Roland Garros 2009: Gừng già… “hơi” cay
Lleyton Hewitt và Marat Safin là 2 trong số 8 nhà vô địch Grand Slam hiện diện tại Roland Garros 2009. Cả hai anh đều thuộc diện “lão làng”của ATP (Hewitt đã 28 tuổi, Safin cũng đã 29 tuổi). Năng lực của Hewitt và Safin đều không có gì phải bàn cãi! Tuy nhiên, tuổi tác, thể lực, tình trạng chấn thương và cả những vấn đề về tâm lý đều khiến hai anh không còn chơi ở phong độ đỉnh cao.
Tất nhiên, nếu so sánh Hewitt và Safin với Gaston Gaudio (cựu vô địch Roland Garros) - bị loại ngay ở vòng 1 Roland Garros 2009 - thì sẽ rất khập khiễng. Ít nhất, cả Hewitt và Safin đã thể hiện được “vị gừng già” của mình dù chỉ là “hơi” cay trước các đối thủ đàn em…
Hewitt kiên cường trên sân đấu.
Mọi chuyện tưởng như đã “xong phim” với Hewitt (hiện xếp hạng 48 ATP) khi anh để cho “tòa tháp” Ivo Karlovic (Croatia, hạng 28 ATP) dẫn trước 7/6, (7-1), 7/6 (7-4) trong 2 ván đầu tiên. Trong khi Karlovic lợi dụng ưu thế chiều cao của mình để tung ra các cú giao bóng ăn điểm trực tiếp đầy uy lực, Hewitt vẫn cố gắng đeo bám dù thể lực không còn được sung mãn như xưa.
Sự kiên trì và dũng cảm của Hewitt cuối cùng đã mang lại tác dụng cho Hewitt trong ván đấu thứ 3 - ván đấu cũng buộc phải phân định thắng thua bằng loạt tie-break, nhưng ở đây, Hewitt đã giành chiến thắng với điểm số 7-4.
Chiến thắng ở ván đấu “bản lề” thứ 3 giúp Hewitt khôi phục niềm tin cực nhanh, và tay vợt lão luyện này đã sớm “chặn đứng” mọi chiêu trò quanh cú giao bóng của Karlovic vốn cao đến 2m08.
Khóa được “tay” giao bóng của Karlovic (anh này chỉ tung ra được 7 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong 2 ván cuối dù đã có đến 48 cú trong 3 ván đầu tiên), Hewitt “moi lại” được trận đấu bằng các điểm số thắng khá thuyết phục là 6/4, 6/3.
Chiến thắng này xem như cuộc phục thù ngọt ngào trận thua Karlovic ngay ở vòng 1 Wimbledon 2003 - biến Hewitt trở thành tay vợt nam đầu tiên trong lịch sử trở thành cựu vô địch All England Club ngay từ vòng 1.
Về phần mình, Safin (hiện xếp hạng 22 ATP) cũng đã kéo dài sự hiện diện của anh tại Roland Garros năm nay thêm… vài ngày nữa khi dễ dàng khuất phục Alexandre Sidorenko (Pháp, hưởng suất đặc cách) với điểm số áp đảo 6/4 “đồng nhất” ở cả 3 ván đấu. Dễ dàng giành chiến thắng trong 2 ván đầu tiên, Safin (chưa từng đăng quang ở Paris) bị dẫn ngược 1/4 trong ván đấu thứ 3.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, anh đã giật lại liên tiếp 5 rơ trước khi kết thúc trận đấu bằng match-point đầu tiên. Ở vòng 2, Safina sẽ đối mặt với tay vợt người Pháp khác là Josselin Ouanna.
Safin cho biết: “Tôi vẫn chưa thật sự hài lòng với cách chơi của tôi ngày hôm nay. Tôi không có được cảm giác với mặt sân đấu, vì một số lý do nào đó. Đó là một cảm giác rất kỳ lạ”. Safin nói thêm: “Hy vọng, đây không phải là lần cuối cùng. Có lẽ, tôi sẽ còn chơi ở đây vài trận nữa. Như vậy sẽ thật tuyệt. Nhưng tôi không nghĩ quá nhiều về điều này”.
Năng lực thời kỳ cuối của Safin vẫn chưa bị thử thách cao độ, dù nếu bị thử thách cao độ, có thể nó sẽ tan chảy nhưng có vẫn còn hơn không, với những trận đấu vật vờ.
Cho đến thời điểm này, dù không còn là những nhà vô địch, bước chân của Hewitt, Safin… vẫn được rất nhiều người chú ý. Đơn giản vì các anh là chứng nhân của một thời “hoa lửa” khi ATP không thuộc riêng về bất kỳ ai.
Đơn giản vì hai anh từng thắng hơn 1 Grand Slam, và đều có tố chất của một người lật đổ. “Gừng già” vốn không “quá cay”, nhưng “hơi” cay là cũng đủ khiến nhiều tay vợt đàn em phải nhức đầu.
Theo sggp.org
Lleyton Hewitt và Marat Safin là 2 trong số 8 nhà vô địch Grand Slam hiện diện tại Roland Garros 2009. Cả hai anh đều thuộc diện “lão làng”của ATP (Hewitt đã 28 tuổi, Safin cũng đã 29 tuổi). Năng lực của Hewitt và Safin đều không có gì phải bàn cãi! Tuy nhiên, tuổi tác, thể lực, tình trạng chấn thương và cả những vấn đề về tâm lý đều khiến hai anh không còn chơi ở phong độ đỉnh cao.
Tất nhiên, nếu so sánh Hewitt và Safin với Gaston Gaudio (cựu vô địch Roland Garros) - bị loại ngay ở vòng 1 Roland Garros 2009 - thì sẽ rất khập khiễng. Ít nhất, cả Hewitt và Safin đã thể hiện được “vị gừng già” của mình dù chỉ là “hơi” cay trước các đối thủ đàn em…
Hewitt kiên cường trên sân đấu.
Mọi chuyện tưởng như đã “xong phim” với Hewitt (hiện xếp hạng 48 ATP) khi anh để cho “tòa tháp” Ivo Karlovic (Croatia, hạng 28 ATP) dẫn trước 7/6, (7-1), 7/6 (7-4) trong 2 ván đầu tiên. Trong khi Karlovic lợi dụng ưu thế chiều cao của mình để tung ra các cú giao bóng ăn điểm trực tiếp đầy uy lực, Hewitt vẫn cố gắng đeo bám dù thể lực không còn được sung mãn như xưa.
Sự kiên trì và dũng cảm của Hewitt cuối cùng đã mang lại tác dụng cho Hewitt trong ván đấu thứ 3 - ván đấu cũng buộc phải phân định thắng thua bằng loạt tie-break, nhưng ở đây, Hewitt đã giành chiến thắng với điểm số 7-4.
Chiến thắng ở ván đấu “bản lề” thứ 3 giúp Hewitt khôi phục niềm tin cực nhanh, và tay vợt lão luyện này đã sớm “chặn đứng” mọi chiêu trò quanh cú giao bóng của Karlovic vốn cao đến 2m08.
Khóa được “tay” giao bóng của Karlovic (anh này chỉ tung ra được 7 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong 2 ván cuối dù đã có đến 48 cú trong 3 ván đầu tiên), Hewitt “moi lại” được trận đấu bằng các điểm số thắng khá thuyết phục là 6/4, 6/3.
Chiến thắng này xem như cuộc phục thù ngọt ngào trận thua Karlovic ngay ở vòng 1 Wimbledon 2003 - biến Hewitt trở thành tay vợt nam đầu tiên trong lịch sử trở thành cựu vô địch All England Club ngay từ vòng 1.
Về phần mình, Safin (hiện xếp hạng 22 ATP) cũng đã kéo dài sự hiện diện của anh tại Roland Garros năm nay thêm… vài ngày nữa khi dễ dàng khuất phục Alexandre Sidorenko (Pháp, hưởng suất đặc cách) với điểm số áp đảo 6/4 “đồng nhất” ở cả 3 ván đấu. Dễ dàng giành chiến thắng trong 2 ván đầu tiên, Safin (chưa từng đăng quang ở Paris) bị dẫn ngược 1/4 trong ván đấu thứ 3.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, anh đã giật lại liên tiếp 5 rơ trước khi kết thúc trận đấu bằng match-point đầu tiên. Ở vòng 2, Safina sẽ đối mặt với tay vợt người Pháp khác là Josselin Ouanna.
Safin cho biết: “Tôi vẫn chưa thật sự hài lòng với cách chơi của tôi ngày hôm nay. Tôi không có được cảm giác với mặt sân đấu, vì một số lý do nào đó. Đó là một cảm giác rất kỳ lạ”. Safin nói thêm: “Hy vọng, đây không phải là lần cuối cùng. Có lẽ, tôi sẽ còn chơi ở đây vài trận nữa. Như vậy sẽ thật tuyệt. Nhưng tôi không nghĩ quá nhiều về điều này”.
Năng lực thời kỳ cuối của Safin vẫn chưa bị thử thách cao độ, dù nếu bị thử thách cao độ, có thể nó sẽ tan chảy nhưng có vẫn còn hơn không, với những trận đấu vật vờ.
Cho đến thời điểm này, dù không còn là những nhà vô địch, bước chân của Hewitt, Safin… vẫn được rất nhiều người chú ý. Đơn giản vì các anh là chứng nhân của một thời “hoa lửa” khi ATP không thuộc riêng về bất kỳ ai.
Đơn giản vì hai anh từng thắng hơn 1 Grand Slam, và đều có tố chất của một người lật đổ. “Gừng già” vốn không “quá cay”, nhưng “hơi” cay là cũng đủ khiến nhiều tay vợt đàn em phải nhức đầu.
Theo sggp.org