel thì còn khoảng 9l) và tìm chỗ có xăng 95 chứ không dùng xăng 92 được. Trong khi nhiều xe trung cấp khác cho phép dùng xăng 92, và ngay cả phiên bản Forester 2.0 (non-turbo) cũng vậy, chiếc 2.5 Turbo này không cho phép thấp hơn 95!
Bảo dưỡng:
Bảo dưỡng các lần đầu tại 1,500km, 5,000km, 10,000km và sau đó cứ mỗi 10,000km. Xe em chỉ mới qua bảo dưỡng lần đầu 1,500km, thay nhớt Motul (tại xưởng Subaru/MotorImage), loại 5W-30 (theo tiêu chuẩn yêu cầu). Xem hướng dẫn sử dụng em cũng chưa thấy yêu cầu bảo dưỡng gì đặc biệt ngoại trừ việc sử dụng nhiên liệu, dầu & nhớt các loại đúng tiêu chuẩn và thay đúng thời gian. Xe Subaru theo em biết là bền bỉ và lì lợm nên không lo xe nhỏng nhẽo hay hắt hơi sổ mũi.
Nâng cấp / “độ” xe:
Nói “độ” cho nó ghê gớm chút chứ thật ra em chỉ tìm hiểu nâng cấp hoặc làm hơn một chút so với cấu hình nguyên bản của xe mà thôi, vừa để nâng cao tính năng vận hành của xe vừa để học hỏi và tìm hiểu thêm về khả năng mở rộng và giới hạn của chiếc xe mà mình sử dụng. Do đây vẫn là xe sử dụng cho gia đình, em sẽ không cố gắng “độ” nó thành xe khủng, biểu diễn hay tương tự (em cũng không có khả năng lái đến cỡ đó) .
Handling:
Em đọc thấy các bác performance than phiền về sway bar phía sau xe (rear sway bar), xe “thiếu cân bằng”, trước cứng cáp còn phía sau hơi mềm… Sway bar trước (front sway bar) đường kính 21mm, sway bar sau nhỏ hơn đáng kể, đường kính chỉ 16mm. Em xem hệ thống truyền động trước và sau thì thấy láp trước lớn hơn láp sau và tương tự sway bar trước cũng lớn hơn sway bar sau. Có lẽ do hệ thống truyền động AWD trên Forester đời này (như bên trên) thì công suất đến trục trước luôn >= trục sau, vậy nên láp và sway bar trước lớn hơn sau. Để tăng thêm phần chắc chắn khi đi đường uốn lượn hoặc khi vào cua có thể thay sway bar phía sau với đường kính lớn hơn. STI có loại 19mm, một số hàng độ khác có loại lớn hơn như 20-22-24mm… Em chỉ trang bị STI 19mm, có lẽ là đã đủ tốt. Phần nối “end link” của sway bar cả trước và sau xe nhìn khá nhỏ, cũng có hàng độ thay thế nếu điều kiện lái thử thách handling của xe nhiều hoặc dùng xe đi off-road nhiều. Em không thay end-link vì có lẽ cũng chưa cần thiết và cũng cứ để xem thế nào đã.
Theo em tìm hiểu thì với hệ thống treo và cân bằng của Forester, strut tower bar (strut bar) có ít ảnh hưởng và thường là một trong những món cuối cùng được cân nhắc bởi các bác độ xe. Tuy vậy STI có loại strut bar đặc biệt, flexible strut bar với khớp nối ở giữa thanh thay vì là một thanh ngang cố định. Với strut bar loại thông thường thì ngoài việc hỗ trợ ổn định thân xe đỡ bị lắc khi vào cua, do hai trục strut được nối với nhau bởi thanh ngang cố định làm cho rung động ở một bên trục bánh khi chuyển động thẳng cũng làm ảnh hưởng đến trục bánh bên kia, làm giảm độ êm và toàn bộ trục trước có vẻ xóc hơn. Flexible strut bar giải quyết chuyện này, khớp nối flexible chỉ tác động tăng cường trong chuyển động cong mà không làm ảnh hưởng đến độ xóc trong chuyển động thẳng do thanh ngang không còn nối cứng cố định nữa. Em cũng bon chen trang bị cái này xem thế nào. Hiện tại em vẫn chưa lắp, đến 5,000km em sẽ lắp luôn một lượt STI strut bar và rear sway bar.
Engine: Intake-Turbo-Exhaust-ECU
Em mượn hình hệ thống từ air intake qua turbo-intercooler cho đến hệ thống xả của WRX/Impreza để minh họa cho Forester (tương tự). Tuning động cơ turbo phức tạp hơn động cơ non-turbo, trong sơ đồ trên thì chỉ có thay đổi từ Cat-back trở đi của hệ thống xả là không phải đụng đến ECU, còn lại toàn bộ nâng cấp thay đổi từ Intake cho đến Turbo-back đều phải tune lại ECU!
Kế hoạch của em tuyệt đối không đụng đến phần cơ khí máy (fly wheel, pulley, clutch…), nhiều khả năng sẽ không nâng cấp turbo & intercooler. Em chỉ muốn tối ưu thêm hệ thống hiện tại với một số ECU tuning và một số ít thay đổi. Ưu tiên của em theo mức độ và thứ tự thực hiện là các phần sau cùng với một số thứ nhỏ hỗ trợ thêm:
- ECU tuning (stage 1)
- + Downpipe + ECU tuning (stage 2)
- + Air intake + ECU tuning (stage 2)
Làm được đến downpipe đối với em là cũng khá ngon rồi . Air intake thì có lẽ không thật sự cần vì theo thông tin em tìm hiểu hệ thống lấy gió của xe Forester nguyên bản vẫn đáp ứng tốt cho đến 300HP. Thay thế air intake được cái thêm phần trang trí cho khoang máy. Trước mắt em cho xe dùng AEM Dry-Flow air filter trước.
Turbo theo xe là TD04 của Mitsubishi, loại turbo nhỏ, ưu điểm là “spool” nhanh (tại vòng tua máy tương đối thấp ~2,500 vòng/phút), max boost an toàn chắc khoảng <=16psi, tune động cơ lên được đến khoảng 300HP. Vì vậy em có lẽ em cũng không cần nghĩ đến việc nâng cấp turbo lên các series lớn hơn như VF… Theo thông tin em đọc được thì max boost theo thông số chuẩn của xe khoảng 10psi. Em chưa có dịp test boost, em chỉ mới quan sát thông số boost (qua OBDII) trên cao tốc Liên Khương lúc 3,000 vòng/phút khoảng 6psi, em chưa quan sát được ở mức vòng tua máy cao hơn nên chưa rõ nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi độ cao của vùng cao nguyên so với mực nước biển. Để test boost chuẩn xác thì phải tìm nơi phù hợp và ghi lại số liệu bằng data log.
Hình sau thể hiện kết quả tham khảo dyno test của xe được tune stage 1 (đường cao hơn) so với nguyên bản (nguyên bản 230HP tại flywheel động cơ sau tiêu hao công suất cho hệ truyền động và các tải phụ còn khoảng 180HP tại bánh xe). Mục tiêu là tune cho max HP/torque trong dải vòng tua máy hữu dụng nhất chứ không phải đến redline mới đạt max power. Nếu đạt được kết quả này ở stage 1, tăng >20% torque; >10% hp và tại vòng tua máy thấp hơn thì rất tốt.
Về ECU tuning có một vài lựa chọn về giải pháp: công cụ thương mại hoặc mã nguồn mở. Bản thân em bất ngờ và thú vị về cộng đồng mã nguồn mở (open source) về ECU tuning xe Subaru
…To be continued….
Last edited by a moderator: