Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 19/05/2020

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Fed đều đưa ra các triển vọng tích cực. Tổng thống Mỹ cho biết vắc xin COVID-19 thử nghiệm trên người có thể được sản xuất sau tháng 9 và Trump dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi theo "hình chữ v" trong quý 3. Ngoài ra, chủ tịch Fed cho biết ông sẽ tiếp tục cung cấp các gói kích thích cho nền kinh tế. Những thông tin này đã giúp chỉ số Dow phục hồi gần 1000 điểm. Giá vàng, bạc và đồng yên Nhật giảm. Cố vấn kinh tế của ECB cho biết nền kinh tế châu Âu sẽ trở lại mức bình thường, chính sách của ECB sẽ giúp phục hồi nền kinh tế châu Âu. Tiền tệ châu Âu và tiền tệ hàng hóa đều tăng, trong đó tiền tệ hàng hóa tăng đáng kể. Giá dầu cũng tăng sau khi chính phủ Mỹ và châu Âu cho biết họ có kế hoạch giảm bớt hạn chế vào ngày 1/6.

Vào phiên châu Âu hôm nay, chúng ta nên chú ý báo cáo việc làm của Vương quốc Anh, Đức và chỉ số niềm tin kinh tế ZEW của Eurozone. Trong phiên Mỹ, chúng ta cần chú ý đến việc Chủ tịch Fed và Bộ trưởng Tài chính sẽ tham gia phiên điều trần, những nhận định của họ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và biến động thị trường tài chính. Trước phiên điều trần, thì dữ liệu giấy phép xây dựng và nhà ở hàng năm của Mỹ cũng rất đáng chú ý. Trước dữ liệu, chỉ số USD có khả năng kiểm tra mức thấp trong 5 tháng là 99.43/99.23.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: *hiển thị mức độ quan trọng

08:30 Biên bản chính sách tiền tệ của RBA **
13:00 Tỷ lệ thất nghiệp và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Anh ***
16:00 Chỉ số niềm tin kinh tế ZEW của Đức và Eurozone ***
19:30 Giấy phép xây dựng và nhà ở của Mỹ *
21:00 Chủ tịch Fed và Bộ trưởng tài chính tham gia điều trần ***
Ngày hôm sau 03:30 tồn kho dầu thô API ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.0940/1.0955
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0850/1.0835

Đồng Euro vẫn có cơ hội tăng so với đồng USD nếu dữ liệu kinh tế của Anh, Đức và Eurozone đánh bại kỳ vọng của thị trường. 1.0955/1.0970 là các mức kháng cự chính, nếu vượt qua các mức này thì 1.1017 sẽ là một kháng cự quan trọng. Nếu EUR/USD đóng cửa dưới mức 1.0900 ngày hôm nay, thì nó có khả năng kiểm tra đường MA 20 ở mức 1.0850.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2253/1.2292
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2178/1.2148

Đồng USD giảm so với các tiền tệ chính, với đồng bảng kết thúc mức giảm tại 1.2076. GBPUSD đã phá vỡ MA 10 và MA 20 trên biểu đồ H4, về mặt kỹ thuật thì ta thấy đây là tín hiệu tăng. Nếu GBP/USD duy trì trên đường MA 10 và 20 thì nó có khả năng tăng lên sóng phục hồi 38.2% và 50% lần lượt tại 1.2292/1.2359.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6560/0.6570
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6495/0.6470

Trong biên bản của RBA có đề cập GDP của Úc có thể giảm 10% trong quý 2, AUDUSD đã giảm một chút sau vài phút. Dự kiến tỷ giá AUD/USD sẽ bị hạn chế tại mức kháng cự 0.6560/0.6570 và có khả năng kiểm tra mức hỗ trợ 0.6495/0.6470.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.55/107.70
Ngưỡng hỗ trợ: 106.90/106.75

Chỉ số Dow tương lai và chỉ số Nikkei tiếp tục tăng, nhưng các nhà đầu tư vẫn lo lắng về thương mại của Mỹ và Trung Quốc có thể cản trở sự tăng trưởng của chứng khoán toàn cầu và hạn chế mức tăng của tỷ giá USD/JPY. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự của USD/JPY tại 107.55/107.70 là mức đáng chú ý.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.4025/1.4040
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3905/1.3885

Các nước đã khởi động lại các hoạt động kinh tế và các nhà xuất khẩu năng lượng cũng đã cắt giảm sản lượng, điều này thúc đẩy giá dầu tăng cao hơn và hỗ trợ đồng đô la Canada. Thị trường đang đứng bên lề khi dầu thô giao tháng 6 của Mỹ sắp hết hạn và thông tin tồn kho dầu thô API sẽ được công bố vào sáng sớm ngày mai. USD/CAD có thể bị ảnh hưởng bởi giá dầu. Hiện tại, USDCAD đang tìm đến hỗ trợ 1.3905/1.3885.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 33.80/35.50
Ngưỡng hỗ trợ: 30.90/29.18

Sau khi hợp đồng dầu tháng 6 của Mỹ được chuyển sang hợp đồng giao tháng 7, các nhà đầu tư đã mong chờ sự cải thiện về điều kiện kinh tế và các gói cứu trợ. Giá dầu giao tháng 7 của Mỹ đã từng phá vỡ mức kháng cự 32.45 USD, đạt 33 USD một thùng. Về mặt kỹ thuật, giá dầu có thể điều chỉnh và kiểm tra hỗ trợ tại đường MA 20 và MA 10 trên biểu đồ H4 tương ứng là 30.90/29.18.

Vàng (XAU/USD)

1746/1751
1728/1723

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Fed đang hướng tới quý tiếp theo với các chính sách thúc đẩy kinh tế. Chứng khoán toàn cầu và chỉ số Dow tương lai tăng trở lại, do tâm lý lo sợ rủi ro giảm cho nên giá vàng đã giảm từ mức cao. Về mặt kỹ thuật, vàng giao ngay đã hồi phục và tăng lên 1765 USD một ouce, trong khi vàng giao tháng 6 kết thúc ở mức 1774.8 USD một ounce. Vàng giao ngay đã phá vỡ mức MA 10 trên biểu đồ H4, đây được xem là một trong những mức kháng cự. Về mặt kỹ thuật, hãy theo dõi mức kháng cự 1746/1751 và hỗ trợ 1728/1723. Kháng cự của vàng giao tháng 6 tại 1754/1760 và hỗ trợ tại là 1726/1721.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 24673/24900
Ngưỡng hỗ trợ: 24151/23920

Việc nối lại các hoạt động kinh tế ở Mỹ và các nước châu Âu là tin tốt. Ý kiến từ Tổng thống Mỹ và bài phát biểu của Chủ tịch Fed đã thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư. Nhưng điều đáng chú ý là quan hệ thương mại Mỹ-Trung vẫn căng thẳng và có thể ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự và hỗ trợ của chỉ số Dow lần lượt là 24673/24900 và 24151/23920.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 20/05/2020

Sau phát biểu của chủ tịch Fed ngày hôm qua, thị trường biến động không đáng kể. Đối với Eurozone, QE vẫn sẽ tiếp tục. Các quốc gia trong khu vực đồng tiền chung euro đang bắt đầu nới lỏng các hạn chế đi lại cũng như hoạt động kinh tế. Điều này giúp đồng euro duy trì trên 1.09 so với đồng USD. Dữ liệu CPI của Anh sẽ được công bố vào hôm nay, các nhà đầu tư giao dịch bảng Anh nên chú ý đến bài phát biểu của thống đốc BOE Bailey tại các phiên điều trần. Các hoạt động kinh tế vẫn sẽ tiếp diễn, các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến dữ liệu tồn kho dầu thô vào tối nay.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 CPI và chỉ số giá bán lẻ trong tháng tư của Vương quốc Anh ***
16:00 CPI trong tháng 4 của Eurozone ***
19:30 CPI tháng 4 của Canada ***
20:30 Thống đốc Ngân hàng Anh Bailey phát biểu tại phiên điều trần ***
21:30 Tồn kho dầu thô EIA ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.0955/1.0970
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0925/1.0895

Kế hoạch phục hồi kinh tế của châu Âu vẫn diễn ra suôn sẻ và tỷ giá EUR/USD giữ trên mức 1.0900. Về mặt kỹ thuật thì tỷ giá EUR/USD vẫn tăng trong ngắn hạn, nếu giá duy trì mạnh trên 1.0900 thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.10 và 1.105.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2292/1.2325
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2232/1.2192

Hôm nay, thống đốc BOE Bailey sẽ phát biểu tại phiên điều trần, phát biểu có thể liên quan nhiều đến lãi suất âm, các vấn đề Brexit cũng sẽ trở lại. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD đang dao động theo xu hướng ngang và tạm dừng ở mức thoái lui 50% (tại mức 1.2292). Nếu tỷ giá không thể vượt qua mức thoái lui 50%, thì nó sé giảm về mức hỗ trợ 1.2232/1.2192

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6570/0.6592
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6517/0.6495

GDP của Úc dự kiến sẽ giảm 10%. Dữ liệu kinh tế của Úc cũng kém hiệu quả trong ngày hôm nay. Tỷ giá AUD/USD sẽ bị giới hạn ở mức kháng cự AUDUSD 0.6570/0.6562 và có khả năng giảm về hỗ trợ 0.6495.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 108.08/108.20
Ngưỡng hỗ trợ: 107.60/107.40

Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) sẽ có cuộc họp đột xuất vào thứ Sáu, các nhà đầu tư đang suy đoán về các biện pháp nới lỏng chính sách. Điều này giúp tỷ giá USD/JPY tăng lên 108.08. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá USD/JPY đã kiểm tra mức kháng cự 108.08, đây là mức giá mà chúng ta đã thấy nhiều lần vào giữa tháng Tư. Nếu chỉ số Dow tương lai giảm, tỷ giá USD/JPY sẽ điều chỉnh về hỗ trợ 107.60/107.40.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.4000/1.4020
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3900/1.3875

Chỉ số USD suy yếu và giá dầu tăng, giúp đồng đô la Canada mạnh lên so với đô la Mỹ. Tỷ giá USD/CAD giảm xuống khu vực hỗ trợ quan trọng là 1.38600, về mặt kỹ thuật thì tỷ giá vẫn tiếp tục giảm. Tuy nhiên, áp lực bán sẽ chậm lại do hôm nay Canada sẽ thông báo dữ liệu CPI. Các nhà đầu tư cần phải cẩn thận trong khi bán cặp tỷ giá này. USDCAD có khả năng kiểm tra 1.4000/1.4020 tại MA 20 và 50 trên biểu đồ H4.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 33.10/35.50
Ngưỡng hỗ trợ: 31:00/30.00

Kinh tế thế giới mở cửa trở lại là một dấu hiệu tốt cho các hoạt động sản xuất, có nghĩa là nhu cầu về dầu thô sẽ tăng lên. Hiện nay, một số nước sản xuất dầu bắt đầu cắt giảm sản xuất, vì vậy sản lượng nhiên liệu sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu sản lượng dầu giảm, nhưng nhu cầu tăng cũng sẽ làm mất cân đối cung cầu. Nếu nhu cầu tăng, các nhà tinh chế sẽ bắt đầu tăng sản xuất. Về mặt kỹ thuật, giá dầu sẽ ổn định trong khoảng từ 33.10 đến 31.00 USD mỗi thùng.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1754/1758
Ngưỡng hỗ trợ: 1742/1738

Đồng đô la Mỹ suy yếu giúp giá vàng phục hồi và cũng đi kèm với mối lo ngại về căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù vắc xin của Mỹ sẽ được công bố khi bắt đầu thử nghiệm giai đoạn đầu tiên, nhưng có một số lo ngại về tác dụng phụ đối với vắc xin này. Về mặt kỹ thuật, vàng giao ngay hiện tại dao động trên đường MA 10 trên biểu đồ H4 và đang bị giới hạn ở mức kháng cự 1754/1758, với mức hỗ trợ quan trọng là 1742/1738.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 24596/24680
Ngưỡng hỗ trợ: 24142/24050

Mỹ và Liên minh châu Âu đã bắt đầu mở cửa các hoạt động kinh tế. Về mặt kỹ thuật thì vùng kháng cự hiện tại sẽ là 24596/24680 và vùng hỗ trợ là 24050. Nếu chỉ số Dow Jones phá vỡ mức 24000, nó sẽ trở lại vùng hỗ trợ 23811.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 21/05/2020

Dự kiến dữ liệu PMI của Mỹ và châu Âu sẽ tốt hơn kỳ trước. PMI tăng sẽ dẫn đến nhu cầu dầu thô tăng. Ngày hôm qua, tồn kho của dầu thô đã giảm khoảng 5 triệu thùng trong tuần trước và giá dầu thô tăng cao hơn. Sau kế hoạch cắt giảm sản lượng của Saudi và Kuwait vào ngày 1/6, giá dầu thô đã tăng lên 33 USD mỗi thùng.

Bên cạnh đó, về phía Vương quốc Anh, Bank of England không loại trừ khả năng lãi suất âm và cũng đề cập đến việc xem xét giảm lãi suất xuống mức thấp hơn, các nhà đầu tư không bất ngờ về tuyên bố này. Mặt khác, biên bản cuộc họp FOMC cũng đang diễn ra sáng nay, Fed tuyên bố rằng nền kinh tế Mỹ đã trải qua một đợt suy giảm đáng kể trong tháng 3 do tác động của dịch bệnh.

Điểm nổi bật nhất của FOMC đó là họ sẽ không thực hiện chính sách lãi suất âm. Phiên đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm của Mỹ ngày hôm qua cũng không mang lại tác động tích cực cho chỉ số USD.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:30 PMI Sản xuất trong tháng 5 của Đức ***
15:00 PMI Sản xuất trong tháng 5 Eurozone **
15:30 PMI Sản xuất của Vương quốc Anh ***
19:30 Chỉ số sản xuất Feb Philly trong tháng 5 của Mỹ **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
20:45 PMI Sản xuất và Dịch vụ tháng 5 của Mỹ ***
21:00 Thành viên FOMC William phát biểu **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.0998/1.1017
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0951/1.0921

PMI tháng 5 của Eurozone sẽ được công bố hôm nay. Dữ liệu được dự đoán sẽ tốt hơn và có thể giúp đồng euro tăng giá. Bên cạnh đó, Euro là loại tiền tệ mạnh nhất G10, đồng euro có khả năng kiểm tra mức 1.10 so với đồng USD.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2240/1.2292
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2142/1.2075

Sau thông tin từ BOE, đồng bảng giảm. Về mặt kỹ thuật, áp lực bán mạnh xuất hiện ở mức 1.2267 do mức thoái lui Fibo 50% và đường xu hướng giảm trong trung hạn. Hôm nay, cả Anh và Mỹ sẽ công bố dữ liệu PMI, chúng ta cần chú ý các dữ liệu này.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6600/0.6616
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6540/0.6517

Đồng đô la Úc là tiền tệ hàng hóa. Kinh tế ở Trung Quốc mở cửa trở lại, đưa giá hàng hóa như đồng và sắt tăng lên, do nhu cầu nhiều hơn, vì vậy đồng đô la Úc đã tăng giá. Về mặt kỹ thuật, thị trường sẽ tập trung nhiều hơn vào PMI Sản xuất và Dịch vụ của Mỹ hôm nay. Nếu dữ liệu PMI tốt hơn mong đợi, AUD/USD sẽ giảm về mức hỗ trợ lần lượt là 0.6550/0.65200

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 108.03/108.17
Ngưỡng hỗ trợ: 107.34/107.07

Ngân hàng Nhật Bản sex công bố quyết định lãi suất trước thời hạn vào ngày mai và thị trường đang chờ xem liệu họ có tăng quy mô của QE hay không. Sau thông báo thì đồng Yên có thể suy yếu, và giá sẽ tăng từ mức hỗ trợ 107.50. Xu hướng tăng mạnh vẫn còn và tỷ giá USD/JPY có thể đạt 108.00, và đó là vùng kháng cự MA 20.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3970/1.4000
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3897 /1.3867

Về mặt kỹ thuật thì tỷ giá USD/CAD vẫn trong xu h ướng giảm. Sau khi phục hồi lên 38.2%, mức bán lại thoái lui của Fibo đã xuất hiện tại đó và đẩy tỷ giá giảm trở lại khu vực hỗ trợ quan trọng. Nếu dữ liệu PMI Sản xuất của Mỹ tốt hơn kỳ vọng, thì tỷ giá USD/CAD có thể sẽ tăng trở lại mức 1.3970 và 1.4000.

Dầu giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 33.82/35.51
Ngưỡng hỗ trợ: 31.58/28.50

Dầu thô vẫn tăng do nhu cầu về dầu thô đang tăng. Cộng với việc tồn kho dầu thô giảm, nên giá dầu thô đã tăng lên một mức cao mới. Nếu kết quả của PMI sản xuất của Mỹ tốt hơn mong đợi, dầu thô sẽ phá vỡ vùng kháng cự 33.82/35.51

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1753 // 1756
Ngưỡng hỗ trợ: 1733/1728

Căng thẳng của Mỹ vẫn còn, và vắc-xin vẫn cần thêm thời gian thử nghiệm trước khi được đưa vào sử dụng. Giá vàng hiện tại vẫn đang kẹt trong khoảng 61.8% đến 50% của mức thoái lui Fibo và cho thấy xu hướng giảm nhẹ. Nếu hôm nay PMI Sản xuất và Dịch vụ của Mỹ tốt hơn kỳ vọng của thị trường, giá vàng giao ngay sẽ giảm.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 24598/24835
Ngưỡng hỗ trợ: 24352/24053

Hôm dữ liệu PMI sản xuất của Mỹ và châu Âu sẽ được chú ý. Nếu dữ liệu PMI của cả hai khu vực tốt hơn như mong đợi thì chỉ số Dow tương lai sẽ kiểm tra mức cao nhất, chẳng hạn như 24598/24835.

Theo ông Martin - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 22/05/2020

Dữ liệu PMI sản xuất của Eurozone và Mỹ được công bố ngày hôm qua đã giúp thị trường tăng vọt. Tuy nhiên, thị trường đảo ngược do căng thẳng Mỹ-Trung vẫn tiếp tục.

Doanh số bán lẻ cốt lõi của Anh sẽ được công bố ngày hôm nay với dự đoán của thị trường là rất xấu, đòng Bảng sẽ giảm khi dữ liệu được phát hành. Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ cốt lõi của Canada có khả năng tăng. Vì vậy, chúng ta không nên chọn GBP/CAD để giao dịch, vì xu hướng của tỷ giá có thể bị đảo ngược bất cứ lúc nào.

Hôm nay, cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB sẽ là tâm điểm của thị trường vì Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức - Angela Merkel muốn EU thực hiện một quỹ để giúp đỡ các nền kinh tế đang cần sự giúp đỡ nhất.

Tóm tắt lại, tất cả các cuộc họp của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu trong tuần này, họ có cùng suy nghĩ về việc không thực hiện lãi suất âm, và họ đều tập trung đến việc phục hồi kinh tế.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

07:00 Quyết định chính sách tiền tệ của BOJ ***
13:00 Doanh số bán lẻ trong tháng 4 của Anh ***
18.30 Cuộc họp chính sách tiền tệ ECB ***
19:30 Doanh số bán lẻ cốt lõi m/m của Canada ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.0952/1.0980
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0918/1.0891

Căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục phát sinh, dòng tiền chảy vào thị trường trái phiếu Mỹ và giúp đồng đô la Mỹ mạnh lên so với đồng Euro. Như những phân tích của chúng tôi ở những ngày trước, sau khi tỷ giá EUR/USD di chuyển đến khu vực mục tiêu 1.10 thì nó đã giảm và thử nghiệm khu vực hỗ trợ thoái lui. Hôm nay chính sách tiền tệ của ECB sẽ được công bố. Tỷ giá EUR/USD có thể quay trở lại 1.0952, đây là mức kháng cự MA 20 trên biểu đồ H4.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2292/1.2359
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2209/1.2142

Về mặt kỹ thuật, bảng Anh giao dịch trên 1.22 và dưới 1.23 so với đồng đô la Mỹ, hiện tại tỷ giá vẫn đang sideway. Hôm nay, Vương quốc Anh sẽ công bố số liệu Bán lẻ cốt lõi, dữ liệu được dự báo sẽ tệ hơn dữ liệu trước đó. Vì vậy, khả năng GBP/USD có khả năng giảm về mức dưới 1.22.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6569/0.6592
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6517/0.6495

Về mặt kỹ thuật, tỷ giá AUD/USD vẫn đang trong xu hướng giảm. Nếu tỷ giá không thể phá vỡ bất kỳ mức kháng cự nào thì nó sẽ quay trợ lại các mức hỗ trợ 0.6517/0.6495.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.84/108.08
Ngưỡng hỗ trợ: 107.28/107.03

Theo dự đoán của thị trường, trong quyết định chính sách tiền tệ của BOJ ngày hôm nay thì họ có khả năng ra mắt thêm QE. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá vẫn giữ được xu hướng tăng trong biểu đồ H4, thì nó sẽ tăng lên các mức kháng cự 107.84/108.08.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.4005/1.4036
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3931/1.3898

USD tăng trở lại vì căng thẳng Mỹ-Trung. Hôm nay doanh số bán lẻ cốt lõi của Canada sẽ được công bố và dự báo dữ liệu này có thể tồi tệ hơn trước. Về mặt kỹ thuật USD/CAD đã thử nghiệm hai lần tại khu vực hỗ trợ quan trọng, là 1.38600. Nếu không thể phá vỡ mức này thì tỷ giá sẽ đảo ngược xu hướng.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 34,60/35,51
Ngưỡng hỗ trợ: 31,59/28,52

Kết quả PMI sản xuất tốt đã giúp giá dầu kiểm tra các mức cao. Về mặt kỹ thuật, giá dầu thô hiện tại đã biến động chậm là và đang chờ sự đảo ngược xu hướng tại khu vực kháng cự, khả năng giá dầu sẽ về hỗ trợ 31.59/28.52.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1735/1739
Ngưỡng hỗ trợ: 1717/1713

Giá vàng giao ngay đã chạm tới mức thoái lui Fibonacci 61.8%, cộng với dữ liệu PMI sản xuất của Mỹ ngày hôm qua được kỳ vọng tốt hơn, điều này đã gây ra áp lực bán tháo đối với vàng. Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ trở lại, chúng ta cần chú ý đến các mức hỗ trợ vì giá vàng có thể thoái lui về các mức này.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 24596/23333
Ngưỡng hỗ trợ: 24142/24051

Chỉ số Dow tương lai tăng mạnh khi dữ liệu PMI sản xuất của Mỹ đã tốt hơn. Sau khi chạm vùng kháng cự thì chỉ số Dow đã thoái lui do thị trường lo ngại về căng thẳng của Mỹ-Trung sẽ tăng lên. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow vẫn dao động trong phạm vi 24598.7 và 24350.6.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 25/05/2020

Căng thẳng Mỹ-Trung đã giúp sức mạnh của đồng đô la Mỹ tăng lên. Chỉ số USD phục hồi từ 99 điểm vào thứ Năm tuần trước và đóng cửa với mức tăng 0.4%. Về mặt kỹ thuật, chỉ số USD có thể được kiểm tra mức 100 điểm.

BOJ đã khởi động chương trình cho vay mới để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 và sẽ tập trung nhiều hơn vào việc hạn chế các công ty phá sản, tăng số lượng việc làm và ngăn chặn suy thoái kinh tế biến thành khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó, BOJ giữ nguyên lãi suất chính và chính sách mua tài sản. Sau thông báo này, đồng yên mạnh lên và kéo tỷ giá USDJPY từ 107.71 giảm xuống còn 107.35.

Hôm nay, Mỹ và Anh nghỉ lễ cho nên thị trường sẽ không có nhiều biến động.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 GDP cuối cùng của Đức q/q ***
15:00 Niềm tin kinh doanh Ifo của Đức **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.0918/1.0947
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0836/1.0810

Những công bố của ECB đã không tác động mạnh đến thị trường vào thứ Sáu, cộng với việc đồng USD mạnh lên đã khiến tỷ giá EUR/USD giảm trở lại từ mức 1.10. GDP cuối cùng và niềm tin kinh doanh của Đức sẽ được công bố vào hôm nay, nếu dữ liệu tốt hơn thì tỷ giá EUR/USD sẽ tăng tạm thời nhưng sẽ không vượt qua mức 1.0947.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2210/1.2230
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2096/1.2076

Hôm nay Ngân hàng Vương quốc Anh nghĩ lễ và đây là Ngày Tưởng niệm của Mỹ, vì vậy thị trường sẽ không biến động nhiều. Về mặt kỹ thuật, USD mạnh lên đã đẩy tỷ giá GBP/USD phá vỡ đường MA 20 trên biểu đồ D1, đây là dấu hiện nhận thấy tỷ giá đang trong xu hướng giảm trung hạn. Khả năng tỷ giá sẽ đạt các mức hỗ trợ tiếp theo.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6541/0.6557
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6495/0.6472

Đồng đô la Úc đã tăng trong tuần và đạt đến mức cao nhất là 0.66 so với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên đã kiềm hãm mức tăng của tỷ giá AUD/USD và nó đã giảm về vùng 0.65. Tùy thuộc vào mức độ căng thẳng giữ Mỹ và Trung Quốc, đồng đô la Úc sẽ biến động theo những căng thẳng này.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.65/107.84
Ngưỡng hỗ trợ: 107.30/106.79

Sau thông báo của BOJ tỷ giá USD/JPY đã sụt giảm ngay sau khi phục hồi từ mức 107.28. Tỷ giá đã tăng trên đường MA 10 và MA 20, tâm lý tăng giá có thể giúp tỷ giá USD/JPY tìm kiếm một mức cao mới. Tuy nhiên, tâm lý lo sợ rủi ro vẫn là một mối bận tậm.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.4068/1.4105
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3972/1.3937

Doanh số bán lẻ của Canada đã giảm 10% trong tháng 3, giúp đồng USD tăng mạnh so với đồng CAD. Cuối cùng, tỷ giá đã đạt mục tiêu của chúng tôi là 1.4005/1.4036 vào thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chú ý đến giá dầu thô. Nếu giá dầu thô vẫn tăng, đồng CAD sẽ mạnh trở lại

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 32.80/33.45
Ngưỡng hỗ trợ: 28.52/27.79

Dầu thô vẫn duy trì đà tăng do các hoạt động sản xuất đã trở lại cộng với việc cắt giảm sản xuất của các nước xuất khẩu dầu. Nhưng vào thứ Sáu, Trung Quốc từ chối công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã khiến giá dầu giảm 6%. Về mặt kỹ thuật, xu hướng hiện tại của giá dầu vẫn là giảm, và dầu thô có thể về mức 28.52/27.79.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1749/173
Ngưỡng hỗ trợ: 1727/1723

Giá vàng giao ngay bật ra khỏi khu vực hỗ trợ 1717 khi căng thẳng Mỹ-Trung phát sinh. Về mặt kỹ thuật, giá vàng vẫn bị hạn chế tại đường MA 20 trên biểu đồ H4. Nếu quan hệ Mỹ-Trung trở nên tồi tệ hơn thì giá vàng sẽ đạt mức 1749/1753.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 24445/2558
Ngưỡng hỗ trợ: 24051/23811

Hôm nay là Ngày Tưởng niệm tại Mỹ, căng thẳng Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến chỉ số Dow tương lai. Nếu căng thẳng tiếp tục tăng thì chỉ số Dow sẽ giảm.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 26/05/2020

Môi trường kinh doanh IFO tháng 5 của Đức được công bố ngày hôm qua, và kết quả tốt hơn nhiều so với dự báo, chỉ số tương lai GER30 đã tăng vọt. Bên cạnh đó, cán cân thương mại của New Zealand cho thấy kết quả tốt hơn, NZDUSD đã tăng khoảng 30pips trong phiên châu Á hôm nay. Sau kỳ nghỉ của Vương quốc Anh và Mỹ, thị trường đang chờ đợi dữ liệu của châu Âu cũng như dữ liệu của Mỹ.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

05:45 Cán cân thương mại trong tháng 4 của New Zealand **
11:30 Chỉ số hoạt động công nghiệp tháng 3 của Nhật Bản *
13:00 Niềm tin của người tiêu dùng Gfk của Đức **
20:00 Chỉ số giá nhà ở trong tháng 3 của Mỹ *
21:00 Niềm tin người tiêu dùng CB của Mỹ ***
21:00 Dữ liệu bán nhà mới trong tháng 4 của Mỹ **
21:30 Chỉ số sản xuất Fed Dallas *
Ngày hôm sau 04:00 Thống đốc Ngân hàng Canada Poloz phát biểu ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.0922/1.0936
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0891/1.0870

Niềm tin kinh doanh IFO của Đức được công bố ngày hôm qua, và kết quả tốt hơn nhiều so với dự báo. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá EUR/USD vẫn được hỗ trợ mạnh tại đường MA 20 trên biểu đồ H4. Dự kiến tỷ giá sẽ tăng lên và kiểm tra vùng kháng cự 1.0922/1.0936.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2250/1.2290
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2187/1.2162

Hôm nay thị trường sẽ tập trung vào việc công bố dữ liệu của Vương quốc Anh. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá có khả năng tăng lên 1.2250/1.2290.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6593/0.6616
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6540/0.6520

Đồng đô la Úc mạnh lên so với đồng đô la Mỹ do nhu cầu về vật liệu kim loại công nghiệp tăng lên. Dự kiến tỷ giá sẽ tiếp tục tăng và kiểm tra mức kháng cự.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.87/108.00
Ngưỡng hỗ trợ: 107.45/107.30

Dữ liệu kinh tế của Nhật Bản đã khiến đồng yên suy yếu trong phiên giao dịch châu Á hôm nay. Ngoài ra, tâm lý lo sợ rủi ro vẫn tăng lên do căng thẳng Mỹ-Trung. Thị trường nhận định tỷ giá USD/JPY có thể giảm.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3985/1.4000
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3932/1.3900

Giá dầu vẫn tăng, điều này tiếp tục thúc đẩy đồng CAD. Chúng ta phải chú ý đến quan hệ Mỹ-Trung, nó có thể khiển tỷ giá đảo ngược xu hướng.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 34.70/35.50
Ngưỡng hỗ trợ: 33.00/31.59

Các hoạt động kinh tế đã hoạt động trở lại, nhu cầu tăng giúp tăng giá dầu thô. Dự kiến giá sẽ kiểm tra mức kháng cự.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1742/1745
Ngưỡng hỗ trợ: 1729/1726

Về mặt kỹ thuật, vàng giao ngay đã tăng trở lại sau khi chạm mức hỗ trợ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ dễ bị tác động và dẫn đến suy giảm. Đồng đô la Mỹ sẽ giảm và vàng sẽ tăng giá.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 24895/21819
Ngưỡng hỗ trợ: 24516/25555

Hôm nay thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow tương lai sẽ kiểm tra các mức hỗ trợ.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 27/05/2020

Tại phiên giao dịch châu Âu ngày hôm nay sẽ có hai sự kiện lớn sẽ diễn ra, đó là Đánh giá ổn định tài chính của ECB và Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu. Đồng euro sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi tiến trình của quỹ phục hồi kinh tế trị giá 500 tỷ euro. Nếu đề xuất này được thông qua, đồng Euro sẽ tăng giá.

Mặt khác, Fed sẽ công bố Beige book và các số liệu sửa đổi về sự tăng trưởng của quý I. Dữ liệu này được dự đoán sẽ tồi tệ hơn do tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ. Mặt khác, Bộ trưởng Năng lượng của Nga là Alexander Novak và các thành viên OPEC sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong tháng Bảy. Tin tức này đã hỗ trợ giá dầu tăng

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:30 Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu ***
15:00 Đánh giá ổn định tài chính của ECB ***
19:30 Giấy phép xây dựng của Canada trong tháng 4 *
01:00 Fed công bố Beige book
03:30 Tồn kho dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.0980/1.1007
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0944/1.0924

Thành viên của ECB là Francois Villeroy tuyên bố Chương trình PSPP có thể tiến xa hơn nữa và sẽ có nhiều chương trình kích thích kinh tế hơn. Về mặt kỹ thuật, đà tăng giá của EUR/USD đang chậm lại, tỷ giá có khả năng điều chỉnh và giảm về các mức hỗ trợ.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2345/1.2360
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2276/1.2248

Về mặt kỹ thuật, GBP/USD đã đóng cửa trên đường MA 20 của biểu đồ D1. Ngoài ra, tỷ giá hiện tại đạt tới mức Fibo 50%, tỷ giá có khả năng điều chỉnh về hỗ trợ 1.2276/1.2248.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6660/0.6684
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6607/0.6570

Dữ liệu xây dựng của Úc được công bố với hiệu suất tốt hơn. Chúng ta hãy chú ý đến việc đảo ngược xu hướng do các nhà đầu tư có khả năng chốt lệnh các lệnh mua. Dự kiến giá sẽ điều chỉnh và kiểm tra đường MA 10 trên biểu đồ H4 là 0.6607.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107,70/107,85
Ngưỡng hỗ trợ: 107,28/107,04

Đồng yên suy yếu nên giúp tỷ giá USDJPY tăng trở lại. Các nhà đầu tư sẽ tập trung nhiều hơn vào Beige Book của Fed và dự kiến nó sẽ tác động mạnh đến thị trường. Chúng ta cần theo dõi chỉ số Dow tương lai khi giao dịch USD/JPY.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3845/1.3867
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3775/1.3754

CAD tăng do nhu cầu dầu thô tăng. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng và áp lực bán mạnh có thể đẩy tỷ giá giảm về mức 1.3775/1.3754. Tâm điểm của thị trường hôm nay sẽ là dữ liệu kinh tế của Mỹ và việc công bố Beigi Book của Fed.

Dầu thô tương lai của Mỹ (tháng 7)

Ngưỡng kháng cự: 34,70/35,50
Ngưỡng hỗ trợ: 33,50/33,05

Tồn kho dầu thô API của Mỹ sẽ được công bố vào sáng sớm ngày mai. Các nhà đầu cơ dự kiến khối lượng lưu trữ sẽ giảm do nền kinh tế đã hoạt động trở lại. Giá dầu thô sẽ kiểm tra các vùng kháng cự tiếp theo.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1723/1727
Ngưỡng hỗ trợ: 1710/1706

Vàng sụt giảm do dữ liệu doanh số bán nhà của Mỹ không tệ hơn dự báo và kỳ vọng cho việc nền kinh tế mở cửa trở lại. Tuy nhiên, hôm nay báo cáo Beigi Book của Fed có thể cho chúng ta thấy COVID-19 ảnh hưởng xấu đến thị trường như thế nào. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang trên đường MA 10 của biểu đồ D1, dự kiến giá vàng có thể tăng trở lại.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25219/25669
Ngưỡng hỗ trợ: 24682/2292

Chỉ số Dow tăng mạnh do Tổng thống Trump đã đăng lên twitter kêu gọi mọi quốc gia nên mở cửa nền kinh tế càng sớm càng tốt. Thêm vào đó, dữ liệu bán nhà không tệ cũng giúp chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn. Tuy nhiên, chúng tôi hãy cẩn thận vì làn sóng thứ hai của dịch bệnh có thể quay trở lại. Hôm nay, Beige Book của Fed có thể kéo chỉ số Dow giảm trở lại.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 28/05/2020

Theo phân tích ngày hôm qua, đồng euro tăng trên 1.100 do Ủy ban EU có kế hoạch công bố gói kích cầu trị giá 750 tỷ euro. Gói kích cầu này sẽ được chia làm 2 phần, 500 tỷ euro trợ cấp và 250 tỷ euro cho vay. Hãy chú ý đến dữ liệu kinh tế Eurozone và Đức ngày hôm nay. Nếu dữ liệu cho thấy sự cải thiện, đồng euro sẽ được hỗ trợ.

Trong Beige book phát hành ngày hôm qua, Jerome Powell nói rằng ông không chắc chắn về nền kinh tế trong thời gian tới và tất cả các hoạt động kinh tế sẽ chậm lại.

Tuy nhiên, chúng tôi mong đợi kinh tế Mỹ sẽ ổn định trong quý tiếp theo vì các dữ liệu cho thấy sự cải thiện kể từ khi Mỹ mở cửa trở lại trong tháng 5. Chúng ta cần chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, nó được dự đoán sẽ có kết quả tốt hơn.

Các dữ liệu đáng chú ý vào ngày mai là tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp. Nó có khả năng hạn chế sự gia tăng của đồng yên. Dữ liệu CPI của Đức ngày hôm nay sẽ phản ánh CPI của Eurozone vào ngày mai. Tỷ giá EUR/USD có thể hạn chế giảm.

Các sự kiện đáng chú ý ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:00 Niềm tin kinh doanh của ANZ **
16:00 Môi trường kinh doanh của Eurozone **
16:00 Niềm tin tiêu dùng của Eurozone **
19:00 CPI của Đức **
19:30 Đơn hàng bền trong tháng 4 của Mỹ ***
19:30 GDP Q1 của Mỹ ***
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
10:30 Tài khoản vãng lai Q1 của Canada *
21:00 Nhà chờ bán m/m của Mỹ *
22:00 Tồn kho dầu thô EIA của Mỹ **
Ngày hôm sau 02:00 US Fed Patrick Harket phát biểu

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1035/1.1055
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0986/1.0950

Sức mạnh đồng euro đã tăng lên. Hôm nay, các nhà đầu cơ sẽ chú ý đến CPI của Đức, dữ liệu được kỳ vọng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, EUR/USD đã tăng cao hơn ngày hôm qua, cộng với các vấn đề phát sinh của Brexit, tỷ giá có thể quay đầu giảm.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2292/1.2320
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2180/1.2162

EU sẵn sàng thay đổi lập trường về nghề cá trong các cuộc đàm phán với Anh vào tuần tới, và các vấn đề Brexit lại phát sinh. Về mặt kỹ thuật, hiện tại tỷ giá GBP/USD di chuyển dưới đường MA 10 của biểu đồ H4, tỷ giá có khả năng kiểm tra mức hỗ trợ 1.2180/1.2162.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6630/0.6645
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6570/0.6555

Chi tiêu vốn tư nhân Úc giống như kỳ vọng của thị trường. Dữ liệu của Mỹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong ngày hôm nay, và tỷ giá AU/USD sẽ kiểm tra các mức hỗ trợ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.88/108.08
Ngưỡng hỗ trợ: 107.36/107.04

Về mặt kỹ thuật, tỷ giá USD/JPY vẫn dao động trong phạm vi 107.88 và 107.36, đà tăng vẫn còn mạnh, cộng với dữ liệu thất nghiệp của Mỹ ngày hôm nay có thể giúp USD/JPY vượt ra khỏi các phạm vi này.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3822/1.3862
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3727/1.3707

Thị trường sẽ chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ và tồn kho dầu thô EIA của Mỹ. Trong khi đó, dữ liệu công việc được mong đợi sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý đến tồn kho dầu thô EIA của Mỹ khi giao dịch đồng CAD.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 33,54/34,65
Ngưỡng hỗ trợ: 30,84/29,67

Tồn kho dầu thô API tăng. Giá dầu thô bị đẩy lùi từ mức cao. Về mặt kỹ thuật, giá có thể phục hồi đến 38.2% và 50% của Fibonacci. Chúng ta cần chú ý dữ liệu tồn kho dầu thô EIA của Mỹ ngày hôm nay.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1721/1725
Ngưỡng hỗ trợ: 1706/1702

Giá vàng giao ngay giảm do các nhà đầu tư chốt lời, nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và EU có kế hoạch tung ra gói kích cầu, nên dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ chảy sang thị trường chứng khoán. Chúng ta cần chú ý dữ liệu của châu Âu, Mỹ và các yếu tố chính trị.

Chỉ số Dow (US30) tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25844/26089
Ngưỡng hỗ trợ: 25295/29090

Về mặt kỹ thuật, đà tăng của chỉ số Dow Jones có vẻ đã yếu trên biểu đồ H4 và nó cũng cho thấy chỉ số đang ở vùng quá mua. Ngoài ra, các vấn đề chính trị có thể kiềm hãm mức tăng của chỉ số Dow, thậm chí có thể tác động tiêu cực đến nó và khiến nó giảm.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 29/05/2020

Vào thứ Năm, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ có thêm thời gian sử dụng các khoản vay của chương trình PPP (Paycheck Protection Program). PPP này rất quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ trong đại dịch. Bên cạnh đó, đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ dao động trong khoảng 2 triệu, cho thấy dữ sự cải thiện so với dữ liệu trước đó. Mặc dù các số liệu đã được cải thiện, nhưng số người thất nghiệp ở Mỹ vẫn còn cao. GDP quý I và hàng hóa lâu bền trong tháng Tư đã giảm nhiều hơn dự báo. Do đó, đồng đô la Mỹ suy yếu và chỉ số Dow tương lai đã giảm trong ngày hôm qua.

Dự báo cho các dữ liệu được công bố ngày hôm nay, PMI Chicago của Mỹ có thể cho thấy sự cải thiện do các hoạt động kinh tế đã trở lại và diễn ra suôn sẻ. Nhưng chúng ta cần chú ý đến các vấn đề chính trị, điều này có thể kéo thị trường chứng khoán đi xuống và đẩy giá vàng tăng cao.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

12:00 Niềm tin của tiêu dùng của Nhật Bản *
13:00 Dữ liệu bán lẻ trong tháng 4 của EU ***
13:45 GDP cuối cùng trong Q1 của Pháp **
16:00 CPI của Eurozone ***
19:30 Cán cân thương mại trong tháng 4 của Mỹ ***
19:30 Chi tiêu cá nhân trong tháng 4 của Mỹ ***
19:30 GDP Q1 của Canada **
20:45 PMI Chicago của Mỹ **
21:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ ***
Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ phát biểu ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1085/1.1117
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1055/1.1036

ECB dự kiến sẽ tăng mua trái phiếu vào tuần tới. Euro đã tăng và kiểm tra sức mức kháng cự của chúng tôi ngày hôm qua. Hôm nay dữ liệu CPI của Eurozone được dự báo là sẽ không như kỳ vọng. Đồng euro có khả năng mất đà tăng. Mặt khác, PMI Chicago trong tháng 5 của Mỹ được kỳ vọng sẽ tốt hơn so với trước đây. Sức mạnh của đồng USD có thể được tăng cường. Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về chính sách mới nhất về Trung Quốc.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2360/1.2426
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2292/1.2248

Bảng Anh đã tăng sau một phát biểu ôn hòa từ thành viên BOE Michael Saunders. Chúng ta cần chú ý về buổi thảo luận của Mỹ về chính sách mới nhất đối với Trung Quốc. Nếu rủi ro thị trường tăng lên, đồng đô la Mỹ có khả năng tăng.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6645/0.6670
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6570/0.6555

Thị trường sẽ chú ý đến dữ liệu PMI của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn, thị trường sẽ phục hồi. Tuy nhiên, hãy chú ý đến cuộc họp của Tổng thống Mỹ Trump về chính sách đối với Trung Quốc.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.70/107.85
Ngưỡng hỗ trợ: 107.28/107.04

Dữ liệu kinh tế của Nhật kém hơn so với dự kiến và đồng Yên sẽ suy yếu. Nếu tâm lý lo sợ rủi ro của thị trường tăng lên, đồng yên sẽ tăng trở lại. Vì vậy, cuộc họp của Tổng thống Mỹ ngày hôm nay rất đáng chú ý.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3850/1.3890
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3769/1.3727

Việc công bố dữ liệu GDP của CAD hôm nay có khả năng làm suy yếu đồng CAD. Về mặt kỹ thuật, giá hiện tại giữ ổn định ở mức hỗ trợ 1.37500. Kỳ vọng tăng giá có thể giúp tỷ giá USD/CAD tăng trở lại.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 34.03/34.65
Ngưỡng hỗ trợ: 30.84/29.67

Dự trữ dầu thô tăng bất ngờ khiến giá dầu thô chịu áp lực. Tuy nhiên, chúng ta cần tập trung vào PMI Chicago của Mỹ ngày hôm nay. Các nhà đầu tư mong đợi kết quả sẽ cải thiện so với trước đây. Nó có thể hỗ trợ cho giá dầu. Tuy nhiên, cuộc họp của Tổng thống Mỹ hôm nay rất quan trọng, những phát biểu của ông có thể tác động tiêu cực đến giá dầu.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1731/1735
Ngưỡng hỗ trợ: 1711/1377

Các vấn đề chính trị đã giúp giá vàng hồi phục từ mức 1700. Thêm vào đó, hôm nay, cuộc họp của Tổng thống Mỹ về chính sách đối với Trung Quốc có thể giúp giá vàng tăng lên các mức kháng cự.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25598/28344
Ngưỡng hỗ trợ: 24805/2497

Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow Jones hiện tại vẫn dưới mức thoái lui sau ba ngày tăng vọt liên tiếp. Chỉ số có khả năng hồi phục khi dữ liệu PMI Chicago của Mỹ được công bố ngày hôm nay. Ngoài ra, cuộc họp của Tổng thống Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số Dow, chúng ta cần chú ý.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 01/06/2020

Tin tốt được lan truyền khắp khu vực đồng tiền chung Euro, ECB được kỳ vọng sẽ nâng cấp chương trình mua tài sản khẩn cấp và nhắm mục tiêu là các hoạt động tái cấp vốn dài hạn (TLTRO), điều này đã đẩy tỷ giá EUR/USD kiểm tra 1.110. Bên cạnh đó, một vòng đàm phán khác của Brexit sẽ diễn ra trong tuần này, nếu đàm phán vẫn không có tiến triển gì, điều này có thể gây ra rủi ro đáng kể cho kinh tế.

Dữ liệu nổi bật nhất trong tuần này là bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ, hy vọng dữ liệu sẽ tốt hơn so với NFP tháng Tư.

Thị trường vẫn còn lo ngại về các vấn đề chính trị và đàm phán Brexit.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Pháp, Đức, Thụy Sĩ, New Zealand nghỉ lễ
05:30 Chỉ số sản xuất AIG của Úc **
07:30 PMI sản xuất của Nhật Bản
08:45 PMI sản xuất Cainxin của Trung Quốc CÓ THỂ **
15:30 PMI sản xuất của Đức **
20:30 PMI sản xuất của Canada **
20:45 PMI sản xuất của Mỹ ***
21:00 PMI sản xuất của ISM của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1146/1.1195
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1085/1.1046

Tổng kết tuần trước, Euro là đồng tiền có hiệu suất tốt nhất trong số các tiền tệ của G10. Trong tuần này, thị trường sẽ chú ý đến Brexit và công bố chính sách tiền tệ của ECB. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD đã tăng lên mức cao nhất tháng 3 là 1.1146. Dự kiến giá có thể mức hỗ trợ 1.1045, vì đây đó là mức thoái lui Fibonacci 85.2% và sau đó là đường MA 20 trên biểu đồ H4.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2426/1.2467
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2308/1.2292

Các nhà đầu tư phải chú ý đến các tin tức về cuộc đàm phán Brexit. Về mặt kỹ thuật, mức giá hiện tại đã tiếp cận mức thoái lui Fibonacci 61.8% trên biểu đồ D1 là 1.2426. Tỷ giá có thể kiểm tra đường MA 20 trên biểu đồ H4 tại 1.2308.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.6550/0.6775
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6658/0.6640

Hôm nay, PMI sản xuất của Trung Quốc đạt mức 50.7 điểm. Đó là một kết quả tốt hậu COVID-19. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD vẫn được kỳ vọng tăng giá và đồng đô la Mỹ sẽ suy yếu. Các mức kháng cự đáng chú ý là 0.650/0.6775 và hỗ trợ là 0.6658/0.6640.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 107.85/108.00
Ngưỡng hỗ trợ: 107.28/107.15

Các vấn đề địa chính trị vẫn đưuọc quan tâm trên thị trường. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động trong khoảng 108 và 107.30. Nếu PMI Sản xuất ISM của Mỹ vượt hơn mong đợi trong ngày hôm nay, thì tỷ giá có thể phá vỡ và kiểm tra mức kháng cự 107.85/108.00. Tuy nhiên, nếu dữ liệu dưới mức kỳ vọng, thì áp lực bán sẽ tăng lên.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3796/1.3822
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3710/1.3683

Sản xuất dầu thô vẫn tiếp tục giảm, đồng CAD mạnh lên bất chấp dữ liệu GDP khá xấu trong quý I. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá hiện tại vẫn dao động trong phạm vi 1.3796 và 1.3710. Nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.3710, nó sẽ tiếp tục xu hướng giảm và hỗ trợ tiếp theo sẽ là 1.3683. Và chúng ta có thể quan tâm đến 1.3517, mức hỗ trợ thấp nhất trong tháng 3.

Dầu thô giao tháng 7 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 35.58/37.32
Ngưỡng hỗ trợ: 32.36/31.50

Sự sụt về sản lượng và các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra suôn sẻ đã giúp nâng giá dầu lên mức 35 USD/thùng. Cuộc họp của OPEC được lên kế hoạch vào ngày 9 tháng 6. Dự kiến giá dầu thô sẽ đi ngang và chờ quyết định của OPEC trong tuần này.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1742/1746
Ngưỡng hỗ trợ: 1725/1721

Nhu cầu vàng tăng do căng thẳng Mỹ-Trung. Về mặt kỹ thuật, đà tăng mạnh đã đẩy giá vàng phá vỡ đường xu hướng giảm trên biểu đồ H4. Hiện tại, thị trường vẫn còn lo ngại về các vấn đề chính trị, kỳ vọng giá vàng có thể tiếp tục tăng. Giá vàng giao ngay có thể kiểm tra mức 1750 trong tuần này.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 25844/26089
Ngưỡng hỗ trợ: 25046/24805

Hôm nay thị trường dự báo chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ sẽ cao so với trước đây. Nhưng các hoạt động biểu tình vẫn đang diễn ra tại 25 thành phố và nó có thể ảnh hưởng đến chỉ số Dow tương lai. Về mặt kỹ thuật, chỉ số có thể quay đầu và kiểm tra mức hỗ trợ 25046/24805.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific