Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Em up hình lên cho các bác bàn luận: 4 tuyến đường: đỏ, tím, xanh lá, lam
http://www.thuthiem.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=055d5e96-a12f-4c4f-9794-f5feb2d39229&groupId=21232&t=1343614267621
image_gallery

2.300 tỷ đồng xây dựng cầu Thủ Thiêm 2

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/12/2-300-ty-dong-xay-dung-cau-thu-thiem-2/
Cầu dài gần 900 m, rộng hơn 19 m, gồm 4 làn xe sẽ nối khu đô thị cũ của thành phố (quận 1) với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Theo phương án mà UBND TP HCM đã chọn, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ được xây tại vị trí nhà máy đóng tàu Ba Son hiện nay, vượt qua giao lộ Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh để kết nối vào ngã tư Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng. Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ do Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư và được xây dựng theo hình thức BT (xây dựng chuyển giao) với tổng số vốn 2.300 tỷ đồng.
cau-thu-thiem2.jpg
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2.Theo thiết kế, cả 4 làn xe sẽ chạy cắt phía trên trục Lê Thánh Tôn - Nguyễn Hữu Cảnh để nối vào ngã tư Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn. Ưu điểm của phương án này là kiến trúc đẹp, vốn đầu tư thấp nhưng sẽ làm tăng lưu lượng xe khiến công tác tổ chức giao thông phức tạp hơn. Mặt khác, việc cho cả 4 làn xe chạy suốt về ngã tư Lê Duẩn đòi hỏi phải mở rộng hai bên và có nhiều khả năng phải đốn bỏ các hàng cây cổ thụ dọc tuyến đường Tôn Đức Thắng hiện hữu.Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Giao thông việc đốn hạ cây cổ thụ này đã được trình lên Mặt trận Tổ quốc TP HCM, và cơ quan này đã chấp thuận cho tiến hành nếu cần thiết.
duong-TDT.jpg
2 hàng cây cố thụ trên đường Tôn Đức Thắng có thể phải cải tạo, thay thế để xây dựng cầu Thủ Thiêm 2. Ảnh: Hữu Công.Liên quan đến công tác chuẩn bị xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, UBND TP HCM vừa giao Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu phương án cải tạo, trồng mới thay thế hàng cây xanh hiện hữu trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) khi xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, có lấy ý kiến góp ý của Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố.UBND thành phố cũng giao các đơn vị liên quan kiểm tra thiết kế chi tiết và phương án tổ chức thi công công trình, đảm bảo thống nhất với thiết kế hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ với phương án xây dựng đường Lê Lợi nối dài trong phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 2 và quy hoạch phát triển khu trung tâm.UBND cũng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu phương án tổ chức giao thông liên hoàn tại khu vực các nút giao thông nói trên sau khi cầu hoàn thành, không để xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ, nghiên cứu quy hoạch cải tạo, mở rộng các nút giao đô thị, đảm bảo yêu cầu mỹ quan và tổ chức giao thông được thuận lợi, an toàn.Hữu Công
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/5/12
2.632
6.183
113
Em ơi Sài Gòn phố
ck07ctm nói:
vinh99vn nói:
Em chỉ sợ mấy bác nhà mềnh xẻo mấy mảng xanh làm như vầy thì chết. Có làm ra Q9 hay qua Nhơn Trạch làm nha các bác xxx. Em iu Sài gòn lắm
Thu_Thiem.jpg
Ý bác Vinh nói mật độ xây dựng như hình trên là quá dày đặc??? Mật độ xây dựng của TT cao như thế nào em nghĩ còn phụ thuộc vào chi phí lobby, nếu chi phí này đủ thấp thì mật độ sẽ đủ cao :D


Thủ Thiêm khó mà xây được kín như thế với cơ chế hiện tại do giá đã bị đẩy lên quá cao.

Phú Mỹ Hưng xưa do là đầm lầy, chi phí giải phóng mặt bằng không đáng kể nên một mình Phú Mỹ Hưng vào và quy hoạch theo đúng những gì họ muốn, và do 1 công ty làm chủ nên quy hoạch đồng bộ.

Còn nay Thủ Thiêm khó có nhà đầu tư nào đủ tiềm lực để ôm trọn nó nên giờ trở nên manh mún, mỗi ông ôm một khúc xây theo kiểu của ông đó.
 
Hạng D
5/4/09
1.558
2.028
143
bullkeo nói:
ck07ctm nói:
vinh99vn nói:
Em chỉ sợ mấy bác nhà mềnh xẻo mấy mảng xanh làm như vầy thì chết. Có làm ra Q9 hay qua Nhơn Trạch làm nha các bác xxx. Em iu Sài gòn lắm
Ý bác Vinh nói mật độ xây dựng như hình trên là quá dày đặc??? Mật độ xây dựng của TT cao như thế nào em nghĩ còn phụ thuộc vào chi phí lobby, nếu chi phí này đủ thấp thì mật độ sẽ đủ cao :D


Thủ Thiêm khó mà xây được kín như thế với cơ chế hiện tại do giá đã bị đẩy lên quá cao.

Phú Mỹ Hưng xưa do là đầm lầy, chi phí giải phóng mặt bằng không đáng kể nên một mình Phú Mỹ Hưng vào và quy hoạch theo đúng những gì họ muốn, và do 1 công ty làm chủ nên quy hoạch đồng bộ.

Còn nay Thủ Thiêm khó có nhà đầu tư nào đủ tiềm lực để ôm trọn nó nên giờ trở nên manh mún, mỗi ông ôm một khúc xây theo kiểu của ông đó.


Mô hình quản lý của Ban Thủ Thiêm hiện nay rất kém, thua xa ban quản lý khu Nam. Khu Nam trước đây có anh 7 Thuận làm trưởng ban (hiện đang là phó chủ tịch TP) đã đẩy toàn bộ khu vực quận 7, Bình Chánh gồm cả PMH lên nhanh chóng, khai thác tối đa quỹ đất. Cơ chế vẫn thuộc UBTP nhưng ko bị áp lực cao như Thủ Thiêm, toàn cá mập. Vì vậy sau 15 năm, khu Nam từ bãi sình lầy lội đã nhanh chóng thay đổi thành khu đô thị ổn định và đạt chuẩn. Khu Nam chỉ có duy nhất tuyến Nguyen Van Linh là trục xương sống và nhờ cty LD Phú Mỹ Hưng đầu tư nên làm rất bài bản, đúng tiến độ. Nhờ đó các dự án, khu dân cư phát triển dọc theo tuyến đường chính này phát triển dần.

Ở Thủ Thiêm thừa hưởng được tuyến đại lộ Đông Tây + hầnm Thủ Thiêm, giá trị và ngon lành gấp mấy lần tuyến NVL. Đất thì đền bù thu hồi giá thấp, giao lại giá ngất ngưỡng. Vậy mà hơn 3 năm thông tuyến, cục đất Thủ Thiêm vẫn là cục đất. Làm thêm 4 tuyến này, cả nửa tỷ Obama, tiền lấy đâu ra và liệu làm xong (2016) thì có khá hơn được ?

Để kiếm nhà đầu tư ôm trọn Thủ Thiêm ko khó, khó là ở tư duy ông Ban và ông UB không tự thân đi chào hàng tiếp thị mà ngồi đó chờ cá mập đến. Cứ nghĩ là miếng bánh thơm, kiến sẽ bu, sẽ dành giật nhau, xem ra bánh thơm nhưng khó nuốt.

Cứ thế mà " bà để mà ngửi chứ bà ko ăn" nhé !
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam

Thủ Thiêm dưới góc nhìn kinh tế đô thị</h1>Cập nhật 20/06/2011 11:15

20_DOOL110620ThangTT07.jpg
Khi phát triển đại dự án đô thị Thủ Thiêm cần có một tầm nhìn chiến lược dưới góc độ đa ngành để không bị choáng ngợp trước bản vẽ hoành tráng của tư vấn quốc tế tên tuổi và đánh giá đúng tính khả thi, những tác động kinh tế, chính trị, xã hội của dự án.

Năm năm sau khi quy hoạch Thủ Thiêm được duyệt, các nhà thiết kế đang chuẩn bị trình thông qua điều chỉnh quy hoạch. Việc thông qua điều chỉnh lần này cần được cân nhắc thận trọng, và phải trả lời được câu hỏi tại sao dự án tiến triển quá chậm? Và khi nào dự án này có thể được đẩy nhanh?

Việc xử lý các khuyết điểm của quy hoạch đã được duyệt năm 2005, không chỉ đơn giản là điều chỉnh tầng cao cho phép (cao hơn 40 tầng) và tăng hệ số sử dụng đất nói chung, hoặc quy hoạch quảng trường trung tâm và một số công trình công cộng đơn lẻ khác, mà phải nhìn vấn đề dưới góc nhìn chiến lược rộng hơn: thiết kế quy hoạch (urban design) phải đi đôi với thiết kế kinh tế đô thị (urban economic design). Khi đó, ta mới giải quyết được tất cả các vấn đề đang bàn thảo nói trên, và cả các vấn đề quan trọng khác về kinh tế đô thị không có trên bản thiết kế 2005, lẫn trên bàn thảo luận hiện nay.

Bản thiết kế quy hoạch Thủ Thiêm sẽ hoàn chỉnh hơn, thu hút đầu tư hơn, phát triển bền vững hơn, phục vụ người dân tốt hơn và đem lại nguồn thu cao hơn cho ngân sách quốc gia, nếu được phối hợp song hành với bản thiết kế kinh tế đô thị (chưa tồn tại), trong đó có ba vấn đề trước mắt:

1. Nên quy hoạch khu đất giá trị cao nhất tại Thủ Thiêm với tầng cao trung bình cao nhất khu vực[/b]

Tiềm năng kinh tế đô thị của Thủ Thiêm thuộc loại cao nhất của TPHCM nhờ vào vị trí đặc biệt bên kia sông của trung tâm hiện hữu và tình trạng kém phát triển, dễ giải tỏa xây dựng mới. Do đó, việc quy hoạch kết nối Thủ Thiêm với trung tâm hiện hữu càng hiệu quả chừng nào, thì Thủ Thiêm càng đem lại hiệu quả kinh tế đô thị cao chừng ấy.

Khu vực có tiềm năng đạt giá trị địa ốc cao nhất tại Thủ Thiêm là khu vực A bên kia sông của đầu đường Nguyễn Huệ, chứ không phải là khu vực bao quanh quảng trường Trung tâm B với quy mô 1,8 triệu người. Không tính tháp quan sát, khu B hiện đang được quy hoạch với tầng cao trung bình cao nhất khu vực.

Bảng giá đất 2011 cho dù chưa phải giá mua bán thật, vẫn có thể tham khảo để tính toán giá trị tương đối giữa các khu vực. Theo tương quan giá đất 2011, và theo nguyên lý bình thông nhau trong kinh tế đô thị (nếu một khu vực có cơ sở hạ tầng chất lượng tương đương và kết nối đi bộ trực tiếp ngắn nhất với khu vực có giá trị địa ốc cao hơn thì khu đó có thể đạt đến giá trị địa ốc tương đương) thì khu B có thể đạt giá trị tăng khoảng 15 lần (3,2 triệu đồng/mét vuông lên 48,4 triệu/mét vuông) khi có cầu đi bộ kết nối trực tiếp với khu vực B1 - quảng trường Mê Linh - Hai Bà Trưng, trong khi khu A có thể đạt giá trị tăng khoảng 25 lần (3,2 triệu/mét vuông lên 81 triệu/mét vuông) khi có cầu đi bộ kết nối trực tiếp với khu vực A1 - Nguyễn Huệ - Đồng Khởi - Lê Lợi (hình 1).

Như vậy trong giai đoạn 1, việc xây dựng một cầu nối khu A với khu trung tâm hiện hữu đem lại sự hấp dẫn về đầu tư cao hơn, với số vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với việc xây dựng hai cầu nối tại khu B. Lợi nhuận cao này là yếu tố thu hút vốn đầu tư rất mạnh cho Thủ Thiêm giai đoạn hiện nay.

2. Phát triển nhà cao tầng tại Thủ Thiêm trong mối tương quan chiến lược phát triển chung và sự hỗ trợ lẫn nhau của toàn bộ khu trung tâm[/b]

Hiện nay, nhà cao tầng trong khu trung tâm đang được phát triển vô tổ chức, không những làm giảm sức hút đầu tư nhà cao tầng của Thủ Thiêm, mà còn gây ra vấn đề đô thị nan giải (phá hỏng cảnh quan trong khu trung tâm lịch sử, gia tăng áp lực cải tạo hạ tầng, và tái lập lô cốt trong điều kiện ách tắc giao thông gia tăng).

Khu A nên có một quảng trường (có thể nhỏ hơn quảng trường trung tâm) và kết nối với nó qua tuyến đi bộ và xe đạp dọc công viên bờ sông. Công trình bao quanh khu A phải được phép có tầng cao trung bình cao hơn khu B, bao gồm một số lô đất quy hoạch cho công trình cao tầng không giới hạn chiều cao (không nên quy hoạch chỉ một tháp quan sát chọc trời đơn lẻ).

Trong khi không gian cảnh quan dọc theo trục nối khu B - B1 bị đóng kín một phía do các công trình bao quanh quảng trường Mê Linh, thì không gian cảnh quan dọc theo trục nối từ khu quảng trường A đến khu A1- A2 - A3 có góc nhìn mở và thoáng nhiều phía về các trục lộ Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, đại lộ Đông - Tây, cũng như về phía các công trình lịch sử UBND TPHCM và chợ Bến Thành, tạo nên bản sắc không gian độc đáo, kết nối không gian trung tâm có lịch sử hơn 300 năm của TPHCM với không gian trung tâm hiện đại của thế kỷ 21 (tương tự tương quan kết nối không gian của khu La Défense và khu trung tâm lịch sử Paris).

Giống như Phố Đông (Trung Quốc), Thủ Thiêm nên là khu vực tập trung nhà cao tầng của khu trung tâm vì nền đất yếu (móng phải sâu để chạm nền đất cứng, nhờ đó việc xây cao rất kinh tế), vì không chịu sự hạn chế bởi lý do bảo vệ cảnh quan lịch sử, và vì giúp giảm áp lực về nhu cầu gia tăng diện tích ở và làm việc tại khu trung tâm hiện hữu.

Khác với Phố Đông, để đảm bảo cân bằng về thoát nước toàn khu vực, Thủ Thiêm nên hạn chế diện tích phủ bê tông, tăng diện tích xanh (giúp thẩm thấu nước nhanh) và bù lại bằng việc cho phép xây dựng cao hơn để đạt hệ số sử dụng đất mong muốn.

Quy hoạch cao tầng Thủ Thiêm cần kết nối với quy hoạch cao tầng khu trung tâm hiện hữu hiện đang mở rộng cao dần về phía bờ sông, để hai bờ tạo thành một tổng thể hài hòa thống nhất về hình bóng tổng thể trung tâm (city silhouette) hình chóp, chứ không phải là hình răng cưa.

3. Thực hiện kế hoạch khởi động dự án với chi phí ban đầu thấp, nhưng với tiềm năng cao về việc tạo nguồn vốn mới cho các giai đoạn phát triển kế tiếp, mà không cần vay vốn[/b]

Kế hoạch này gồm các bước:

(i) Xây dựng cầu đi bộ và trục đi bộ có mái che để có thể đi từ trung tâm A đến khu vực A1 hoặc khu vực A3 trong vòng 10 phút. Cầu đi bộ có thể có hoạt động dịch vụ thương mại dọc theo tuyến để tạo nguồn thu nâng cấp hệ thống, và có thảm trượt song hành (Tapis roulant - giống như kết nối các cổng lên máy bay tại nhà ga sân bay Singapore), để phục vụ cho lưu lượng người đi bộ cao, và rút ngắn thời gian đi bộ;

(ii) Xây dựng tuyến xe buýt điện mini A1 - A2 - A3 chạy vòng quanh trục Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Hàm Nghi - Bến Bạch Đằng;

(iii) Xây dựng trung tâm xe buýt công cộng tại trung tâm khu A, kết hợp với các nhà giữ xe cao năm tầng, để khuyến khích lượng người từ phía hai đầu đại lộ Đông - Tây, có thể gửi xe cá nhân, và dùng phương tiện công cộng đi vào khu trung tâm thành phố. Sau này có thể bổ sung thêm trạm metro khi có điều kiện;

(iv) Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh một số trục đường xây dựng ưu tiên của khu A kết nối với đại lộ Đông - Tây. Kinh phí ban đầu của các hạng mục trên khoảng 100 triệu đô la Mỹ, có thể hoàn thành trong sáu tháng, chi phí có thể trừ sau vào tiền thuê đất của doanh nghiệp. Với hiệu suất đầu tư trên 25 lần, sau khi trừ lại các chi phí, và lợi nhuận hợp lý cho các nhà đầu tư tư nhân cùng góp vốn, phần còn lại Nhà nước dùng để tái đầu tư các khu vực lân cận.

Nhiều nhà đầu tư quốc tế được tham khảo cho biết rằng việc đầu tư tại khu trung tâm hiện hữu, hoặc tại khu A với kết nối như trình bày ở trên có thể hấp dẫn ngay hiện nay, còn việc xây dựng các công trình tại khu B chỉ hấp dẫn chừng nào tuyến metro chạy sang khu B được đưa vào sử dụng, và không phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng quảng trường trung tâm hoặc cầu nối. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng điều này tại một hội nghị đầu tư.

Tóm lại, Thủ Thiêm vào năm 2022 có sẽ tiếp tục là một gánh nợ phải trả lãi vay nhiều triệu đô la hàng năm đối với người dân hay sẽ mang bóng dáng một Thủ Thiêm hiện đại với GDP bình quân đầu người gần 17.000 đô la Mỹ như Phố Đông đã làm được sau 21 năm (cũng từ con số không)? Điều đó tùy thuộc vào việc các nhà lãnh đạo có từ bỏ thói quen phê duyệt thiết kế quy hoạch nhưng bỏ qua phần xem xét thiết kế kinh tế đô thị hay không! Việc này hiện nay mang yếu tố sống còn, vì nhờ đó mà giải quyết được sự bế tắc về kinh tế đô thị và cơ sở hạ tầng hiện nay của Thủ Thiêm, mà thời cơ quý báu lại có thể vuột đi rất mau.

DiaOcOnline.vn - Theo TBKTSG[/i][/b]


 
Hạng D
7/5/10
4.666
21.894
113
Em có cảm giác là để phát triển cái TT này cần phải có 1 số tiền đủ lớn vì TT nó chỉ là cái lõi, cần có sự phát triển đồng bộ của các vùng lân cận thì mới thành công, và với số tiền đủ lớn này thì sẽ có 1 người đủ bản lĩnh chèo lái. Cái em thắc mắc nếu có đủ 1 số tiền lớn đổ vào thì lúc đó bds nói chung cũng sẽ sôi động lại luôn rồi, để đạt được như vậy thì em ko biết đến khi nào.
 
Hạng D
30/5/12
2.632
6.183
113
Em ơi Sài Gòn phố
Thủ Thiêm có 1 số lợi điểm trước mắt là hệ thống hạ tầng đường đi tương đối tốt, kết nối với trục trung tâm hiện hữu bằng Đại lộ Đông Tây rộng 120m, Hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm và 1 số cầu, hầm đang và sẽ triển khai trong tương lai khác. Thêm nữa, là do còn hoang sơ nên việc quy hoạch lại từ đầu rất dễ dàng chứ không như khu vực trung tâm hiện hữu Sài Gòn quá nhiều hẻm, ngõ nhỏ, quy hoạch lộn xộn, nhà cao thấp chen chúc trong khi hệ số sử dụng đất rất kém, đất đai đắt đỏ nên để giải phóng mặt bằng và quy hoạch chuẩn là điều không tưởng.

Em nhớ có 1 số thành phố nào đó sau khi quy hoạch không đồng bộ đã quyết định phá huỷ 1 phần thành phố để làm lại và đã đạt được một số thành công nhất định.

Vậy vấn đề ở đây là cái tâm và cái tầm của người lãnh đạo.

Như bác Bình nói trên thì khu Nam Sài Gòn được bác Thuận chỉ đạo nên cực kì thành công, vậy cớ gì thành phố không tiếp tục để bác ấy phát huy tiếp phố Đông Sài Gòn nhỉ? Em thì hay uống cà phê sát bên nhà bác ở khu cư xá tự do và vẫn thấy chiếc camry biển xanh của bác đi về hàng ngày nhưng bác này khá kín tiếng nên hàng xóm cũng không ai hay biết gì.
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.115
113
@ Binhart:
4 tuyến đường này thì DQM có làm được bằng mắt. Mỗi trục Đông Tây Nhật nó làm gần chục năm chầy trật mà vẫn chưa hoàn thiện bây giờ ôm 4 tuyến này thì một ông chuyên đóng thùng xe tải biết cái gì mà làm.
Chưa biết ai làm cái thiết kế giao thông cho 4 đoạn trên nhưng nhìn cái cách triển khai ì ạch cho mỗi cái ngã tư trục Bắc Nam - Đông Tây chưa đâu vào với đâu mà lại ôm mộng lớn.

@bullkeo:
Ban Quản lý khu Nam ra đời sau khi tụi PMH nó triển khai. Ban QL khu Nam nó hoạt động với một cơ chế khác và ngay từ lúc ban đầu PMH lúc đó không được chú ý và đánh giá cao cho nên khi hình thành được cái cơ bản thì Ban QL khu Nam ra đời thừa hưởng mà thành. Còn Thủ Thiêm thì khác, ngay từ đầu đã được định hướng sẵn rồi. Bởi vậy Hết Thơm. PMH nhà đầu tư còn nhìn thấy cái sự chênh lệch Địa Tô mà làm còn Thủ Thiêm thì chơi theo giá Thị trường thì nhà đầu tư Lợi cái gì. Bởi vậy dòng tiền không kiểm soát được lại gặp người không biết chuyên môn thì làm sao mà đánh giá được Công việc và khả năng xoay sở lúc ban đầu.

Do vậy nếu nói ĐQM làm Hạ tầng thì Số Phận ĐQM sẽ trở thành kẻ Lót Đường cho "Cá Mập" mà thôi
 
Tập Lái
26/11/11
26
241
28
Dạ , chủ đầu tư 4 tuyến đường chính khu đô thì mới Thủ Thiêm là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam VIDIFI .
 
Status
Không mở trả lời sau này.