dung_gialai nói:
toyota cresta nói:
Chú tiểu nói:
Bác Dũng cố gắng lên. Cố gắng làm thật đẹp và cần thiết làm lại máy luôn, lên luôn code 4 để còn đua với Hắc Sư lần off 2 nhé. He he
Xe đang Standar mà bác bày lên cose 4 là sao hở bác......đua ...thì ..bất phân thắng bại rồi.....Đại hội kỳ 2....Cà hụ chỉ muốn khè dàn lông mà thôi.
À sẵn đây em nói thiệt luôn, hôm rồi ngồi với anh thợ sơn em có hỏi tại sao xe rất đẹp, mặt tôn rất phẳng, nước sơn bóng, nhưng nhìn ngoài ánh sáng thấy đờ phô, anh ta bảo do phun không đều, chổ đậm, chỗ nhạt nên nó thế có phải vậy không các bác
Bác Dũng cho Em trả lờ câu hỏi này nhé:
Trong quá trình thổi màu....: Áp suất của hơi, tốc độ di chuyển của súng và khoảng cách của súng với bề mặt chi tiết là tối quan trọng.
Thứ đến là tỉ lệ pha dung môi.
Vậy vấn đề ở đây là:
- Khi sơn ngoài trời ( không có phòng thổi sơn) >>>> Thường thợ mở gió vừa phải,thậm chí hơi yếu và rải sơn nhẹ nhẹ đều tay.
- Do mở áp suất nhỏ >>>> pha sơn hơi loãng cho dể sơn và hạt sơn cũng mịn hơn....
- Do phải dủng sơn loãng >>>> nên phải phủ nhiều lớp...mỏng cho đều cả bề mặt.
- Và chờ ráo mặt ..... kiểm tra lại lần nữa ... sau đó thực hiện phủ bóng ..... cũng với qui trình tương tự như trên và phủ nhiều lớp.....
Qui trình sơn đúng là:
-Áp suất để thổi cao hơn và được sơn trong phòng có xử lí bụi (không hoàn toàn nhưng đỡ hơn rất nhiều khi sơn ngoài trời)
-Cân đo đúng tỉ lệ sơn và dung môi và sơn chỉ 2-3 lớp là đã phủ đầy theo yêu cầu >>>> tùy từng màu có màu chỉ cần 2 lớp là đủ.
-Đến khi thổi bóng cũng vậy >>>> Ép áp suất cao ....thì tạo mặt căng của bóng......và cũng chỉ 2-3 lớp ....
-Sau khi sơn xong thì chuyển qua chế độ xấy....
So sánh sự khác nhau trong quá trình sơn - Em xin giải thích:
Những vết lốm đốm ...có vẻ loang lỗ khi xe để ngoài nắng... là sự phản chiếu của nhủ bạc trong sơn: Do trong quá trình sơn thiếu Áp suất nên các tổ chức bạc có xu hướng " nổi lên" không đều ..... và các tổ chức ấy cũng không ngăn nắp....
Nếu sơn dưới Áp suất lơn hơn..... thì bạc bị dìm vào trong mạnh hơn và sẽ không kịp nổi lên thì sơn đã ráo mặt....
Trong lúc ta tiếp tục ép bóng lần nữa..... lại một lần nữa các tổ chức bạc trong sơn lại được sắp xếp một lẩn nữa..... và trình tự có đồng đều hơn!....
- Hiện tượng này cũng lí giải được ..Rất nhiều thợ sơn giỏi... sau khi sơn đử 2 lớp ( ví dụ sơn màu Bạc) thì thấy rất giống với màu nguyên thủy trên xe..... Và giả sử còn dư sơn... Anh ta tiếp tục thổi thêm một lớp nữa...... thì coi như .... Tèo luôn..... không giống màu..... và khách cũng khỏi trả tiền.....Em đùa tí!!! >>> vì khi đó tổ chúc sắp xếp Bạc đã khác đi rồi.... Không biết Em giải thích thế Các Bác có dể nhận ra không ( vì không có thực tế Em chỉ nói chay thui!)