Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
22/2/11
531
7.358
93
Sài Gòn
Đề tài này rất hay. Nhưng mà chưa thấy cao thủ nào bàn về phong thủy SG nhỉ. Em mạn phép copy lên đây bài viết trên tạp chí Duyên Dáng Việt Nam, hơi dài các bác chịu khó đọc, trong đó có giải thích vì sao Sài Gòn chỉ là nơi phát triển về giao thương, kinh tế chứ không thể là đất bền vững để định đô cho đế vương.

Sài Gòn- miền đất hưng long
TỪ THÀNH BÁT QUÁI ĐẾN “MA TRẬN” ĐẠI THẾ GIỚI

Bài: GIAO HƯỞNG
Sài Gòn ngày trước từng tồn tại một tòa thành bát quái đồ sộ (thành Quy) được xây trên một gò đất cao khá rộng ở thôn Tân Khai cũ, nay thuộc khu vực trung tâm TP.HCM khoảng gần dinh Độc Lập, hồ Con Rùa xuống sát chợ Bến Thành, vòng lên Thảo Cầm Viên và vùng kề cận…

SÀI GÒN – MIỀN ĐẤT HƯNG LONG…
Thành này do Nguyễn Ánh ra lệnh xây năm 1790 – sau 15 năm bôn ba và quần nhau với quân Tây Sơn để giành đi giật lại Sài Gòn. Trong những năm đó, ông đã 4 lần bị Nguyễn Huệ đánh bật ra khỏi mảnh đất này. Lần thứ nhất vào năm 1777, Nguyễn Huệ đuổi bắt giết chết Thái-thượng-vương và Tân-chính-vương, Nguyễn Ánh chạy thoát. Lần thứ hai năm 1782, Tây Sơn kéo hơn 100 chiến thuyền chiếm cửa Cần Giờ, Nguyễn Ánh phải bỏ Sài Gòn chạy về đất Ba Giồng (Tiền Giang) rồi ra lánh ở đảo Phú Quốc. Trận này, tướng Phạm Ngạn của Tây Sơn rơi vào ổ phục kích do cánh quân Hòa Nghĩa của người Hoa vây đánh và bị giết chết ở cầu Tham Lương. Nguyễn Nhạc tức giận ra lệnh tàn sát hơn một vạn người Hoa, quăng xác xuống sông: “số binh sĩ và thường dân Tàu bị chết đâm, chết lụi kể con số muôn, thậm chí thây ma lớp nằm chật đất, ngổn ngang từ vàm Bến Nghé đến tận kinh Chợ Lớn, lớp khác bị chuồi xuống nước (…) lềnh một khúc sông, làm cho ngót ba bốn tháng trường dân gian nghe nhắc mà ớn xương sống không dám rờ đến miếng thịt tôm, thịt cá!” (1)

Lần thứ ba và thứ tư (1783 và 1785), Nguyễn Ánh bị đuổi chạy ra tận các đảo nhỏ heo hút ngoài vịnh Thái Lan. Nhưng cuối cùng, ông cũng đã quay lại được bờ Nam, tái chiếm đất Sài Gòn xưa – nơi ông chính thức xưng vương từ năm 1780 (lúc mới 18 tuổi) – và đôn đốc xây tòa thành kiên cố đầu tiên của mình trên đất phương Nam với hình hoa sen 8 cạnh, mở ra 8 cửa, tương ứng với 8 quẻ (bát quái) trong dịch lý phương Đông nên gọi: thành Bát Quái. Gia Định thành thông chí chép, thành này có 8 con đường ngang dọc từ đông sang tây dài 131 trượng 2 thước (khoảng 648m), từ Nam đến Bắc cũng có chiều dài giống như thế. Về bề cao là 13 thước (6,3m), dưới chân phình ra 7 trượng 5 thước (36,5m). Bảo vệ quanh thành Bát Quái là hệ thống hào lũy dài 794 trượng (3820m). Nhìn bao quát cả tòa thành Bát Quái hiện lên trên đất Sài Gòn xưa “kiên cố và tráng lệ” như Trịnh Hoài Đức mô tả thời đó. Ngày nay “vị trí thành Quy nằm giữa 4 đường mang tên Đinh Tiên Hoàng (Đông), Nam Kỳ khởi nghĩa (Tây), Lê Thánh Tôn (Nam), Nguyễn Đình Chiểu (Bắc). Mặt tiền thành Quy hướng về phía Đông Nam. thành do Nguyễn Ánh chỉ đạo xây dựng khi thấy có thể đứng vững lâu dài trên đất Gia Định làm bàn đạp tiến ra Trung, Bắc đánh bại Tây Sơn. Hai kỹ sư Pháp là Théodore Lebrun và Olivier de Puymanel cùng Trần Văn Học thiết kế và đôn đốc thi công xây dựng thành Quy theo kiểu Vauban –nguyên soái Pháp, tác giả nhiều thành lũy Pháp cuối thế kỷ XVII – (…) như vậy là Dịch kinh phương Đông kết hợp với kỹ thuật quân sự phương Tây nhằm cố ý đem lại uy vũ cho Nguyễn Ánh đối với nhân dân Gia Định lúc bấy giờ (…) trong thành, xẻ 4 đường ngang dọc, trung tâm là đền vua (vị trí ngã tư đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng ngày nay), phía sau và hai bên đền vua là các cung điện, dinh thự, thái miếu.,.. xây dựng với gỗ quý, ngói tốt vùng Gia Định” (2). Bọc quanh thành còn có các đường hào rộng 15 trượng 2 thước (648m), sâu 14 thước (6,8m) có cầu bắc ngang để đi, đã được một tác giả người Mỹ là John White đến Sài Gòn năm 1819 viết đến rất cụ thể: “vòng thành là hào sâu và trong các thôn xóm khi qua lại phải dùng một chiếc cầu khỉ”. Chi tiết ấy cũng được Thái Văn Kiểm nêu ra trong cuốn Đất Việt trời Nam trích đoạn của John White: “vượt hào vào thành, thấy nơi đây là một chiến lũy đồ sộ và tường cao chừng 7 thước vây quanh một khoảng đất rộng 5 cây số, mỗi bề 1.200m, đó là dinh thự của ông Tổng trấn và các võ quan cao cấp, doanh trại có thể chứa được chừng 5 vạn lính (…) phía cửa Tây là nghĩa địa các quan theo kiểu Tàu, bia đá dựng làm mộ khắc chạm một cách thô sơ (…) về phía Bắc của thành là một nghĩa địa rộng lớn có nhiều mồ mả”. John White kể những điều thấy được phía ngoài thành Bát Quái liên quan đến niềm tin phong thủy của dân Sài Gòn xưa: “Phía Tây tỉnh thành Gia Định, có một vùng mộ địa, mả đất xen với lăng vôi; tuy không có quy mô, thiếu vẻ mỹ thuật, lại vì dân tin theo địa lý, xác người chôn theo phương hướng, nên không thẳng lối ngay hàng: song có tính cách bình dân bất phân giai cấp” (3)

Thành Bát Quái còn gọi thành Quy vì có hình dạng giống con Rùa, được xây trên thế đất phong thủy như dạng “gối đầu rồng” nằm chủ yếu trên phần đất quận 1, TP. HCM, với mặt bằng bọc từ phía hồ Con Rùa và dinh Độc Lập chạy ra gần bờ sông khoảng đường Lê Thánh Tôn ôm lên khu vực Thảo Cầm Viên hiện nay, mà: “ở lối đường Mạc Đỉnh Chi và Trần Cao Vân (Massiges và Larclauze cũ), khoảng 1924 – 1925 là nơi đất trống (…) đêm đêm thường nghe nhiều tiếng hú lạ lùng (…) từng rởn ốc những đêm mưa dai gió rít, nặng nề những oan hồn ma lạnh hào thành xưa” (4)
Sở dĩ có “oan hồn ma lạnh” như cụ Vương viết là do những trận đánh máu lửa giằng co suốt 3 năm giữa quân triều đình vây chặt bên ngoài với quân tử thủ của Lê Văn Khôi trong thành Quy. Nguyên sau ngày Nguyễn Ánh (vua Gia Long) mất, mâu thuẫn trong nội tình của những vị “khai quốc công thần” như tổng trấn Lê Văn Duyệt với các đại thần đương thời đã bùng nổ dưới thời Minh Mạng. Và cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi quyết liệt nhất. Khi Khôi chết vì bệnh và thành Bát Quái bị hạ (tháng 7.1835) dẫn đến cuộc trừng phạt khắc nghiệt: “Mặc dầu Khôi chết rồi cũng bị quật mồ lên lấy thủ cấp bỏ vô củi đem về Kinh bêu ngoài chợ 3 ngày rồi nghiền xương đổ xuống sông. Còn vợ con của Khôi và vợ con các tướng nghịch đều bị chém rồi cắt tai đem về triều. Theo sử chép thì trong vụ này, quân giặc và vợ con bị giết tại trận hết 554 người, còn bị bắt hết cả là 1.278 người. Trừ 6 người bị giải về Kinh, còn bao nhiêu bị chém cả rồi kéo thây đổ xuống một cái hầm to, dập đất lại, tục kêu là mả Ngụy (ở Plaine des Tombeaux) trên có dựng bia đề rằng: “nghịch tặc biền tru xử”. Mả Ngụy ở gần trường đua cũ, làng Chí Hòa, tại góc đường Thuận Kiều, kêu là đường Verdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), và đường Général Lizé (nay là đường 3/2). Đến mấy năm sau mà đất ở đó vẫn còn sình lên sụp xuống. Nấm mồ nay trài ra bằng mặt đất” (5). Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược viết: “ông J.Silvestre chép truyện Lê Văn Khôi khởi loạn ở Gia Định nói rằng trong 6 người thủ phạm phải đóng cũi giải về Huế, có một ông linh mục người nước Pháp tên là Marchand (bấy giờ gọi là cố Du), một người khách tên là Mạch Tấn Giai và một đứa con của Khôi, mới lên 7 tuổi (…). Đến khi về đến Huế thì ông Marchand và 5 người kia đều phải tội lăng trì. Thiết tưởng dẫu thế nào mặc lòng, đem một đứa con vô tội và hai người ngoại quốc ra làm cái tội thảm hình ấy, thì thật gớm ghê quá. Tục Á Đông ta trước hay dùng những nhục hình như là tội lăng trì (tùng xẻo), tội ngựa xé, tội voi dày… thì thật là dã man vô cùng, ngày nay ai nghĩ đến cũng phải ghê mình”.

Như vậy, thành Bát Quái tồn tại được 45 năm (1790 - 1835) đánh dấu sự hưng long của nhà Nguyễn trên đất Sài Gòn xưa.

SÀI GÒN VỚI SÒNG BẠC ĐẠI THẾ GIỚI
Sài Gòn xuất hiện sòng bạc Đại Thế Giới vào cuối đời Nguyễn, vô hình chung trở thành hình ảnh tương phản đầy nghiệt ngã so với quá khứ vang bóng của thành Quy vào thời kỳ khởi nghiệp của triều đại này.

Đó là nơi diễn ra những canh bạc nhà giàu mà Phó thủ tướng Nam kỳ quy định: “chỉ những người chịu thua 100.000 đồng trở lên vào mỗi đêm mới được cho phép ngồi vào sòng bạc này” (giá mỗi chuyến xe từ Rạch Giá lên Cần Thơ thời ấy chỉ có một đồng hai mỗi người khách).

Sòng bạc này lớn nhất Đông Dương do hai người Hoa là Mạnh Xường ở Campuchia và Mạc Xây Cầu ở Sóc Trăng hợp tác lập nên và bắt đầu hoạt động từ năm 1937 với sự bảo trợ của Cao ủy Pháp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Đến năm 1950, cựu hoàng Bảo Đại hồi hương với tư cách Quốc trưởng đã từ thủ phủ Đà Lạt xuống Sài Gòn lui tới sòng bạc này. Lúc đó tướng Bình Xuyên là Bảy Viễn rời hàng ngũ kháng chiến về đầu hàng Pháp đã được giao quản lý trung tâm cờ bạc, hút sách, mại dâm công khai này. Theo tài liệu để lại, Đại thế giới có một khoảng đất rộng hơn 30.000m[sup]2[/sup] (nằm tại địa điểm của Nhà văn hóa Q.5 TP.HCM, số 105 Trần Hưng Đạo B hiện nay). Hằng đêm khoảng 9 – 10g tối đã có hàng ngàn người tụ về sát phạt nhau quanh hàng trăm sòng bạc của Đại thế giới với đủ loại: sòng đánh ru-lót, đánh me, đánh ba quan, đông nhất là những bàn đánh tài xỉu đặt trong những nhà căng bạt giữa trời. Càng về khuya, sòng bạc Đại thế giới càng rộn ràng bởi tiếng cười, tiếng hát từ các phòng ẩm thực đặc sản, các phòng rượu sang trọng, các phòng hút thuốc phiện công khai… tạo thành một âm thanh quái đản, bên cạnh mùi nước hoa và khói thuốc quyến rũ. Quanh sòng bạc các nhân viên đặc vụ đi đi lại lại với súng ngắn giấu trong người sẵn sàng nhã đạn vào bất cứ ai cản trở cuộc chơi. Khi được báo động, trạm cảnh sát đặc biệt của Đại thế giới sẽ phát lệnh cho những tay súng chuyên nghiệp lập lại trật tự. Khi cần thiết, trạm phát điện riêng của Đại thế giới sẽ hoạt động để bảo đảm nguồn điện sáng suốt đêm. Nếu đôi vợ chồng nào đó muốn vui chơi thoải mái trên sòng bạc sẽ có thể gởi các cháu bé của mình vào một khu vực riêng.

Nhân sự xuất hiện và bị triệt hạ của thành Bát Quái với sự kiện: đời trước xây (Gia Long), đời sau đập bỏ (Minh Mạng), gọi là: Gia Định phế thành – cũng như việc mở khu ăn chơi Đại Thế Giới về hướng Tây của thành này trong thời kỳ suy sụp của nhà Nguyễn, cụ Đỗ Đình Truật đã nhận định trong một báo cáo khoa học: “Ngô Nhân Tịnh từng cho đất Gia Định là đất của trăm lộc, trù phú, nhưng nó chỉ giúp ta phồn vinh một thuở mà thôi, xem ra không lâu bền như vùng đất Thuận Quảng của Hoàng Tổ (chỉ Nguyễn Hoàng lập cơ nghiệp ngoài Trung). Đất Gia Định chưa bao giờ giữ ngôi hoàng đế được lâu, xem ra từ các vua chúa Chân Lạp đến nay thì rõ. Vì vùng đất Gia Định là “khuyết Kim”nên không thịnh cho vua chúa, mà chỉ thịnh về kinh tế, giàu có mà thôi”. Tuy vậy, Sài Gòn - Gia Định nhìn chung, nhất là đất Đồng Nai về mặt phong thủy mà xét, là đất “Rồng còn nằm dưới đất (sẽ bay lên) và Phụng còn ấp trứng trên cây (về sau sẽ nở)”…

Chú thích:
(1) và (4): Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn 1961.
(2): Nguyễn Hữu Thái - Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, NXB TP. HCM 1989.
(3): Ưng Trình, Việt Nam ngoại giao sử cận đại, Văn Đàn xuất bản, Sài Gòn 1970.
(5): Đào Văn Hội, Nam Kỳ danh nhân, nhà in Lý Công Quan 1943.
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
-Có 1 bài viết giải thích lý do vì sao đất Sài Gòn chưa "phát". Tóm tắt là chân long chính mạch nằm ở ngay Thủ Thiêm nhưng do địa chất & lịch sử chưa bao giờ cơ quan đầu não của chính quyền được đặt ở chỗ này nên Sài gòn cứ lẹt đẹt thịnh rồi suy.

-Em nhớ không rõ lúc nào hay chuyên gia nào phân tích Sài gòn có cấu trúc tương tự như Manhttan của New york . Dãi đất từ Bình Dương kéo dài xuống Dĩ An, Quận 9, rồi Quận 2 mà Thủ Thiêm ví như Long Châu (mũi của bán đảo Manhttan). Khi nhìn vào vị trí của dãi đất này ví như có 1 con rồng từ Bình Dương xuống tới Thủ Thiêm mà KCN Việt Nam - Singapore ví như nằm trên lưng con rồng này (ổn định cao nhất) và điều lạ nữa là trên lưng con rồng này cũng có nhiều khu nghĩa trang của người Hoa , của quân đội VN Cộng Hoà, và của quân dội nhân dân Việt Nam. Con rồng này tương tự như con rồng quyền lực bên Sing.
Ngoài ra dãi đất ven biển Vũng Tàu, Long Hải, La Gi ra tới Phan Thiết tương lai khi người dân Sài Gòn giàu có, họ làm ở Sài Gòn, nghi ngoi giải trí ở khu ven biển này ví như Long Island của New York "nơi nhà giàu cư ngụ".

Đôi khi phong thuỷ "phù phiếm" nhưng có lẽ em chưa hiểu, chứ ông Lý rất tin phong thuỷ, họ làm cùng 1 sự việc mà lồng ghép tất cả các yếu tố khoa học, kỹ thuật, tín ngưỡng,.. để tìm yếu tố tối ưu thoã mãn nhất trong khi chúng ta tìm hiểu về chính vùng đất chúng ta cư ngụ thì cũng nên các bác nhỉ .Em post lên để có ý kiến nhiều chiều của các bác, cùng trao đổi và tìm ra cái "chân" của sự việc.

Bài viết ở đây có cả Hà Nội - Huế - Sài gòn, em chỉ trích phần Sài gòn ở đây
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/2521-dia-the-phong-thuy-cua-ha-noi-hue-saigon/

ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN
LÂM QUỐC THANH

Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô bao giờ cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của một chế độ hay có khi của cả một dân tộc. Bởi thế nên từ hơn 3, 000 năm về trước, các vua chúa Trung Hoa đã biết dựa vào thuật Phong thủy để tìm kiếm những vùng đất tốt đẹp cho việc đóng đô lập quốc. Có lẽ điều này giải thích lý do tại sao các triều đại phong kiến Trung Hoa thường tồn tại rất lâu dài, bền bỉ. Và mặc dù cũng phải trải qua những giai đoạn suy tàn, ly loạn, nhưng sức mạnh và nền văn minh của họ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển cho tới bây giờ, chứ không bị tàn lụi hẳn như những đế quốc cổ đại và trung đại khác như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Ả Rập.....

Riêng đối với dân tộc Việt Nam của chúng ta, từ lúc sơ khai của thời kỳ Hùng Vương cho tới nay, thủ đô của đất nước đã được dời đi, đổi lại nhiều lần, và vận mệnh của dân tộc cũng vì thế biến đổi theo. Từ Phong Châu (kinh đô của các vua Hùng) đến Cổ Loa, Phiên Ngung, Hoa Lư, rồi tới Thăng Long (tức Hà Nội), Phú Xuân (tức Huế) và Sài Gòn. Tùy theo địa thế và vận khí riêng biệt của mỗi thành phố trên, đất nước ta đã từng trải qua biết bao nhiêu giai đoạn thăng trầm. Khi thì vươn lên với một nền văn minh rực rỡ của trống đồng Ngọc Lũ, Ðông Sơn; khi thì tàn tạ, yếu kém phải chịu đựng 1,000 năm Bắc thuộc. Rồi dến những lúc cường thịnh đủ sức phá Tàu, bình Chiêm Thành, Chân Lạp; lại có những lúc suy yếu phải chịu sự đô hộ, sai khiến của ngoại bang....

Giờ đây, trong số những địa danh ấy, chỉ còn có Hà Nội, Huế và Sài Gòn là vẫn tiếp tục nắm giữ những vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giao thương, mậu dịch của đất nước. Bởi thế hôm nay, người viết muốn được trình bày về địa thế Phong thủy của 3 thành phố này, với hy vọng sẽ giúp bạn đọc thấy được sự liên quan mật thiết giữa địa hình của thủ đô với vận số của dân tộc. Ðồng thời, dựa vào những quy luật biến hóa tự nhiên của vũ trụ để xác định nhũng giai đoạn hưng vượng hoặc suy vong của đất nước trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai sắp tới.

Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề, người viết xin được đề cập sơ qua 2 chi tiết quan trọng của Phong thủy là Lạc Thư và Tam Nguyên- Cửu Vận. Những chi tiết này đã được trình bày tương đối đầy đủ trong bài " Phong thủy của vụ 9/11" trước đây (được đăng trên số xuân Nhâm Ngọ của báo Việt Tide và Chicago Việt báo), nên ở đây chỉ xin nói vắn tắt như sau:

* Tam Nguyên-Cửu Vận: là1 chu kỳ 180 năm, được lập đi, lập lại không ngừng. Mỗi một chu kỳ này được chia ra làm 3 (Tam) Nguyên, mỗi Nguyên là một giai đoạn dài 60 năm, và được đặt theo thứ tự là Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Mỗi Nguyên lại được chia làm 3 Vận: các Vận 1, 2, 3 thuộc về Thượng Nguyên; các Vận 4, 5, 6 thuộc về Trung Nguyên; và các Vận 7, 8, 9 thuộc về Hạ Nguyên. Mỗi Vận như thế là 1 giai đoạn dài 20 năm.

Ở đây, để tiện theo dõi những diễn biến lịch sử trong từng giai đoạn, người viết xin được giới thiệu với bạn đọc bảng Tam Nguyên-Cửu Vận của hơn 1,000 năm trở lại đây.

THƯỢNG NGUYÊN TRUNG NGUYÊN HẠ NGUYÊN
Vận 1: 964; 1144; 1324; 1504; 1684; 1864
Vận 2: 984; 1164; 1344; 1524; 1704; 1884
Vận 3: 1004; 1184; 1364; 1544; 1724; 1904
Vận 4: 1024; 1204; 1384; 1564; 1744; 1924
Vận 5: 1044; 1224; 1404; 1584; 1764; 1944
Vận 6: 1064; 1244; 1424; 1604; 1784; 1964
Vận 7: 1084; 1264; 1444; 1624; 1804; 1984
Vận 8: 1104; 1284; 1464; 1644; 1824; 2004
Vận 9: 1124; 1304; 1484; 1664; 1844; 2024




Chú ý: những năm trong bảng trên đều là những năm khởi đầu của mỗi Vận. Thí dụ như năm 964 là năm khởi đầu của Vận 1, nên từ năm đó cho đến năm 983 đều nằm trong Vận 1. Ðến năm 984 mới bước vào Vận 2....

6 - 1 - 8

7 - 5 - 3

2 - 9 - 4


* Lạc Thư: là một đồ bàn hình vuông, bên trong có 9 số (còn được gọi là Cửu tinh), mỗi tương ứng với mỗi Vận, đồng thời chiếm 1 vị trí và phương hướng nhất định như hình bên cạnh. Như vậy, muốn biết được sự hưng, suy của một thành phố trong Vận nào, ta chỉ cần quan sát những khu vực tương ứng trong Lạc Thư là sẽ tìm ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như muốn biết khí số của Hà Nội trong Vận 7 như thế nào, trước hết ta cần nhìn vào Lạc Thư, sẽ thấy số 7 nằm ở phía Tây. Như vậy, chỉ cần quan sát địa thế sông, núi ở khu vực phía Tây Hà Nội, đồng thời đối chiếu với khu vực đối diện tức là phía Ðông thì sẽ tìm ra được kết quả chính xác.

Trên đây chỉ là chút khái niệm về Lạc Thư và Tam Nguyên-Cửu Vận, ngoài ra, bạn đọc cũng cần biết hai yếu tố căn bản để định quẻ là Nước và Núi qua ba điểm dưới đây:

a/ Phục Ngâm: là khu vực của chính Vận mà lại có Thủy, như Vận 7, số 7 nằm ở phía Tây, nên phía Tây được coi là khu vực của chính Vận, mà ở đó lại có Thủy (nước) tức là bị Phục Ngâm.

b/ Phản Ngâm: là khu vực đối diện với chính Vận mà lại có núi, như Vận 7, số 7 nằm ở phía Tây, mà phía Ðông lại có núi tức là bị Phản Ngâm.

c/ Chính Thủy: là Thủy nằm ở khu vực đối diện với chính Vận, như Vận 7, số 7 nằm ở hướng Tây, mà phía Ðông lại có Thủy tức là có Chính thủy.

Trong những cách kể trên, chỗ nào có Phục Ngâm, Phản Ngâm là có sát khí chiếu tới, nên sẽ mang nhiều tai ương, hoạn nạn đến cho thành phố. Còn chỗ nào có Chính thủy tức là được vượng khí chiếu tới, nên sẽ đem đến nhiều may mắn, thuận lợi.

Sau khi đã nắm được những diều cơ bản trên, mời bạn đọc hãy nhìn vào địa thế của 3 thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn, để tìm hiểu những nguyên nhân đã tạo ra những chặng đường vinh - nhục cho đất nước ta trong suốt gần 1,000 qua.


3/ SÀI GÒN: là thành phố nằm ngay bên phải bờ sông Sài Gòn, con sông này bắt nguồn từ tỉnh Tây Ninh ở phía Tây Bắc rồi chảy xuống, đi ngang qua khu vực phía Bắc của Sài Gòn rồi uốn lượn qua phía Ðông của thành phố, sau đó nhập với sông Ðồng Nai từ phía Bắc chảy xuống rồi đổ ra biển nơi phía Nam. Sài Gòn nằm giữa một khoảng bình nguyên (đất bằng) rộng lớn, xa xa nơi phía Bắc và Ðông Bắc, tại các tỉnh Quảng Ðức, Lâm Ðồng là phần cuối của dãy Trường Sơn hướng tới. Rồi nơi phía Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh cũng có dãy núi Bà Ðen, nơi phía Ðông Nam là khu núi Vũng Tàu, cả hai đều là dư khí của dãy Trường Sơn còn sót lại. Nằm ở khu vực phía Nam và Tây Nam Sài Gòn là các sông Vàm Cỏ, xa hơn nữa là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang.

Với địa thế núi, sông bao bọc như trên, ta thấy Sài Gòn có nhiều điểm đặc biệt, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất trên đất nước ta. Trước hết là mạch Trường Sơn chấm dứt từ tận Quảng Ðức, Lâm Ðồng, tạo ra cái thế Huyền vũ che chở cho sau lưng Sài Gòn, nhưng lại không tiến đến quá gần để trở thành cái thế đe dọa hoặc lấn áp thành phố này, mà chừa cho Sài Gòn một khoảng trống rộng lớn để hấp thu hết vượng khí của toàn bộ miền Nam Việt Nam. Rồi đến núi Bà Ðen ở Tây Ninh và vùng núi ở Vũng Tàu tạo thành thế tả, hữu long, hổ để hộ vệ Sài Gòn. Nhưng một điểm hay là vì núi Bà Ðen (hữu Bạch hổ) lại cao hơn núi Vũng Tàu (tả Thanh long). Nên khi nằm lệch về phía Vũng Tàu, Sài Gòn đã tạo thành thế long-hổ quân bình, khiến cho nền kinh tế của thành phố bao giờ cũng sung túc. Nếu như Sài Gòn nằm lệch về phía núi Bà Ðen nhiều hơn, tình trạng kinh tế sẽ rất nghèo nàn, bi đát, vì sát khí của Bạch hổ sẽ lấn át Thanh long và làm lụn bại thành phố. Phía trước mặt của Sài Gòn là Long-an và vùng đồng bằng sông Cửu Long, một bình nguyên rộng lớn với những con sông hàng hàng, lớp lớp chảy qua, khiến cho vượng khí vô biên, thần lực miên man, bất tận. Ðó là chưa kể thương cảng Sài Gòn còn có mũi Vũng Tàu nằm ở bên ngoài hộ vệ, nên xứng đáng là một trung tâm quyền lực quan trọng về kinh tế và chính trị. Nếu còn được thêm một mũi đất nữa nhô ra ở cửa Ðại (thuộc sông Tiền Giang, trong tỉnh Bến Tre) để tạo thành đầy đủ thế tả, hữu hộ vệ nơi cửa biển thì uy lực của Sài Gòn sẽ còn tăng lên gấp bội. Ngoài ra, con sông Sài Gòn khi đến gần thành phố lại uốn lượn thành nhiều khúc, rồi sau khi đi qua còn quay đầu nhìn lại tới 2 lần (2 khúc sông uốn cong trở lại) rồi mới đổ ra biển. Ðây chẳng những là một cảnh sông nước hữu tình, mà còn tạo cho Sài Gòn một sự phồn thịnh, sung túc đến nỗi không một thành phố nào trên toàn cõi Việt Nam cũng như khắp vùng Ðông Nam Á có thể so sánh được.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là mặc dù nằm trong một một địa thế "rồng chầu, hổ phục" như vậy, Sài Gòn vẫn chỉ đóng một vai trò rất khiêm nhượng đối với đất nước Việt Nam, cũng như đối với cộng đồng thế giới. Giữa lúc tên của những thành phố như New York, Los Angeles, Paris, Tokyo, thậm chí đến cả Hong Kong, Singapore....đã gắn liền với một nền kinh tế sung túc và thịnh vượng, thì cái tên Sài Gòn vẫn gắn liền với một xứ sở lạc hậu, một quốc gia chậm tiến. Sở dĩ như vậy là vì tuy địa thế chung quanh Sài Gòn vô cùng tốt đẹp, nhưng địa điểm tọa lạc của thành phố lại nằm sai vị trí, khiến cho Sài Gòn không sao trở thành một thành phố giàu mạnh, nổi tiếng trên thế giới được. Thay vì phải nằm ở trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn để chiếm lấy vị trí của "chân long" (chính long mạch), Sài Gòn lại nằm ở phần đất bên ngoài tức chỉ là "hộ sa" (đất hộ vệ) của chân long. Ðối với Phong thủy, chân long mới là nơi kết tụ được nguyên khí của trời, đất để chiếm lấy thế lực lớn lao hay độc tôn về chính trị và kinh tế, đồng thời mới thu hút được những anh hùng kiệt xuất, những lãnh tụ vĩ đại. Còn hộ sa chỉ là phần đất chư hầu, nguyên khí đã bị tản mát hết, nên không bao giờ có thể trở thành một trung tâm kinh tế hoặc chính trị hùng mạnh, đồng thời cũng không dễ có được một lãnh tụ tài ba xuất hiện. Ðiều này đủ cho thấy sự tai hại khi thủ phủ của một quốc gia mà lại nằm trong vùng đất hộ sa là như thế nào.

Một điểm quan trọng khác là hình dáng uốn lượn rất nhiều lần của con sông Sài Gòn, nên đúng ra sẽ đem lại sự phồn thịnh và sung túc đến cực độ cho thành phố, khó có nơi nào có thể bì kịp. Nhưng muốn được hưởng trọn vẹn điều này, Sài Gòn (và nhất là trung tâm của thành phố) cần phải nằm tại những khu vực được dòng sông ôm lấy, tức là những vùng được dòng sông bao bọc, che chở 2, 3 mặt (như khu Thủ Thiêm chẳng hạn). Chứ còn từ khi được thành lập cho tới nay, Sài Gòn vẫn nằm ở vị trí hiện tại, đã không có sông che chở, bao bọc (còn gọi là thủy hữu tình), mà còn bị khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn cong ra chém tới. Ðối với Phong thủy, đây là một địa thế cực kỳ hung hiểm (còn được gọi là thủy bạc tình),
Cũng vì 2 yếu tố kể trên nên mặc dù được hình thành và phát triển đã lâu, nhưng Sài Gòn vẫn chỉ là một thành phố trung bình, uy lực yếu ớt, chưa đủ để trấn áp hết miền Nam. Còn nói tới việc khuất phục được các nước trong vùng Ðông Nam Á châu và làm cho thế giới phải kiêng nể thì vẫn quá xa vời. Muốn đạt được điều đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam trong tương lai cần thiết lập những đề án xây dựng trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn. Rồi cho dời những cơ quan hành chánh, kinh tế, thương mại quan trọng vào trong vùng Thủ Thiêm, biến nơi đây thành khu vực trung tâm của thành phố. Ðến lúc đó thì Sài Gòn mới có được đầy đủ vượng khí để vươn lên là một trung tâm kinh tế thịnh vượng của thế giới.

Còn về vận khí của Sài Gòn thì đúng ra, Vận 1 là giai đoạn rất tốt đẹp, vì được mạch Trường Sơn ở phía Bắc hướng tới, nên chẳng những sẽ có vĩ nhân xuất hiện, mà còn được hưởng cảnh thanh bình, thịnh vượng. Nhưng chỉ vì thành phố nằm ở trong vùng đất hộ sa, vượng khí không thể tích tụ được. Bước qua Vận 2, Sài Gòn bắt đầu đi vào thời kỳ suy yếu, vì khu vực phía Tây Nam đã có sông (Vàm cỏ), phía Ðông Bắc lại có núi tạo thành cách "Phục Ngâm", "Phản Ngâm", nên những mần mống rối loạn bắt đầu xuất hiện. Rồi đến các Vận 3, 4 đúng ra đều là những giai đoạn suy yếu của Sài Gòn, vì các mặt phía Ðông và Ðông Nam đều có biển cả bao la tức là bị "Phục Ngâm" rất nặng. Nhưng vì trong đất liền lại được những chi nhánh của mạch Trường Sơn tiến ra che chở, khiến cho sát khí từ ngoài biển không thể vào được tới thành phố, nên trong những Vận này, Sài Gòn lại tương đối yên ổn. Ðến Vận 5 đúng ra cũng là một giai đoạn hưng vượng của Sài Gòn, vì có núi, sông phò tá, hộ vệ ở bên ngoài, chính giữa lại có sông Sài Gòn uốn lượn êm đềm, tích tụ một nguồn sinh khí sung túc không thể diễn tả. Nhưng do không nằm đúng chân long, nguyên khí bị thất tán hết, nên sự hưng vượng cũng tan biến nhanh chóng. Ðã thế lại còn bị những tai họa lớn, vì khúc sông Sài Gòn cong vô chém vào trung tâm thành phố, gây ra những cảnh tượng chiến tranh, chém giết hỗn loạn vô cùng. Bước sang Vận 6, Sài Gòn vẫn tiếp tục bị chiến tranh đe dọa, tàn phá, do khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, tạo thành cách "Phục Ngâm", đem sát khí đến cho thành phố. Phải đến khi qua tới Vận 7, nhờ có sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn ở phía Ðông lúc đó là "Chính Thủy", đem vượng khí trở lại nên Sài Gòn mới được quay về khung cảnh thái bình, yên ổn làm ăn của một thời thịnh trị. Qua tới Vận 8, khu vực thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phiá Ðông Bắc sẽ biến thành sát khí, gây nên những cuộc loạn lạc, chém giết khác. Ðến Vận 9, chiến tranh lại tiếp tục xảy ra, vì biển và cửa sông Sài Gòn ở phía Nam đều phạm phải cách "Phục Ngâm".
Về lịch sử Sài Gòn thì cách đây hơn 300 năm,năm 1674, vào khoảng giữa Vận 9 Hạ Nguyên, chúa Nguyễn đem cho di dân tới, lập doanh trại và đồn điền để khai thác. Nhờ đất đai màu mỡ, lại nằm gần sông, biển, nên Sài Gòn ngày càng trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Nam. Vào năm 1773, thành Sài Gòn được xây dựng lại cho thêm rộng lớn và kiên cố, từ đó biến thành một trong những đô thị lớn nhất trên đất nước ta, lúc đó đang ở trong Vận 5 Trung Nguyên. Nhưng công việc xây dựng vừa hoàn tất thì những biến động chính trị trong nước cũng bắt đầu xảy ra, đưa đẩy vùng đất hiền lành, yên tĩnh này vào vòng khói lửa.

Cũng trong năm 1773, anh, em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phát động phong trào nổi dậy ở vùng Tây Sơn (thuộc tỉnh Quy Nhơn), chống phá lại chế độ tham nhũng, thối nát của triều đình chúa Nguyễn. Cùng lúc đó, quân Trịnh ở phía Bắc tràn xuống, đánh chiếm được vùng Thuận Hóa (tức Quảng Bình, Quảng Trị bây giờ), rồi uy hiếp Phú Xuân. Trước tình hình đó, chúa Nguyễn buộc phải lui về Quảng Nam, rồi sau lại chạy vào Gia Ðịnh (Sài Gòn) để luyện binh, tuyển tướng, mưu đồ khôi phục sự nghiệp.

Vào năm 1775, Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Sài Gòn, khiến cho chúa Nguyễn phải chạy về Biên Hòa, nhưng sau nhờ có Ðỗ thành Nhân đem quân đến giúp, chúa Nguyễn lại chiếm được thành phố này.

Năm 1777, cũng trong Vận 5, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đem quân vào Nam, bình định được thành Gia Ðịnh, bắt được chúa Nguyễn rồi giết đi, nhưng có người cháu là Nguyễn Ánh trốn thoát được sang Thái Lan. Rồi chờ đến khi Nguyễn Huệ đã bỏ về Quy Nhơn thì lại đem quân về khôi phục đất Gia Ðịnh.

Ðầu năm 1782, Nguyễn Huệ lại trở vào Nam, đánh bại Nguyễn Ánh tại đất Gia Ðịnh và cửa sông Sài Gòn, rồi rượt đuổi ra tới Phú quốc. Nhưng khi Nguyễn Huệ vừa quay về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh cũng từ Phú quốc trở lại tái chiếm thành Gia Ðịnh.Vào năm 1783, tức năm cuối cùng của Vận 5, Nguyễn Huệ lại mang quân vào, đại phá quân Nguyễn Ánh tại cửa sông Sài Gòn. Sau trận ác chiến này, Nguyễn Ánh đã sức cùng, lực kiệt nên liền sang Thái-lan cầu viện. Nhưng đạo quân cướp nước này vừa đi đến Ðịnh-tường thì bị Nguyễn Huệ chận đánh tan tành, khiến cho Nguyễn Ánh phải chạy sang Thái-lan nương náu.

Mãi đến năm 1787, đầu Vận 6, nhân lúc Nguyễn Huệ đang lo đối phó với tình hình hỗn loạn trên đất Bắc, Nguyễn Ánh mới bí mật trở về Long -xuyên, dần dần phát triển lại thế lực. Cuối năm đó, Nguyễn Ánh dốc toàn lực tấn công thành Gia Ðịnh, nhưng vì tướng Tây Sơn là Phạm văn Tham quyết chiến giữ thành, nên phải sau 10 tháng công phá, thành Gia Ðịnh mới bị hạ.

Kể từ lúc đó, Sài Gòn mới tạm thời không còn nhìn thấy cảnh binh đao, chém giết, nhưng bầu không khí vẫn nặng nề vì cuộc chiến tranh với nhà Tây Sơn vẫn tiếp tục diễn ra. Cũng may cho Nguyễn Ánh là trong lần đọ sức này, tuy vận khí của Sài Gòn rất xấu (Vận 6), nhưng vận khí của Huế còn tệ hại hơn nhiều. Bởi thế nên sau nhiều chiến dịch hành quân vất vả, cuối cùng Nguyễn Ánh cũng diệt được nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn vào năm 1802, lúc đó đã vào cuối Vận 6.

Sau cuộc chiến tranh này, Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chọn kinh đô là Phú Xuân, để Lê văn Duyệt ở lại trấn thủ Sài Gòn. Trong thời gian Lê văn Duyệt cai quản (từ năm 1802 đến 1833, tức là từ cuối Vận 6 đi qua hết Vận 7 sang đến giữa Vận 8), Sài Gòn được yên ổn làm ăn, nên dần dần cũng được trở lên khá sung túc. Nhưng sau khi ông qua đời, triều đình nhà Nguyễn lại khép ông vào tội phản nghịch, rồi cho lùng bắt cả dòng họ, quyến tộc, khiến cho người con nuôi của ông là Lê văn Khôi phải nổi lên chống lại. Cũng trong năm 1833, Khôi nổi lên giết quan Tổng trấn Gia Ðịnh, tự xưng là Ðại Nguyên soái, rồi đem quân đi chiếm trọn Nam kỳ. Sau triều đình phải dốc toàn lực đánh dẹp, Khôi bị yếu thế nên rút về thành Gia Ðịnh (lúc đó đổi tên là Phiên-an) cố thủ, mãi đến năm 1835 thì thành mới bị hạ. Sau khi chiếm được thành, quan quân xông vào chém giết thẳng tay, bất kể đàn bà, con nít, gây nên một cuộc thảm sát dã man hiếm có trong lịch sử dân tộc. Rồi thành Gia Ðịnh bị san thành bình địa, những cuộc truy nã, bắt bớ tiếp tục diễn ra, những luật lệ khắt khe được đem ra áp dụng, khiến cho thành phố Sài Gòn chưa kịp vươn lên đã bị tàn lụi, suy sụp hẳn.

Sau biến cố Lê văn Khôi, tình hình của Sài Gòn tạm thời lắng đọng xuống, tuy rằng những cuộc xung đột với Thái Lan và Cam Bốt vẫn tiếp tục diễn ra. Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn ngày một yếu hèn, suy nhược, khiến cho thực dân Pháp bắt đầu dòm ngó nước ta, rồi cuối cùng trắng trợn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Vào năm 1859, khi quân Pháp nổ súng tấn công và đánh chiếm được thành Sài Gòn thì lúc đó cũng đang trong Vận 9 Hạ Nguyên. Liên tiếp trong hơn 2 năm trời, triều đình nhà Nguyễn huy động đại quân vào Nam, cố sức đánh phá để lấy lại Sài Gòn nhưng không có kết quả. Sang năm 1861, cũng vẫn trong Vận 9, Pháp mở cuộc tấn công đánh tan lực lượng quân sự nhà Nguyễn tại đồn Kỳ Hòa (thuộc khu Gia Ðịnh bây giờ), rồi thừa thắng tung quân đánh chiếm toàn thể Nam kỳ. Mặc dù gặp phải những cuộc chống phá rất quyết liệt, nhưng đến năm 1868, khi cuộc khởi nghĩa của Nguyễn trung Trực bị dập tắt, Pháp đã hoàn toàn bình định được miền Nam, lúc đó đã bước sang Vận 1 Thượng Nguyên. Rồi Pháp bắt đầu thiết lập hệ thống hành chánh, cai trị, biến miền Nam thành thuộc địa, thay đổi một số luật lệ, mở mang một vài lãnh vực về kinh tế và thương mại. Kể từ đó, tình hình của Sài Gòn trở nên lắng đọng hẳn, tuy đôi lúc cũng có một vài tổ chức, phong trào chống Pháp nổi lên, nhưng đa số đều có tính cách ôn hòa, và cũng không làm được gì đáng kể. Mãi đến khi bước vào Vận 5 (1944), tinh thần quật khởi của Sài Gòn mới bắt đầu bộc phát trở lại, dẫn đến cao trào cách mạng 1945 lật đổ nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng liền sau đó, Pháp quay trở lại tái chiếm Sài Gòn, mở màn cho cuộc chiến tranh khốc liệt từ Bắc vào Nam trong suốt 9 năm trời, đến khi bị đại bại ở Ðiện biên Phủ (1954) mới chịu rút chân ra khỏi Việt Nam.

Tóm lại, sau khi đã nhìn qua địa thế, cũng như lịch sử của thành phố, ta thấy do vị trí tọa lạc sai lệch, Sài Gòn đã bỏ mất nhiều cơ hội để phát triển lên thật hùng mạnh, sung túc. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn chém tới, khiến cho tai họa thường xảy đến dồn dập, chẳng những trong các Vận xấu mà ngay cả trong các Vận được coi là tốt đẹp. Ðúng ra, nếu nằm trong vị trí của chân long (tức khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn), Vận 1 sẽ là giai đoạn cực thịnh của thành phố. Vào lúc đó, Sài Gòn sẽ có được những lãnh tụ tài ba (do mạch Trường Sơn ở phía Bắc đâm xuống), đồng thời cũng trở nên thịnh vượng, sung túc không thể diễn tả (do vượng khí từ cửa sông Sài Gòn và vùng biển mênh mông nơi phía Nam đưa tới). Ðàng này vì nằm trong vùng đất hộ sa, nên chỉ được mấy ông quan Pháp tới, thay đổi được một vài luật lệ và chính sách quá lỗi thời và khắc nghiệt. Bước sang Vận 2, mặc dù Sài Gòn bị thế "Phục Ngâm" của sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long ở phía Tây Nam, nên mức độ thịnh đạt không còn được như trước. Nhưng con sông Ðồng Nai bắt nguồn từ phía Ðông Bắc lại là "Chính Thủy" vẫn sẽ đem vượng khí đến cho Sài Gòn, nên những nền tảng kinh tế, thương mại của thành phố vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Qua các Vận 3 và 4, thế "Phục Ngâm" của biển Ðông ở phía Ðông và Ðông Nam đã bị những nhánh núi của mạch Trường Sơn tiến ra ngăn cản nhiều, không còn gây ra những tai họa lớn. Chẳng những thế, nếu Sài Gòn nằm tại chân long, thì con sông Sài Gòn lại thuộc về phía Tây và Tây Bắc của thành phố, nên sẽ tiếp tục đem vượng khí đến. Nhất là trong Vận 3, khúc sông Sài Gòn uốn lượn, ôm ấp lấy khu vực Thủ Thiêm, nguyên khí tích tụ vô cùng sung mãn, nên sẽ đem lại cho thành phố một giai đoạn hưng vượng đến cực độ lần thứ hai. Còn đối với vị trí hiện tại, thì 2 con sông Ðồng Nai lẫn Sài Gòn đều nằm tại phía Ðông của thành phố, rồi khúc sông Sài Gòn cũng từ phía Ðông chém tới. Bởi thế cho nên vận khí của Sài Gòn trong những giai đoạn này đều quá suy nhược, không sao có thể vươn lên mạnh mẽ được, lại còn dễ xảy ra những vụ xung đột, chém giết làm náo loạn cả thành phố.

Riêng Vận 5 là một giai đoạn đặc biệt, vì đây là lúc Sài Gòn đắc cách Long-Hổ hộ vệ, Huyền vũ che chở, vượng khí của cả miền Nam đều hội tụ về đây. Ðúng ra phải là một giai đoạn cực thịnh. Tiếc rằng chỉ vì Sài Gòn nằm trong vùng đất hộ sa, không phải là nơi có thể kết tụ được nguyên khí, nên chỉ như ngọn lửa bùng lên giữa đêm đông rồi chợt tắt. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn ở ngay bên chém tới là một điều tối nguy hiểm, vì nó không những thường xuyên gây ra nhiều tai họa cho thành phố, mà trong Vận 5, mức độ độc hại của nó lại càng tăng thêm gấp bội. Bởi thế nên trong giai đoạn này, Sài Gòn chẳng những sẽ gặp cảnh chiến tranh, loạn lạc, mà ngay cả những người lãnh đạo nơi đây cũng dễ bị hung tử. Ngược lại, nếu như thành phố Sài Gòn nằm tại chân long, thì chẳng những sẽ tránh được họa chiến tranh, mà còn trở nên một thành phố hùng cường và thịnh vượng bậc nhất trong khu vực Ðông Nam Á Châu cũng như trên thế giới.

Bước qua Vận 6, vì khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, nên dù nằm ở vị trí nào thì Sài Gòn cũng sẽ bị chiến tranh rất lâu dài đe dọa. Nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì do nguyên khí của thành phố quá yếu, nên nếu không may gặp phải một quốc gia đối địch có nguyên khí của thủ đô mạnh hơn thì Sài Gòn sẽ dễ lãnh lấy phần chiến bại. Còn nếu nằm trong khu vực của chân long vì nguyên khí ở đây đã quá đầy đủ, sung mãn, nên dù gặp sát khí chiếu đến cũng khó lòng mà bị suy sụp hoàn toàn được.

Rồi đến Vận 7 là thời gian hòa bình, an cư lạc nghiệp của Sài Gòn, nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì tuy được cả 2 con sông Ðồng Nai và Sài Gòn cùng nằm ở phía Ðông chiếu tới (tức là được "Chính Thủy"). Nhưng vì bị khúc sông Sài Gòn chém vào nên mặc dù cũng được yên ổn làm ăn, nhưng những tệ nạn xã hội như trộm cắp, đĩ điếm thường lan tràn. Ngoài ra, cũng vì lý do đó, cộng với vấn đề nằm trong vùng hộ sa, nên dù có được một giai đoạn hòa bình khá lâu dài, Sài Gòn vẫn không sao trở thành một trung tâm kinh tế và mậu định tiên tiến cũng như hùng cường được. Còn nếu như nằm trong khu vực của chân long, thì mặc dù sẽ bị một số biến động (như chiến tranh hoặc trì trệ kinh tế...), do con sông Sài Gòn lúc đó lại nằm ở phía Tây tức bị Phục Ngâm, đem sát khí đến cho thành phố. Nhưng vì con sông Ðồng Nai vẫn nằm ở phía Ðông, đem vượng khí đến với Sài Gòn, nên rồi thành phố sẽ vượt qua được mọi khó khăn để tiếp tục phát triển, vươn lên.

Qua Vận 8, thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phía Ðông Bắc là sát khí, nên dù nằm ở vị trí nào Sài Gòn cũng xấu. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại thì còn bị thêm con sông Sài Gòn cũng đi qua khu vực phía Ðông Bắc nữa, khiến cho sát khí trùng trùng, nên mới bị đại họa thê thảm như sau vụ khởi nghĩa của Lê văn Khôi trước đây. Còn nếu dời vào khu vực giữa 2 con sông thì chỉ còn sát khí của sông Ðồng Nai, nên tuy vẫn bị chiến tranh, nhưng do nguyên khí còn vượng, nên dù gặp nhiều cơn sóng gió Sài Gòn vẫn chưa bị suy tàn hẳn.

Ðến Vận 9 mới là thời kỳ tàn tạ, vì cửa sông Sài Gòn và vùng biển nơi phía Nam lúc đó sẽ đem đến sát khí quá nặng, nên dù tọa lạc ở khu vực nào, Sài Gòn cũng đều bị tại họa. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại, Sài gòn còn bị khúc sông chém vào, vận khí của thành phố sẽ quá kiệt quệ, nên việc suy vong dễ thấy. Nếu đọc kỹ lịch sử, chúng ta sẽ thấy khi chúa Nguyễn chiếm Sài Gòn, hay khi Pháp hạ thành Gia Ðịnh đều xảy ra trong Vận 9. Ngược lại, nếu được dời vào khu vực của chân long, thì mặc dù lúc đó Sài gòn cũng rất yếu ớt, lại không có được lãnh tụ tài ba nên khi có chiến tranh sẽ không thể cản được bước tiến của giặc thù. Nhưng rồi chẳng bao lâu, tinh thần quật khởi của Sài Gòn lại bộc phát, để đến khi bước vào Vận 1 Thượng Nguyên thì sẽ có nhân tài xuất hiện đem lại cảnh thanh bình và vinh quang đến cho thành phố, cũng như cho đất nước, dân tộc.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
29/11/06
2.944
39.448
113
54
Minhquan2008 nói:
Chào bác nvquangcm!!! Có phim dạng này rồi hả bác!!! Vậy là trí tưởng tượng của em cũng khá í chứ!!! Hehe!!!:)
Em không rành về phong thủy nhưng có thể nói bằng ngôn ngữ "vật lí" là nhìn lên Google có thể nói địa thế của VN là quá dữ! Sing là muỗi! Có mấy nước nào mà lưng tựa núi mặt hướng biển về phía mặt trời mọc như VN không! Mà lại là một vùng biển được bao bọc (không kín hoàn toàn đủ để hứng tài lộc)!!! Có bão gì Philippin hứng hết!!! Khí hậu khá hiền hòa-tôm cá đầy ắp-dầu khí dư xài!!!
Và có lẽ do được "bảo bọc" ôm ấp quá kĩ! Cộng với quá nhiều ưu đãi như thế nên VN mãi không lớn và "hư hỏng" mãi là vậy chăng???;)


Sing là muỗi - khoái câu này của bác, 5 con rồng của bác Vinh nói ở trên sẽ khát nước KO nhả ngọc được và mấy triệu dân Sin sẽ loạn nếu Mã Lai khóa van nước trong vòng 24 tiếng
bash.gif

Còn VN thì cúp điện 1/3 đất nước cả buổi chiều vẫn chưa loạn - em tranh thủ cúp điện đi nhậu giữa giờ còn được. Vì chứ mấy vụ "an ninh năng lượng", "an ninh lương thực"... thì VN là nhất - xin lỗi em tự sướng chút !!!

 
Hạng C
22/2/11
531
7.358
93
Sài Gòn
hic như bài viết của bác vinh99 thì đây đến năm 2024 sài gòn vẫn đang nằm trong vận 9, tức là thời kỳ suy kiệt, sau 2024 mới vào vận 1 trở lại và phục hồi? Và hành động của chúng ta là án binh bất động chờ qua cái vận này?
 
Hạng C
22/2/11
531
7.358
93
Sài Gòn
à chắc phải gửi bài cho mấy bác lãnh đạo thành phố đoc để các bác ấy gấp rút phát triển khu thủ thiêm đặng dời trung tâm hành chính qua đó, đúng vị trí được 3 mặt sông bao bọc thì sài gòn mới phát được.

 
Hạng C
6/4/13
878
308
63
@nvquangcm: Em cũng khoái câu "tranh thủ cúp điện đi nhậu giữa giờ" của bác!!!Hehe!!! Sing đâu được như bác!!!
24.gif
!
@:Bài phong thủy của các cao thủ dài quá-từ từ đọc em sẽ thấm sau!!! Cám ơn nhiều!!!
Sì Gòn chưa phất vì mang tư duy cục bộ mà không có kiến trúc sư trưởng cầm đầu để liên kết với các tỉnh lân cận!!! Mạnh ai nấy làm-cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau-phá sức quá!!!!
Phải gắn Sì gòn với xung quanh lại!!! Lấy khu Thủ Thiêm làm hạt nhân tài chính thương mại-tập trung làm công nghệ cao-giáo dục hiện đại! Bỏ qua mấy cái công nghiệp ô nhiễm bỏ qua nông lâm ngư nghiệp luôn! Cần Giờ định hướng làm dự trữ sinh thái kết hợp du lịch độc đáo-đừng biến thành Vũng tàu 2!
Gắn Bình Dương Bình Phước Đồng nai Bà Rịa làm các trung tâm công nghiệp hiện đại và hình thành nên các khu độ thị vệ tinh!!! Các tỉnh miền Tây kết nối làm nông nghiệp phục vụ cho Sì Gòn và xuất khẩu-cần gì làm công nghiệp cho nhiều ở đây!!! Vũng tàu-Phan thiết-Đà Lạt tập trung du lịch!!!!
Sau khi có định hướng-phát triển giao thông-hạ tầng theo sau-quá dễ!
Nhìn cái cách QL13 đoạn Bình Dương to đùng! Sài gòn không chịu mở là sao? Rồi tại sao tuyến đường sắt số 1 không làm luôn đến Biên hòa là thấy tư duy cục bộ quá!!!
Nên con Rồng Sì Gòn vẫn mãi bị nhốt là vậy!!!
bash.gif
bash.gif
bash.gif

 
Bò Hóng
22/1/13
1.549
33.180
113
2 hôm nay con ếch ộp bên Indo nó nhả khói, 5 con Rồng Sing nghẹt thở. Cả nước nhắng hết cả lên, Chánh phủ thì quắn đít chạy qua thằng hàng xóm để phụ nó dập lửa
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
@bác Mèo Quay xem Singapore như Bắc Kinh nè. Sài Gòn vẫn chưa đến nỗi nào phải không
s_s08_44450702.jpg



 
Bò Hóng
22/1/13
1.549
33.180
113
Nói chung các nước có diện tích nhỏ ( mặc dù nhỏ nhưng nó tinh) có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển. Nhưng đứng trước một vấn đề là thảm hoạ từ tự nhiên thì khả năng ứng phó xem ra còn non yếu quá.
Rủi một cục thiên thạch nó rớt vào, 1 trận động đất,.... là xoá sổ!

@vinh: Sài Gòn mình quen rồi nên không care. "Điếc không sợ Súng" ấy mà :D
 
Status
Không mở trả lời sau này.