ATFX - Phân tích thị trường ngày 07/12/2020
Mặc dù số lượng việc làm phi nông nghiệp của Mỹ chỉ thêm 245 nghìn việc làm, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán là 440 nghìn, chỉ số Dow tương lai đóng cửa trên 30,000 điểm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6.7% từ mức 6.9% và phù hợp với dự đoán. Trong khi đó, giá dầu thô tăng lên mức 46 USD/thùng. Đây là mức tăng hàng tuần lần thứ 5 khi OPEC và Nga đã đồng ý giảm sản lượng dầu 500K thùng từ tháng Giêng. Bên cạnh đó, vàng không thể mở rộng không thể mở rộng đà tăng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên.
Trong tuần này: Thị trường tập trung vào hội nghị về vắc xin COVID-19 được tổ chức bởi Nhà Trắng vào ngày mai. Về mặt kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm. Báo cáo của tháng 11 có thể sẽ cho thấy tỷ lệ lạm phát giảm từ mức cao nhất trong 6 tháng và vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Fed là 2% do cuộc khủng hoảng COVID-19. Tại châu Âu, EU và Vương quốc Anh tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit với việc các quan chức hai bên có những tín hiệu trái chiều về tiến trình đàm phán. Trong khi đó, ECB sẽ đưa ra quyết định chính sách tiền tệ mới nhất, các nhà đầu tư mong đợi ECB sẽ gia hạn chương trình mua trái phiếu thêm sáu tháng và mở rộng quy mô của gói kích thích.
Hôm nay, điểm nổi bật của thị trường là sản lượng công nghiệp tháng 10 của Đức và niềm tin đầu tư Sentix tháng 12 của EU.
Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
09:50 Cán cân thương mại bằng USD của Trung Quốc **
14:00 Sản xuất công nghiệp tháng 10 của Đức **
15:00 Dự trữ ngoại hối tháng 11 của Thụy Sĩ **
15:30 Chỉ số giá nhà Halifax tháng 11 của Anh **
16:30 Niềm tin nhà đầu tư Sentix tháng 12 của EU **
EUR/USD
Kháng cự: 1.2173/1.2202
Hỗ trợ: 1.2078/1.2049
Tỷ giá EUR/USD giảm sau khi dữ liệu NFP của Mỹ được công bố. Mặc dù NFP không đạt ước tính của thị trường, nhưng động lực tăng giá đã suy yếu khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tốt hơn kỳ vọng của thị trường. Hôm nay, sản lượng công nghiệp của Đức và niềm tin đầu tư Sentix sẽ được công bố. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì EUR/USD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, đà tăng có thể bị hạn chế khi EU và Anh tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit khi các quan chức hai bên phát đi những tín hiệu trái chiều về tiến trình đàm phán. Những vấn đề chưa đạt thỏa thuận như nghề cá, viện trợ của nhà nước cho các công ty và các quy tắc giải quyết tranh chấp. Do đó, bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng sẽ làm EUR/USD tiếp tục giảm.
GBP/USD
Kháng cự: 1.3500/1.3518
Hỗ trợ: 1.3382/1.3364
Tỷ giá GBP/USD giảm mạnh khi Anh và EU không thể đạt được thỏa thuận. Các nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi các cuộc đàm phán Brexit, nếu các cuộc đàm phán Brexit vẫn bế tắc thì GBP/USD sẽ lao dốc và giảm xuống dưới mức hỗ trợ 1.3382/1.3364. Ngược lại, nếu nó giữ vững trên đường MA 20, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.
AUD/USD
Kháng cự: 0.7467/0.7095
Hỗ trợ: 0.7430/0.7003
Tỷ giá AUD/USD giao dịch quanh mức 0.7430 vào đầu phiên Châu Á sáng nay. Các nhà đầu tư nên chú ý đến việc các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang thúc đẩy gói viện trợ COVID và nó có thể khiến đồng đô la Mỹ suy yếu. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10. Nếu phá vỡ trên đường này thì no sẽ tăng lên mức kháng cự. Ngược lại, nếu không thể giữ đường MA 10, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ.
USD/JPY
Kháng cự: 104.33/104.49
Hỗ trợ: 103.96/103.83
Mặc dù NFP của Mỹ không đạt được như kỳ vọng của thị trường, nhưng USD/JPY vẫn ổn định trên mức 104 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao nhất trong ba tuần. Hôm nay, không có số liệu thống kê quan trọng nào có thể tác động mạnh đến xu hướng USD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số kinh tế tháng 10 của Nhật Bản. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đã phục hồi từ mức đáy và tiến đến mức thoái lui Fibonacci 61.8%. Động lực tăng giá đã mạnh hơn khi chỉ báo RSI cũng đang tăng lên. Nếu phá vỡ mức 61.8% USD/JPY sẽ kéo dài đà tăng đến mức kháng cự.
USD/CAD
Kháng cự: 1.2841/1.2899
Hỗ trợ: 1.2747/1.2719
Tỷ giá USD/CAD tiếp tục lao dốc do dữ liệu NFP của Mỹ không đạt được kỳ vọng của thị trường trong khi dữ liệu việc làm của Canada tốt hơn Mỹ. Các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số Ivey PMI của Canada. Nếu kết quả thấp hơn so với dự đoán của thị trường thì USD/CAD sẽ có cơ hội phục hồi từ đáy và tăng lên mức kháng cự 1.2841/1.2899.
Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ
Kháng cự: 46.28/46.54
Hỗ trợ: 45.71/45.21
Giá dầu thô giao dịch ở mức 46 USD/thùng và ghi nhận mức tăng hàng tuần thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh gói kích thích của Mỹ, và OPEC, Nga đã nhất trí giảm sản lượng dầu 500K thùng từ tháng Giêng. Trong biểu đồ H4, tỷ giá được củng cố trên 46 USD/thùng. Thị trường đang tập trung vào hội nghị vắc xin COVID-19 của Nhà Trắng được tổ chức vào ngày mai. Triển vọng lạc quan về vắc xin có thể kích giúp giá dầu tăng lên mức kháng cự tiếp theo.
Vàng giao ngay (XAU/USD)
Kháng cự: 1845/1848
Hỗ trợ: 1825/1820
Với sự phát triển tích cực của vắc xin COVID-19, rủi ro thị trường đã giảm đi, giá vàng đã giảm xuống mức 1830 USD/ounce vào thứ Sáu tuần trước. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên tập trung vào hội nghị của Nhà Trắng được tổ chức vào ngày mai. Triển vọng lạc quan có thể thúc đẩy đồng đô la Mỹ và khiến giá vàng trượt xuống mức hỗ trợ. Tuy nhiên, những lo ngại về Brexit và gói viện trợ COVID của Mỹ có thể giúp giá vàng tăng trở lại.
Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ
Kháng cự: 30398/30599
Hỗ trợ: 29947/29728
Mặc dù NFP của Mỹ chỉ tăng thêm 245k, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán là 440k, chỉ số Dow tương lai đóng cửa trên 30,000 điểm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6.7% từ mức 6.9%. Các nhà đầu tư cần chú ý đến hội nghị của Nhà Trắng được tổ chức vào ngày mai. Triển vọng lạc quan về vắc xin có thể hỗ trợ chỉ số Dow tương lai tăng lên mức kháng cự tiếp theo.
Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
Mặc dù số lượng việc làm phi nông nghiệp của Mỹ chỉ thêm 245 nghìn việc làm, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán là 440 nghìn, chỉ số Dow tương lai đóng cửa trên 30,000 điểm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6.7% từ mức 6.9% và phù hợp với dự đoán. Trong khi đó, giá dầu thô tăng lên mức 46 USD/thùng. Đây là mức tăng hàng tuần lần thứ 5 khi OPEC và Nga đã đồng ý giảm sản lượng dầu 500K thùng từ tháng Giêng. Bên cạnh đó, vàng không thể mở rộng không thể mở rộng đà tăng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên.
Trong tuần này: Thị trường tập trung vào hội nghị về vắc xin COVID-19 được tổ chức bởi Nhà Trắng vào ngày mai. Về mặt kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm. Báo cáo của tháng 11 có thể sẽ cho thấy tỷ lệ lạm phát giảm từ mức cao nhất trong 6 tháng và vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Fed là 2% do cuộc khủng hoảng COVID-19. Tại châu Âu, EU và Vương quốc Anh tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit với việc các quan chức hai bên có những tín hiệu trái chiều về tiến trình đàm phán. Trong khi đó, ECB sẽ đưa ra quyết định chính sách tiền tệ mới nhất, các nhà đầu tư mong đợi ECB sẽ gia hạn chương trình mua trái phiếu thêm sáu tháng và mở rộng quy mô của gói kích thích.
Hôm nay, điểm nổi bật của thị trường là sản lượng công nghiệp tháng 10 của Đức và niềm tin đầu tư Sentix tháng 12 của EU.
Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng
09:50 Cán cân thương mại bằng USD của Trung Quốc **
14:00 Sản xuất công nghiệp tháng 10 của Đức **
15:00 Dự trữ ngoại hối tháng 11 của Thụy Sĩ **
15:30 Chỉ số giá nhà Halifax tháng 11 của Anh **
16:30 Niềm tin nhà đầu tư Sentix tháng 12 của EU **
EUR/USD
Kháng cự: 1.2173/1.2202
Hỗ trợ: 1.2078/1.2049
Tỷ giá EUR/USD giảm sau khi dữ liệu NFP của Mỹ được công bố. Mặc dù NFP không đạt ước tính của thị trường, nhưng động lực tăng giá đã suy yếu khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tốt hơn kỳ vọng của thị trường. Hôm nay, sản lượng công nghiệp của Đức và niềm tin đầu tư Sentix sẽ được công bố. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì EUR/USD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, đà tăng có thể bị hạn chế khi EU và Anh tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit khi các quan chức hai bên phát đi những tín hiệu trái chiều về tiến trình đàm phán. Những vấn đề chưa đạt thỏa thuận như nghề cá, viện trợ của nhà nước cho các công ty và các quy tắc giải quyết tranh chấp. Do đó, bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng sẽ làm EUR/USD tiếp tục giảm.
GBP/USD
Kháng cự: 1.3500/1.3518
Hỗ trợ: 1.3382/1.3364
Tỷ giá GBP/USD giảm mạnh khi Anh và EU không thể đạt được thỏa thuận. Các nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi các cuộc đàm phán Brexit, nếu các cuộc đàm phán Brexit vẫn bế tắc thì GBP/USD sẽ lao dốc và giảm xuống dưới mức hỗ trợ 1.3382/1.3364. Ngược lại, nếu nó giữ vững trên đường MA 20, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.
AUD/USD
Kháng cự: 0.7467/0.7095
Hỗ trợ: 0.7430/0.7003
Tỷ giá AUD/USD giao dịch quanh mức 0.7430 vào đầu phiên Châu Á sáng nay. Các nhà đầu tư nên chú ý đến việc các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang thúc đẩy gói viện trợ COVID và nó có thể khiến đồng đô la Mỹ suy yếu. Trong biểu đồ H4, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10. Nếu phá vỡ trên đường này thì no sẽ tăng lên mức kháng cự. Ngược lại, nếu không thể giữ đường MA 10, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ.
USD/JPY
Kháng cự: 104.33/104.49
Hỗ trợ: 103.96/103.83
Mặc dù NFP của Mỹ không đạt được như kỳ vọng của thị trường, nhưng USD/JPY vẫn ổn định trên mức 104 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao nhất trong ba tuần. Hôm nay, không có số liệu thống kê quan trọng nào có thể tác động mạnh đến xu hướng USD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số kinh tế tháng 10 của Nhật Bản. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đã phục hồi từ mức đáy và tiến đến mức thoái lui Fibonacci 61.8%. Động lực tăng giá đã mạnh hơn khi chỉ báo RSI cũng đang tăng lên. Nếu phá vỡ mức 61.8% USD/JPY sẽ kéo dài đà tăng đến mức kháng cự.
USD/CAD
Kháng cự: 1.2841/1.2899
Hỗ trợ: 1.2747/1.2719
Tỷ giá USD/CAD tiếp tục lao dốc do dữ liệu NFP của Mỹ không đạt được kỳ vọng của thị trường trong khi dữ liệu việc làm của Canada tốt hơn Mỹ. Các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số Ivey PMI của Canada. Nếu kết quả thấp hơn so với dự đoán của thị trường thì USD/CAD sẽ có cơ hội phục hồi từ đáy và tăng lên mức kháng cự 1.2841/1.2899.
Dầu thô kỳ hạn tháng 1 của Mỹ
Kháng cự: 46.28/46.54
Hỗ trợ: 45.71/45.21
Giá dầu thô giao dịch ở mức 46 USD/thùng và ghi nhận mức tăng hàng tuần thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh gói kích thích của Mỹ, và OPEC, Nga đã nhất trí giảm sản lượng dầu 500K thùng từ tháng Giêng. Trong biểu đồ H4, tỷ giá được củng cố trên 46 USD/thùng. Thị trường đang tập trung vào hội nghị vắc xin COVID-19 của Nhà Trắng được tổ chức vào ngày mai. Triển vọng lạc quan về vắc xin có thể kích giúp giá dầu tăng lên mức kháng cự tiếp theo.
Vàng giao ngay (XAU/USD)
Kháng cự: 1845/1848
Hỗ trợ: 1825/1820
Với sự phát triển tích cực của vắc xin COVID-19, rủi ro thị trường đã giảm đi, giá vàng đã giảm xuống mức 1830 USD/ounce vào thứ Sáu tuần trước. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên tập trung vào hội nghị của Nhà Trắng được tổ chức vào ngày mai. Triển vọng lạc quan có thể thúc đẩy đồng đô la Mỹ và khiến giá vàng trượt xuống mức hỗ trợ. Tuy nhiên, những lo ngại về Brexit và gói viện trợ COVID của Mỹ có thể giúp giá vàng tăng trở lại.
Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ
Kháng cự: 30398/30599
Hỗ trợ: 29947/29728
Mặc dù NFP của Mỹ chỉ tăng thêm 245k, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán là 440k, chỉ số Dow tương lai đóng cửa trên 30,000 điểm khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6.7% từ mức 6.9%. Các nhà đầu tư cần chú ý đến hội nghị của Nhà Trắng được tổ chức vào ngày mai. Triển vọng lạc quan về vắc xin có thể hỗ trợ chỉ số Dow tương lai tăng lên mức kháng cự tiếp theo.
Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific