- Tags
- cầu vượt giao thông
Cần lắm cầu vượt hoặc hầm chui để giải tỏa nút giao An Phú. Nơi tập trung cửa ngõ thoát ra khỏi CT.
Cái đoạn từ suối tiên về an lạc ui thui kẹt cũng nản vô cùng nản
Đúng là mấy cầu sắt giải quyết đỡ tình hình cho SG.
Metro làm mãi không xong nên thôi TP.HCM tự hài lòng với 9 cây cầu thép
Từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, song phương án xây 9 cây cầu thép ở các nút giao đã giúp giải quyết những "điểm đen" kẹt xe của Sài Gòn.
Hơn một thập kỷ trước, cầu vượt nhẹ với kết cấu bằng thép chưa phổ biến trong xây dựng các công trình giao thông, so với cầu bêtông cốt thép. Năm 2012, trước tình trạng ùn tắc thường xuyên ở ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức) và Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), TP HCM tính đến phương án này.
View attachment 2767392
Cầu vượt thép ngã tư Thủ Đức sau 10 năm khai thác. Ảnh: Quỳnh Trần
Hai cầu vượt thép tại ngã tư Thủ Đức (277 tỷ đồng) và Hàng Xanh (188 tỷ đồng) được khai thác từ tháng 1/2013, sau 6 tháng thi công. Cả hai công trình đều thiết kế cho ôtô, xe máy cùng chạy, nhưng do lưu lượng ôtô dày đặc, sau đó thành phố cấm xe máy nhằm đảm bảo an toàn. Hiện, chỉ cầu vượt ở ngã tư Thủ Đức dành cho ôtô, còn tại ngã tư Hàng Xanh cho cả xe máy cùng ôtô con, xe buýt chạy qua.
Từ hiệu quả của hai công trình đầu tiên, cây cầu thép thứ ba tiếp tục được TP HCM xây tại vòng xoay Lăng Cha Cả - cửa ngõ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) với kinh phí 122 tỷ đồng. Cầu hoàn thành sau 80 ngày, cho xe chạy một chiều từ đường Cộng Hoà qua Hoàng Văn Thụ vượt qua nút giao, giúp xe từ đường Trần Quốc Hoàn qua các tuyến Hoàng Văn Thụ, Phạm Văn Hai... dễ dàng di chuyển hơn khi chạy phía dưới.
View attachment 2767393
Cầu vượt thép tại vòng xoay Lăng Cha Cả, tháng 6/2022. Ảnh: Gia Minh
Ba cầu vượt thép tại các "điểm đen" ùn tắc khác được TP HCM đồng loạt triển khai vào tháng 4/2013 với tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, hai cầu vượt tại nút giao Nguyễn Tri Phương - Ba Tháng Hai - Lý Thái Tổ (quận 10) và Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) hoàn thành sau 4 tháng thi công. Các cầu vượt này xây thẳng trục đường Ba Tháng Hai và Cộng Hoà, lần lượt có mức đầu tư 319 tỷ đồng và 247 tỷ.
Riêng cầu vượt tại bùng binh Cây Gõ (quận 6) có kinh phí 456 tỷ đồng, thiết kế hình chữ Y, với hai nhánh rẽ về đường Hồng Bàng và Ba Tháng Hai. Do khối lượng công việc nhiều hơn hai dự án trên, đến tháng 10/2013 cầu vượt tại đây mới hoàn thành.
Bốn năm sau, TP HCM tiếp tục chi hơn 1.100 tỷ đồng làm thêm ba cầu vượt thép ở các nút giao lớn quanh sân bay Tân Sơn Nhất, gồm: ngã sáu Gò Vấp, vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám (quận Gò Vấp) và trên đường Trường Sơn đoạn trước cổng sân bay.
Vị trí 9 cầu vượt thép ở TP HCM:
View attachment 2767391
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Phan Công Bằng cho biết trước khi đầu tư các cầu vượt thép, thành phố đã tham khảo Hà Nội vì thủ đô đã làm hai cây cầu loại này tại nút giao Láng Hạ - Thái Hà và Chùa Bộc - Tây Sơn vào đầu năm 2012.
Phương án xây cầu vượt thép từng vấp nhiều ý kiến trái chiều, khi một số chuyên gia cho rằng cầu thép thiếu thẩm mỹ, tuổi thọ không bằng hầm vượt, độ dốc lớn... Tuy nhiên, trước tình thế cấp bách giải quyết kẹt xe cho nút giao, giải pháp trên vẫn được thành phố lựa chọn. Bởi cầu thép thời gian thi công nhanh, chi phí thấp, ít ảnh hưởng môi trường, khi cần công trình có thể tháo dỡ, dời qua vị trí khác...
Theo ông Bằng, các cầu vượt thép trên địa bàn sau khi thông xe đã giải quyết rất lớn tình trạng ùn tắc ở các nút giao. Trong đó, một số khu vực như ngã sáu Gò Vấp, bùng binh Cây Gõ... cầu vượt giảm kẹt xe 70-80% so với trước. "10 năm qua, kẹt xe ở thành phố được cải thiện khi số điểm ùn tắc hiện còn 18 so với gần 40 của vài năm trước, trong đó một số vị trí ở các giao lộ được xoá bỏ", ông nói.
Cũng theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải thành phố, nếu không làm cầu vượt, các nút giao như Thủ Đức, Hàng Xanh, quanh Tân Sơn Nhất sẽ ùn tắc nghiêm trọng. Hiện, thống kê một nút giao có lưu lượng xe lớn nhất thành phố như Thủ Đức gần 50.000 ôtô/ngày đêm; vòng xoay Lăng Cha Cả hơn 40.000 ôtô/ngày đêm...
Hiện, cầu vượt thép tại 9 nút giao vẫn cơ bản đáp ứng lưu lượng xe. Do vậy trong bối cảnh nguồn ngân sách hạn hẹp, từ nay đến năm 2030 các công trình vẫn tiếp tục khai thác. Sở Giao thông Vận tải chưa nghiên cứu, đề xuất đầu tư hoàn thiện các nút giao này mà ưu tiên nơi cần thiết hơn.
View attachment 2767394
Xe theo hướng từ quận Gò Vấp chạy vào trung tâm thành phố, đoạn qua cầu vượt thép nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám, tháng 5/2022. Ảnh: Gia Minh
TS Chu Công Minh, chuyên ngành cầu đường, Đại học Bách khoa TP HCM, cho rằng cầu vượt thép là giải pháp tình thế trước tình trạng ùn tắc nghiêm trọng ở thành phố, trong lúc chưa đủ vốn làm hoàn chỉnh các nút giao. Các cầu này giá thành thấp do không phải cầu vĩnh cửu, thi công nhanh, ít chi phí bảo dưỡng.
"Đây là những cầu vượt nhẹ, song vẫn cơ bản đáp ứng phục vụ xe trọng tải lớn như ở nút giao Thủ Đức, mỗi ngày hàng nghìn xe tải, container... chạy qua", ông Minh nói, song cho rằng hiện lượng xe liên tục tăng, nhiều cầu đã quá tải nên thành phố cần sớm đầu tư hoàn chỉnh các nút giao hoặc kết hợp cầu vượt thép với hầm chui để giải quyết ùn tắc.
TP HCM được quy hoạch 102 nút giao thông chính, trong đó 68 nút trên các tuyến vành đai, cao tốc, quốc lộ; 34 nút ở nội đô. Tuy nhiên, mới có 29 nút giao được hoàn thành, đạt 28%. Mới đây, Sở Giao thông Vận tải đề xuất sớm bố trí vốn để đầu tư 16 nút giao lớn trong ba năm tới, đồng bộ mạng lưới giao thông, giảm ùn tắc ở các khu vực. Trong đó, một số nút giao được tính toán xây cầu vượt thép như ngã bảy Điện Biên Phủ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương (quận 10).
Theo VnE
Cái gì sai thì chửi/góp ý, cái gì đúng thì phải công nhận.
Những cây cầu vượt bằng thép này đúng là điểm sáng trong giao thông ở tp.HCM.
Hi vọng nhanh chóng triển khai thêm cho đỡ khổ. Tuy nhiên có những thứ nên bỏ đi như cái vạch xương cá ở một số giao lộ. Biển báo phân luồng hướng đi cho to rõ là đủ rồi. Ý thức tham gia giao thông còn thấp, bày vẽ nhiều quá sinh rối ren.
Tuyến quốc lộ 1A địa bàn TP.HCM mỗi ngã tư có cầu vượt thì quá ổn.
Một đống lũ xe máy như này mà trên VNExpress vẫn có những thằng vô bảo kẹt xe là do oto, rồi còn bày đặt dạy đời oto phải chạy thế này thế nọ nữa chứ, mẹ mấy thằng xe máy
Cầu vượt bị mỗi tội xấu với phá giá nhà cửa xung quanh thôi.
Còn lại ổn.
Làm hầm chui thì trông ngầu nhưng ko ổn.
Còn lại ổn.
Làm hầm chui thì trông ngầu nhưng ko ổn.
cả đoạn ngả 4 Bình Thái với RMK trên XLHN nữa bác. Đồng Nai hay BR-VT cũng nên xây cái này ở mấy ngả 4 trên quốc lộ 51. Hay QL1 đoạn qua Trảng Bom, Long Khánh, Xuân Lộc ... Vì thời gian thi công ngắn nên rất phù hợp ở những chỗ đang quá tải, giải quyết được cái căn cơ. Thiệt ra thì QL51 vẫn chưa thật sự quá tải, nó thường xuyên ùn tắc là do có nhiều giao lộ đồng mức, kết hợp với các khu dân cư ken đặc 2 bên đường. Nếu có cầu vượt ở các giao lộ và tạo được hành lang dân sinh thì thậm chí có khi dự án cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa "delay" thêm vài năm nữa cũng chả sao ...Tuyến quốc lộ 1A địa bàn TP.HCM mỗi ngã tư có cầu vượt thì quá ổn.
QL20 đi Lâm Đồng cũng có thể áp dụng tương tự. Vì không đủ tiền để giải phóng mặt bằng cho tất cả các đoạn có nhà dân 2 bên, nên có thể chỉ giải phóng khoảng 0.5 - 1km ở 2 đầu mỗi nút giao lớn, đường từ 2 lane (và 2 lane hỗn hợp) ra thành 4 lane (và 2 lane hỗn hợp), rồi từ đó xây cầu vượt thép trên trục chính, hoặc thêm hầm chui rẽ trái cho đường nhánh ... Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là cần thiết nhưng tương lai chắc chẵn sẽ vẫn không đủ với nhu cầu và sự phát triển của lượng phương tiện, chưa kể đâu phải xe nào cũng đi cao tốc được.
Chỉnh sửa cuối:
cầu vượt thép thi công mất có vài tháng là xong, vấn đề giải phóng mặt bằng cũng không quá nặng nề. Làm hầm chui chắc chỉ phù hợp với loại hình nút giao 3 tầng trở lên. Cứ bày ra đó rồi kiểu gì cũng lê thê, lỡ vướng mặt bằng cái nữa thì coi như xong ..Cầu vượt bị mỗi tội xấu với phá giá nhà cửa xung quanh thôi.
Còn lại ổn.
Làm hầm chui thì trông ngầu nhưng ko ổn.