Ý KIẾN CỦA BỘ CÔNG AN VỀ THÔNG TƯ 75/2011:
Dân được đến phường chứng giấy bán xe
Theo Vụ Pháp chế (Bộ Công an), người dân có nhiều chọn lựa hơn so với trước: công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch mua bán xe hoặc chứng thực chữ ký của người bán.
trên số báo trước, theo Thông tư 36/2010 của Bộ Công an, “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe hoặc có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”. Nay Thông tư 75/2011 của Bộ Công an có sự thay đổi: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật”. Cho rằng: “Thông tư 75 đã bỏ quy định về chứng thực chữ ký trên giấy bán xe” nên Sở Tư pháp TP.HCM đã ra văn bản đề nghị UBND quận, huyện chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn thuộc địa phương mình từ ngày 10-1 không thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe. Cách hiểu của Sở Tư pháp TP.HCM có đúng không?
Không nên hiểu theo hướng gây khó cho dân
Ông Đỗ Văn Cương, Phó Trưởng phòng Pháp luật - Hành chính - Kinh tế - Dân sự, Vụ Pháp chế, Bộ Công an, lưu ý: “Hướng dẫn nêu trên của Sở Tư pháp TP.HCM không đúng với Thông tư 75/2011 của Bộ”.
Theo ông Cương, Thông tư 75 của Bộ nêu rõ: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật”. Như thế, ngoài việc cho dân đi công chứng, các địa phương còn có thể cho dân đi chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Việc chứng thực bao gồm cả chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Nên theo Nghị định 79/2007 (về chứng thực chữ ký...) thì người dân được quyền đến UBND phường, xã chứng thực chữ ký trên giấy bán, cho, tặng xe”.
Nhiều nơi vẫn buộc công chứng
Lâu nay, nếu Long An, Tiền Giang… vẫn cho phép người dân đến UBND phường, xã chứng thực chữ ký trên giấy bán xe thì nhiều nơi khác lại không làm vậy. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, theo bà Nguyễn Thị Hải Yến (Phó Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp), “lúc có Thông tư số 36/2010, chúng tôi cũng đã yêu cầu người dân phải công chứng giao dịch mua bán xe chứ không được đến UBND phường, xã chứng thực chữ ký. Bởi lẽ theo Quyết định số 73 ngày 12-10-2009 của UBND tỉnh thì kể từ 1-11-2009, các tổ chức hành nghề công chứng đảm nhận việc công chứng tất cả các hợp đồng, giao dịch (trong đó có cả giao dịch mua bán, cho, tặng xe) trên địa bàn. Do hiện nay mọi việc đều đi vào ổn định nên khi Thông tư 75/2011 có hiệu lực chúng tôi không hướng dẫn thêm nữa”.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp TP Đà Nẵng, cũng cho rằng khi muốn bán, tặng cho xe, người dân phải đến các tổ chức hành nghề công chứng. Theo bà Bình, “từ khi Luật Công chứng có hiệu lực, hầu hết người dân ở Đà Nẵng đều thực hiện các giao dịch về tài sản tại các tổ chức hành nghề công chứng. Người dân tin cậy các công chứng viên xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng giao dịch và sẽ bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho các bên giao dịch. Trong khi đó, việc chứng thực tại các phường, xã nhiều khi có sai sót vì cán bộ chưa được đào tạo bài bản”.
Lệ phí chứng thực thấp hơn phí công chứng
- Lệ phí chứng thực chữ ký: không quá 10.000 đồng/trường hợp (Theo Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP).
- Phí công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản (tính trên giá trị tài sản): là 100.000 đồng nếu giá trị tài sản dưới 100 triệu đồng… (Theo Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP).
Cách giải thích của Bộ công an và Sở Tư pháp TPHCM khác nhau, chẳng biết nghe bác nào, chết dân thôi.
Dân được đến phường chứng giấy bán xe
Theo Vụ Pháp chế (Bộ Công an), người dân có nhiều chọn lựa hơn so với trước: công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch mua bán xe hoặc chứng thực chữ ký của người bán.
trên số báo trước, theo Thông tư 36/2010 của Bộ Công an, “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe hoặc có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”. Nay Thông tư 75/2011 của Bộ Công an có sự thay đổi: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật”. Cho rằng: “Thông tư 75 đã bỏ quy định về chứng thực chữ ký trên giấy bán xe” nên Sở Tư pháp TP.HCM đã ra văn bản đề nghị UBND quận, huyện chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn thuộc địa phương mình từ ngày 10-1 không thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe. Cách hiểu của Sở Tư pháp TP.HCM có đúng không?
Không nên hiểu theo hướng gây khó cho dân
Ông Đỗ Văn Cương, Phó Trưởng phòng Pháp luật - Hành chính - Kinh tế - Dân sự, Vụ Pháp chế, Bộ Công an, lưu ý: “Hướng dẫn nêu trên của Sở Tư pháp TP.HCM không đúng với Thông tư 75/2011 của Bộ”.
Theo ông Cương, Thông tư 75 của Bộ nêu rõ: “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật”. Như thế, ngoài việc cho dân đi công chứng, các địa phương còn có thể cho dân đi chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Việc chứng thực bao gồm cả chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Nên theo Nghị định 79/2007 (về chứng thực chữ ký...) thì người dân được quyền đến UBND phường, xã chứng thực chữ ký trên giấy bán, cho, tặng xe”.
Theo ông Đỗ Văn Cương, người dân có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực ở địa phương khi mua bán,tặng cho xe. Ảnh: HTD
Cũng theo ông Cương, tại tờ trình gửi Bộ Công an, Vụ Pháp chế có giải thích lý do phải sửa Thông tư 36/2010. Theo quy định của pháp luật về dân sự và công chứng, chứng thực thì việc bán, cho, tặng xe của cá nhân có thể được công chứng. Nếu không quy định về việc này thì với hợp đồng mua bán xe được công chứng người dân có thể không làm được thủ tục đăng ký xe. Vì thế, Vụ Pháp chế đã kiến nghị Bộ ban hành Thông tư 75/2011 để các địa phương và người dân dễ lựa chọn. “Không nên hiểu như Sở Tư pháp TP.HCM vì sẽ gây khó khăn cho người dân” - ông Cương nói.Nhiều nơi vẫn buộc công chứng
Lâu nay, nếu Long An, Tiền Giang… vẫn cho phép người dân đến UBND phường, xã chứng thực chữ ký trên giấy bán xe thì nhiều nơi khác lại không làm vậy. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, theo bà Nguyễn Thị Hải Yến (Phó Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp), “lúc có Thông tư số 36/2010, chúng tôi cũng đã yêu cầu người dân phải công chứng giao dịch mua bán xe chứ không được đến UBND phường, xã chứng thực chữ ký. Bởi lẽ theo Quyết định số 73 ngày 12-10-2009 của UBND tỉnh thì kể từ 1-11-2009, các tổ chức hành nghề công chứng đảm nhận việc công chứng tất cả các hợp đồng, giao dịch (trong đó có cả giao dịch mua bán, cho, tặng xe) trên địa bàn. Do hiện nay mọi việc đều đi vào ổn định nên khi Thông tư 75/2011 có hiệu lực chúng tôi không hướng dẫn thêm nữa”.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp TP Đà Nẵng, cũng cho rằng khi muốn bán, tặng cho xe, người dân phải đến các tổ chức hành nghề công chứng. Theo bà Bình, “từ khi Luật Công chứng có hiệu lực, hầu hết người dân ở Đà Nẵng đều thực hiện các giao dịch về tài sản tại các tổ chức hành nghề công chứng. Người dân tin cậy các công chứng viên xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng giao dịch và sẽ bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho các bên giao dịch. Trong khi đó, việc chứng thực tại các phường, xã nhiều khi có sai sót vì cán bộ chưa được đào tạo bài bản”.
Lệ phí chứng thực thấp hơn phí công chứng
- Lệ phí chứng thực chữ ký: không quá 10.000 đồng/trường hợp (Theo Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP).
- Phí công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản (tính trên giá trị tài sản): là 100.000 đồng nếu giá trị tài sản dưới 100 triệu đồng… (Theo Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP).
NHÓM PV - báo Pháp Luật
Cách giải thích của Bộ công an và Sở Tư pháp TPHCM khác nhau, chẳng biết nghe bác nào, chết dân thôi.
Last edited by a moderator: