Hạng B2
24/12/07
100
13
0
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Lên dốc có độ dốc cao

Khi phải lên dốc cao thì sự cân bằng giữa tốc độ của xe và khả năng điều khiển là rất cần thiết. Nếu sử dụng số cao và tốc độ lớn, xe của bạn sẽ có đà để leo đến đỉnh dốc, nhưng tốc độ cao lại làm cho bánh xe bị nảy lên và có thể gây ra mất lực kéo và khả năng lái xe đúng hướng. Vì thế, bạn cần sử dụng số và chân ga hợp lý.

AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu


Quy trình lên dốc cao:

- TRƯỚC KHI lên dốc, bạn cần kiểm tra xem xe đã được gài cầu, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước ở chế độ khóa (nếu có).

- Sử dụng số có đủ lực để cho xe vượt dốc, nếu có hộp số phụ thì chọn 4L và số 2 hoặc 3.

- Khi xe bắt đầu lên dốc, bạn tăng thêm ga một ít để xe có đủ đà lên đến đỉnh dốc. Nếu bề mặt không bằng phẳng thì cần đi chậm hơn để tránh làm cho bánh xe bị nảy lên và có thể gây ra mất lực kéo và khả năng lái xe đúng hướng.

- Nếu bánh xe bị trượt thì bạn cần giảm ga một ít để bánh xe có độ bám, sau đó lại tăng thêm ga một ít để bù lại.

- Giảm tốc độ khi bạn đã gần lên đến đỉnh dốc để tránh đâm vào các chướng ngại vật bị khuất và để tránh lao xuống dốc bên kia ở số cao.

- Nếu bạn không lên được dốc vì thiếu lực kéo, bạn cần thử lại với số thấp hơn.

- Nếu bạn không lên được dốc vì thiếu độ bám, bạn cần thử lại với số cao hơn và tốc độ lớn hơn.

- Có thể giảm số thấp trong khi đang lên dốc để tăng lực kéo, nhưng cần thực hiện rất nhanh ở chỗ ít dốc hơn để không bị mất đà.

Nếu xe bị chết máy khi đang lên dốc

- Không đạp côn khi xe vừa chết máy để tránh bị mất lực hãm của động cơ.

- Kéo phanh tay và đạp phanh chân hết cỡ.

- Đạp nhẹ chân côn, nếu xe đứng yên thì đạp tiếp và gài số lùi rồi nhả chân côn ra.

- Nếu xe bị tụt dốc khi đạp nhẹ côn, bạn cần nhả chân côn ra, nhờ người đi cùng chèn đá vào bánh sau. Sau đó, bạn có thể đạp côn và chuyển số lùi.

- Nhả phanh tay từ từ

- Vẫn đang nhả chân côn, bạn vặn nhẹ chìa khóa điện để làm quay bộ khởi động xe, đồng thời nhả chân phanh từ từ. Xe sẽ bắt đầu tụt xuống dốc, động cơ sẽ bắt đầu nổ máy.

- Khi xe bắt đầu xuống dốc, không nên chạm vào chân côn/ga/phanh để tránh bị mất lực hãm của động cơ hoặc bị phanh cứng bánh xe.

- Có thể bố trí một người đứng ở bên cạnh đuôi xe để chỉ đường cho xe lùi xuống dốc.
 
Hạng B2
24/12/07
100
13
0
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Đường dốc ngang

Khi lên/xuống các đoạn đường vừa dốc và ngang, hai bánh sau rất dễ bị trượt ngang và gây mất khả năng điều khiển. Đặc biệt là trên bề mặt đường đất sét bùn, bánh xe có thể trượt ngang bất ngờ mà không có dấu hiệu nào báo trước. Nếu bị trượt ngang, bạn cần phải:

- Lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng.

- Giảm tốc độ từ từ

- Không dùng phanh để tránh bị phanh cứng bánh xe gây trượt bánh và mất lái.

- Sau khi đã lấy lại đúng hướng, bạn có thể đạp ga hoặc đạp phanh nhẹ để tiếp tục lên/xuống

AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu


Khi leo lên các đoạn đường cát có dốc ngang, bạn cần có tốc độ cao nhất có thể để tránh bị chết máy giữa dốc. Bị chết máy giữa dốc ngang trên đồi cát rất nguy hiểm vì cát ở dưới các bánh bên dưới sẽ bị lún nhiều, có thể làm lật xe và gây tai nạn nghiêm trọng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/12/07
100
13
0
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Lái xe trên bùn lầy

Một nguyên tắc khi gặp các địa hình lạ là bạn cần phải xuống đi bộ qua để kiểm tra TRƯỚC KHI lái xe trên các địa hình này. Tuy nhiên, chẳng mấy khi người lái xe chịu lội xuống bùn để kiểm tra và đó là lý do chiếc xe hai cầu của bạn có thể dễ dàng bị hư hại bởi các chướng ngại vật ngầm dưới bùn như đá tảng, khúc gỗ. Nếu có thể, bạn nên dùng que/gậy để kiểm tra độ sâu của vũng bùn và các chướng ngại vật.

AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu



Quy trình lái xe trên bùn lầy:

- Gài cầu TRƯỚC KHI bạn đi vào bùn, khóa vi sai trung tâm và bộ gài cầu trước (nếu có). Đối với các xe có khóa vi sai cho cầu trước và sau, bạn cần khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để có thể lái xe đúng hướng.

- Lựa chọn số thích hợp trước khi đi vào vũng bùn. Đối với các xe có động cơ lớn (trên 2.0L) thì có thể dùng số 1 ở chế độ 4H hoặc số 3 ở chế độ 4L. các xe có động cơ nhỏ hơn (dưới 2.0L) có thể dùng số hai ở chế độ 4L. Số càng thấp thì khả năng trượt bánh càng cao, nhưng nếu dùng số cao hơn thì bạn lại có thể phải chuyển số thấp và sẽ bị mất đà.

- Nếu bị trượt bánh, bạn cần giảm ga ngay một cách nhẹ nhàng. Khi bạn bỏ hẳn chân ga, xe của bạn sẽ giảm tốc nhanh quá và do đó khi bạn tăng ga trở lại thì bánh xe dễ bị trượt hơn. Vì thế, bạn cần cân đối giữa việc giảm ga nhẹ nhàng khi bị trượt bánh và tăng ga nhẹ nhàng khi bánh hết bị trượt.

- Nếu xe bị xoay ngang, bạn cần nhả chân ga và lái xe theo hướng bị xoay để lấy lại hướng.

- Bạn cần tránh các động tác đột ngột, nên điều khiển xe nhẹ nhàng và giữ tay lái thẳng nếu có thể.

- Đối với bùn cứng, bạn có thể đánh tay lái nhẹ sang hai bên khi tiến lên, như vậy thành lốp sẽ bám vào bùn và tăng thêm độ bám cho lốp xe.

- Nếu xe của bạn sử dụng các loại lốp AT (All Terrain – Mọi địa hình) và HT (Hard Terrain – Địa hình cứng) có các rãnh lốp nông thì lốp rất dễ bị bùn dính chặt vào gây mất độ bám đường. Vì thế, bạn cần lái xe qua vũng bùn với tốc độ cao và để cho lốp trượt và xoay tự do, khi đó bùn sẽ bị văng ra theo lực ly tâm. Bạn cần kiểm tra xem có chướng ngại vật ngầm dưới bùn hay không để tránh đâm vào chúng ở tốc độ cao.

- Nếu bánh xe vẫn bị trượt và xe giảm dần tốc độ thì xe của bạn sắp bị kẹt ở vũng bùn rồi. Đừng hốt hoảng và tăng ga, thay vào đó bạn nên giảm ga nhẹ nhàng và để xe tự dừng lại. Như vậy, bánh xe của bạn sẽ không đào sâu thêm vào bùn và việc kéo xe ra khỏi vũng bùn sẽ dễ dàng hơn.

- Tình huống sa lầy phổ biến nhất là hai bánh cùng một bên bị rơi xuống rãnh ở ven đường đất. Các rãnh ở hai bên đường này bị nước xói mòn nên rất sâu và chứa đầy bùn đất nhão. Bạn nên giữ cho xe ở chính giữa đường để tránh bị tụt bánh xuống rãnh.

- Khi bị tụt hai bánh ở cùng 1 bên xuống rãnh, nếu xe của bạn không có khóa vi sai cầu thì hai bánh bị rơi xuống rãnh sẽ quay tự do, còn hai bánh ở trên mặt đường sẽ không nhận được một tí lực nào cả. Bạn có thể thử vừa đạp ga vừa đạp phanh nhẹ để tạo lực cản lên hai bánh đang quay tự do và chuyển một phần lực sang hai bánh trên mặt đường

AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu



Lái xe xuống dốc có bùn trơn trượt

- Bạn có thể dùng số 1/2 ở chế độ 4L tùy theo độ dốc, không chạm vào chân côn/phanh/ga và để xe tự đi xuống với tốc độ chậm. Việc gài cầu trước khi xuống dốc giúp bạn sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất.

- Nếu cần phanh xe khi xuống dốc, bạn không nên đạp và giữ chân phanh để tránh bị khóa cứng bánh và gây trượt bánh dẫn đến mất lái. Thay vào đó, bạn nên đạp phanh từng đợt ngắn và dứt khoát.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/12/07
100
13
0
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Ưu nhược điểm của các hệ dẫn động

Mỗi hệ dẫn động cầu trước, cầu sau, 4 bánh và toàn bộ các bánh có ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tùy vào từng loại xe mà các hãng có cách áp dụng thích hợp. Chẳng hạn xe địa hình thường là dẫn động 4 bánh còn sedan đa số sử dụng hệ dẫn động cầu trước.

Động cơ sinh ra công suất và mô-men xoắn. Để truyền năng lượng tới các bánh khiến chúng quay, chiếc xe của bạn cần phải có cơ cấu dẫn động. Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh đều trực tiếp nhận công suất và mô-men xoắn từ động cơ. Tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật giữa các loại xe và tại từng thời điềm mà người ta có những phương pháp truyền động khác nhau.

4WWD-hummer.jpg


Sơ đồ hệ dẫn động 4 bánh của Hummer. Ảnh: Howstuffworks.

Một cách tổng quát nhất, hiện có 4 cơ cấu dẫn động gồm AWD (all-wheel drive) tức là hệ dẫn động tất cả các bánh; 4WD (four-wheel drive) để chỉ xe dẫn động 4 bánh; RWD (rear-wheel drive) là hệ dẫn động cầu sau và cuối cùng là FWD (front-wheel drive) - dẫn động cầu trước. Bánh nào trực tiếp nhận công suất và mô-men xoắn được gọi là bánh dẫn động.

Dẫn động cầu trước FWD

Gần như tất cả các xe ngày nay đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước. Những năm đầu thế kỷ 20, kiểu FWD thuộc loại "hiếm có khó tìm" nhưng giờ đây, nó được trang bị trên khoảng 70% số xe mới xuất xưởng. Như vậy, rõ ràng đã có một cuộc dịch chuyển ngoạn mục trong ngành công nghiệp ôtô khi từ hệ dẫn động cầu sau chuyển hết sang dẫn động cầu trước.

Nguyên nhân chính nằm ở chỗ các xe hiện đại đều có động cơ đặt trước thay vì đặt sau như trước kia. Vì vậy, để loại bỏ cơ cấu truyền động từ trước ra sau vốn "lằng nhằng" và tiêu hao nhiều năng lượng, truyền công suất tới ngay bánh trước là giải pháp khả thi nhất. Ngoài ra, áp dụng FWD đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất có thể giảm bớt các chi tiết, hạ thấp chi phí. Đồng thời, khối lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn.

Ưu điểm quan trọng nữa của hệ dẫn động FWD là do động cơ đặt phía trên trục trước nên trọng lượng của nó được truyền thẳng xuống bánh dẫn động khiến độ bám đường tăng lên, giúp xe hoạt động tốt ở các mặt đường trơn trượt.

Ngoài những ưu điểm trên, FWD còn có nhược điểm liên quan tới tính năng của xe. Đầu tiên, trong trường hợp phân bố trọng lượng tập trung xuống phía sau, hệ dẫn động cầu trước rất khó tăng tốc và luôn thất thế trên các đoạn đường thẳng. Điều khiển các xe sử dụng FWD rất dễ bị hiện tượng "oversteer", tức bánh sau bị trượt và không còn ma sát. Nhược điểm cuối cùng là dù FWD hết sức thực tế nhưng thiết kế của chúng lại mâu thuẫn với tính năng vận hành của xe. Tại sao xe của bạn đi bằng 4 bánh nhưng lại đặt tất cả nhiệm vụ định hướng, phanh và tăng tốc lên hai bánh trước?

Hệ dẫn động cầu sau RWD

Rõ ràng hai kiểu FWD và RWD có những ưu nhược điểm trái ngược nhau. Với RWD, xe tăng tốc tốt hơn. Hai bánh trước được giải thoát khỏi nhiệm vụ dẫn động và chỉ tập trung vào việc dẫn hướng (bánh lái). Tuy nhiên, ưu điểm này không làm RWD trội hơn so với FWD. Thời kỳ đầu, sử dụng RWD xe phải có trục truyền động và một bộ vi sai để truyền công suất từ động cơ xuống trục sau. Thiết bị này làm tăng giá thành sản xuất và cùng với đó, trọng lượng xe tăng lên. Vì vậy, RWD thực tế là không hiệu quả hơn FWD. Ngoài ra, khi đi xe dẫn động cầu sau mà không có hệ thống kiểm soát độ bám đường, tài xế rất dễ mất lái ở các đoạn đường trơn trượt hay mắc kẹt xuống rãnh, mương, ổ gà.

Dẫn động 4 bánh (4WD) và toàn bộ các bánh (AWD)

Hai hệ dẫn động giới thiệu ở trên chỉ sử dụng một nửa số bánh để dẫn động. Và tất nhiên, sẽ có người đặt ra câu hỏi tại sao không sử dụng cả 4 bánh. Đáp lại, ngành công nghiệp ôtô có câu trả lời rất sớm khi mà hãng xe Hà Lan Spyker trình làng hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian (full-time) từ năm 1903 tại triển lãm xe hơi Paris.

Trước hết, cần phải nói rõ rằng tại sao lại có sự khác biệt giữa dẫn động bánh 4WD và dẫn động tất cả các bánh AWD. Thuật ngữ 4WD hình thành trên cơ sở dùng để chỉ kiểu dẫn động 4 bánh thời kỳ đầu của hãng xe địa hình Jeep và xe tải. Nó ám chỉ các xe có chế độ chọn dẫn động 2 bánh hoặc 4 bánh bằng công tắc gắn trong xe.

Trên các mẫu xe sử dụng 4WD thường có chế độ "low - thấp" và "high - cao". Khi chọn "low", hệ truyền động cấp nhiều mô-men xoắn hơn để đi trên các đoạn đường gồ ghề hay trèo đèo. Còn chế độ "high" sử dụng trên các đoạn đường trơn trượt. 4WD còn sử dụng bộ khoá vi sai trung tâm nhằm tránh những chênh lệch không cần thiết giữa bánh bên trái và bên phải khi đi trên địa hình không bằng phẳng.

AWD dùng để chỉ các xe dẫn động 4 bánh tại mọi thời điểm và không có chế độ "low" hay "high". Trong khi khái niệm 4WD chủ yếu dùng cho xe thể thao đa dụng SUV, liên quan tới khả năng vượt địa hình thì AWD lại quen thuộc với các xe sedan, wagon, đa dụng minivan. AWD có ý nghĩa giúp cải thiện độ bám đường trong điều kiện thời tiết xấu. Một vài mẫu xe như Lexus RX330 là ví dụ điển hình, mặc dù chúng là xe SUV nhưng lại sử dụng AWD thay vì 4WD. Vì thế, người ta gọi kiểu xe là "crossover".

Chữ "all - tất cả" trong từ All Wheel Drive có một chút mâu thuẫn và dễ gây hiểu lầm khi mà hiện nay hầu hết các xe AWD có khả năng phân bổ toàn bộ công suất xuống bánh sau khi phát hiện bánh trước bị trượt. Những chiếc Subaru hay Chrysler có thể đi trên đường trơn trượt một cách thoải mái vì chúng có thể chuyển công suất từ bánh trượt (mất độ bám đường) sang bánh không bị trượt.

Với những khả năng như vậy 4WD hay AWD dường như là hệ dẫn động tốt nhất. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn chính xác. Cả hai đều có trọng lượng tăng lên đáng kể, thiết kế phức tạp và giá thành cao. Chúng còn làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu bởi tăng sức cản gió do cồng kềnh. Đến một lúc nào đó, khi bộ kiểm soát độ bám đường trở nên phổ biến hơn trên các xe RWD hay FWD, 4WD và AWD sẽ trở thành dĩ vãng.

Với tất cả các ưu nhược điểm trên, không thể có hệ dẫn động tốt nhất trong tất cả các hệ quy chiếu. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một chiếc xe có chế độ hợp lý, tuỳ thuộc vào điều kiện, công việc và sở thích của mình.

Nguyễn Nghĩa Trich: http://www.vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/2006/10/3B9EF634/
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/12/07
100
13
0
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

"Cả hai đều có trọng lượng tăng lên đáng kể, thiết kế phức tạp và giá thành cao. Chúng còn làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu bởi tăng sức cản gió do cồng kềnh. Đến một lúc nào đó, khi bộ kiểm soát độ bám đường trở nên phổ biến hơn trên các xe RWD hay FWD, 4WD và AWD sẽ trở thành dĩ vãng."

1. AWD và 4WD full-time làm tăng mức nhiên liệu do tiêu hao năng lượng trong cơ cấu truyền động. Cản gió là một chuyện cực kỳ nhỏ.

2. Chế độ kiểm soát độ bám đường không thể làm cho 2WD tốt như AWD /4WD được - Khi cả 2 bánh dẫn động bị trượt thì làm sao? AWD / 4WD cũng có Hệ thống kiểm soát độ bám đường.

Còn nữa:
"Khi chọn "low", hệ truyền động cấp nhiều mô-men xoắn hơn để đi trên các đoạn đường gồ ghề hay trèo đèo. Còn chế độ "high" sử dụng trên các đoạn đường trơn trượt."

Sử dụng chế độ "low-high": Yêu cầu xem lại Hướng dẫn 4WD của bác Vuhn2509. Trèo đèo mà đường tốt thì cần quái gì 4WD với Low. Lên dốc quá cao thì Low còn nghe hợp lý. Trèo đèo bình thường mà phải dùng Low thì tải phải nặng kinh khủng.
Ở các xe 4WD Part-time không có vi sai trung tâm, cài Low thì chỉ có 4L (trừ xe tải có hộp số phụ - có 2L), lúc đó nếu đang đi trên đường có độ bám tốt thì có thể sẽ bể nát hệ truyền động sau khi qua các cua quẹo.

Tiếp nữa đây:
"4WD còn sử dụng bộ khoá vi sai trung tâm nhằm tránh những chênh lệch không cần thiết giữa bánh bên trái và bên phải khi đi trên địa hình không bằng phẳng."

Vi sai trung tâm thì có liên quan gì đến bánh ên phải - trái đâu nhỉ, hay là xe đi ngang như cua???
Vi sai trung tâm là dành cho trước - sau.
Vi sai trên trục trước / sau: dành cho trái - phải.
3 bộ vi sai trên đều có thể khóa được.
 
  • Like
Reactions: singapore12
Chi Hội Phó TDTT
27/2/08
3.706
1
38
51
HCM
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Cảm ơn bác huy_tq84, các thông tin này thật bổ ích và hữu dụng khi cần.
 
Hạng D
15/1/08
1.035
4.195
113
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Cảm ơn bác! Giờ thì iem đã hiểu.:D
 
4x6 confirmed
Hạng D
2/9/08
2.185
1.703
113
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Xin phép cả nhà được trình bày nốt phần khóa vi sai như đã hứa hôm qua !
Công dụng của bộ vi sai thì chắc tất cả các AE mê vợ 2 chúng ta đều đã biết : chúng dùng để triệt tiêu moment xoắn chênh lệch phát sinh giữa hai bánh xe trái và phải khi xe vào đường vòng, khi lực tổng hợp từ mặt đường tác động lên hai hàng bánh không đồng đều (một bánh chạy trên đường khô, mọt bánh chạy dưới lề ướt chẳng hạn), do vậy sẽ bảo vệ hoàn toàn các bán trục truyền động ngang (láp ngang) không bị hư hỏng, biến dạng, thậm chí gãy do vặn xoắn .
Tuy nhiên, ở một vài trường hợp vận hành xe cụ thể, ưu điểm trên của vi sai lại trở thành ... khuyết điểm! Ví dụ như khi xe bị sa lầy chỉ ở MỘT BÊN, "nhờ" bộ vi sai, toàn bộ moment hữu ích của động cơ sẽ truyền hết sang cho bên bánh bị lầy quay chơi, còn bánh trên đường khô thì ... đứng im!
Để khắc phục tình trạng này, trên các xe việt dã, người ta gắn một cơ cấu khi cần có thể NỐI CỨNG hai bán trục truyền động ngang ở hai bên lại với nhau và đặt tên cơ cấu đó là bộ KHÓA VI SAI . Như vậy khi lầy 1 bên, bánh xe trên đường khô bên kia vẫn nhận được moment truyền từ động cơ tới để tạo lực đẩy đưa xe chuyển động .
Nhưng chính lúc này lại phát sinh 1 "trở ngại" : do đã được nối cứng, 2 bán trục sẽ phải đồng tốc với nhau ---> khi xe vào cua ---> xuất hiện chênh tốc ---> phát sinh moment vặn xoắn bán trục, có thể dẫn tới gãy như đã trình bày ở trên !
Vậy phải làm sao ???
Cách duy nhất là ta phải hiểu nguyên lý làm việc của khóa vi sai để thao tác đúng ! Cụ thể là chỉ xử dụng khi thật cần thiết, đồng thời khi đang vận hành ở chế độ này, TUYỆT ĐỐI không xoay volant, để xe "tự" định hướng (Các bạn yên tâm, vì khi phải xài tới chiêu này thì thường kèm theo phải xài vị trí số 1 của 4L ---> xe dịch chuyển rất chậm). Thoát hiểm xong, phải nhả cầu ngay lập tức!
Hiện nay, trên các xe hiện đại, thao tác khóa vi sai này được thực hiện bằng 1 bộ phận điều khiển ngay trên xe, người lái không phải leo xuống đất nữa .
Cho tới khi các cơ cấu phân phối lực kéo điện tử sẽ được trang bị rộng rãi, đại trà trên trên tất cả auto thì những cụm tổng thành chuyên dụng của xe việt dã nhiều cầu chủ động vẫn chủ yếu là những kết cấu cơ khí phức tạp và cao cấp, đắt tiền, ta nên nâng niu, quý trọng và học cách xử dung chúng đúng phương pháp!
Cuối cùng, xin được lưu ý các bác 2 điểm nhỏ sau đây :
- Xe nhiều cầu chủ động là 1 "kiệt tác" trong thế giới xe, nếu may mắn được xử dụng hay sở hữu nó, ta cần phải tìm hiểu, làm quen để xử dụng được hết các tính năng ưu việt của nó 1 cách an toàn, còn không thì ...phí lém!
- Thành ngữ "gài cầu - nhả cầu" là được dùng cho khóa vi sai . Còn khi chuyển từ truyền động 1 cầu sang truyền động 2 cầu (2H -->4H , 2L --> 4L chẳng hạn) thì người ta dùng cụm từ "vào cầu"
Chúc các bác mau cưới được em 2 cầu cho nó ...dã !
AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu
 
Hạng B2
24/12/07
100
13
0
RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

http://otofun.com/showthread.php?t=10305
 
Hạng D
28/7/08
2.279
3.718
113
Re: RE: AE hướng dẫn cách sử dụng số 4H, 4L, 2H,2L trên xe 2 cầu

Cám ơn các bác,
Thông tin rất hữu ích!