1/4/07
21.905
16.705
113
0913168658
Mình bổ sung thêm vài ý
Nên đổ xăng ít nhất là 2/3 bình
Xe hiện nay hầu hết dùng phun xăng, bơm xăng làm mát bằng ngâm trong xăng, nếu đổ ít hơn bơm bị nóng thường xuyên , dể hư.

Nên đổ đầy tại cây xăng quen
Nguy cơ đổ xăng pha dầu hiện nay rất cao, Bác không đổ đầy, đi dọc đường đổ xăng dỏm thì hư xe, pan là cái chắc.
Mitsubishi thống kê lượng xăng hao phí do bốc hơi là 40% (bốn mươi). Khi đổ đầy tránh, giảm được hiện tượng này.

Thùng xăng lớn có cặn.
Mục này có trong bảo dưỡng 40-60.000 km xúc bình xăng lớn một lần chi phí 50-100k, làm cùng lúc với thay curoa hay bảo dưỡng bánh xe, các Bác khỏi bận tâm chi cho mệt.
 
Hạng B2
26/2/10
104
38
28
53
Em đã có kinh nghiệm vụ này rồi , Hôm đi cần thơ về tối do bù ngủ không để ý đến khi vừa vào đường cao tốc ( phía trung lương ) thì đèn báo hết xăng sáng lên . không thể quay lại tìm cây xăng được nên chạy liều , cuối cùng cũng về được đến nhà mà chưa hết xăng . ước tính từ lúc đèn báo chắc chạy cũng được 70-80 km .
 
24/3/10
4.354
3.869
113
Bangrau nói:
Theo kinh nghiệm sau nhiều làm bên ngành nghề có liên quan đến xăng dầu thì quan điểm của mình là: Đối với điều kiện khí hậu có độ ẩm cao như VN nếu điều kiện cho phép thì các Bác càng giảm được độ vơi ( khoảng trống từ bề mặt của xăng đến nóc bình xăng ) càng ít càng tốt để giảm khả năng tích tụ hơi nước trong bình xăng. Dĩ nhiên đừng đổ quá đầy vì nếu thời tiết nóng và vận hành xe lâu sẽ làm nhiệt độ bình xăng tăng, mà xăng lại có tính giãn nở cao.
Các loại xăng dầu khi được vận chuyển tới bình xăng xe các bạn thì bao giờ cũng trải qua vài phương tiện vận chuyển và tồn trữ bằng thép...mau rỉ nên việc xăng có cặn rỉ sắt, tạp chất, thậm chí bùn đất, nước và các sản phẩm hóa dầu khác như DO, FO, KO, rỉ đường, muối..v..v... là chuyện ...không có gì lạ cả ( đó là chưa kể các tài xế xe bồn, nhân viên cây xăng cố tình pha lung tung để gian lận). Nếu may mắn các tạp chất này tồn tại rất ít trong thùng xăng các bạn. Nhưng nếu không may bạn đổ ở cây xăng vào đúng thời điểm bồn chứa của cây xăng gần cạn thì coi như " trâu chậm uống nước đục". Các tạp chất và nước sẽ từ từ lắng xuống đáy bình xăng xe và nếu bạn cố chạy cho cạn tàu ráo máng thì các tạp chất sẽ rất dễ lọt vào hệ thống phun xăng gây ra hư hỏng bất chấp xe có bộ lọc tốt, bởi bộ lọc chỉ có khả năng lọc chất rắn thôi, các loại chất lỏng khác vẫn ung dung chạy qua bộ lọc phi thẳng vô buồng đốt.
Vì vậy mình không bao giờ để bình xăng xe máy và xe hơi của mình cạn quá 2/3 bình và thỉnh thoảng mình dùng ống nhựa nhỏ dài khoảng 2m buộc cặp vào 1 que dài rồi chọc xuống đáy bình xăng xe máy hút nhẹ 1 ít xăng ra. Luôn luôn có 1 ít cặn và nước dù rằng mình luôn đổ ở các cây xăng lớn của hệ thống Petrolimex, SGPetro, PVoil. Còn xe hơi mình mới mua nên chưa áp dụng cách này, nhưng mai mốt chắc cũng phải chơi thôi.
Một vài kinh nghiệm vặt xin chia sẻ cùng các Bác.
Xe hơi không chọc ống vào bình xăng hút ngược xăng k được vì vướng phải van 1 chiều ngăn k cho xăng đổ ra khi tai nạn, lật xe.
 
Hạng B2
2/12/09
466
11
18
em mà đến vạch đỏ là em kiếm chỗ đỗ ngay
 
Hạng B2
2/8/10
205
15
18
45
XÌ TRUM TÍ ĐÔ nói:
Bangrau nói:
Theo kinh nghiệm sau nhiều làm bên ngành nghề có liên quan đến xăng dầu thì quan điểm của mình là: Đối với điều kiện khí hậu có độ ẩm cao như VN nếu điều kiện cho phép thì các Bác càng giảm được độ vơi ( khoảng trống từ bề mặt của xăng đến nóc bình xăng ) càng ít càng tốt để giảm khả năng tích tụ hơi nước trong bình xăng. Dĩ nhiên đừng đổ quá đầy vì nếu thời tiết nóng và vận hành xe lâu sẽ làm nhiệt độ bình xăng tăng, mà xăng lại có tính giãn nở cao.
Các loại xăng dầu khi được vận chuyển tới bình xăng xe các bạn thì bao giờ cũng trải qua vài phương tiện vận chuyển và tồn trữ bằng thép...mau rỉ nên việc xăng có cặn rỉ sắt, tạp chất, thậm chí bùn đất, nước và các sản phẩm hóa dầu khác như DO, FO, KO, rỉ đường, muối..v..v... là chuyện ...không có gì lạ cả ( đó là chưa kể các tài xế xe bồn, nhân viên cây xăng cố tình pha lung tung để gian lận). Nếu may mắn các tạp chất này tồn tại rất ít trong thùng xăng các bạn. Nhưng nếu không may bạn đổ ở cây xăng vào đúng thời điểm bồn chứa của cây xăng gần cạn thì coi như " trâu chậm uống nước đục". Các tạp chất và nước sẽ từ từ lắng xuống đáy bình xăng xe và nếu bạn cố chạy cho cạn tàu ráo máng thì các tạp chất sẽ rất dễ lọt vào hệ thống phun xăng gây ra hư hỏng bất chấp xe có bộ lọc tốt, bởi bộ lọc chỉ có khả năng lọc chất rắn thôi, các loại chất lỏng khác vẫn ung dung chạy qua bộ lọc phi thẳng vô buồng đốt.
Vì vậy mình không bao giờ để bình xăng xe máy và xe hơi của mình cạn quá 2/3 bình và thỉnh thoảng mình dùng ống nhựa nhỏ dài khoảng 2m buộc cặp vào 1 que dài rồi chọc xuống đáy bình xăng xe máy hút nhẹ 1 ít xăng ra. Luôn luôn có 1 ít cặn và nước dù rằng mình luôn đổ ở các cây xăng lớn của hệ thống Petrolimex, SGPetro, PVoil. Còn xe hơi mình mới mua nên chưa áp dụng cách này, nhưng mai mốt chắc cũng phải chơi thôi.
Một vài kinh nghiệm vặt xin chia sẻ cùng các Bác.
Xe hơi không chọc ống vào bình xăng hút ngược xăng k được vì vướng phải van 1 chiều ngăn k cho xăng đổ ra khi tai nạn, lật xe.

Cám ơn bác đã cung cấp thông tin, hồi trước mình có chiếc xe cùi Daewoo deluxe 7 chỗ nhỏ như con cóc đời 92 hay xài chiêu này, bây giờ xe đời mới có thiết kế van 1 chiều nên chắc không xài bài này được rồi. Vậy bây giờ muốn xả cặn đáy bình xăng xe Zinger thì phải làm sao ạ?