Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013
Nhà Chúa Đảo : Tổng diện tích 21.500m2, xây dựng cuối TK XIX, là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo, (39 tên người Pháp, 14 tên người Việt Nam), nơi tập trung đầu não của bộ máy cai trị tù thời Pháp - Mỹ. Nhà Chúa đảo cũng là nơi xuất phát những mệnh lệnh, âm mưu thủ đoạn của địch nhằm đày ải, tiêu diệt tù nhân. Năm 1919, tên chúa đảo khét tiếng tàn bạo Anduara đã bị tù nhân trừng trị tại chính sào huyệt của hắn.
Nhà Chúa Đảo : Tổng diện tích 21.500m2, xây dựng cuối TK XIX, là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo, (39 tên người Pháp, 14 tên người Việt Nam), nơi tập trung đầu não của bộ máy cai trị tù thời Pháp - Mỹ. Nhà Chúa đảo cũng là nơi xuất phát những mệnh lệnh, âm mưu thủ đoạn của địch nhằm đày ải, tiêu diệt tù nhân. Năm 1919, tên chúa đảo khét tiếng tàn bạo Anduara đã bị tù nhân trừng trị tại chính sào huyệt của hắn.
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013
Nhà Chúa Đảo - Phòng Trưng Bày
Di tích còn thể hiện cuộc sống xa hoa của địch bên cạnh cuộc sống nghèo nàn, hà khắc của tù nhân. Khuôn viên nhà chúa đảo trước đây được gọi là Sở rẫy Ông Lớn, thường xuyên có hàng chục tù nhân bị bắt lao động khổ sai phục vụ cho cuộc sống đế vương của các tên chúa đảo. Di tích là nơi ghi dấu sự kiện thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và năm 1975.
Khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo với 113 năm tồn tại đã chứng kiến biết bao sự biến thiên, thăng trầm và những sự kiện bi tráng nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược.
Sau giải phóng, Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã sử dụng ngôi nhà làm phòng trưng bày gồm 04 chủ đề:
Chủ đề 1 : Côn Đảo - đất nước - con người
Chủ đề 2 : Côn Đảo - địa ngục trần gian
Chủ đề 3 : Côn Đảo - trường học đấu tranh cách mạng
Chủ đề 4 : Côn Đảo - di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam
Ngoài 4 chủ đề phòng trưng bày còn trưng bày một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916.
Với tổng số gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày cũng phần nào truyền tải đến công chúng về bằng chứng đích thực của những hy sinh mất mát, bằng chứng về về tội ác của thực dân và đế quốc đã gây ra cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước và các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo.
Để có tài liệu hiện vật bổ sung cho kho hiện vật và phòng trưng bày, trong những năm qua Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, ngành, nhất là Ban liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo trong cả nước và với nhiều hình thức sưu tầm khác nhau đã sưu tầm được một số lượng lớn tư liệu hiện vật có giá trị . Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, đã sưu tầm được: 6.074 hồ sơ tù chính trị Côn Đảo qua các thời kỳ (trong đó có 4.774 hồ sơ có kèm ảnh chân dung); 266 hiện vật thể khối; 542 tư liệu ảnh và giấy.
Nhà Chúa Đảo - Phòng Trưng Bày
Di tích còn thể hiện cuộc sống xa hoa của địch bên cạnh cuộc sống nghèo nàn, hà khắc của tù nhân. Khuôn viên nhà chúa đảo trước đây được gọi là Sở rẫy Ông Lớn, thường xuyên có hàng chục tù nhân bị bắt lao động khổ sai phục vụ cho cuộc sống đế vương của các tên chúa đảo. Di tích là nơi ghi dấu sự kiện thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và năm 1975.
Khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo với 113 năm tồn tại đã chứng kiến biết bao sự biến thiên, thăng trầm và những sự kiện bi tráng nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược.
Sau giải phóng, Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã sử dụng ngôi nhà làm phòng trưng bày gồm 04 chủ đề:
Chủ đề 1 : Côn Đảo - đất nước - con người
Chủ đề 2 : Côn Đảo - địa ngục trần gian
Chủ đề 3 : Côn Đảo - trường học đấu tranh cách mạng
Chủ đề 4 : Côn Đảo - di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam
Ngoài 4 chủ đề phòng trưng bày còn trưng bày một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916.
Với tổng số gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày cũng phần nào truyền tải đến công chúng về bằng chứng đích thực của những hy sinh mất mát, bằng chứng về về tội ác của thực dân và đế quốc đã gây ra cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước và các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo.
Để có tài liệu hiện vật bổ sung cho kho hiện vật và phòng trưng bày, trong những năm qua Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, ngành, nhất là Ban liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo trong cả nước và với nhiều hình thức sưu tầm khác nhau đã sưu tầm được một số lượng lớn tư liệu hiện vật có giá trị . Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, đã sưu tầm được: 6.074 hồ sơ tù chính trị Côn Đảo qua các thời kỳ (trong đó có 4.774 hồ sơ có kèm ảnh chân dung); 266 hiện vật thể khối; 542 tư liệu ảnh và giấy.
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013
Nhà tù Phú Hải
Nhà tù được mệnh danh là "địa ngục trần gian" dưới chế độ Pháp thuộc
Nói đến Côn Đảo ,chắc hẳn mọi người đều liên tưởng đến nhà tù với những cái tên như Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối…
Thật vậy, khi đến tham quan những trại tù chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người.
Nghe HDV thuyết minh
Nhà tù Phú Hải
Nhà tù được mệnh danh là "địa ngục trần gian" dưới chế độ Pháp thuộc
Nói đến Côn Đảo ,chắc hẳn mọi người đều liên tưởng đến nhà tù với những cái tên như Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối…
Thật vậy, khi đến tham quan những trại tù chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người.
Nghe HDV thuyết minh
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013
Côn Đảo - nhà tù lớn nhất và thuộc loại lâu đời nhất ở VN. Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước VN. Côn Đảo cũng là “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản. Với Côn Đảo không chỉ là những câu chuyện kiên trung của người cách mạng, mà còn là những câu chuyện tình người, tình yêu trong chốn “địa ngục trần gian”.
Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ở nơi này.
Côn Đảo - nhà tù lớn nhất và thuộc loại lâu đời nhất ở VN. Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước VN. Côn Đảo cũng là “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản. Với Côn Đảo không chỉ là những câu chuyện kiên trung của người cách mạng, mà còn là những câu chuyện tình người, tình yêu trong chốn “địa ngục trần gian”.
Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ở nơi này.
Re: Ký sự Côn Đảo 3N2Đ 08/07/2013
Bên trên có chăng thép gai, sợ các cụ dỡ ngói vượt ra ngoài
nhìn hình mô phỏng....đã thấy xót: Các cụ được khoá chung vào một thanh sắ, thanh sắt này được nối dài ra bên ngoài...và được khóa bằng một khoá chuyên dùng.Muốn mở khoá , phải mở từ ổ khoá bên ngoài vào.
Bên trên có chăng thép gai, sợ các cụ dỡ ngói vượt ra ngoài
nhìn hình mô phỏng....đã thấy xót: Các cụ được khoá chung vào một thanh sắ, thanh sắt này được nối dài ra bên ngoài...và được khóa bằng một khoá chuyên dùng.Muốn mở khoá , phải mở từ ổ khoá bên ngoài vào.