RE: Bác sỹ giúp tý: châm thêm nước làm mát ???
Thực ra vụ nước đổ xe đã bàn nhiều lém rùi.Bác taylainon có thể xem lại các bài trong PKT hay E-Gara đúng 1 năm trước là thấy
Ở đây để các bác (nhất là Bắp và Hoà thượng,vốn đến từ "Viện thuốc TW") khỏi thắc mắc và sợ bị "thuốc",tôi xin ghi lại mấy công thức hoá học lớp 11:
-Nước cứng (như nước sông,giếng thô) chứa nhiều CaCO3 và MgCO3 không hoà tan.Dễ thấy nhất là cái đáy ấm đun nước lâu ngày sẽ bám một lớp trắng ngà,là "nó".
-Nước mềm (là nước đã được làm cho hết...cứng)
bằng cách phổ biến sau :
1/- Chưng cất :loại này tinh khiết ,nhưng trong công nghiệp,ví dụ nhà máy tôi mỗi ngày "chơi" khoảng 1000m3 thì cái lò nhưng cất sẽ như thế nào????????[&:]
2/- Làm mềm công nghiệp:Nước thô sau khi qua các giai đoạn (chỉ mô tả tóm tắt có tính nguyên lý):khử quặng sắt bằng giàn mưa (aeration) rơi trên các tầng than cốc để "giữ" lại các loại Fe2O3.Fe3O4, lọc lắng phân tầng (sedimentation),rồi qua lọc cát (sand filter) để tách tạp chất thô.Rồi dùng NaOH (nếu pH thấp) hoặc acide (nếu pH cao) để trung hoà,sẽ được làm mềm (softening) như sau :
- Cho nước,với áp lực khoảng 3kg/cm2 (dùng bơm) đi qua bồn chứa hạt nhựa trao đổi ion (ionic exchange resin) -tôi thường dùng hạt Lewatit của hãng Bayer- là một chất hữu cơ có công thức điển hình R.Na.Lúc này sẽ xảy ra phản ứng trao đổi ion:
R.Na + CaCO3/MgCO3 ---> Na2CO3 + R.Ca/R.Mg
Chất soda Na2CO3 hoà tan--> nước đi ra sẽ "mềm".Còn R.Ca/R.Mg là kết tủa lắng xuống đáy bồn.
- Vấn đề là ionic exchange resin rất đắt,trên dưới 10 thằng Mỹ/kg,hơn nữa nếu có rẽ thì công đổ vào bồn cũng chết.Cho nên nó được tái sinh (regeneration) bằng nước muối :
NaCl + R.Ca/RMg ---> R.Na + CaCl2 + MgCl2
- Vậy là nhựa R.Na lại hoạt động tiếp cho đến khi tỷ lệ tái sinh quá nhỏ thì móc hầu bao
.Còn mấy anh CaCl2/MgCl2 lắng xuống,xả đáy định kỳ cho đi.
Rõ rồi,Bắp,hoathuong hí
[8|]Hôm nào ghé cty tôi chơi tận mục sở thị rồi tha về một ít uống trị sỏi thận nhé.