Hạng D
26/7/07
3.864
6
38
HCM
Vốn cho đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Có thể hơn mức 55,853 tỷ USD

"55,853 tỷ USD là con số được tính ở thời điểm năm 2008, đến khi triển khai chắc chắn là tổng mức đầu tư sẽ cao hơn rất nhiều", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền lo ngại khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM chiều 17/4.

Đây là dự án quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

35,6 triệu USD/km

Theo tờ trình, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp thứ bảy với nhiệm vụ chuyên chở hành khách trên tuyến Hà Nội - Tp.HCM, chủ đầu tư là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Tuyến đường sắt cao tốc này sẽ được xây dựng mới với tốc độ khai thác 300 km/h (vận tốc thiết kế = 350 km/h), đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hoá; công nghệ động lực phân tán - EMU (tương tự đoàn tàu Shinkansen của Nhật Bản).

Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 55,853 tỷ USD (khoảng 35,6 triệu USD/km). Dự kiến dự án bắt đầu thiết kế xây dựng vào năm 2012 và hoàn thành toàn tuyến vào 2035.

Tổng số nhu cầu sử dụng đất của dự án là 4.170 ha, trong đó 383,7 ha là đất ở khu dân cư tại vùng đô thị, 813,1 ha là đất ở khu dân cư vùng nông thôn, 1.589,3 ha là đất nông nghiệp và 1.383,9 ha là đất rừng.

Với chiều dài 1.570 km, tuyến đường sẽ đi qua 20 tỉnh thành, xây dựng 27 ga, trong đó 25 ga dọc tuyến và 2 ga đầu cuối.

Theo tính toán của Chính phủ, nếu không xây dựng đường sắt cao tốc thì nhu cầu vận tải hành khách trên hành lang Bắc - Nam đến năm 2030 sẽ vượt năng lực của các loại hình vận tải là 57 triệu hành khách/năm, tương đương 156.000 hành khách/ngày.

Bao nhiêu năm sẽ hoàn vốn?

Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đánh giá dự án mới được nhìn nhận ở giá trị trực tiếp, mà chưa phân tích sâu tới tác động đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập trong khu vực.

“Vì dự án đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn, nên hiệu quả tài chính của dự án không cao”, Chủ nhiệm Đặng Vũ Minh nhấn mạnh. Con số để minh chứng là ở phương án cơ sở, khi áp dụng chính sách giá vé 3 (bằng 75% giá vé máy bay) thì chỉ số nội hoàn tài chính (FIRR) cũng chỉ đạt 2,4 - 3%.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, chi phí tư vấn dự án tới 3.830 triệu USD (chiếm 6,8%), chi phí dự phòng tới 7.285 triệu USD, chiếm 13% so với tổng mức đầu tư là hơi cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền phân tích, đến năm 2020 thì hệ thống giao thông đã được cải thiện nhiều. Vì vậy cần tính toán kỹ hơn chứ không thể chỉ tính đến số hành khách vượt quá năng lực vận chuyển là bao nhiêu.

Vốn là vấn đề rất là quan trọng nên cần tính toán thật kỹ về tính khả thi. "55,853 tỷ USD là con số được tính ở thời điểm năm 2008, đến khi triển khai chắc chắn là tổng mức đầu tư sẽ cao hơn rất nhiều", ông Hiền lo ngại.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng nêu lên thực tế lâu nay các công trình quan trọng quốc gia đều phải tăng vốn gấp rưỡi, thậm chí có công trình không quyết toán nổi.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K'sor Phước “phân vân nhất là vốn”. Bởi thời điểm triển khai dự án này thì đất nước cũng cần nguồn lực rất lớn cho nhiều công trình khác. Lộ trình thực hiện như thế nào, thời gian nào hoàn vốn được thì phải báo cáo rõ với Quốc hội, ông đề nghị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng trả lời, hoàn vốn cho hạ tầng rất khó, còn hoàn vốn đầu tư về phương tiện thì cần khoảng 12 năm. “Rất lo về vốn”, nhưng Bộ trưởng cũng cho hay hiện chưa có cam kết nào về vốn vì cần có dự án thì mới thảo luận vấn đề này được.

Ông Dũng cũng tha thiết đề nghị Quốc hội "quyết" về chủ trương đầu tư tại kỳ họp được khai mạc vào tháng 5 tới, nếu không thì “sẽ chậm”.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho rằng, để thông qua chủ trương thì lý lẽ phải thuyết phục. “Bộ trưởng nói 12 năm thu hồi vốn nhưng vốn cho đầu tư phương tiện chỉ chiếm 45% thì điều đó không thuyết phục, phải thu hồi cả 55,853 tỷ”.

Tán thành với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội dự án này, song Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đề nghị chưa quyết định cụ thể tại kỳ họp thứ bảy, để các đại biểu Quốc hội có thêm thời gian nghiên cứu.

Tuy nhiên, kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị Chính phủ chuẩn bị thông tin kỹ hơn để trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ngay tại kỳ họp thứ bảy (được khai mạc vào ngày 20/5 tới).

Nguồn:  vneconomy
 
Hạng D
26/7/07
3.864
6
38
HCM
theo các bác, dự án này có khả thi, và rằng 10 năm, 20 năm sau thì chúng ta có lấy lại được con số đầu tư ban đầu, và hình ảnh của đoàn tàu BN trong 20 năm nữa là thế nào với trình độ dân trí thấp và ý thức kém như người dân VN hiện nay. em lấy 58 tỉ usd lót mông nghe các bác luận..
 
Hạng D
15/10/06
1.830
26
48
3lan
Các bác trên ấy nhìn xa trông rộng , hiểu biết nhiều tính toán đâu ra đấy, mình dân đen biết gì mà bàn, có bàn cũng chỉ đến thế.
Em thì chỉ nhìn đơn giản, miềng đi xe, miềng chỉ khoái có đường cao tốc. 55 tỷ $ thuê người Đức làm đường autobahn xịn ngang Đức quốc được 5000km, (giá thành 10tr $/km autobahn là đã tính thâm thụt, giải phóng mặt bằng tới max rồi đó). 5000km dư sức từ Nam chí Bắc, thêm các đường dẫn vào các tp, quy hoạch luôn các vành đai ở các tp lớn,....
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Về nguồn xèng thì các bác xxx đã liệu cơm gắp mắm hết gồi, nói như bác Tom là dân ta cứ yên tâm :) Còn về KT thì mạng này chắc sẽ do Nhật bản thiết kế hoàn toàn, thi công thì có thể là Nhật hoặc TQ. Nhật bản là quốc gia tàu cao tốc số 1 TG ngày hôm nay, sau đó mới là Pháp, Đức, TQ ...

Mạng tàu cao tốc Nhật bản:

Shinkansenmap.png



Hệ thống đường sắt cao tốc ở Nhật Bản do 4 tập đoàn đường sắt của Nhật Bản vận hành, các màu sắc khác nhau ở trên là thể hiện các tuyến của các tập đoàn khác nhau. Thí dụ mạng có màu vàng là mạng Japan Railway Central dài hơn 500km lâu đời nhất ở Nhật bản. Được mở hàng từ 1964, mạng JR Central này đã chuyên chở hàng năm tới 150 tr khách.

Shinkansen Serie 700 mới nhất trên mạng JR Central với max speed 270 km/h (tuyến Tokaido)

800px-JR_Central_Shinkansen_700.jpg


Cả mạng lưới đường ray cao tốc Nhật có chiều dài trên 2000km, nối phần lớn các thành phố lớn của Nhật Bản trên 2 đảo lớn, Tốc độ chạy tàu lên đến 300 km/h. Tốc độ thử nghiệm đạt 443 kmh ở tàu đường ray năm 1996, cũng như đạt tới kỷ lục thế giới 581 km/h đối với loại tàu chạy trên đệm từ maglev năm 2003.

Lịch sử của tuyến tàu này nghe nói cũng hay ho để tìm hiểu lý do tại sao Nhật Bản là quốc gia đầu tiên xây dựng đường sắt riêng biệt đầu tiên cho tàu cao tốc từ năm 1964. Do địa hình đồi núi, nên các tuyến hiện tại hồi đó có khổ hẹp 1 mét không thể sửa lại cho phù hợp với tốc độ cao nên Nhật Bản đã có nhu cầu lớn cho các tuyến cao tốc nhiều hơn các quốc gia đã có khổ đường sắt tiêu chuẩn hay khổ rộng có tiềm năng nâng cấp (thí dụ như các nước châu Âu khác hoặc Bắc Mỹ!). Điều này có vẻ giống với VN hiện nay. Vì thế thay vì nâng cấp đường sắt VN như hiện nay lên đường sắt khổ rộng cũng sẽ rất tốn kém, thì chắc các bác nhà mình tính làm luôn hệ thống tàu cao tốc mới từ đầu là như vậy :)

Quốc gia tàu cao tốc mới nổi lên mạnh mẽ khác là Trung quốc, nên có gì khó khăn ta cũng nên hỏi bạn một tiếng :)
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Tàu này chạy nhanh, ném đá chắc không thể trúng, và bò trâu chắc hông dám lai vãng? Nạn ném đá lên tàu hiện nay sợ thật.
 
Hạng D
8/5/09
1.258
2.175
113
vankhanhktpn nói:
Tình hình khó khăn , mua thêm vài chục chiếc máy bay,mở thêm vài sân bay các tỉnh coi bộ khấu hao nhanh hơn

Bác nói có lý , vé tàu gần bằng vé máy bay rồi :D
 
Hạng B2
16/5/09
374
7
18
50
Chác các bác xxx nhà ta cũng đã tính toán thiệt hơn cả rồi.
- Việc xây dựng đường cao tốc sẽ gặp rắc rối nhiều do giải tỏa mặt bằng, kinh phí chắc cũng 9/10 so với xây dựng đường sắt cao tốc. cụ thể thì: Hà Nội chi hơn 600 tỷ đồng làm nửa km đường (link đây), cũng gần 60 triệu USD/1km đường, SG cũng thế. Rồi sau đó đường cao tốc sẽ lún ..... dân cư tụ tập sinh sống ven cao tốc ....... Điều quan trọng là rất khó vay ODA.
- Còn xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này thì .... nào là công nghệ hiện đại Giờ-Ben nhé, tuyến tàu sắt dài nhất ĐNA, tốc độ cao nhất ĐNA ....... nhất nhất khu vực nhé.... Điều quan trọng là dễ thuyết phục đối tác cho vay.
 
Tập Lái
9/4/10
14
0
0
saigon
phantan nói:
Tàu này chạy nhanh, ném đá chắc không thể trúng, và bò trâu chắc hông dám lai vãng? Nạn ném đá lên tàu hiện nay sợ thật.


đi tàu này muốn ăn cháo gà và hột vịt lộn chắc là ko dc rồi........
16.gif
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
gun N rose nói:
phantan nói:
Tàu này chạy nhanh, ném đá chắc không thể trúng, và bò trâu chắc hông dám lai vãng? Nạn ném đá lên tàu hiện nay sợ thật.

đi tàu này muốn ăn cháo gà và hột vịt lộn chắc là ko dc rồi........
16.gif

Đúng là liệng đá thì chắc không kịp, nhưng quốc hồn quốc túy của quê hương như cháo gà và hột vịt lộn thì có thể tổ chức cho lên tàu phục vụ luôn, cùng với đội văn công Tổng cục đường sắt (đội hát rong xẩm sờ), đời sống ẩm thực cũng như văn hóa tinh thần trên tàu cao tốc vì thế sẽ vẫn sẽ giữ được chất Việt thuần túy không sợ lai căng :)

Lướt sóng vi vu HN-SG mất có 5 tiếng đồng hồ? Một viễn cảnh đẹp như mơ, ai nghe cũng thấy ... thinh thích :)

ICE đời 3 xé gió qua nhà ga hướng Nuernberg-Ingostadt (TP quê hương Audi) với top speed 300 kmh:

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=I8lHFJ2-yxA&feature=related[/tube]

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=-Yp8kIl_EYg&feature=related[/tube]