Vệ tinh yếu quá... mong thông cởm. Em đang cố gắng bám cao tốc đây...để em tập trung...:3dgoidien:
Tuy vệ tinh chập chờn nhưng em thấy có cái đầu bạc trắng trắng dẫn đầu đoàn rồi, thì ra là PS! số 1 Toy Cresia rớt lại, móa vậy là mấy con cọt không qua nổi con Previa..., trời đại diện ấp em Nguyên_acc, con mận đi cuối mới đau...Nguyên ơ! cố lên cố lên...
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười
*Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Nước Nam mới hết những người đánh Tây!
*Bước cẳng xuống tàu, tàu khua rổn rổn
Tàu Nhựt Bổn lấy nước Châu Thành
Anh với em phải nói cho rành
Để anh lên xuống nhọc nhằn thân anh.
*Ai sang về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
**Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải lo buôn bán không về thăm em
*Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Ðồng Nai
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri
*Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân
*Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
*Chiếc tàu xanh đề chữ đỏ
Chiếc tàu nhỏ đề chữ Châu Thành
Gặp mặt anh đây mần lẻ không đành
Sợi chỉ tơ thắt ruột, sợi chỉ mành thắt gan.
*Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu
*Hò ơ Dõi dõi theo anh
Về nơi Châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất này... (ờ)
Hò ơ... ở chi đất này vượn hú chim kêu
*Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run
Từ rất xa xưa, Sa Đéc là vùng đất trũng, nước ngập quanh năm khí hậu ẩm ướt, dân cư thưa thớt…. Địa danh “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của chữ “Phsar- Dek” là tên của một vị thuỷ thần mà đồng bào Khơ- mer tôn sùng, từ này còn có nghĩa là chợ Sắt; theo truyền thuyết dân gian thì Sa Đéc là tên của một nàng con gái xinh đẹp, vì tình yêu bất thành nên xuất gia đầu Phật, sau lại trở về lập chợ, nhân dân tưởng nhớ đặt tên của nàng làm chợ cho đến ngày nay.
Vào thế kỷ XVII đã có nhiều người Việt đến đây lập nghiệp, hầu hết là dân các tỉnh Quảng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, cùng với những người Hoa “phản Thanh phục Minh” và một số ít người Khơ- mer mà hình thành nên cộng đồng dân cư. Buổi đầu khai mở ấy họ phải đấu tranh với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật để khai phá, mở mang, canh tác… vì vậy, đã có sự gắn kết cộng đồng, đùm bọc lẫn nhau, yêu thích tự do và gắn bó với mảnh đất mà họ đã dày công vun đắp, xây dựng.
Với địa thế khá đặc biệt, rất thuận lợi về nhiều mặt và là địa bàn chiến lược nên Sa Đéc đã được chúa Nguyễn chọn làm trung tâm của vùng Đông Khẩu Đạo (1757). Từ đó, cộng đồng dân cư Kinh - Khơ mer - Hoa càng đoàn kết, gắn bó nhau hơn để khai thác, làm ăn, mua bán… chẳng bao lâu sau mà thành lập trên 60 thôn; dân cư tập trung ngày một đông, nhiều tụ điểm dân cư mới được hình thành, đã bắt đầu xuất hiện phố thị mua bán ngày một tấp nập và dần dần trở thành một trong vài thị tứ quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Bên cạnh những đình, chùa, miếu mạo của người Việt thì cũng xuất hiện những nơi thờ tự của người Hoa; nhiều nghề thủ công truyền thống được phát triển, nhiều mặt hàng có giá trị được định hình; các lớp học chữ Nho đã có nhiều sĩ tử theo học…
Khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam kỳ, họ đã khai thông tuyến đường thuỷ Sài Gòn - Nam Vang, tàu hơi nước của họ đã đi ngang Sa Đéc. Cả xứ Nam kỳ hồi ấy chủ yếu đi lại bằng đường thuỷ, hệ thống sông ngòi chằng chịt đã nối Sa Đéc với các địa phương trong vùng, Sa Đéc trở thành đầu mối tập kết hành khách và hàng hóa vận chuyển đi các nơi. Khi giao thông đường bộ phát triển, con đường nối liền Sài Gòn- Hà Tiên được hình thành lại đi ngang qua Sa Đéc. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy vị trí khá thuận lợi về nhiều mặt để Sa Đéc phát triển từ rất sớm.
Là vùng đất mới nhưng đạo lý, truyền thống, bản sắc của dân tộc vẫn tiếp tục được vun bồi, trường Phủ Tân Thành (có từ năm 1832) là cái nôi giáo luyện nên những Nho gia, nhà khoa bảng của Sa Đéc và vùng phụ cận; sau này, khi có trường Sơ học (năm 1885) cho đến lúc dạy chữ Quốc ngữ … thì ngày càng có nhiều trí thức có tinh thần dân tộc mà tiêu biểu như kỹ sư Lưu Văn Lang. Cũng tại mảnh đất Sa Đéc này, đã ươm mầm cho một nữ sĩ Pháp (bà Marguerite Duras) đạt giải Goncourt Pháp quốc. Sa Đéc còn được biết đến như một cái nôi của nghệ thuật sân khấu cải lương; của những nghệ nhân kim hoàn, hoa kiểng; của những văn nhân, thi sĩ, nhà báo buổi đầu có chữ Quốc ngữ; phụ nữ Sa Đéc giỏi nữ công gia chánh, bánh trái, thêu thùa đã làm rạng danh nhiều nữ lưu bên dòng Sa giang….
Sa Đéc cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nhân sĩ, nho gia yêu nước trong phong trào Đông Du, Duy Tân; của những chiến sĩ cộng sản trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội… để dẫn đến việc hình thành nên tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Sa Đéc và lãnh đạo phong trào yêu nước, đấu tranh giành chánh quyền về tay nhân dân năm 1945.
Người Sa Đéc rất hào sảng, luôn rộng mở tấm lòng, khoan dung độ lượng để cùng chung sức xây dựng quê hương. Quá trình hình thành và phát triển, Sa Đéc đã hun đúc nên những truyền thống quí báu, đó là: truyền thống hiếu khách, truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng…
Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân- dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và giành lấy thắng lợi bằng mùa xuân 1975 để cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khôi phục kinh tế- văn hóa- xã hội sau chiến tranh, Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu để bước vào công cuộc đổi mới và tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Một Sa Đéc mến yêu và trù phú luôn thôi thúc và vẫy gọi những người con của quê hương, của mọi miền Tổ quốc cùng chung sức chung lòng vì một Sa Đéc phát triển ổn định và bền vững….
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười
*Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Nước Nam mới hết những người đánh Tây!
*Bước cẳng xuống tàu, tàu khua rổn rổn
Tàu Nhựt Bổn lấy nước Châu Thành
Anh với em phải nói cho rành
Để anh lên xuống nhọc nhằn thân anh.
*Ai sang về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
**Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải lo buôn bán không về thăm em
*Đèn nào cao bằng đèn Thủ Ngữ
Gió nào dữ bằng gió Ðồng Nai
Trai nào khôn bằng trai Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Ba Tri
*Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân
*Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm
*Chiếc tàu xanh đề chữ đỏ
Chiếc tàu nhỏ đề chữ Châu Thành
Gặp mặt anh đây mần lẻ không đành
Sợi chỉ tơ thắt ruột, sợi chỉ mành thắt gan.
*Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu
*Hò ơ Dõi dõi theo anh
Về nơi Châu thành
Coi nam thanh nữ tú
Ở chi đất này... (ờ)
Hò ơ... ở chi đất này vượn hú chim kêu
*Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run
Từ rất xa xưa, Sa Đéc là vùng đất trũng, nước ngập quanh năm khí hậu ẩm ướt, dân cư thưa thớt…. Địa danh “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của chữ “Phsar- Dek” là tên của một vị thuỷ thần mà đồng bào Khơ- mer tôn sùng, từ này còn có nghĩa là chợ Sắt; theo truyền thuyết dân gian thì Sa Đéc là tên của một nàng con gái xinh đẹp, vì tình yêu bất thành nên xuất gia đầu Phật, sau lại trở về lập chợ, nhân dân tưởng nhớ đặt tên của nàng làm chợ cho đến ngày nay.
Vào thế kỷ XVII đã có nhiều người Việt đến đây lập nghiệp, hầu hết là dân các tỉnh Quảng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, cùng với những người Hoa “phản Thanh phục Minh” và một số ít người Khơ- mer mà hình thành nên cộng đồng dân cư. Buổi đầu khai mở ấy họ phải đấu tranh với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật để khai phá, mở mang, canh tác… vì vậy, đã có sự gắn kết cộng đồng, đùm bọc lẫn nhau, yêu thích tự do và gắn bó với mảnh đất mà họ đã dày công vun đắp, xây dựng.
Với địa thế khá đặc biệt, rất thuận lợi về nhiều mặt và là địa bàn chiến lược nên Sa Đéc đã được chúa Nguyễn chọn làm trung tâm của vùng Đông Khẩu Đạo (1757). Từ đó, cộng đồng dân cư Kinh - Khơ mer - Hoa càng đoàn kết, gắn bó nhau hơn để khai thác, làm ăn, mua bán… chẳng bao lâu sau mà thành lập trên 60 thôn; dân cư tập trung ngày một đông, nhiều tụ điểm dân cư mới được hình thành, đã bắt đầu xuất hiện phố thị mua bán ngày một tấp nập và dần dần trở thành một trong vài thị tứ quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Bên cạnh những đình, chùa, miếu mạo của người Việt thì cũng xuất hiện những nơi thờ tự của người Hoa; nhiều nghề thủ công truyền thống được phát triển, nhiều mặt hàng có giá trị được định hình; các lớp học chữ Nho đã có nhiều sĩ tử theo học…
Khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam kỳ, họ đã khai thông tuyến đường thuỷ Sài Gòn - Nam Vang, tàu hơi nước của họ đã đi ngang Sa Đéc. Cả xứ Nam kỳ hồi ấy chủ yếu đi lại bằng đường thuỷ, hệ thống sông ngòi chằng chịt đã nối Sa Đéc với các địa phương trong vùng, Sa Đéc trở thành đầu mối tập kết hành khách và hàng hóa vận chuyển đi các nơi. Khi giao thông đường bộ phát triển, con đường nối liền Sài Gòn- Hà Tiên được hình thành lại đi ngang qua Sa Đéc. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy vị trí khá thuận lợi về nhiều mặt để Sa Đéc phát triển từ rất sớm.
Là vùng đất mới nhưng đạo lý, truyền thống, bản sắc của dân tộc vẫn tiếp tục được vun bồi, trường Phủ Tân Thành (có từ năm 1832) là cái nôi giáo luyện nên những Nho gia, nhà khoa bảng của Sa Đéc và vùng phụ cận; sau này, khi có trường Sơ học (năm 1885) cho đến lúc dạy chữ Quốc ngữ … thì ngày càng có nhiều trí thức có tinh thần dân tộc mà tiêu biểu như kỹ sư Lưu Văn Lang. Cũng tại mảnh đất Sa Đéc này, đã ươm mầm cho một nữ sĩ Pháp (bà Marguerite Duras) đạt giải Goncourt Pháp quốc. Sa Đéc còn được biết đến như một cái nôi của nghệ thuật sân khấu cải lương; của những nghệ nhân kim hoàn, hoa kiểng; của những văn nhân, thi sĩ, nhà báo buổi đầu có chữ Quốc ngữ; phụ nữ Sa Đéc giỏi nữ công gia chánh, bánh trái, thêu thùa đã làm rạng danh nhiều nữ lưu bên dòng Sa giang….
Sa Đéc cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nhân sĩ, nho gia yêu nước trong phong trào Đông Du, Duy Tân; của những chiến sĩ cộng sản trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội… để dẫn đến việc hình thành nên tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Sa Đéc và lãnh đạo phong trào yêu nước, đấu tranh giành chánh quyền về tay nhân dân năm 1945.
Người Sa Đéc rất hào sảng, luôn rộng mở tấm lòng, khoan dung độ lượng để cùng chung sức xây dựng quê hương. Quá trình hình thành và phát triển, Sa Đéc đã hun đúc nên những truyền thống quí báu, đó là: truyền thống hiếu khách, truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng…
Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân- dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và giành lấy thắng lợi bằng mùa xuân 1975 để cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khôi phục kinh tế- văn hóa- xã hội sau chiến tranh, Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu để bước vào công cuộc đổi mới và tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Một Sa Đéc mến yêu và trù phú luôn thôi thúc và vẫy gọi những người con của quê hương, của mọi miền Tổ quốc cùng chung sức chung lòng vì một Sa Đéc phát triển ổn định và bền vững….
Thành phố Sa Đéc là đô thị loại 3 của tỉnh Đồng Tháp, diện tích tựnhiên 59,5km2, dân số 103.211 người, có 09 xã- phường, địa hình bằng phẳng và thấp, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Về mặt giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ (sông Tiền, sông Sa Đéc, Quốc lộ 80, Tỉnh lộ ĐT 848, ĐT 851, ĐT 852, ĐT 853…) có điều kiện để liên kết và hợp tác phát triển với các huyện của tỉnh như:
Phía Bắc giáp: huyện Lấp Vò.
Phía Tây giáp: huyện Lai Vung, có quốc lộ 80 nối dài với huyện Lai Vung, Lấp Vò, thành phố Long Xuyên và các tỉnh.
Phía Nam giáp: huyện Châu Thành, có quốc lộ 80 nối dài với thành phố Vĩnh Long, nối với quốc lộ 1A đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Phía Đông giáp: sông Tiền, huyện Cao Lãnh, là tuyến giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Sa Đéc là vùng đất nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có sông Tiền chảy ngang qua nội ô đô thị,mặt khác còn có sông Sa Đéc là nhánh sông quan trọng nối liền thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương và Campuchia.
Cùng với ưu thế trên, thành phố Sa Đéc là một trong bốn đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là vùng chuyển tiếp và là đầu mối giao thông quan trọng từ thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long và Campuchia nên thành phố có khả năng phát triển công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm và phát triển các loại hình du lịch đủ điều kiện tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa, thông tin trong đầu tư và phát triển.
Phía Bắc giáp: huyện Lấp Vò.
Phía Tây giáp: huyện Lai Vung, có quốc lộ 80 nối dài với huyện Lai Vung, Lấp Vò, thành phố Long Xuyên và các tỉnh.
Phía Nam giáp: huyện Châu Thành, có quốc lộ 80 nối dài với thành phố Vĩnh Long, nối với quốc lộ 1A đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Phía Đông giáp: sông Tiền, huyện Cao Lãnh, là tuyến giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Sa Đéc là vùng đất nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có sông Tiền chảy ngang qua nội ô đô thị,mặt khác còn có sông Sa Đéc là nhánh sông quan trọng nối liền thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương và Campuchia.
Cùng với ưu thế trên, thành phố Sa Đéc là một trong bốn đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là vùng chuyển tiếp và là đầu mối giao thông quan trọng từ thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long và Campuchia nên thành phố có khả năng phát triển công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm và phát triển các loại hình du lịch đủ điều kiện tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa, thông tin trong đầu tư và phát triển.