RE: 10 km/h đôi khi là ranh giới
Nói thêm về các tốc độ được dùng trong crash test. Do đâu mà ADAC và các tổ chức khác tương đương trên TG lại chọn tốc độ đâm trực diện 64 km/h trong các crash test thông thường?
Trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện của Đức, nơi không có các con lươn chắn giữa, thì tốc độ 100 km/h là tốc độ cho phép lớn nhất (vậy nên chắc cũng có thể so sánh các con đường này với các quốc lộ ở VN ?). Tốc độ 64 km/h mô phỏng một tình huống rất tiêu biểu là tài xế đang bon bon trên đường liên tỉnh với tốc độ 100 km/h tối đa cho phép này và bỗng nhiên phát hiện thấy vật cản bất thình lình phía trước mặt ở khoảng cách 50m. Sau cú phanh gấp thì theo vật lý, chiếc xe sẽ tiếp tục quán tính của chuyển động và đâm vào vật cản với tốc độ là 64 km/h.
Nếu như trên Autobahn chỉ có các xe có tốc độ tối thiểu 60 km/h trở lên mới được phép lưu hành, thì trên các tuyến liên tỉnh này giao thông sẽ thoải mái hơn nhiều. Bạn thậm chí sẽ gặp phải các xe liên hợp gặt đập của nông dân, đôi khi xe đạp hoặc người đi bộ cùng "chia lửa" trên đường! Khả năng xẩy ra các tình huống va chạm như vậy là khá cao. Tình huống đâm trực diện với 64 km/h vì vậy được chọn cho các crash test thông thường.
Và số vụ tai nạn trên các con đường này vì vậy cũng được ghi nhận là cao nhất, cao hơn nhiều so với trên Autobahn là nơi xe được phép chạy với tốc độ 130 km/h, và thậm chí trên nhiều đoạn là không bị hạn chế tốc độ. Có tới 64% các tai nạn chết người từ các nguyên nhân chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, hoặc mệt mỏi, ngủ gật là xảy ra trên các con lộ đẹp như mơ đó.
Một allee đặc thù với hai hàng cây sồi ven đường: