10 thế hệ Toyota Corolla - 40 năm thăng trầm
Có một dòng xe của Nhật đã tồn tại trên đất Mỹ trong suốt 40 năm qua. Có một dòng xe của Nhật mà mọi cư dân Mỹ từng sở hữu ít nhất 1 lần. Đó là Toyota Corolla, cái tên nổi tiếng nhất trong lịch sử xe hơi.
Sau Land Cruiser, Corolla là nhãn hiệu Toyota có lịch sử lâu năm thứ hai tại Mỹ. Đó cũng là chiếc xe Toyota sản xuất tại Mỹ. Với hơn 30 triệu chiếc trên toàn thế giới, Corolla là dòng xe phổ biến nhất trong lịch sử ngành xe hơi.
"Đặt bánh” lên đất Mỹ lần đầu tiên vào năm 1968, tròn 40 năm, chiếc xe đã trải qua 10 thế hệ khác nhau. 40 năm - 10 thế hệ, đó quả là một chặng đường dài mà không phải chiếc xe nào cũng có thể trải qua.
1.Thế hệ đầu tiên (1968-1969)
Được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật năm 1966 và được đưa vào Mỹ năm 1968, Corolla là chiếc xe nhỏ nhất của Toyota tại Mỹ vào thời đó với chiều dài cơ sở dài hơn 2m. Động cơ 1,1 lít 60 mã lực với 4 xi-lanh thẳng hàng, hộp số tay 4 cấp. Corolla có 3 kiểu dáng: coupe, sedan và wagon 2 cửa.
Cấu trúc ban đầu của Corolla là sát-xi liền khối và tương đối đơn giản. Chính bởi vậy, độ bền và an toàn khá cao.
Vào những năm 60, người Mỹ vẫn cho rằng chất lượng xe Nhật không tốt và ban đầu, Corolla cũng vấp phải định kiến đó. Nhưng thời gian đó không kéo dài, chiếc xe Corolla có giá chỉ 1.700USD đã cho người Mỹ thấy rằng xe của Nhật nhỏ và rẻ nhưng có chất lượng tốt.
Mẫu Corolla Deluxe 1968
2.Thế hệ thứ 2 (1970 - 1974)
Để phù hợp hơn với người Mỹ, đời xe thứ 2 vào năm 1970 có kích thước và công suất lớn hơn. Chiều dài cơ sở tăng thêm 30 cm, động cơ OHV lớn hơn, có dung tích 1,2 lít & công suất 73 mã lực.
Sự thay đổi ở kích thước và thêm tuỳ chọn số tự động mang đến nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng và đã biến Corolla thành chiếc xe bán chạy thứ 2 thế giới.
Đến năm 1971, dung tích động cơ được nâng lên 1,6 lít với 102 mã lực. Mẫu xe năm sau đó không có nhiều thay đổi ngoại trừ có thiết kế cản trước lớn hơn để đáp ứng yêu cầu an toàn giao thông của Mỹ.
Đáng nói hơn cả, thế hệ thứ 2 đã có thêm phiên bản thể thao SR5 với hộp số tay 5 cấp.
3.Thế hệ thứ 3 (1975-1978)
Mẫu Coupe thể thao năm 1976
Mẫu sedan 1977
Thế hệ xe thứ 3 ra mắt với kiểu dáng vuông vức hơn, theo “mốt” của những chiếc xe thời đó.
Đến thời kỳ thứ 3, lựa chọn xe Corolla đã tương đối phong phú với 5 phiên bản: sedan 2 cửa - động cơ 1,2 lít; và các phiên bản khác có động cơ 1,6 lít - sedan 4 cửa; mui cứng 2 cửa, mui cứng thể thao và wagon 5 cửa. Ngoài tiêu chuẩn hộp số tay 4 cấp và 5 cấp (đối với SR5 & tuỳ chọn với phiên bản khác), có thêm hộp số tự động 3 cấp.
Năm 1975, Corolla lần đầu được trang bị bộ trung hoà khí thải.
Vào năm 1976, Corolla có thêm phiên bản hatchback 3 cửa với kiểu dáng thể thao mang tên “Liftback”. Lúc đó, Liftback được hy vọng sẽ chiếm 30% doanh thu của Corolla tại Mỹ. Cùng năm đó, phiên bản Corrolla Sport Coupe thể thao được sản xuất được dựa trên bản tiêu chuẩn và SR5, với giá rẻ hơn chiếc Toyota Celica cùng thời.
Ngoài một số thay đổi nhỏ về kiểu dáng, tế hệ thứ 3 của Corolla không tạo được bước tiến đặc biệt nào.
4.Thế hệ thứ 4 (1979-1983)
Thế hệ thứ 4 của Corolla có nhiều cải tiến đáng kể so với các thời kỳ trước. Một trong những thay đổi lớn là Corolla sử dụng động cơ OHV 1,8 lít cho công suất 75 mã lực.
Corolla thế hệ thứ 4 có cấu trúc lớn hơn với chiều dài cơ sở 2,4m, nhưng không thô kệch nhờ kết cấu sát-xi liền khối kiểu mới. Corolla đời này sử dụng hệ thống treo dùng lò xo giảm xóc thay vì nhíp như đời trước.
Mẫu xe bán chạy nhất của thế hệ này là SR5 Sport phiên bản Coupe và Hatchback cùng với chiếc bán wagon Liftback. Giá cả vẫn là lợi thế lớn của Corolla, những phiên bản này có giá rẻ hơn nhiều so với kiểu dáng và tính năng vận hành của chúng.
Cải tiến lớn của Corolla thế hệ thứ 4 là có hộp số tự động 4 cấp vào năm 1982 - điều hiếm thấy ở những chiếc xe gia đình hạng trung cùng thời.
Thay đổi mang tính đột phá của Corolla vào năm 1983 là kiểu động cơ 1,6 lít với trục cam phía trên, chạy êm và mạnh hơn nhiều so với động cơ 1,8 lít. Và đó là bước đệm đặc biệt cho Corolla thế hệ thứ 5.
Tính đến năm 2007, đã có hơn 30 triệu chiếc Toyota Corolla được tiêu thụ. Mẫu xe này hiện nắm giữ kỷ lục xe bán chạy nhất mọi thời đại!
5. Thế hệ thứ 5 (1984-1987)
Mẫu Corolla FX 1987
Đến thế hệ thứ 5, Toyota chính thức áp dụng hệ thống dẫn động bánh trước cho mẫu Corolla 1984. Phiên bản coupe SR5, Liftback cùng với wagon vẫn là những chiếc xe bán chạy nhất trong hệ dẫn động bánh sau.
Hệ thống động cơ của phiên bản này không khác biệt so với phiên bản dẫn động bánh trước, vẫn là động cơ SOHC 1,6lít với xy-lanh nằm ngang, cho hộp số tay 5 cấp hoặc hộp số tự động 4 cấp. Bánh sau đã được hỗ trợ lò xo giảm xóc. Một vài phiên bản dẫn động trước được trang bị động cơ diesel 4 xi-lanh.
Giữa model 1984, dòng dẫn động sau Corolla coupe và Liftback được cải tiến động cơ cam đôi DOHC, 1,6lít với 16 xu-páp cho công suất 124 mã lực. Và chiếc xe Corolla GT-S với kiểu cách cổ điển, sang trọng, tạo ra nhiều cảm hứng lái xe đã trở thành “mốt” cho những “drifter”.
Mẫu xe Corolla hầu như không thay đổi cho đến khi chiếc coupe FX ra đời vào năm 1987. Được sản xuất tại NUMMI california (do Toyota và General Motors cùng điều hành), FX là mẫu hatchback. được trang bị động cơ 1.6 lít, cam đôi hoặc đơn tuỳ chọn. Với động cơ cam đôi DOHC, chiếc xe được biết tới với phiên bản FX16, đánh dấu sự khởi đầu của việc sản xuất xe Corolla tại Bắc Mỹ.
6. Thế hệ thứ 6 (1988-1992)
Mẫu sedan LE cao cấp năm 1991
Đến thế hệ thứ 6, hầu hết những chiếc xe Corolla đều chuyển sang hệ thống dẫn động bánh trước. Tuy nhiên, một số mẫu Corolla không còn được ưa chuộng và bị thay thế.
Thế hệ thứ 6 được chú trọng hơn về kiểu cách, và đều được sản xuất từ nhà máy NUMMI tại Califonia và Nhật, đó là lý do vì sao dòng xe coupe và wagon xuất hiện rất sớm tại Nhật. Dòng xe wagon đã xuất hiện với phiên bản hệ thống dẫn động bánh trước hoặc hệ thống dẫn động 4 bánh All-Trac.
Vào thời gian này, Corolla chỉ còn các phiên bản là sedan DX & LE cao cấp hơn, wagon SR5 & DX, coupe SR5 & GT-S.
Tất cả mẫu xe đều được trang bị động cơ DOHC 4 xi-lanh xếp dọc. Hộp số tiêu chuẩn là hộp số tay 5 cấp, có thêm tuỳ chọn hộp số tự động 3 hoặc 4 số. Bánh xe tiêu chuẩn có đường kính 13 inch. Phiên bản GT-S có đường kính bánh 14 inch, thêm phanh đĩa, bộ điều chỉnh ghế ngồi 6 cấp với đệm thể thao. Corolla thế hệ thứ 6 cũng được hỗ trợ nhiều tiện ích hơn với tuỳ chọn điều hoà, tay lái trợ lực, gương chiếu hậu và dàn stereo.
Đến năm 1990, tất cả mẫu Corolla đều có hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và công suất động cơ được nâng lên 102 mã lực. Mẫu GT-S có động cơ 103 mã lực với mô-men xoắn 105 lb-ft.
Dòng xe coupe không tiếp tục sau model năm 1991. Ngoài màu sơn mới, sự thay đổi duy nhất vào năm 1992 là chiếc sedan LE với hộp số tự động 4 số.
7. Thế hệ thứ 7 (1993-1997)
Mẫu sedan 1997
Thế hệ thứ 7 có kích cỡ lớn hơn. Ngoài động cơ 1,6lít 100-105 mã lực cho các mẫu xe khác, model Corolla DX và LE được trang bị động cơ DOHC 1,8 lít có công suất 115 mã lực. Hộp số 5 tốc độ tiêu chuẩn, có thêm tuỳ chọn hộp số 3 cấp tụ động. Vành hợp kim 14 inch được hỗ trợ hệ thống chống bó cứng phanh ABS tuỳ chọn. Có thêm một số cải tiến khác được trang bị mang lại nhiều tiện ích hơn như dây đai an toàn điều chỉnh độ cao, túi khí an toàn, tủ lạnh chống đông CFC…
Corolla cũng được chú trọng nhiều hơn đến kiểu dáng và nội thất. Thanh chắn trước và sau của chiếc DX đều được phù màu theo thân xe. Có thêm vào ghế ngồi cho trẻ em trong danh sách đồ tuỳ chọn. Hộp số cũng được cải tiến để có thể đìêu chỉnh một cách dễ dàng và chủ động.
Năm 1997 là khoảng thời gian huy hoàng của Corolla. Tất cả các xe tại thị trường Mỹ đều được sản xuất ngay tại chỗ (NUMMI California và xây dựng nhà máy TMMC tại Canada). Chiếc xe có động cơ tương đối khoẻ, nhiều tiện ích và an toàn nhưng có giá hợp lý. Cuối năm đó, Corolla trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong lịch sự, vượt qua cả VW Beetle.
Dù chưa bao giờ ở vị trí số 1, nhưng với những điều đạt được trong suốt 40 năm quá, Toyota Corolla xứng đáng được đề cử là "Nhãn hiệu xe hơi bền bỉ nhất thế giới".
8.Thế hệ thứ 8 (1998 - 2002)
Mẫu sedan LE cao cấp 2001
Thế hệ thứ 8 đánh dấu 30 năm của Corolla trên đất Mỹ. Đến thời kỳ này, trọng lượng xe và mức “ăn” nhiên liệu đều giảm đi nhiều nhờ vào loại động cơ và có hiệu suất cao hơn. Động cơ DOHC 1,8 lít 4 xi-lanh có công suất 120 mã lực - gấp đôi động cơ của Corolla thế hệ đầu tiên năm 1968. Khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ cũng lớn hơn thế hệ trước 10%, chiếc Corolla 5 số tay tiêu chuẩn có mức tiêu thụ 7,4km/lít đường trường và 9,12km/lít trong đô thị.
Trong thời kỳ này, chỉ có một mẫu sedan với 3 dòng - dòng bình dân VE, dòng bậc trung CE và dòng cao cấp LE. VE có hộp số tự động 3 cấp, trong khi đó ở dòng CE và LE là 4 cấp. Tất cả đều được trang bị hệ thống phanh ABS. Có thể tuỳ chọn thêm túi khí bên và máy nghe CD.
Với kiểu dáng và nội thất lịch lãm, Corolla đã vượt xa các đối thủ như Honda Civic hay hay Nissan Sentra. Dù không còn cạnh tranh về giá nhưng doanh số của Corolla vẫn không hề giảm.
Vào năm 2000, hệ thống điều khiển xu-páp biến thiên thông minh VVT-i lần đầu tiên được đưa vào động cơ 1,8lít, tăng công suất lên 125 mã lực và giúp Corolla có lượng khí thải thấp hơn so với các loại xe cùng thời.
Năm 2001, Corolla cho ra phiên bản S bán thể thao với thiết kế độc đáo ở vành, đèn sương mù, lưới tản nhiệt, chắn bùn đồng màu thân xe…vv. Nội thất của xe được trang trí theo phong cách thể thao thể hiện ở đồng hồ tốc độ và vô-lăng bọc giả da. Cùng năm đó, dòng xe bình dân VE cùng hộp số tự động 3 cấp được thay thế bằng bản CE.
Dòng xe Corolla không có gì thay đổi vào năm tiếp theo, ngoại trừ việc giảm giá một số gói tuỳ chọn cho xe.
9.Thế hệ thứ 9 (2003-2007)
Corolla S sedan 2003
Nhắm vào nhóm khách hàng trẻ tuổi, Toyota Corolla model 2003 có thiết kế giống như một chiếc Camry có kích cỡ nhỏ. Chiều dài cơ sở của xe là 2,6m, bằng với Camry 1983.
Xe được nâng cấp với động cơ DOHC 16 xu-páp 1,8 lít hoàn toàn bằng hợp kim nhôm, đạt công suất 130 mã lực. Hộp số tự động 5 cấp vận hành chính xác. Dòng xe CE bình dân nhất cũng đã được trang bị tuỳ chọn hộp số tự động 4 cấp. Tất cả các mẫu Corolla đều có tùy chọn hệ thống chống bó cứng phanh ABS với thiết bị trợ lực điện tử EBD.
Thiết bị cho xe cũng hiện đại hơn, mẫu CE có thêm điều hoà có bộ lọc khí, đầu đĩa CD, gương điều khiển điện và vành xe 15 icnh; táp-lô của mẫu LE sử dụng gỗ công nghiệp, và có tuỳ chọn bọc da.
So với các thế hệ trước, chủng loại xe Corolla năm 2003 có vẻ “nghèo nàn”. Tuy nhiên, như một điều tất yếu, thế hệ xe mới được cải tiến mang đến nhiều tiện ích và rộng rãi hơn.
10. Thế hệ thứ 10 (2008)
Model 2009
Thế hệ thứ 10, Corolla có kích thước hầu như không thay đổi, nhưng phần đầu xe kiểu dáng gần với người anh em Camry.
Xe Corolla 2009 sẽ có 5 phiên bản: Tiêu chuẩn, LE, XLE, S và XRS. Động cơ 1.8L Dual VVT-i, công suất 132 mã lực, mô-men xoắn 128 lb-ft, lắp cho cả 3 phiên bản trên. Riêng phiên bản thể thao S và XRS dùng động cơ 2.4L VVT-i công suất 158 mã lực, đi kèm với bộ vành 17” và một số trang bị phục vụ tính năng vận hành cao hơn.
Lựa chọn hộp số sẽ là số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp đối với các phiên bản Tiêu chuẩn, LE và XLE. Còn phiên bản S và XRS dùng hộp số sàn hoặc tự động 5 cấp.
Trang bị an toàn cho xe Corolla thế hệ mới gồm túi khí trước và bên cho người ngồi ở hàng ghế trước, hai dải túi khí chạy dọc thân xe. Dựa đầu điều chỉnh chủ động là trang bị tiêu chuẩn cho ghế trước. Trong trường hợp xe bị đâm mạnh từ phía sau, dựa đầu của ghế trước sẽ tự động tiến về phía trước và nâng lên một chút để hạn chế chấn thương đầu và cổ cho người ngồi ở hàng ghế trước.
Ngoài ra còn có các trang bị tiêu chuẩn như hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) và hệ thống ổn định xe điện tử(VSC), với hệ thống kiểm soát độ bám đường (TRAC).
Xe Corolla thế hệ mới sẽ vẫn là nét gạch nối trong danh mục sản phẩm của Toyota, giữa mẫu xe cỡ nhỏ giá rẻ Yaris và mẫu xe bán chạy nhất - Camry. Giá của Corolla 2009 dao động từ 15.000-20.000 USD.
40 năm tồn tại xuyên suốt không phải là điều dễ dàng với bất cứ một nhãn hiệu nào. Corolla đã trải qua khoảng thời gian đó với những thăng trầm khác nhau qua 10 thế hệ. Với doanh thu hơn 30 triệu chiếc trên khắp thế giới, Corolla đã khẳng định đuợc vị trí của mình: không ở vị trí cao nhưng bền vững và sẽ luôn phát triển. Hy vọng rằng đến kỷ niệm 50 năm, Corolla vẫn sẽ là dòng xe phổ biến nhất thế giới với những đột phá trong kiểu dáng và kỹ thuật.
Có một dòng xe của Nhật đã tồn tại trên đất Mỹ trong suốt 40 năm qua. Có một dòng xe của Nhật mà mọi cư dân Mỹ từng sở hữu ít nhất 1 lần. Đó là Toyota Corolla, cái tên nổi tiếng nhất trong lịch sử xe hơi.
Sau Land Cruiser, Corolla là nhãn hiệu Toyota có lịch sử lâu năm thứ hai tại Mỹ. Đó cũng là chiếc xe Toyota sản xuất tại Mỹ. Với hơn 30 triệu chiếc trên toàn thế giới, Corolla là dòng xe phổ biến nhất trong lịch sử ngành xe hơi.
"Đặt bánh” lên đất Mỹ lần đầu tiên vào năm 1968, tròn 40 năm, chiếc xe đã trải qua 10 thế hệ khác nhau. 40 năm - 10 thế hệ, đó quả là một chặng đường dài mà không phải chiếc xe nào cũng có thể trải qua.
1.Thế hệ đầu tiên (1968-1969)
Được sản xuất lần đầu tiên tại Nhật năm 1966 và được đưa vào Mỹ năm 1968, Corolla là chiếc xe nhỏ nhất của Toyota tại Mỹ vào thời đó với chiều dài cơ sở dài hơn 2m. Động cơ 1,1 lít 60 mã lực với 4 xi-lanh thẳng hàng, hộp số tay 4 cấp. Corolla có 3 kiểu dáng: coupe, sedan và wagon 2 cửa.
Cấu trúc ban đầu của Corolla là sát-xi liền khối và tương đối đơn giản. Chính bởi vậy, độ bền và an toàn khá cao.
Vào những năm 60, người Mỹ vẫn cho rằng chất lượng xe Nhật không tốt và ban đầu, Corolla cũng vấp phải định kiến đó. Nhưng thời gian đó không kéo dài, chiếc xe Corolla có giá chỉ 1.700USD đã cho người Mỹ thấy rằng xe của Nhật nhỏ và rẻ nhưng có chất lượng tốt.
Mẫu Corolla Deluxe 1968
2.Thế hệ thứ 2 (1970 - 1974)
Để phù hợp hơn với người Mỹ, đời xe thứ 2 vào năm 1970 có kích thước và công suất lớn hơn. Chiều dài cơ sở tăng thêm 30 cm, động cơ OHV lớn hơn, có dung tích 1,2 lít & công suất 73 mã lực.
Sự thay đổi ở kích thước và thêm tuỳ chọn số tự động mang đến nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng và đã biến Corolla thành chiếc xe bán chạy thứ 2 thế giới.
Đến năm 1971, dung tích động cơ được nâng lên 1,6 lít với 102 mã lực. Mẫu xe năm sau đó không có nhiều thay đổi ngoại trừ có thiết kế cản trước lớn hơn để đáp ứng yêu cầu an toàn giao thông của Mỹ.
Đáng nói hơn cả, thế hệ thứ 2 đã có thêm phiên bản thể thao SR5 với hộp số tay 5 cấp.
3.Thế hệ thứ 3 (1975-1978)
Mẫu Coupe thể thao năm 1976
Mẫu sedan 1977
Thế hệ xe thứ 3 ra mắt với kiểu dáng vuông vức hơn, theo “mốt” của những chiếc xe thời đó.
Đến thời kỳ thứ 3, lựa chọn xe Corolla đã tương đối phong phú với 5 phiên bản: sedan 2 cửa - động cơ 1,2 lít; và các phiên bản khác có động cơ 1,6 lít - sedan 4 cửa; mui cứng 2 cửa, mui cứng thể thao và wagon 5 cửa. Ngoài tiêu chuẩn hộp số tay 4 cấp và 5 cấp (đối với SR5 & tuỳ chọn với phiên bản khác), có thêm hộp số tự động 3 cấp.
Năm 1975, Corolla lần đầu được trang bị bộ trung hoà khí thải.
Vào năm 1976, Corolla có thêm phiên bản hatchback 3 cửa với kiểu dáng thể thao mang tên “Liftback”. Lúc đó, Liftback được hy vọng sẽ chiếm 30% doanh thu của Corolla tại Mỹ. Cùng năm đó, phiên bản Corrolla Sport Coupe thể thao được sản xuất được dựa trên bản tiêu chuẩn và SR5, với giá rẻ hơn chiếc Toyota Celica cùng thời.
Ngoài một số thay đổi nhỏ về kiểu dáng, tế hệ thứ 3 của Corolla không tạo được bước tiến đặc biệt nào.
4.Thế hệ thứ 4 (1979-1983)
Thế hệ thứ 4 của Corolla có nhiều cải tiến đáng kể so với các thời kỳ trước. Một trong những thay đổi lớn là Corolla sử dụng động cơ OHV 1,8 lít cho công suất 75 mã lực.
Corolla thế hệ thứ 4 có cấu trúc lớn hơn với chiều dài cơ sở 2,4m, nhưng không thô kệch nhờ kết cấu sát-xi liền khối kiểu mới. Corolla đời này sử dụng hệ thống treo dùng lò xo giảm xóc thay vì nhíp như đời trước.
Mẫu xe bán chạy nhất của thế hệ này là SR5 Sport phiên bản Coupe và Hatchback cùng với chiếc bán wagon Liftback. Giá cả vẫn là lợi thế lớn của Corolla, những phiên bản này có giá rẻ hơn nhiều so với kiểu dáng và tính năng vận hành của chúng.
Cải tiến lớn của Corolla thế hệ thứ 4 là có hộp số tự động 4 cấp vào năm 1982 - điều hiếm thấy ở những chiếc xe gia đình hạng trung cùng thời.
Thay đổi mang tính đột phá của Corolla vào năm 1983 là kiểu động cơ 1,6 lít với trục cam phía trên, chạy êm và mạnh hơn nhiều so với động cơ 1,8 lít. Và đó là bước đệm đặc biệt cho Corolla thế hệ thứ 5.
Tính đến năm 2007, đã có hơn 30 triệu chiếc Toyota Corolla được tiêu thụ. Mẫu xe này hiện nắm giữ kỷ lục xe bán chạy nhất mọi thời đại!
5. Thế hệ thứ 5 (1984-1987)
Mẫu Corolla FX 1987
Đến thế hệ thứ 5, Toyota chính thức áp dụng hệ thống dẫn động bánh trước cho mẫu Corolla 1984. Phiên bản coupe SR5, Liftback cùng với wagon vẫn là những chiếc xe bán chạy nhất trong hệ dẫn động bánh sau.
Hệ thống động cơ của phiên bản này không khác biệt so với phiên bản dẫn động bánh trước, vẫn là động cơ SOHC 1,6lít với xy-lanh nằm ngang, cho hộp số tay 5 cấp hoặc hộp số tự động 4 cấp. Bánh sau đã được hỗ trợ lò xo giảm xóc. Một vài phiên bản dẫn động trước được trang bị động cơ diesel 4 xi-lanh.
Giữa model 1984, dòng dẫn động sau Corolla coupe và Liftback được cải tiến động cơ cam đôi DOHC, 1,6lít với 16 xu-páp cho công suất 124 mã lực. Và chiếc xe Corolla GT-S với kiểu cách cổ điển, sang trọng, tạo ra nhiều cảm hứng lái xe đã trở thành “mốt” cho những “drifter”.
Mẫu xe Corolla hầu như không thay đổi cho đến khi chiếc coupe FX ra đời vào năm 1987. Được sản xuất tại NUMMI california (do Toyota và General Motors cùng điều hành), FX là mẫu hatchback. được trang bị động cơ 1.6 lít, cam đôi hoặc đơn tuỳ chọn. Với động cơ cam đôi DOHC, chiếc xe được biết tới với phiên bản FX16, đánh dấu sự khởi đầu của việc sản xuất xe Corolla tại Bắc Mỹ.
6. Thế hệ thứ 6 (1988-1992)
Mẫu sedan LE cao cấp năm 1991
Đến thế hệ thứ 6, hầu hết những chiếc xe Corolla đều chuyển sang hệ thống dẫn động bánh trước. Tuy nhiên, một số mẫu Corolla không còn được ưa chuộng và bị thay thế.
Thế hệ thứ 6 được chú trọng hơn về kiểu cách, và đều được sản xuất từ nhà máy NUMMI tại Califonia và Nhật, đó là lý do vì sao dòng xe coupe và wagon xuất hiện rất sớm tại Nhật. Dòng xe wagon đã xuất hiện với phiên bản hệ thống dẫn động bánh trước hoặc hệ thống dẫn động 4 bánh All-Trac.
Vào thời gian này, Corolla chỉ còn các phiên bản là sedan DX & LE cao cấp hơn, wagon SR5 & DX, coupe SR5 & GT-S.
Tất cả mẫu xe đều được trang bị động cơ DOHC 4 xi-lanh xếp dọc. Hộp số tiêu chuẩn là hộp số tay 5 cấp, có thêm tuỳ chọn hộp số tự động 3 hoặc 4 số. Bánh xe tiêu chuẩn có đường kính 13 inch. Phiên bản GT-S có đường kính bánh 14 inch, thêm phanh đĩa, bộ điều chỉnh ghế ngồi 6 cấp với đệm thể thao. Corolla thế hệ thứ 6 cũng được hỗ trợ nhiều tiện ích hơn với tuỳ chọn điều hoà, tay lái trợ lực, gương chiếu hậu và dàn stereo.
Đến năm 1990, tất cả mẫu Corolla đều có hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và công suất động cơ được nâng lên 102 mã lực. Mẫu GT-S có động cơ 103 mã lực với mô-men xoắn 105 lb-ft.
Dòng xe coupe không tiếp tục sau model năm 1991. Ngoài màu sơn mới, sự thay đổi duy nhất vào năm 1992 là chiếc sedan LE với hộp số tự động 4 số.
7. Thế hệ thứ 7 (1993-1997)
Mẫu sedan 1997
Thế hệ thứ 7 có kích cỡ lớn hơn. Ngoài động cơ 1,6lít 100-105 mã lực cho các mẫu xe khác, model Corolla DX và LE được trang bị động cơ DOHC 1,8 lít có công suất 115 mã lực. Hộp số 5 tốc độ tiêu chuẩn, có thêm tuỳ chọn hộp số 3 cấp tụ động. Vành hợp kim 14 inch được hỗ trợ hệ thống chống bó cứng phanh ABS tuỳ chọn. Có thêm một số cải tiến khác được trang bị mang lại nhiều tiện ích hơn như dây đai an toàn điều chỉnh độ cao, túi khí an toàn, tủ lạnh chống đông CFC…
Corolla cũng được chú trọng nhiều hơn đến kiểu dáng và nội thất. Thanh chắn trước và sau của chiếc DX đều được phù màu theo thân xe. Có thêm vào ghế ngồi cho trẻ em trong danh sách đồ tuỳ chọn. Hộp số cũng được cải tiến để có thể đìêu chỉnh một cách dễ dàng và chủ động.
Năm 1997 là khoảng thời gian huy hoàng của Corolla. Tất cả các xe tại thị trường Mỹ đều được sản xuất ngay tại chỗ (NUMMI California và xây dựng nhà máy TMMC tại Canada). Chiếc xe có động cơ tương đối khoẻ, nhiều tiện ích và an toàn nhưng có giá hợp lý. Cuối năm đó, Corolla trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong lịch sự, vượt qua cả VW Beetle.
Dù chưa bao giờ ở vị trí số 1, nhưng với những điều đạt được trong suốt 40 năm quá, Toyota Corolla xứng đáng được đề cử là "Nhãn hiệu xe hơi bền bỉ nhất thế giới".
8.Thế hệ thứ 8 (1998 - 2002)
Mẫu sedan LE cao cấp 2001
Thế hệ thứ 8 đánh dấu 30 năm của Corolla trên đất Mỹ. Đến thời kỳ này, trọng lượng xe và mức “ăn” nhiên liệu đều giảm đi nhiều nhờ vào loại động cơ và có hiệu suất cao hơn. Động cơ DOHC 1,8 lít 4 xi-lanh có công suất 120 mã lực - gấp đôi động cơ của Corolla thế hệ đầu tiên năm 1968. Khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ cũng lớn hơn thế hệ trước 10%, chiếc Corolla 5 số tay tiêu chuẩn có mức tiêu thụ 7,4km/lít đường trường và 9,12km/lít trong đô thị.
Trong thời kỳ này, chỉ có một mẫu sedan với 3 dòng - dòng bình dân VE, dòng bậc trung CE và dòng cao cấp LE. VE có hộp số tự động 3 cấp, trong khi đó ở dòng CE và LE là 4 cấp. Tất cả đều được trang bị hệ thống phanh ABS. Có thể tuỳ chọn thêm túi khí bên và máy nghe CD.
Với kiểu dáng và nội thất lịch lãm, Corolla đã vượt xa các đối thủ như Honda Civic hay hay Nissan Sentra. Dù không còn cạnh tranh về giá nhưng doanh số của Corolla vẫn không hề giảm.
Vào năm 2000, hệ thống điều khiển xu-páp biến thiên thông minh VVT-i lần đầu tiên được đưa vào động cơ 1,8lít, tăng công suất lên 125 mã lực và giúp Corolla có lượng khí thải thấp hơn so với các loại xe cùng thời.
Năm 2001, Corolla cho ra phiên bản S bán thể thao với thiết kế độc đáo ở vành, đèn sương mù, lưới tản nhiệt, chắn bùn đồng màu thân xe…vv. Nội thất của xe được trang trí theo phong cách thể thao thể hiện ở đồng hồ tốc độ và vô-lăng bọc giả da. Cùng năm đó, dòng xe bình dân VE cùng hộp số tự động 3 cấp được thay thế bằng bản CE.
Dòng xe Corolla không có gì thay đổi vào năm tiếp theo, ngoại trừ việc giảm giá một số gói tuỳ chọn cho xe.
9.Thế hệ thứ 9 (2003-2007)
Corolla S sedan 2003
Nhắm vào nhóm khách hàng trẻ tuổi, Toyota Corolla model 2003 có thiết kế giống như một chiếc Camry có kích cỡ nhỏ. Chiều dài cơ sở của xe là 2,6m, bằng với Camry 1983.
Xe được nâng cấp với động cơ DOHC 16 xu-páp 1,8 lít hoàn toàn bằng hợp kim nhôm, đạt công suất 130 mã lực. Hộp số tự động 5 cấp vận hành chính xác. Dòng xe CE bình dân nhất cũng đã được trang bị tuỳ chọn hộp số tự động 4 cấp. Tất cả các mẫu Corolla đều có tùy chọn hệ thống chống bó cứng phanh ABS với thiết bị trợ lực điện tử EBD.
Thiết bị cho xe cũng hiện đại hơn, mẫu CE có thêm điều hoà có bộ lọc khí, đầu đĩa CD, gương điều khiển điện và vành xe 15 icnh; táp-lô của mẫu LE sử dụng gỗ công nghiệp, và có tuỳ chọn bọc da.
So với các thế hệ trước, chủng loại xe Corolla năm 2003 có vẻ “nghèo nàn”. Tuy nhiên, như một điều tất yếu, thế hệ xe mới được cải tiến mang đến nhiều tiện ích và rộng rãi hơn.
10. Thế hệ thứ 10 (2008)
Model 2009
Thế hệ thứ 10, Corolla có kích thước hầu như không thay đổi, nhưng phần đầu xe kiểu dáng gần với người anh em Camry.
Xe Corolla 2009 sẽ có 5 phiên bản: Tiêu chuẩn, LE, XLE, S và XRS. Động cơ 1.8L Dual VVT-i, công suất 132 mã lực, mô-men xoắn 128 lb-ft, lắp cho cả 3 phiên bản trên. Riêng phiên bản thể thao S và XRS dùng động cơ 2.4L VVT-i công suất 158 mã lực, đi kèm với bộ vành 17” và một số trang bị phục vụ tính năng vận hành cao hơn.
Lựa chọn hộp số sẽ là số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp đối với các phiên bản Tiêu chuẩn, LE và XLE. Còn phiên bản S và XRS dùng hộp số sàn hoặc tự động 5 cấp.
Trang bị an toàn cho xe Corolla thế hệ mới gồm túi khí trước và bên cho người ngồi ở hàng ghế trước, hai dải túi khí chạy dọc thân xe. Dựa đầu điều chỉnh chủ động là trang bị tiêu chuẩn cho ghế trước. Trong trường hợp xe bị đâm mạnh từ phía sau, dựa đầu của ghế trước sẽ tự động tiến về phía trước và nâng lên một chút để hạn chế chấn thương đầu và cổ cho người ngồi ở hàng ghế trước.
Ngoài ra còn có các trang bị tiêu chuẩn như hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) và hệ thống ổn định xe điện tử(VSC), với hệ thống kiểm soát độ bám đường (TRAC).
Xe Corolla thế hệ mới sẽ vẫn là nét gạch nối trong danh mục sản phẩm của Toyota, giữa mẫu xe cỡ nhỏ giá rẻ Yaris và mẫu xe bán chạy nhất - Camry. Giá của Corolla 2009 dao động từ 15.000-20.000 USD.
40 năm tồn tại xuyên suốt không phải là điều dễ dàng với bất cứ một nhãn hiệu nào. Corolla đã trải qua khoảng thời gian đó với những thăng trầm khác nhau qua 10 thế hệ. Với doanh thu hơn 30 triệu chiếc trên khắp thế giới, Corolla đã khẳng định đuợc vị trí của mình: không ở vị trí cao nhưng bền vững và sẽ luôn phát triển. Hy vọng rằng đến kỷ niệm 50 năm, Corolla vẫn sẽ là dòng xe phổ biến nhất thế giới với những đột phá trong kiểu dáng và kỹ thuật.
Last edited by a moderator: