Hạng B2
6/12/13
161
142
63
sohn97 nói:
giuvung nói:
...
Trở lại câu chuyện của bác chủ topic. Mình nghĩ người cha nên nói chuyện thẳng thắn với con và chia sẽ nhưng điều mình suy nghĩ để cha con có thể đồng lòng trong việc này. Con đi học xong thì muc đích con muốn ở lại bên kia hay trở về VN. Con muốn đi làm công cho người ta hay tự tạo lập cho mình 1 công việc. Thay vì 40k đi lo lót ba có thể để dành số tiền đó cho con mở ra 1 cty làm ăn được không. Nói chung với tuổi 18 bây giờ tụi trẻ có thể hiều biết được con đường của tụi nó sẽ đi như thế nào, chỉ cần thêm 1 chút tư vấn, chia sẽ thực tế của cha mẹ thì chúng sẽ quyết định được tương lai của mình thôi...
Ko ai trả lời câu này được đâu bác ơi. Làm sao thằng bé 18 tuổi trả lời được. Nó muốn đi là đi thôi.
Đoạn này chính là điều mình kết nhất trong comm của bác @giuvung.
Có lẽ bác chưa hình dung ra trẻ con bây giờ vừa học vừa kiếm tiền online, mặc dù tiền với tụi nó ko hề thiếu thốn. Trẻ con giờ muốn thể hiện mình, rất năng động, có suy tính và thử khả năng, trãi nghiệm cuộc sống, muốn làm ra đồng tiền để thoải mái chi tiêu....
Nhưng cha mẹ thì luôn muốn trãi thảm đỏ cho con đi.... Tâm lý này chiếm khoảng 80% chứ ko nhỏ đâu bác.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.503
113
Nói chung, thằng cha này khốn nạn. Chưa gì đã đưa vào đầu bọn trẻ là con đường phi pháp và không trung thực.

Cho dù XH Việt Nam hiện tại có vẻ chấp nhận con đường của thằng cha đó và xem là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, tương lai VN ngày một tốt hơn (đã và đang tốt hơn xưa nhiều) thì thằng con có thể cầm một góc của chiếc vé tù nếu nghe theo lời thằng cha.

Xin lỗi giáo sư Tèo mình nói chuyện kỳ quặc và danh xưng không tốt.
 
16/7/12
35
2
18
52
No idea vì chưa có trải nghiệm.
Thớt hay nhất về câu chuyện du học vì có quá nhiều còm thực tế & sâu sắc ! Cám ơn GS Tèo & các bác, mợ. G9 cả nhà
033102flo_1_prv.gif

 
Hạng B2
3/12/07
475
14
28
SOC TRANG
Kinh nghiệm của em & các bạn em khi du học :

SVVN dư sức vào các trường trong top 10 ở Anh, nếu ở Mỹ thì top 30 (Ngành điện tử thì em không rành, em chỉ biết khối ngành kinh tế), em nghĩ ngành nào cũng vậy vì SVVN rất chịu khó học. Học ở những trường danh tiếng, cái nhận được nhiều nhất không phải là kiến thức sách vở, vì không phải tất cả lý thuyết đã học đều mang ra áp dụng khi đi làm được, cũng như không phải ai cũng nhớ hết kiến thức trong quá trình học, cũng ít người biết cách vận dụng lý thuyết đã học vào thời điểm nào trong thực tế, và thường thì các cty có chương trình huấn luyện riêng cho nhân viên mới. Cái nhận được nhiều nhất, là được sống và làm việc trong môi trường năng động với những người giỏi hơn mình. Điều đó sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ , hành vi, mỗi ngày làm việc hiệu quả hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm hơn. Cố gắng từng ngày để nổi bật trong đám SV có rất nhiều người giỏi và lợi thế hơn mình.

Nhưng rất nhiều người nghĩ chỉ cần đi du học rồi đem cái bằng NN về, nên học trường nào cũng được, có những trường nghe tên xong em không biết nằm ở đâu :cool:. Em để ý thấy đa số SV học các trường làng nhàng chỉ tụ tập từng nhóm người Việt chơi với nhau, con trai thì đá bóng, con gái shopping, cuối tuần tụ tập nấu ăn, chấm hết => do thường xuyên nói tiếng Việt nên tiếng Anh yếu; làm thêm trong các nhà hàng VN, TQ, Trung Đông => lúc nào cũng nghĩ đến việc kiếm tiền nên không có thời gian cho viẹc học hoặc làm những việc có ích khác; vì đầu vào các trường đó không đòi hỏi cao nên SV được nhận vào cũng chễnh mãng việc học & không tự tin. Tất nhiên cũng có vài người học trường trung bình nhưng ra làm rất tốt, nhưng đó là số rất ít mà em thấy => Nếu học trường bình thường ở NN thì học ĐHBK, NT ở VN tốt hơn.

Em ví dụ trường em ở Anh, gần 18,000 SV quốc tế nhưng chỉ khoảng 20 SVVN, mỗi tháng sẽ có các hoạt động sau:

+ Event với các cty lớn Airbus, RR, Unilever, McKinsey... các cty lớn thường ưu ái các trường top. Thường thì SV sẽ dược gặp nhân viên phòng nhân sự ( hoặc HR manager), hoặc các cựu SV trong trường đang làm việc cho các cy đó.

+ Họp mặt với 2 mentor, 1 người về academic sẽ giải thích những điều không hiểu trong quá trình học, 1 người về social life sẽ tư vấn về mọi thứ: đời sống tinh thần, sức khỏe, công việc sau này,...

+ Gặp nhân viên phòng hướng nghiệp của trường để góp ý về CV, interview, tham gia các buổi interview ảo để SV tự tin hơn. Thường thì họ sẽ tìm hiểu xem SV muốn nộp đơn cho Cty nào, rồi liên lạc với các cựu sinh viên đang làm ở đó để SV liên lạc, trường cũng có list các cty mà trường có quan hệ tốt. Thường thì trường định hướng SV rõ ràng, năm 1 tìm các chtrình thực tập 2 tuần ớ các cty, năm 2 tham gia các chtrình thực tập 3 tháng hè, đến năm cuối thì chọn chtrình thực tập 1 năm, làm việc có trả lương ~ 12k đến 27k bảng/năm. Sau khi làm xong thì cơ hội được cty giữ lại rất lớn, nghĩa là chưa tốt nghiệp đã có việc làm rồi. Tất nhiên là mức độ cạnh tranh khốc liệt, nhưng tháng nào trường cũng tổ chức các buổi gặp gỡ các SV từng apply thành công để truyền đạt kinh nghiệm cho SV mới.

+ Các hoạt động nâng cao soft skills của gần 200 clubs, rất nhiều, chỉ sợ không có thời gian để tham gia, các chtrình từ thiện trong nước hoặc NN (thường thì châu Phi), đại diện trường tham gia các kỳ thi thể thao, kinh doanh... hoặc giao lưu văn hóa với các trường nổi tiếng ở nước khác trong 3 tháng hè, vdụ học ở Mỹ thì qua các trường ở Anh, Pháp; học ở Anh thì đến Mỹ, Canada... em kể thêm tí :), năm em học có 1 SVVN trong đội tuyển cầu lông của trường lọt vào tứ kết giải Quốc Gia, dự án giúp nông dân ở Uganda chống sạt lở đất của nhóm em lọt vào bán kết toàn quốc, 2 SVVN được bầu là chủ tịch hội SV quốc tế, các hoạt động từ thiện & promote Vietnamese culture của hội SVVN ở trường cũng được lên tạp chí..

+ Các buổi nói chuyện với những người thành công trong từng lĩnh vực. Năm em học thì được nghe Jack Welch, Richard Branson, Paul Polman, Toni Mascolo, Howard Webb, George Osborne, Dan Cobley... diễn thuyết. Hoặc gặp những cựu SV của trường giờ tự mở cty thành công. Các buổi gặp gỡ đó giúp SV tự tin & open-mind rất nhiều, gain networking nữa.

- Mỗi năm 2 lần có các event việc làm cho SV có cơ hội làm thêm trong trường, lương cao hơn ở ngoài & khi bận học thì xin nghỉ cũng dễ, tất nhiên là canh tranh nhiều vì SV nào cũng muốn làm. Có 1 SVVN phỏng vấn thành công & được nhận bằng khen trong quá trình làm việc.

- Chưa kể các hoạt động nhóm hằng ngày trong lớp sẽ giúp SV học cách làm việc với các bạn đến từ khắp nơi trên TG, học điểm mạnh của họ. Thường thì SV vào các trường top phải viết luận văn giải thích vì sao chọn học trường đó, vì sao học ngành đó & career plan là gì; sau đó thì trường gọi phỏng vấn. Vì đầu vào có chọn lọc nên SV học & chơi với nhau ăn ý hơn. Làm việc với xung quanh toàn người giỏi thì mình sẽ giỏi theo.

Tóm lại, nếu đích nhắm cuối cùng của bố học trò bác GS Tèo là tiền thì em thấy học đâu cũng được. Nếu muốn đứa con trở nên giỏi hơn, tốt hơn thì nên đi. Em thấy có nhiều SV ở VN thụ động nhưng qua đây thì tham gia hoạt động ngoại khóa năng nổ, làm việc part-time cho trường, và học rất giỏi. Nghĩa là làm 3 việc cùng lúc đều tốt. Bác GS Tèo có thể kiếm thông tin của những SVVN đã & đang học ngành điện trong các trường top ở Mỹ, rồi liên lạc với họ sẽ có nhiều thông tin hữu ích hơn, vdụ vào facebook - advanced search - tìm người VN học ở MIT (trường đánh giá gần như số 1 về khối kỹ thuật ở Mỹ) - add friend.

Xin lỗi các bác, do buồn ngủ quá nên vài chỗ em viết tiếng Anh cho nhanh.


 
Last edited by a moderator:
Hạng D
16/1/13
4.804
87.503
113
ice_kool nói:
Kinh nghiệm của em & các bạn em khi du học :

SVVN dư sức vào các trường trong top 10 ở Anh, nếu ở Mỹ thì top 30 (Ngành điện tử thì em không rành, em chỉ biết khối ngành kinh tế), em nghĩ ngành nào cũng vậy vì SVVN rất chịu khó học. Học ở những trường danh tiếng, cái nhận được nhiều nhất không phải là kiến thức, vì không phải tất cả lý thuyết đã học đều mang ra áp dụng khi đi làm được, cũng như không phải ai cũng nhớ hết kiến thức trong quá trình học, cũng ít người biết cách vận dụng lý thuyết đã học vào thời điểm nào trong thực tế, và thường thì các cty có chương trình huấn luyện riêng cho nhân viên mới. Cái nhận được nhiều nhất, là được sống và làm việc trong môi trường năng động với những người giỏi hơn mình. Điều đó sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ , hành vi, mỗi ngày làm việc hiệu quả hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm hơn. Cố gắng từng ngày để nổi bật trong đám SV có rất nhiều người giỏi và lợi thế hơn mình.

Nhưng rất nhiều người nghĩ chỉ cần đi du học rồi đem cái bằng NN về, nên học trường nào cũng được, có những trường nghe tên xong em không biết nằm ở đâu :cool:. Em để ý thấy đa số SV học các trường làng nhàng chỉ tụ tập từng nhóm người Việt chơi với nhau, con trai thì đá bóng, con gái shopping, cuối tuần tụ tập nấu ăn, chấm hết => do thường xuyên nói tiếng Việt nên tiếng Anh yếu; làm thêm trong các nhà hàng VN, TQ, Trung Đông => lúc nào cũng nghĩ đến việc kiếm tiền nên không có thời gian cho viẹc học hoặc làm những việc có ích khác; vì đầu vào các trường đó không đòi hỏi cao nên SV được nhận vào cũng chễnh mãng việc học & không tự tin. Tất nhiên cũng có vài người học trường trung bình nhưng ra làm rất tốt, nhưng đó là số rất ít mà em thấy => Nếu học trường bình thường ở NN thì học ĐHBK, NT ở VN tốt hơn.

Em ví dụ trường em ở Anh, gần 18,000 SV quốc tế nhưng chỉ khoảng 20 SVVN, mỗi tháng sẽ có các hoạt động sau:

+ Event với các cty lớn Airbus, RR, Unilever, McKinsey... các cty lớn thường ưu ái các trường top. Thường thì SV sẽ dược gặp nhân viên phòng nhân sự ( hoặc HR manager), hoặc các cựu SV trong trường đang làm việc cho các cy đó.

+ Họp mặt với 2 mentor, 1 người về academic sẽ giải thích những điều không hiểu trong quá trình học, 1 người về social life sẽ tư vấn về mọi thứ: đời sống tinh thần, sức khỏe, công việc sau này,...

+ Gặp nhân viên phòng hướng nghiệp của trường để góp ý về CV, interview, tham gia các buổi interview ảo để SV tự tin hơn. Thường thì họ sẽ tìm hiểu xem SV muốn nộp đơn cho Cty nào, rồi liên lạc với

+ Các hoạt động nâng cao soft skills của gần 200 clubs, rất nhiều, chỉ sợ không có thời gian để tham gia, các chtrình từ thiện trong nước hoặc NN (thường thì châu Phi), đại diện trường tham gia các kỳ thi thể thao, kinh doanh... hoặc giao lưu văn hóa với các trường nổi tiếng ở nước khác trong 3 tháng hè, vdụ học ở Mỹ thì qua các trường ở Anh, Pháp; học ở Anh thì đến Mỹ, Canada... em kể thêm tí :), năm em học có 1 SVVN trong đội tuyển cầu lông của trường lọt vào tứ kết giải Quốc Gia, dự án giúp nông dân ở Uganda chống sạt lở đất của nhóm em lọt vào bán kết toàn quốc, 2 SVVN được bầu là chủ tịch hội SV quốc tế, các hoạt động từ thiện & promote Vietnamese culture của hội SVVN ở trường cũng được lên tạp chí..

+ Các buổi nói chuyện với những người thành công trong từng lĩnh vực. Năm em học thì được nghe Jack Welch, Richard Branson, Paul Polman, Toni Mascolo, Howard Webb, George Osborne, Dan Cobley... diễn thuyết. Hoặc gặp những cựu SV của trường giờ tự mở cty thành công. Các buổi gặp gỡ đó giúp SV tự tin & open-mind rất nhiều, gain networking nữa.

- Mỗi năm 2 lần có các event việc làm cho SV có cơ hội làm thêm trong trường, lương cao hơn ở ngoài & khi bận học thì xin nghỉ cũng dễ, tất nhiên là canh tranh nhiều vì SV nào cũng muốn làm. Có 1 SVVN phỏng vấn thành công & được nhận bằng khen trong quá trình làm việc.

- Chưa kể các hoạt động nhóm hằng ngày trong lớp sẽ giúp SV học cách làm việc với các bạn đến từ khắp nơi trên TG, học điểm mạnh của họ. Thường thì SV vào các trường top phải viết luận văn giải thích vì sao chọn học trường đó, vì sao học ngành đó & career plan là gì; sau đó thì trường gọi phỏng vấn. Vì đầu vào có chọn lọc nên SV học & chơi với nhau ăn ý hơn. Làm việc với xung quanh toàn người giỏi thì mình sẽ giỏi theo.

Tóm lại, nếu đích nhắm cuối cùng của bố học trò bác GS Tèo là tiền thì em thấy học đâu cũng được. Nếu muốn đứa con trở nên giỏi hơn, tốt hơn thì nên đi. Em thấy có nhiều SV ở VN thụ động nhưng qua đây thì tham gia hoạt động ngoại khóa năng nổ, làm việc part-time cho trường, và học rất giỏi. Nghĩa là làm 3 việc cùng lúc đều tốt. Bác GS Tèo có thể kiếm thông tin của những SVVN đã & đang học ngành điện trong các trường top ở Mỹ, rồi liên lạc với họ sẽ có nhiều thông tin hữu ích hơn, vdụ vào facebook - advance search - tìm người VN học ở MIT (trường đánh giá gần như số 1 về khối kỹ thuật ở Mỹ) - add friend.

Xin lỗi các bác, do buồn ngủ quá nên vài chỗ em viết tiếng Anh cho nhanh.


080402cool_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
41.gif

 
Tập Lái
12/5/12
29
153
28
Các bác cho em hỏi nếu em qua Mẽo làm hợp pháp, có đóng thuế đầy đủ thì sau bao nhiêu năm sẽ được nhập quốc tịch ạ?
 
Tập Lái
29/1/13
45
1
0
đa tạ bác đá lạnh, e sẽ đưa cái này chi thằng con em đọc, rất bổ ích
 
Hạng C
14/9/08
723
14
48
62
SG
sunwear.vn
SubaruLover nói:
Nói chung, thằng cha này khốn nạn. Chưa gì đã đưa vào đầu bọn trẻ là con đường phi pháp và không trung thực.
Cho dù XH Việt Nam hiện tại có vẻ chấp nhận con đường của thằng cha đó và xem là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, tương lai VN ngày một tốt hơn (đã và đang tốt hơn xưa nhiều) thì thằng con có thể cầm một góc của chiếc vé tù nếu nghe theo lời thằng cha.
Xin lỗi giáo sư Tèo mình nói chuyện kỳ quặc và danh xưng không tốt.
Like lảo Su cái
 
Hạng D
9/5/09
3.410
16.491
113
Giờ tóm lại đường chuẩn là dư lày

- nhà anh chị ấy lắm xèng thì mua sẵn cái biệt thự toa toa để sẵn cho nó đợi học về
- gởi thêm 10 tỏi quy đổi ra usd cho nó trong ngân hàng nước ngoài
- cho nó du học kiếm cái bằng ngon ngon rồi về VIỆT NAM làm cho giãy chết lấy tiếng để bố mẹ nở mũi
- dặn dò nó trước khi về nhớ hốt một em VK thơm thơm lấy quốc tịch phòng thân.

Như vậy là vẹn toàn, sướng cả con lẫn bố. Trời thương bố vẫn lên cao kiếm xèng được nhờ bôi trơn thì giá đình sum vầy ở VIỆT NAM làm cha thiên hạ. Còn nếu trời phạt thì cả nhà alê hấp phắn qua tư ban thưởng thụ cho nó hết cuộc đời.

Trên đây là kịch bản của phần lớn du học sinh con quan chức bạn em ạh
 
  • Like
Reactions: michau83