Hạng B1
28/4/15
63
24
8
đQUOTE="trung76cahg, post: 10781048, member: 112929"]Show liền đi bác, đảm bảo xem xong a e quánh giá sẽ kg làm bác "thất dọng"[/QUOTE]
đấy em nó đấy
Anh em Camry 87-91 vô đây chơi
Anh em Camry 87-91 vô đây chơi
Anh em Camry 87-91 vô đây chơi
 
  • Like
Reactions: na93
Hạng F
2/5/09
7.731
45.054
113
Pa này dở hơi nhỉ , đọc và xem kỹ rồi...nhé . Bác có thấy sợi từ hso len k ( từ hộp số vào cổ ga ) nhìn ngay cổ ga có 1 sợi dắt xuống hộp số đó . Ngay cổ ga , đối diện dây đó có 1 sợi nữa nó đi lòn ra sau ÈFI dể vào pedan . Còn dư sợi ngắn ngay cruise kìa . Đúng ra sợi dư đos vào cổ ga , còn sợi dài lòn sau EFI phải vòng ngược lại và vào bộ cruise
Đúng là e ko thấy cái sợ lòn ra sau EFI ạ, giờ bác nói e nhìn kỷ mới thấy. Còn 2 sợ kia thì e biết.
 
  • Like
Reactions: Camly88trang
Hạng F
14/9/04
9.916
30.263
113
Q3
cái của nợ nì nhiêu cặp các cao thủ, mua đâu ? thanks ah
tháo ra chưa rơ gì nhưng muốn thay luôn hihi
d0zf3qav6yek67t14.jpg


nó ngay bánh trước nối vô cái cây xà beng, dưới thước lái chạy từ bên này qua bên kia đó
 
Hạng F
15/5/13
19.106
101.542
113
Đọc để thấy sự thông minh của người Việt Nam:

Chỉ cần 2 chiếc B-52 có lẽ cũng đủ để Mỹ cho Trung Quốc biết có nên hung hăng hay không trên đường băng mới xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Con số 7 chết chóc!
Việc 2 chiếc B-52 bay vào ADIZ mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố trên biển Hoa Đông cách đây đã hơn 1 năm, nhưng giá trị quân sự của chuyến bay thì vẫn còn rất nóng trong giới nghiên cứu quân sự không chỉ của Trung Quốc, Mỹ mà cả thế giới.​
Qua sự kiện này, giới quan sát đã hiểu rõ rất nhiều vấn đề về khả năng quân sự của 2 cường quốc Trung, Mỹ.​
Để bay vào ADIZ mà Trung Quốc lập trái phép, Mỹ không sử dụng F-22, B-1 hay B-2 vì đây là những loại máy bay tàng hình. Nếu sử dụng, hóa ra Mỹ sợ Trung Quốc nên chỉ lén lút mà không dám công khai.​
Trong khi đó B-52 không phải máy bay tàng hình, do vậy bay vào đó là Mỹ công khai cho toàn bộ đồng minh và cả thế giới biết.​
Cũng nên biết rằng khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông thì Bộ quốc phòng của họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện cần thiết chứ không phải nói suông, vì đây là tuyên bố tầm quốc gia của một siêu cường đang cố chứng minh cho thế giới biết sức mạnh của mình.​
Khi đó, bất kỳ một chiếc máy bay nào xuất hiện tại khu vực trên đều sẽ bị phát hiện và nhắc nhở ngay để thể hiện uy danh cường quốc chứ không phải chuyện đùa.​
Vì thế Mỹ dùng B-52 là đắc sách, là nước cờ cao, vừa kiểm tra năng lực “nhìn” của Trung Quốc, vừa đề phòng khỏi mất mặt nếu bị Trung Quốc phát hiện ra rồi phát lời cảnh báo. Tại sao vậy?​
Đừng tưởng Trung Quốc sẽ không dám làm gì khi phát hiện B-52 của Mỹ bay vào ADIZ mà họ vừa tuyên bố, chúng ta đã từng chứng kiến tàu chiến của PLAN nhiều lần cắt mặt, khiến tàu chiến Mỹ phải chuyển hướng, hay vụ đụng độ với máy bay Mỹ khiến một phi công Trung Quốc thiệt mạng...​
Nhưng rốt cuộc, Trung Quốc rõ ràng là không phát hiện ra B-52 vào ADIZ mà chỉ biết và phản ứng khi Mỹ công bố sau đó 7 tiếng đồng hồ.​
ac-mong-khung-khiep-cua-trung-quoc-tai-bien-dong.jpg

Oanh tạc cơ B-52 dẫn đầu đội hình tiêm kích F-16 và máy bay tác chiến điện tử EA-6​
Mới đây, khi Mỹ đưa máy bay P-8A Poseidon và tàu chiến vào biển Đông “tuần tra” trước việc Trung Quốc bồi đắp trái phép các bãi cạn thành những căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì lập tức bị Trung Quốc bám chặt, gọi loa cảnh cáo…​
Hãng tin CNN đã tường thuật rất chi tiết sự kiện trên, khiến cho thế giới hiểu rằng Trung Quốc sẵn sàng cứng rắn với Mỹ trên Biển Đông.​
Tuy nhiên, lại tuy nhiên, khi vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift đi tuần tra và thị sát biển Đông trong 7 tiếng đồng hồ trên P-8A Poseidon thì giống như vụ B-52 bay vào ADIZ, sau khi Mỹ công bố, Trung Quốc mới cay cú phản ứng…​
Như vậy, Trung Quốc không hề biết ông tướng Mỹ này đã làm gì trên biển Đông trong 7 tiếng đồng hồ.​
Có điều gì đó trong sự trùng hợp 7 tiếng đồng hồ? Chỉ có Mỹ và Trung Quốc hiểu sâu sắc, chi tiết vì sao là con số 7 mà không phải là số 8 hay số 6...​
Nhưng nếu như có ai đó hiểu rằng, một quốc gia bị “mù và điếc” mất 7 tiếng đồng hồ trong một cuộc chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao như hiện nay là thảm họa thì cũng không sai.​
ac-mong-khung-khiep-cua-trung-quoc-tai-bien-dong.jpg

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon​
B-52 của Mỹ khiến Trung Quốc không rét mà run!
Phát hiện và “nhìn thấy” máy bay B-52, trên thế giới này mới chỉ có Việt Nam làm được công khai. Nhưng Việt Nam phát hiện và “nhìn thấy" được B-52 không phải chỉ bằng kỹ thuật đơn thuần mà phải bằng cả chiến thuật.
Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến thuật và công nghệ với tư tưởng tác chiến “những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể…”
Với khả năng gây nhiễu của B-52 và các máy bay hộ tống, bằng kỹ thuật vạch nhiễu đơn thuần để “nhận biết” B-52 như Việt Nam đã làm là điều không tưởng.
Liên Xô lúc đó đã cấp cho Việt Nam những loại vũ khí phòng không gần như tốt nhất mà họ có, tuy nhiên trong ngày đầu của chiến dịch, Việt Nam đã bắn hàng trăm quả tên lửa nhưng hiệu suất chiến đấu quá thấp.​
Điều đó chứng tỏ tuyên bố của Mỹ: B-52 là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” và “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” không phải là không có cơ sở thực tế.​
Nhưng với sự hỗ trợ của chiến thuật như cách bố trí các trạm radar từ thế địa lý, công tác thông tin tình báo, lối đánh sáng tạo, thậm chí lợi dụng sai lầm từ phương án tác chiến của đối phương... tên lửa Việt Nam mới vít cổ được nhiều B-52 như thế.
Như vậy, nếu nói rằng Việt Nam, một quốc gia nghèo nàn lạc hậu còn phát hiện được B-52 của Mỹ thì Trung Quốc lẽ nào lại không… là sự so sánh khập khiễng, là đánh giá quá thấp năng lực tác chiến điện tử của Mỹ.​
“Tướng phòng lạnh” hay “Hỏa lực mồm” là những kẻ hung hăng coi thường đối thủ “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Nói chung, Trung Quốc không phải là Việt Nam.​
ac-mong-khung-khiep-cua-trung-quoc-tai-bien-dong.jpg

Máy bay ném bom B-52 phối hợp tác chiến cùng tiêm kích hạm F/A-18
Có thể nói “Điện Biên Phủ trên không” không hẳn là cuộc tập kích đường không lớn và duy nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Nhưng chắc chắn, đây là một trận mà tác chiến điện tử của 2 bên đối địch diễn ra cực kỳ ác liệt và lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới cho đến nay.​
Qua trận này, Việt Nam và Mỹ đã trả học phí bằng máu để có được những bài học kinh nghiệm cực kỳ quý giá, bổ ích cho mỗi bên. Do đó, chỉ Việt Nam mới đánh giá chính xác được mạnh yếu của B-52 và cũng chỉ Mỹ mới rút ra được điều gì cần phải khắc phục trên B-52.​
Và một thực tế hùng hồn là dù đã tồn tại đã 60 năm, nhưng B-52 không bị loại khỏi biên chế mà qua mấy lần cải tiến, nó vẫn là loại máy bay ném bom chiến lược lợi hại của một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, giàu có cũng bậc nhất thế giới như Mỹ mới đáng ngạc nhiên.​
Kể từ khi ra đời năm 1955, đến nay B-52 luôn gắn liền với chiến thắng, trừ một lần duy nhất bị bại trên bầu trời Hà Nội. Tuy thế, chẳng có người Việt Nam nào lại đánh giá thấp sự lợi hại, sức mạnh khủng khiếp của nó.​
Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm 3 chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9 - 10 km và ném gần 100 tấn bom, tương đương 138 quả bom, mỗi quả nặng 250 kg với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km[sup]2[/sup].​
Nếu mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km[sup]2[/sup], tức là cự ly trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét, thì… không nghe tiếng máy bay.​
Đối phương chỉ phát hiện được B-52 rải thảm khi tiếng rít đến kinh người của hàng trăm quả bom xé gió từ trên không trung lao xuống và mặt đất như bị chao đảo, rung chuyển hơn cả một trận động đất lớn nhất đã từng xảy ra.​
Một khu vực rộng chừng 2,5 km[sup]2[/sup] sẽ trở thành bình địa, những hố bom chi chít như mặt trăng bị các thiên thạch bắn phá.​
Vậy điều gì xảy ra nếu như cứ hết tốp này đến tốp khác đến thay nhau “rải thảm” mà hệ thống phòng không không thấy B-52 đâu để phóng tên lửa?​
ac-mong-khung-khiep-cua-trung-quoc-tai-bien-dong.jpg

B-52 của Mỹ đang ném bom kiểu “rải thảm”​
Báo chí Nga đăng tin rằng máy bay cường kích Sukhoi Su-24 của họ với tổ hợp gây nhiễu tiên tiến đã làm tê liệt hệ thống điều khiển chiến đấu Aegis của tàu chiến Mỹ Donald Cook trên Biển Đen thì chưa rõ thực hư.​
Nhưng trên biển Hoa Đông, việc Trung Quốc không phát hiện được B-52 của Mỹ bay vào ADIZ mà họ ngang nhiên tuyên bố là sự thật.​
Tại biển Đông, Trung Quốc không phát hiện được Đô đốc Scott Swift đi tuần tra và thị sát trong 7 tiếng đồng hồ trên P-8A Poseidon cũng là sự thật, thì chứng tỏ tác chiến điện tử của Mỹ không phải chuyện đùa.​
Té ra khi cần tạo điều kiện để CNN tố cáo sự hung hăng của Trung Quốc cho thế giới biết thì Mỹ “giúp” Trung Quốc “thấy”, nhưng khi cần “bịt mắt” Trung Quốc thì Mỹ cũng thừa khả năng.​
Nếu vậy, điều chắc chắn là mọi căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam không thành vấn đề với B-52 của Mỹ là hiển nhiên.​
Thậm chí ngay cả đảo Hải Nam, lực lượng phòng không Trung Quốc sẽ làm được gì hay chỉ mỗi nghe tiếng rít của bom?​
Chiến tranh hiện đại mở màn bằng tác chiến điện tử, là đòn đánh khiến đối phương “mù và điếc”, là đòn đánh quyết định sự thành bại của cuộc chiến.​
Bất kỳ quốc gia nào khi “không nhìn thấy” máy bay B-52, B-1 hay B2 của Mỹ thì chẳng cần đến bom hạt nhân cũng đều có nguy cơ bị Mỹ đưa về “thời kỳ đồ đá”.​
Chỉ với 2 chiếc B-52 vừa tập trận ném bom hồi đầu tháng 7 tại Tây Thái Bình Dương có lẽ cũng đủ trọng lượng để Mỹ cho Trung Quốc biết có nên hung hăng hay không trên đường băng mới xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa, nếu như chỉ biết được B-52 bay qua sau 7 tiếng đồng hồ.​
 
  • Like
Reactions: thushtp and abumap