Hạng F
30/10/08
5.192
40
48
53
khoảng cách các xe bao nhiêu vậy bác xem trên video thì thấy xa quá
 
Chi Hội MBFC
25/1/08
10.110
3.612
113
Mercedes-Benz
www.mercedes-amg.vn
Đi dọc theo tuyến đường Xuyên Á từ cửa khẩu về đến PhnomPenh, dọc hai bên đường người dân sử dụng bao ny lon khoanh lại từng vùng rồi ban đêm đốt đèn lên để bắt dế xong chế biến ra món ăn đặc sản của người dân tại vùng này. Ngoài dế ra còn có cả nhện và vài loại côn trùng khác... và các loài này mang lại thu nhập rất cao cho người dân tại đây

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Bác Bannang mở hàng trước, cũng có cảm giác sợ sợ ...
Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Bác Lơ không ăn dế mà ăn nhện vì giá trị dinh dưỡng cao hơn và giá bán cao hơn. 1$/ 4 con

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Sợ thì sợ nhưng phải nói là hơi bị ngon

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!
 
Chi Hội MBFC
25/1/08
10.110
3.612
113
Mercedes-Benz
www.mercedes-amg.vn
Ở Campuchia, khu vực nông thôn, dường như nhà nào cũng có "bẫy dế" như thế. Dế bắt được, để nguyên chân và đầu cánh, chỉ cần bóp bỏ thức ăn trong bụng là có thể bỏ vào chảo chiên. Những cô cậu thanh niên ở đây, có thể đứng ngay giữa phố, thản nhiên mua dế chiên và ăn như ăn...bắp rang hay đậu phộng rang như người Việt khi vào rạp hát hay các khu vui chơi giải trí.

b%E1%BA%ABy%20d%E1%BA%BF.jpg

Trên đường từ Siem- Riep đi Nông- Pênh, chúng ta cũng có thể bắt gặp nhiều nơi bán...nhện chiên, và cả những con nhện sống, to cỡ ngón tay cái, màu đen tuyền cho du khách mang về ngâm rượu thành món đặc sản "Ông uống bà khen". Công hiệu chưa biết thế nào, nhưng với món nhện chiên, thì vừa dòn, vừa béo...rất đặc trưng!

h%C3%A0ng%20b%C3%A1n%20d%E1%BA%BF%20chi%C3%AAn.jpg


Nếu có dịp, các bạn cứ "thử một lần cho biết", con dế chiên, con nhện chiên...vừa đưa vào miệng, cái cảm giác nhờn nhợn ban đầu biến mất, dành cho một hương vị lạ, mà nếu càng ăn có thể sẽ càng ghiền và nhớ lâu...
 
Chi Hội MBFC
25/1/08
10.110
3.612
113
Mercedes-Benz
www.mercedes-amg.vn
Thong.Nguyen nói:
khoảng cách các xe bao nhiêu vậy bác xem trên video thì thấy xa quá

Phải kéo dãn khoảng cách giữa các xe từ 50m -100m hoặc xa hơn vì khi chạy tốc độ cao rất dễ bị bể kính. Trong đoàn có vài xe bị bể kính do di chuyển quá gần
 
Chi Hội MBFC
25/1/08
10.110
3.612
113
Mercedes-Benz
www.mercedes-amg.vn
Thông tin từ Wiki:

Cung điện Hoàng gia Campuchia ở thủ đô Phnôm Pênh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.Tiếng Khmer gọi tên đầy đủ là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Các Vua Campuchia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.


Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!

Chùa Bạc - công trình nằm trong khu vực Hoàng CungHoàng Cung bao gồm một khu phức hợp các di tích bao gồm Hoàng cung với Chùa Bạc và là sự kết hợp của rất nhiều công trình kiến trúc khác cộng với nhựng khu vườn với rất nhiều hoa kiểng quý đã nhiều năm tuổi. Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc là biểu tượng cho đất nước Campuchia. Công trình nằm quay mặt ra bờ sông thoáng mát, là một đỉa điểm tham quan không thể thiếu trong cuộc hành trình khám phá đất nước Campuchia.

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Vào thời kỳ Angkor, từ năm 802 cho đến đầu thế kỷ 15, kinh đô của ngườI Khmer nằm tại phía bắc của Biển Hồ, ngày nay là tỉnh Siem Riep. Vì cuộc chiến tranh liên miên với người Thái do nằm quá gần về phía biên giới, khiến cho vương triều Angkor suy vong. Trong suốt quá trình lịch sử của mình, nhận thấy kinh đô tại Siêm Riệp là không vững bền, nhà vua Ponhea Yat đã rời bỏ kinh thành Angkor hùng mạnh để thực hiện việc dời đô về Phnom Penh. Lần đầu tiên Phnom Penh được chọn làm kinh đô vào năm 1434 (hoặc 1446) và giữ vai trò kinh đô trong một vài thập kỷ. Năm 1494 kinh đô lại chuyển tới Basan, sau đó chuyển tới Lovek rồi tới Oudong.Kinh đô không được dời lại Phnom Penh cho tới thế kỷ 19 và không có bằng chứng hay ghi nhận nào về một hoàng cung ở Phnom Penh trước thế kỷ 19.

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Thời vua Angchang
Năm 1813 quốc vương Ang Chang (1796-1834) đã xây dựng Banteay Kev (Cung điện Pha Lê) trên vùng đất của hoàng cung ngay nay và ở đó trong thời gian rất ngắn trước khi chuyển tới Oudong. Cung điện Pha Lê bị đốt cháy trong cuộc phá hủy thành phố năm 1834 khi quân Xiêm rút lui khỏi Phnom Penh sau thời gian chiếm đóng

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Thời vua Norodom


Mãi cho tới khi thực dân Pháp xâm lược Campuchia và ép vua Norodom (1834-1904) ký Hiệp ước bảo hộ năm 1863, thủ đô vẫn được đặt tại Oudong, khoảng 45km về hướng đông nam Phnom Penh. Đầu năm 1863, một cung điện tạm thời đã được xây dựng tại vị trí cách hoàng cung hiện tại khoảng vài trăm met về hướng Bắc. Hoàng Cung ngày nay được thiết kế bởi kiến trúc sư Neak OkhnaTepnimith Mak và được xây dựng bởi sự bảo trợ của nước Pháp năm 1866.Cũng trong năm đó, nhà vua rời Oudong (khoảng 45km về hướng đông nam Phnom Penh) và Phnom Penh lại trở thành kinh đô của đất nước. Mấy thập kỷ sau đó, vài công trình kiến trúc được xây dựng thêm, một vài trong số chúng đã bị phá huỷ và xây mới, bao gồm Điện Chanchaya và Phòng khánh tiết (nơi đặt ngai vàng và là nơi thiết triều của nhà vua). Cung điện hoàng gia chính thức hoàn thành việc xây dựng vào năm 1871 và những bức tường bao quanh được xây năm 1873.Cung điện hoàng toàn được xây dựng theo môtip kiến trúc truyền thống Campuchia, tuy nhiên trong quần thể kiến trúc này, có một công trình mang đậm kiến trúc Châu Âu là Điện Napoleon, một món quà từ nước Pháp năm 1876.

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Thời vua Siowath


Quốc vương Sisowath (1904-1927) tiếp tục hoàn thiện và cho xây dựng thêm rất nhiều công trình khác như Đại sảnh Phochani năm 1907, khánh thành năm 1912 . Ông tiếp tục cho mở rộng Điện Chanchaya và Phòng khánh tiết vào năm 1913 - 1919 . Các công trình do Siowath xây dựng trong thời gian này mang đậm phong cách kiến trúc của người Khmer phối thêm phong cách kiến trúc Tây Âu nhất là phòng khánh tiết.

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Thời vua Monivong


Các công trình xây dựng quan trọng tiếp theo được làm vào những năm 1930 dưới đời quốc vương Monivong như xây thêm Điện thờ hoàng cung, Vihear Suor (1930), và phá bỏ và thay thế khu hoàng cung cũ bằng khu cấm thành Khemarin (1931). Sau đó, năm 1953 xây dựng công trình độc đáo Damnak Chan dùng làm nơi làm việc của Hội đồng cao cấp của nhà vua, năm 1956 xây dựng thêm khu biệt thự Kantha Bopha sử dụng cho các vị khách nước ngoài viếng thăm hoàng gia.


Thời kỳ Khmer Đỏ
Từ khi diễn ra đảo chính năm 1970, khi Campuchia trở thành nước cộng hoà, trong suốt thời kỳ chế độ Khmer đỏ (Campuchia Dân chủ 1975-1979) và chế độ cộng sản của những năm 1980 đến tận năm 1993 khi nền quân chủ được lập lại, khu hoàng cung có khi được sử dụng như bảo tàng hoặc bị đóng cửa. Trong thời kỳ cai trị của chế độ Khmer Đỏ, quốc vương Sihanouk và gia đình bị giam lỏng như tù nhân trong khu hoàng cung. Vào giữa những năm 1990 một số toà nhà trong khu hoàng cung được phục chế và tu sửa với sự trợ giúp của quốc tế.

Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!


Ảnh tường thuật hành trình Caravan Indochina Tour đầu tiên của MBFC!